Search This Blog

Friday, May 4, 2012

TRUNG CHÂU PHÁI


TRUNG CHÂU PHÁI
Vương Đình Chi phái Trung Châu có phong cách đoán mệnh khá đặc biệt, thường căn cứ vào tinh thần của mệnh tạo (cung Phúc đức), đạo "xu cát tị hung", và nhấn mạnh sự quan trọng của nỗ lực Hậu thiên, để đưa ra lời giải.

Đẩu Số có thể luận đoán xu hướng vận thế Tiên thiên (thiên vận) của một người, nhưng quyết định những tao ngộ thực tế trong cuộc đời một con người, còn có "địa vận" và "nhân vận".

"Địa vận" có quan hệ đến bối cảnh xã hội, điều này cá nhân không kiểm soát được.
Nhưng, "nhân vận" thì không phải là như vậy. Mỗi cá nhân đều chịu ảnh hưởng từ Cha Mẹ, Thầy, bạn bè, .v.v... lúc lâm sự, sẽ có những phản ứng khác nhau. Đạo "xu Cát tị Hung" (theo cát tránh hung) thực ra chỉ là kiểm soát phản ứng và quyết định của bản thân, để tìm kết quả có lợi hơn cho mình. Vì vậy hành động của con người thuộc Hậu thiên, thường có thể thay đổi vận thế Tiên thiên. Đây chính là Tinh hoa của Tử vi tinh quyết mà Vương Đình Chi được bí truyền.

Cho nên, người nghiên cứu phải tìm hiểu rõ tính Cục hạn này của "Tử Vi Đẩu Số", lúc luận đoán nhất thiết không được chú trọng hoàn toàn vào những hiển thị vận thế Tiên thiên, mà bỏ qua bối cảnh xã hội (địa vận) và chủ chương hành động của con người (nhân vận) thuộc Hậu thiên.

Có một người từng viết thư hỏi Vương Đình Chi rằng, nếu nói mệnh vận có thể dựa vào hành động của con người thuộc Hậu thiên để thay đổi, thế có thể chứng minh mệnh vận đã từng thay đổi không? Ví dụ như, dùng Tử Vi Đẩu Số luận đoán, thấy một người năm nào đó bị họa lao ngục, bèn khuyên người này đừng làm việc gì trái pháp luật. Kết quả người này đã bình an vượt qua, nhưng làm sao chứng minh được, nếu anh ta không nghe lời khuyên, thì nhất định sẽ gặp họa lao ngục?

Vấn đề này đúng là rất thâm sâu, nhất là đối với người không biết Tử Vi Đẩu Số, rất dễ nảy sinh nghi vấn này. Vương Đình Chi đã kể một ví dụ thực tế để chứng minh phép "theo cát tránh hung" là sự thực như sau:

Năm 1984, Vương Đình Chi luận đoán cho một thư ký ngân hàng, phát hiện cô ta vào năm 1996 gặp phải một nhóm sao chủ về bệnh ung thư tử cung, bèn khuyên co ta đi kiểm tra, kết quả trải qua 3 lần xét nghiệm, mới phát hiện có tế bào ung thư ở giai đoạn đầu, lập tức phẫu thuật cắt bỏ. Vương Đình Chi nghĩ, nếu cô ta không làm phẫu thuật vào năm 1985, thì năm 1986 chắc chắn bệnh sẽ phát, nhưng hiện giờ cô ta đã vượt qua được sự hung hiểm của căn bệnh hiểm nghèo. Có lẽ đây chính là ý nghĩa đích thực của việc nghiên cứu Tử Vi Đẩu Số.

Nếu như nhất định muốn truy cứu câu hỏi nói trên, liên quan tới ví dụ thực tế chứng minh việc tránh được vận xấu như phạm pháp, phá tài, đương nhiên sẽ khó giống như trường hợp tránh bệnh tật, nhưng đương sự cũng không phải là không còn cách nào để tránh.
KỸ THUẬT LUẬN ĐOÁN THIÊN BÀN
1- Lấy bối cảnh văn hóa xã hội làm nên tảng

Bối cảnh văn hóa xã hội ảnh hưởng đến "cách" luận đoán, đó là điều rất quan trọng cần phải lưu ý khi dùng Đẩu Số để đoán mệnh.

Vương Đình Chi nói: "Nữ mệnh có Thất Sát tọa thủ cung mệnh của Lưu niên, nếu như cung Tử tức của nguyên cục gặp lục sát tinh: Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, Đà la, Địa không, Địa kiếp, mà các sao của Lưu niên lại không tốt, chủ về sinh để có nguy cơ". Nhưng luận đoán này đã khiến cho Vương Đình chi bị hố, ông xem mệnh bàn của người phụ nữ này, hỏi bà ta năm ngoái có sinh con không? Lúc sinh con có bị phiền phức nhiều không? Người phụ nữ trả lời: "Vâng, năm ngoái có sinh con, nhưng sinh đẻ thuận lợi", Vương Đình Chi nhíu mày, người phụ nữ nói thêm: "Có điều tôi dùng phương pháp gây tê toàn thân để sinh con". Thực sự, Ông không biết có phương pháp gây tê toàn thân để sinh con. Chiếu theo lý, "gây tê toàn thân" cũng là có vấn đề rồi, nhưng lúc sinh con người phụ nữ không cảm thấy đau khổ và đau đớn, nên không cho rằng có phiền phức mà thôi.

Sinh con không ưa gặp Phá Quân, chủ về sinh con khó dưỡng. Đây cũng là thuyết của cổ nhân, nhưng Vương Đình Chi cũng bị hớ, đứa con của người phụ nữ này, lúc mới sinh ra được các Bác sỹ dùng kỹ thuật hiện đại chữa trị khiếm khuyết bẩm sinh về Tim cho đứa bé, nhưng người ta không cho đó là tai nạn, cũng không cho rằng đứa bé khó nuôi.

Do đó có thể biết, Tử Vi Đẩu Số chỉ có thể luận đoán xu hướng của một vận mệnh, Hậu thiên có thể thay đổi tính chất của xu hướng này. Nhất là ngày nay khoa học tiến bộ, vốn có thể xoay chuyển vận thế Tiên thiên, những xu hướng mà cổ nhân đã lập thành định luận.

Có thể cử một số ví dụ để chứng minh Tử Vi Đẩu Số không phải là "túc mệnh luận", tức chẳng thể luận đoán ra chuyện "không thể thay đổi được". Bởi vì khuynh hướng Tiên thiên tuyệt đối có thể dùng việc làm Hậu thiên của con người để bổ cứu (như mệnh bàn vừa kể trên, y học hiện đại có thể cứu sống một đứa bé, khiến cho luận đoán "sinh con khó dưỡng" không còn chính xác). Cổ nhân căn cứ bối cảnh xã hội cổ đại để đưa ra luận đoán, rất nhiều trường hợp không còn phù hợp với xã hội hiện đại.

Cổ nhân nói: "Tham lang Liêm trinh đồng cung, nam mệnh phần nhiều phóng đãng, nữ mệnh phần nhiều đa dâm", nếu cứ y như sách mà nói thẳng, ngày nay như vậy là quá cứng nhắc. Vương Đình Chi kể: ông có quen biết một nhà thiết kế quảng cáo có địa vị khá, cung mệnh là hai sao "Tham lang Liêm trinh" tọa thủ, nếu nói phóng đãng, tính chất cũng chính xác, bởi vì người này "có máu" nghệ thuật, đã từng phiêu bạt khắp nơi, nhưng sự nghiệp lại thành tựu.

Cho nên đặc tính của một đời người tuyệt đối không thể dùng hai chữ "phóng đãng" để khái quát. Đây là do xã hội cổ đại khác với xã hội ngày nay. Thời cổ, những người thích phiêu bạt giang hồ, dù có tài năng cũng khó phát huy, bởi vì xã hội ngày xưa bảo thủ, không ai dám làm "lãng tử", lại không có nghề nghiệp nào tạo cơ hội cho người ta phát huy tài năng nghệ thuật. nhưng xã hội ngày nay đã khác, có nghề thiết kế quảng cáo để phát triển, đo đó biến thành không phải là "phóng đãng".

Năm xưa, Vương Đình Chi học Đẩu Số với thầy là Huệ Lão, Huệ Lão đã chỉ điểm cho Vương Đình Chi một điều rất hay, ông nói: "Theo kinh nghiệp luận đoán của thầy trong những năm gần đây, nữ mệnh có Phá Quân hóa Lộc ở cung mệnh, dường như đều có khuynh hướng giải phẫu thẩm mỹ". Đương nhiên thời cổ đại không có giải phẫu thảm mỹ, vì vậy Huệ Lão chỉ nói nhẹ nhàng một câu, mà đã gợi mở rất lớn cho Vương Đình Chi. Sau nhiều năm nghiên cứu vô số mệnh bàn, ông cũng phát hiện ra một số tính chất mới của các tinh hệ.

Năm xưa, Huệ lão rất tán dương hai vị Đẩu Số gia, một vị là Lục Bân Triệu, từng mở lớp dạy Đẩu Số, trước tác Tử Vi Đẩu Số giảng nghĩa , có tặng cho Huệ lão một bộ, Vương Đình Chi lúc đó có chép lại. Một vị khác là Bắc phái cao thủ Trương Khai Quyền, với bộ Tử Vi Đẩu Số nghiên cứu , tác phẩm của tiên sinh vào thập niên 50 của thế kỷ trước đã có tác dụng mở đường. Phương pháp đoán mệnh của hai vị danh gia đương nhiên đều có sắc thái đặc biệt, họ không giữ bí mật mà công khai sở học, là tài liệu tốt để nghiên cứu Đẩu Số.

Những điều Huệ lão truyền lại cho Vương Đình Chi, có nhiều chỗ khác với Lục Bân Triệu và Trương Khai Quyền. Như Thái âm ở cung Tật Ách, Lục tiên sinh cho rằng chủ về bệnh tiêu chảy kiết lị; còn Huệ lão thì cho rằng chủ về táo bón, hoàn toàn tương phản. Huệ lão từng bảo Vương Đình Chi sưu tập tư liệu để nghiên cứu thêm xem sao.

Do đó có thể thấy, phong cách của bậc danh sư là không khiến cho đệ tử phải sùng bái điều mình bí truyền, như vậy ,ới khiến cho Tử Vi Đẩu Số phát triển theo hoàn cảnh xã hội.
2- Quan sát toàn diện 12 cung

Kỹ thuật luận đoán thực ra rất đơn giản, trước tiên phải vượt ra khỏi khái niệm "tam phương tứ chính", sau đó phải lưu ý phản ứng giữa các tinh hệ với nhau, tinh hệ A gặp phải tinh hệ B sẽ xảy ra một số tình hình đặc thù nào đó, đây là căn cứ dùng để luận đoán.

Thông thường khi đối mặt với một tinh bàn, người mới học hay mắc một bệnh, đó là xem trọng việc luận đoán "tam phương tứ chính" của cung mệnh, cung Thiên Di, cung Tài bạch, cung Quan lộc một cách thái quá, mà không quan sát tinh bàn một cách tổng hợp. Bởi vì con người ngày nay phần lớn đều có tâm lý chú trọng vấn đề tiền tài và sự nghiệp, xem đó là ưu tiên hàng đầu.

Phương pháp luận đoán như vậy rất dễ rời vào luận đoán vụn vặt. Vương Đình Chi cho bết kinh nghiệm rằng, cần phải tuần tự theo các bước sau đây để quan sát tinh bàn, mới có thể lý giải mệnh vận của mệnh bàn một cách toàn diện.

3- Các bước luận đoán mệnh bàn

Học Tử Vi Đẩu Số, thực ra chỉ cần nắm vững 3 điều:
3.1- Phương pháp an sao
3.2- Tính chất cơ bản của tinh hệ
3.3- Căn cứ vào tinh bàn như thế nào để đoán vận trình.
Tiết này sẽ bàn về điểm sau cùng, mục đích để tạo hứng chu cho người mới học luận đoán, bởi vì rất nhiều người sau khi đọc rất nhiều sách Đẩu Số vẫn không luận đoán được tinh bàn.

3.1- Trước tiên xem cung Phụ Mẫu, rồi xem cung Điền trạch

Từ cung Phụ Mẫu và cung Điền Trạch, có thể luận đoán xuất thân của đương số, và mức độ được hưởng sự che trở của cha mẹ. Như vậy, đến khi quan sát cung mệnh, mới có thể quyết định đương số thích nghi với vận thế sáng lập sự nghiệp "tay trắng làm nên", hay là thích nghi với vận thế giữ gìn, bảo thủ cái đã có.

Điểm này rất trọng yếu, bởi vì, giả dụ một người có cung Phụ Mẫu và cung Điền trạch đều tốt, nhưng khi trong vận bàn lại hiện rõ vận trình "tay trắng làm nên", điều này chứng minh gia đình của đương số rất có thể xảy ra một lần suy sụp. Ngược lại cung Phụ mẫu và cung Điền trạch đều xấu, liên tiếp hai ba vận trình đều có tính bảo thủ, không có sự đột phá, thì rất khó luận đoán đương số có cơ hội tốt để xoay chuyển hoàn cảnh.

3.2- Đồng thời quan sát cung Mệnh và cung Phúc đức

Thông thường sao hiển thị ở "tam phương tứ chính" của cung Mệnh, là vận trình khá thực chất, như hưởng thụ vật chất, tài phú nhiều ít, sự nghiệp thuận lợi hay trở ngại. Cồn sự hiển thị ở "tam phương tứ chính" của cung Phúc đức là hưởng thụ về hoạt động tinh thần và tư tưởng của một người.

Nếu tính chất của hai cung vị đều tốt, người này đương nhiên chẳng có gì bất lợi, hơn nữa còn có thẻ luận nhất định đương số có một gia đình tốt. Trái lại, nếu cung Mệnh tốt, còn cung Phúc đức lại khá tệ, như vậy cần phải chú ý hôn nhân của đương số có thể không như ý, hay có khả năng đương số chỉ dựa vào may mắn mà giầu có, nên sự hưởng thụ tinh thần của đương số chẳng cao thượng, hoặc cảnh ngộ của đương số tuy khá tốt, nhưng bị bệnh tật đeo đẳng.

3.3- Căn cứ vào sự quan sát hai hạng mục trên để tìm ra cung nào có điểm đặc biệt đáng chú ý

Nếu nghi ngờ đương số hôn nhân bất lợi, thì cần phải kiểm tra cung Phu Thê, nghi ngờ đương số mắc bệnh mãn tính khó khỏi thì cần phải kiểm tra cung Tật Ách, nhất định phải tìm ra một số tinh hệ từ tinh bàn, đủ để giải thích tính chất phối hợp của cung Mệnh và cung Phúc đức, sau đó mới có thể đưa ra luận đoán.

Xin đưa ra một ví dụ thực tế:
- Nữ mệnh, cung mệnh Thiên cơ Thái âm, trong đó Thiên cơ hóa Khoa, Thái âm hóa Lộc tại cung Thân
- Hội Thiên đồng hóa Quyền ở cung Tài bạch tại Thìn, là "Hóa Lộc Hóa Khoa Hóa Quyền hội", trong Đẩu Số là một kết cấu tốt.
- Cung Phúc có Cự môn hóa Kị, hội hợp với Phu thê gặp Hồng Loan, Hàm trì, đối cung lại gặp Thiên diêu (tức cung Tài)
- Kết cấu tinh hệ này, biểu thị khả năng do sinh hoạt hôn nhân gây nên sự đau khổ tinh thần, vì vậy cần phải kiểm tra tổ hợp tinh hệ ở cung Phu Thê.
- Thái dương Lộc tồn tọa thủ cung Phu ở Ngọ, chồng chẳng nghèo, nhưng hội Cự môn hóa Kị ở cung Phúc tại Tuất, xấu nhất còn hội hợp Thiên lương, Thiên hình, thêm sao Hỏa tinh ở đối cung (tức cung Quan ở Tý), tổ hợp tinh hệ này biểu thị không có duyên vợ chồng
- Nhưng không có duyên vợ chồng có mấy loại tính chất. Ví dụ như Phu và Thê không cùng chí hướng, gặp nhau ít mà xa nhau nhiều, chồng có tình nhân bên ngoài, chồng mắc nhiều bệnh, .v.v... Muốn quyết định thuộc loại tính chất nào, chỉ xem 12 cung của mệnh bàn, thì không có cách nào giải quyết được, mà càn phải xem Đại vận và Lưu niên.

3.4- Căn cứ tình hình của các cung để luận đoán vận hạn

Xem xét vận thế của Đại hạn và Lưu niên, thường thường có thể bổ sung cho luận đoán, và có cái nhìn tinh bàn một cách tổng hợp. Như trong ví dụ trên, chỉ cần xem xét mỗi một Đại hạn của cung Phu Thê, là có thể đưa ra luận đoán chuẩn xác.

Đại hạn Canh Tuất từ 25 - 34 tuổi, cung Tuất biến thành cung Mệnh của Đại hạn, cho nên cung Mậu Thân (vốn là cung mệnh của nguyên cục, tức thiên bàn) biến thành cung Phu Thê của Đại hạn.

Sao Lộc tồn của Đại hạn bay vào cung Phu Thê (tức lưu Lộc, bởi vì Lộc tồn của Đại hạn Canh Tuất ở cung Thân), nhưng đồng thời cũng có lưu Kình và lưu Đà của Đại vận giáp cung (gọi tắt là vận Kinh vận Đà)

Cung Phu thê của nguyên cục có hiện tượng giáp Kình Đà, thấy khéo trung hợp, nhưng khéo trùng hợp như vậy tất phải có ký lẽ của nó. Vả lại, cung Phu thê của Đại vận còn hội hợp thiên đồng hóa Kị, do đó có thể khẳng định, trong Đại hạn này vợ chồng tất có vấn đề.

Xem xét tiếp, thì phát hiện vào năm Quý Hợi 1983, cung Phu thê của Lưu niên có vấn đề lớn. Cung Phu thê của Lưu niên ở cung Dậu, "Tử vi Tham lang" tọa thủ, nhưng Tham lang hóa Kị vào năm Quý, đồng thời có lưu Kình của Đại hạn đồng cung. Sát diệu hội hợp Đà la của cung Tị, lưu Kình của cung Sửu, cho tới các sao Vũ khúc, Phá quân, Liêm trinh, Thất sát. Kết cấu tinh hệ kiểu này, có tính chất là "không có niềm vui gia đình", xấu nhất tức là "lưu Kình của Lưu niên" xung động "lưu Kình của Đại hạn", đồng thời xung khởi Hóa Kị của tinh hệ "Tử vi Tham lang".

Do đó luận đoán sơ bộ là: sinh hoạt vợ chồng của người này hoàn toàn không hòa hợp. Sau khi hỏi thăm thì biết năm Quý Hợi kết hôn, sau khi kết hôn một tháng thì phát hiện người chồng bị mắc chứng rối loạn khả năng tính dục.

Kiểm tra cung Tật Ách của người chồng, thì thấy "Thiên cơ Thái âm" tọa thủ, có Linh tinh Đà la đồng cung, hội hợp thiên lương và Xăn xương hóa Kị, đồng thời "tam phương tứ chính" lại có các sao Hàm trì, Hồng loan, Đại hao, còn có thêm Âm sát. Tổ hợp tinh hệ dạng này, theo kinh nghiệm từ Vương Đình Chi, là thuộc chứng quá túng dục mà dẫn đến âm phận hư tổn. Có thể luận đoán, thời kỳ trước hôn nhân, người chông này đã rất trác táng. Vì vậy Vương Đình Chi đề nghị người chồng gặp một vị lương y trứ danh để chữa trị, dưỡng âm bồi nguyên khí. Kết quả đầu năm Ất Sửu 1985, đôi vợ chồng nọ tìm đến Vương Đình Chi để cám ơn đã cữu vãn cuộc hôn nhân sắp đổ vỡ của họ.

3.5- Kỹ thuật quan sát tình hình Cát Hung của các cung
Dựa vào các bước quan sát đã thuật ở trên, thông qua một ví dụ thực tế, tin rằng bạn đọc đã có cái nhìn sơ lược về phép tắc luận đoán tinh bàn, nhưng còn cần phải thành thục một số kỹ thuật.

Dưới đây, tôi xin trình bầy các kỹ thuật quan sát để bạn đọc tham khảo

- Mượn sao an cung

Khi một cung vị không có chính diệu, cần phải mượn sao của đối cung nhập vào bản cung, gọi là "mượn sao an cung". Về điểm này, thông thường các sách Đẩu Số chỉ đề cập sơ qua, nhưng có hai then chốt mà lâu nay không có ai bàn tới.

Khi "mượn sao an cung", ắt cần phải mượn toàn bộ tinh hệ của đối cung để đưa vào bản cung (vô chính diệu), mà không chỉ đưa chính diệu để an cung mà thôi, đây là then chốt thứ nhất.

Ví dụ tinh bàn của một Nam mệnh: cung Phu Thê ở Thìn, vì vô chính diệu có Tử phụ Đà la đồng độ, nên phải mượn tinh hệ của đối cung, đó là cung Quan có Cơ Lương, Hỏa tinh, Hữu bật đồng độ tại cung Tuất, sau khi "mượn sao an cung", kết cấu của cung Phu Thê biến thành Thiên lương, Thiên cơ hóa Kị, Hỏa tinh, Đà la, Tả phụ, Hữu bật.

Nhưng điểm này có quan hệ không lớn, bởi vì tính chất tinh hệ của đối cung vốn đã đủ gây ảnh hưởng đến bản cung. Tức dù không "mượn sao an cung", tính chất tinh hệ của bản cung và đối cung hợp, đại khái cũng giống tính chất sau khi "mượn sao an cung". Nhưng có một then chốt khác, đó là khiến toàn bộ cung Phu Thê phát sinh biến hóa.

Khi tìm "tam phương tứ chính" của một cung vị, nếu cung vị nào đó không có chính diệu tọa thủ, thì cung vị này vẫn phải "mượn sao an cung", sau đó mới hội hợp với bản cung. Đây là then chốt thứ hai. Nhiều người sau khi đọc rất nhiều sách Đẩu Số, vẫn không cách nào luận chuẩn xác, là do không biết then chốt này.

Vẫn từ ví dụ trên, cung Phu thê ở cung Thìn, hội hợp với hai cung Thân - Tý, lại xung hợp với đối cung (Tuất), cấu tạo thành "tam phương tứ chính". Hai cung Thân Tuất đều có chính diệu, không xảy ra vấn đề gì. Nhưng cung Tý chỉ có một sao Văn Khúc, không thuộc nhóm chính diệu, do đó cần phải nhìn đến đối cung của cung Tý là cung Ngọ để "mượn sao an cung", mượn Thiên đồng, Thái âm, Linh tinh, Kình dương.

Tới đây, toàn bộ tinh hệ của cung Phu Thê biến thành Cục: "tứ sát kèm sát", tức là Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, Đà la, lại có thêm tổ hợp chính diệu Thiên cơ (hóa Kị), Thiên lương, Thiên đồng Thái âm, Thái dương (hóa Khoa), Cự môn. Có thể luận đoán sinh hoạt hôn nhân không được tốt đẹp, tuy không nhất định là phải ly hôn, nhưng có khả năng dị mộng đồng sàng. Thái dương hóa Khoa còn có thêm Cự môn, chủ về vợ chồng giữ gìn thể diện, cho nên du oán trách chồng, nhất định cũng không nói lời chia tay.

Từ ví dụ trên có thể thấy, "mượn sao an cung" là một đại pháp môn trong phép luận đoán Đẩu Số. Nhất là hai then chốt kể trên, điều mà xưa nay cổ nhân xem là "bí pháp", không dễ gì truyền ra ngoài.
Các sao của Thiên bàn và Nhân bàn ảnh hưởng lẫn nhau

Cần chú ý, tính chất của một nhóm tinh hệ, thường thường có thể bị tính chất của một nhóm tinh hệ khác phá hoại, đây gọi là "tinh diệu hỗ hiệp".

Về điểm này có thể đơn cử một ví dụ thực tế để chứng minh:

Nữ sinh trung học, sinh năm Giáp Tý 1994 tham dự cuộc thi Trung học, mệnh tại Tý có tinh hệ "Thiên phủ Vũ khúc", Linh tinh, Hàm trì, Đại hao đồng độ tọa thủ, hiên đang ở Đại vận Quý Mão.

Chiếu theo Lưu niên của năm Giáp Tý, cung mệnh ở Tý có "Thiên Phủ Vũ khúc", hơn nữa còn có Vũ khúc hóa Khoa năm Giáp, ở hai cung Thân và Ngọ, hội hợp Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc, lại có thêm Lộc tồn của cung Ngọ trùng điệp với lưu Lộc của Đại vận ở bản cung. Đây là cách Lộc tinh và Văn tinh hội hợp, tạo thành cách phối cục là "Lộc Văn củng mệnh". Theo phép luận đoán thông thường, cuộc thi năm nay sẽ không thất bại.

Ở đây cần chú ý "cung Mệnh của lưu niên" (cung Tý), có hai tạp diệu Hàm Trì và Đại Hao, chúng cùng đồng độ ở một cung, sức mạnh khá lớn, chủ về tình cảm nam nữ mang lại tình cảm không tốt.

Lúc này, cần phải kiểm tra "cung Phúc đức của lưu niên" của cô gái này (tức nguyên tắc đồng thời xem xét cung mệnh và cung phúc đức). Cung này ở cung Dần có Tham Lang độc tọa, nhưng đang ở Đại hạn can Quý nên Tham lang hóa Kị; đối nhau với Liêm trinh, cũng đối nhau xa xa với Hồng loan (cung Thân).

Lại thấy cung Dần hội hợp với các sao phụ tá ở hai cung Thân và Ngọ, là Tử phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc, có thể nói là "đào hoa" tụ về cung Phúc đức.

Trong tình hình này, Vương Đình chi tôi luận đoán, cô nữ sinh này tuy thành tích học tập không tệ, nhưng đáng tiếc là năm đó đã rơi vào tình huống yên đương, vì vậy ảnh hưởng đến thành tích thi cử. Cô nữ sinh này cũng vì thi cử thất bại nên mới tìm đến tôi (VĐC)

Thông qua thí dụ này có thể biết, chỉ vì "cung mệnh của lưu niên" xuất hiện các tạp diệu Hàm trì, Đại hao, khiến cho tính chất của tinh hệ "Lộc Văn củng mệnh" phát sinh biến hóa. Đay là một ví dụ tốt về nguyên tắc: "các sao ảnh hưởng lẫn nhau"
"Sao đôi" xuất hiện thì sức mạnh tăng thêm

Khi luận đoán Đẩu Số, một nguyên tắc quan trọng mà ít người biết, đó là "Kiến tinh tầm ngẫu". Đây là kỹ thuật luận đoán bí truyền của phái Trung Châu, mà Vương Đình Chi được truyền thừa.

Gọi là "Kiến tinh tầm ngẫu" (gặp sao thì tìm đôi), bởi vì trong Đẩu Số có nhiều cặp "sao đôi", khi gặp một mình thì sức mạnh hữu hạn, nhưng khi xuất hiện thành đôi, thì sức mạnh được tăng cường. Về điều này, thực ra cổ nhân cũng đã tiết lộ đôi chút.

Ví dụ cổ nhân đưa ra nguyên tắc: "phùng Phủ khán Tướng" (gặp Thiên phủ thì phải xem Thiên tướng), "phùng Tướng khán Phủ" (gặp Thiên tướng thì phải xem Thiên phủ), bởi vì Thiên Phủ và thiên Tướng là cặp "sao đôi". Nhưng cổ nhân thích giữ "bí mật", cho nên thường thường chỉ nói sơ qua mà thôi.

Liệt kê một số cặp "sao đôi" để tham khảo:

+ Chính diệu:
- Thiên phủ và Thiên tướng
- Thái Dương và Thái Âm
- Thiên Đồng và Thiên Lương
- Liêm Trinh và Tham Lang

+ Phụ diệu:
- Tử Phụ và Hữu Bật
- Thiên Khôi và Thiên Việt

+ Tá diệu:
- Văn Xương và Văn Khúc
- Lộc Tôn và Thiên Mã

+ Tạp diệu:
- Hồng Loan và Thiên Hỷ
- Hàm trì và Đạo hao
- Long Trì và Phượng Các
- Ân Quang và Thiên Quý
- Tam Thai và Bát Tọa
- Cô Thần và Quả Tú
- Thiên Khốc và Thiên Hư
- Thiên Phúc và Thiên Thọ
- Đài Phụ và Phong Cáo.

Nhưng, như thế nào mới gọi là "sao đôi" xuất hiện? Sức mạnh lớn nhỏ của nó có thể dựa vào nguyên tắc dưới đây để định.

- Loại tình huống có sức mạnh nhất là "sao đôi đồng cung". ví dụ như tình huống "Thái dương Thái âm" đồng cung tại Sửu, cùng thủ một cung, kết cấu tinh hệ kiểu này có sức mạnh tuyệt đối không thể xem thường.

- Kế đến, loại tình huống có sức mạnh khá nặng là "sao đôi chiếu nhau", ví dụ ở hai cung Thìn và Tuất, thì Thái dương và Thái âm chiếu vào nhau, sự phát huy sức mạnh lẫn nhau của chúng cũng không thể xem thường.

- Tiếp đến nữa là tình huống hội hợp "Song phi hồ điệp thức", tức là "sao đôi" chia ra ở hai bên "hợp cung", ví dụ lấy cung Ngọ làm bản cung, đi nghịch cách 3 cung đến cung Dần gặp Thiên Khốc, đi thuận cách 3 cung đến cung Tuất gặp Thiên Hư, là cặp "sao đôi" Khốc Hư lấy tư cách "song phi hồ điệp" hội hợp với cung Ngọ (là bản cung), đối với cung Ngọ phải chịu sức ảnh hưởng cũng nặng. Nhưng đối với hai cung Dần Tuất mà nói, sự hội hợp của Thiên khốc và Thiên hư so với cung Ngọ thì không có gì quan trọng, bởi vì chúng không thuộc loại hội hợp "Song phi hồ điệp thức".

- Cuối cùng là hội hợp "Thiên tà thức" (kiểu đối lệch). Ví dụ lấy cung Tý làm "bản cung", tương hội với Văn khúc ở cung Thân, và Văn xương ở đối cung (cung Ngọ), đối với cung Tý là "bản cung" mà nói, hai cung vị Thân và Ngọ có vị trí đối nhau không chuẩn, do đó hình thức xuất hiện "sao đôi" kiểu này có sức mạnh hơi kém.

Tóm lại, sức mạnh của các tình huống xuất hiện "sao đôi" theo thứ tự giảm dần như sau:

Đồng cung => Đối nhau .=> Tam hợp hội chiếu => Một ở tam hợp một ở đối cung hội chiếu => Các sao tương hội ở tam hợp cung (như Thiên khốc và Thiên hư ở hai cung Dần và Tuất).

Như đã nói, nguyên tắc vừa thuật được người xưa xem là "bí truyền". Cho nên dựa theo sách cổ để học Đẩu Số, thường thường sẽ biết được sự hội hợp một số sao có tác dụng rất mạnh, nhưng có lúc lại thấy sự hội hợp của chúng không hiển thị tác dụng mạnh như vậy. Đây là vì không biết các hình thức hội hợp vừa kể trên để tính toán sức mạnh hơn kém của chúng.

"Tá cung an sao", "Tinh diệu hỗ thiệp", "Kiến tinh tầm ngẫu", là Vương Đình Chi tôi được sư phụ bí truyền, đây là ba kỹ thuật trọng yếu, dùng để luận đoán tinh bàn của phái Trung Châu. Tiền bối của phái Trung Châu là Lục Bân Triệu khi soạn bộ Tử Vi Đẩu Số giảng nghĩa cũng không chịu tiết lộ những bí truyền này.
KỸ THUẬT LUẬN ĐOÁN ĐỊA BÀN

Địa bàn tổng cộng có 14 chính diệu. Về cách an, toàn bộ giống như Thiên bàn, trong đó thì phép an sao Tử Vi có khác.

Tử vi của "Thiên bàn" là lấy thiên can của Năm sinh và ngũ hành Dần thủ, để tìm Nạp âm của cung mệnh, rồi lấy Nạp âm ngũ hành để tra Cục số., thì xác định được cung vị của Tử Vi.

Tử Vi của "Địa bàn" cũng vậy, ta lấy thiên can của Năm sinh, và ngũ hành Dần thủ, nhưng không phải để tìm ngũ hành nạp âm của cung Mệnh, mà là tìm ngũ hành Nạp âm của cung Thân. Do đó "Địa bàn" lấy cung Thân làm chủ. Sau đó tra được nạp âm của cung Thân, chiếu theo phương pháp của "Thiên bàn", căn cứ ngũ hành Cục số, để tìm cung vị Tử vi.

Sau khi đã biết "Địa bàn", ta rất dễ xem xét được căn nguyên của thiên tính và bản chất Tiên thiên của mệnh tạo. Nhờ vậy, ta sẽ hiểu tại sao rất nhiều người có địa vị cao quý trong xã hội, nhưng họ lại có những hành vi nhỏ mọn rất là hạ lưu. Đây là vì các sao của cung mệnh tại "Địa bàn" rất tốt, nhưng các sao của cung mệnh ở "Thiên bàn" tiên thiên lại không cao quý cho lắm.

Trái lại, có rất nhiều người nghèo nàn, hoặc không được hưởng một sự giáo dục tốt, nhưng họ lại có tư tưởng rất thanh cao, và hành vi rất đáng khâm phục. Đây là do các sao ở cung mệnh ở "Thiên bàn" phần nhiều là sao xấu, nhưng ở "Địa bàn" lại có nhiều sao rất tốt cung hội chiếu.

Các sao của "Địa bàn" cũng vậy, cần phải chú ý xem chúng nhập miếu hay lạc hãm, sinh vương hay tử mộ, để phân biệt sự cao thấp của chúng.

Xin đơn cử ví dụ, người sinh giờ Tị, ngày 17 tháng 5, năm Quý Sửu, Vương Đình chi tôi chú giải như sau: (sách Tử Vi Đẩu Số giảng nghĩa bổ chú )

Lục tiên sinh chủ trương dùng "địa bàn" để tìm "căn nguyên tiên thiên". Đây là điểm rất đáng chú ý, không phải là phát biểu của một người hiểu biết nửa vời. Nhưng dùng "địa bàn" để tính "giao thế thời" thì Lục tiên sinh hoàn toàn không có nhắc đến.

Theo Vương Đình Chi, thì mỗi giờ sinh của một người có thể chia thành "tam bàn" Thiên - Địa - Nhân. Điều này, cần phải căn cứ vào Tổ đức để phân biệt, chứ không nhất định giới hạn trong "giao thế thời".

Liên quan đến phương pháp an sao ở "địa bàn" và "nhân bàn", điều mà xưa nay vẫn được coi là "bí truyền", thực ra rất là đơn giản.

Trước tiên, cứ theo phương pháp an sao của mệnh bàn, mệnh bàn này tức là "Thiên bàn", rồi lấy cung Thân của "thiên bàn" đổi thành cung mệnh, dùng can chi của cung Thân để định Cục và Ngũ hành, an Tử vi và Thiên phủ, như vậy là được thêm một bàn khác, gọi là "địa bàn".

Nếu không dùng cung Thân, thì lấy cung Phúc Đức của "thiên bàn" đổi thành cung mệnh, rồi dùng can chi của cung Phúc Đức để định cục ngũ hành, sau đó an Tử vi và Thiên phủ, như vậy là được thêm một mệnh bàn khác nữa, gọi là "nhân bàn", nói một cách chính xác thì đay là "nhân bàn của địa bàn".

Nếu cung Mệnh và cung Thân đồng cung, thì "thiên bàn" và "địa bàn" hoàn toàn giống nhau. Nếu cung Thân và cung Phúc đức đồng cung, thì "địa bàn" và "nhân bàn của địa bàn" hoàn toàn giống nhau.

Chú ý phân biệt, "Thiên bàn" - "Địa bàn" - "Nhân bàn", chỉ có cung Mệnh là khác cung độ, trong đó 14 chính diệu được bài bố khác nhau, còn các sao khác ở các cung viên đều không thay đổi.
KỸ THUẬT LUẬN ĐOÁN NHÂN BÀN

1- Cung phi động và tác dụng giao thoa của lưu diệu

Nguyên cứu Tử Vi Đẩu Số, nếu chỉ quan sát các sao ở 12 cung "thiên bàn", thì chỉ có thể luận đoán cách cục cơ bản của mệnh tạo (tức khuynh hương Tiên thiên). Nhưng người có cách cục tốt, chưa chắc Năm hạn nào cũng tốt ; người có cách cục xấu, chưa chắc Năm hạn nào cung xấu. Do đó cần phải mang tinh bàn "phi động" ra để nghiên cứu tỷ mỉ, xem vận thế của Mệnh tạo trong mỗi một Năm hạn. Đây mới là chỗ tinh hoa của Đẩu Số. (Thuyết "phi động" người đầu tiên nói đến là Quan Vân Chủ Nhân trong Tử Vi Đẩu Số tuyên vi).

Đẩu số giống với khoa Tử Bình, cứ 10 năm được coi là một Đại hạn. Đại hạn khởi đầu từ cung mệnh, dương nam âm nữ đi thuận, âm nam dương nữ đi ngược, đếm đến cung vị nào thì đó là cung Mệnh đại hạn 10 năm. Rồi cũng khởi đầu từ cung mệnh của Đại hạn đếm theo chiều nghịch (của chiều kim đồng hồ), bày lần lượt 11 cung còn lại, mà không cần chú ý đến tên gọi gốc của "thiên bàn".

Giả thiết mệnh tạo là Dương nam, thuộc mộc tam cục, Mệnh lập tại Dần, xét Đại hạn Mậu Thìn 23 - 32 tuổi, cung mệnh của Đại hạn ở cung Mậu Thìn, tức là cung Phúc đức của thiên bàn tại Thìn, thế là từ cung Mậu Thìn, bầy bố theo chiều nghịch
- Cung Đinh Mão là cung Huynh đệ của Đại hạn
- Cung Bính Dần là cung Phu thê của Đại hạn
- Cung Ất Sửu là cung Tử Tức của Đại hạn
...v.v...
- Cho đến cung Kỷ Tị là cung Phụ Mẫu của Đại hạn

Tới đây, có thể căn cứ vào tổ hợp sao của các cung, tham khảo những điều đã luận thuật ở chương trước để luận đoán, thì có thể biết mệnh tạo trong đại hạn 23 - 32 tuổi sẽ gặp các tình huống cát hung thế nào.

Tinh bàn gốc đã bài bố chỉ là "thiên bàn", hoặc địa bàn cố định bất động, lúc muốn luận đoán 12 cung của Đại hạn, còn phải thêm vào các "Lưu diệu" thuộc đại hạn đó. Lưu diệu được dùng trong phái Trung Châu có mấy loại như dưới đây:

1)- Lưu diệu dựa vào thiên can của cung mệnh (đại hạn) để an: lưu Hóa Lộc, lưu Hóa Quyền, lưu Hóa Khoa, lưu Hóa Kị, lưu Lộc (lộc tồn), lưu Dương (kình dương), lưu Đà (đà la), lưu Khôi (thiên khôi), lưu Việt (thiên việt), lưu Xương (xăn xương), lưu Khúc (văn khúc)
2)- Lưu diệu dựa vào địa chi của cung mệnh (đại hạn) để an: lưu Mã (thiên mã)

Theo ví dụ trên:
- Cung mệnh của Đại hạn từ 23 - 32 tuổi là ở cung Mậu Thìn, cho nên can Mậu là can của cung mệnh Đại hạn
- Vì vậy trong Đại hạn này, căn cứ vào can Mậu, thì lưu hóa Lộc là Tham Lang, lưu hóa Quyền là Thái Âm, lưu hóa Khoa là Thái Dương (??? kiểm), lưu hóa Kị là Thiên Cơ, lưu Lộc ở cung Tị, lưu Dương ở cung Ngọ, lưu Đà ở cung Thìn.
- Lại vì Thìn là chi của cung mệnh Đại hạn, cho nên lưu Mã ở cung Dần.

Người mới nghiên cứu Đẩu Số, tốt nhất nên điền các "lưu diệu" vào một tinh bàn mới (Nhân bàn), còn đối với người đã thuộc phương pháp an sao, thì các lưu diệu ở đâu chỉ nhìn một cái thì biết liền, không cần điền vào tinh bàn. Nhất là lúc luận đoán "Lưu niên", "Lưu nguyệt", "Lưu nhật", giả dụ như điền hết các Lưu diệu vào thì cả tinh bàn chi chít toàn sao, sẽ làm rối mắt, đồng thời sẽ làm ảnh hưởng đế sự suy nghĩ tính toán. Do đó thuộc lòng phương pháp an sao là rất quan trọng, Nếu không thì nên lập nhiều tinh bàn - tức là nhân bàn của từng thứ loại.

Khi luận đoán Lưu niên - Lưu nguyệt - Lưu nhật, thì có một nguyên tắc cần phải biết như sau:

1) Phàm có các Lưu diệu thì lấy Lưu diệu làm chủ, các sao ở mệnh bàn gốc (thiên bàn) không xung thì không sinh ra tác dụng (xin nhắc lại là nếu không xung thì không sinh ra tác dụng). Ví dụ như, tinh bàn gốc có Lộc tồn ở cung Tị, lưu Lộc ở cung Thân, cả hai chẳng ở phương vị tam phương tứ chính. Hay như Kinh dương gốc ở cung Ngọ, lưu Dương ở cung Dậu, còn Đà là gốc ở cung Thìn, lưu Đà ở cung Mùi, cung không có quan hệ hội hợp với các sao ở tam phương tứ chính. Cho nên khi luận đoán, Kình dương, Đà la, Lộc tồn của tinh bàn gốc tuy có ảnh hưởng đối với 12 cung của Đại hạn, nhưng tác dụng không lớn. Trái lại, lưu Lộc, lưu Dương, lưu Đà sẽ có tác dụng khá lớn.

2)- Nếu các sao ở trong tin bàn gốc, xung hội với "Lưu diệu" ở tam phương tứ chính, thì sác mạnh tăng thêm, hai bên sẽ phát huy tác dụng. Ví dụ như Lộc tồn nguyên cục ở tại cung Tị, lưu Lộc ở cung Hợi, nguyên cục "Lộc" và "Lưu Lộc" hai bên đối xứng. Hoặc như Kình dương ở cung Ngọ mà lưu Dương ở cung Tí, Đà la ở cung Thìn mà lưu Đà ở cung Tuất, như vậy nguyên cục và Lưu hai bên cũng đối xứng, làm cho tổ hợp các sao mạnh thêm nhiều. Do đó khi luận đoán 12 cung của Đại hạn, toàn bộ 6 sao trong đó 3 sao của nguyên cục và 3 sao "lưu" đều có tác dụng.

3)- Các sao xung động với "lưu diệu" thì lấy trường hợp đồng cung là mạnh nhất ; trường hợp tương xung ở đối cung là kế đó ; trường hợp hội chiếu ở cung tam hợp là cuối cùng.

4)- Khi luận đoán Đại hạn, cần lưu ý quan hệ xung hội của tinh bàn gốc với "lưu diệu" của Đại hạn.

Lúc luận đoán Lưu niên, cần lưu ý quan hệ xung hội giữa lưu diệu của Đại hạn với lưu diệu của lưu niên. Các sao tương đồng ở tinh bàn gốc có ảnh hưởng rất nhỏ, trừ trường hợp có hai "lưu diệu" đồng thời xung động, nếu không, về căn bản không cần lưu ý. Theo như ví dụ trên, lúc luận đoán Lưu niên, Lộc Tồn của tinh bàn gốc ở cung Tị, không có Lộc Tồn của Đại hạn ở tam phương tứ chính hội chiếu, cũng không có Lộc Tồn của Lưu niên hội chiếu. Nên khi luận đoán Lưu niên, có thể không cần lưu ý gì thêm.

Nhưng Kình dương, Đà là, Lộc tồn của đại hạn thì có Kình dương, Đà la, Lộc tồn của lưu niên ở đối cung của chúng xung đột, sức mạnh của hai bên mạnh thêm. Do đó khi luận đoán Lưu niên, chỉ cần xem xét Kình dương, Đà la, Lộc tồn của Đại hạn và Lưu niên.

Như tình huống ví dụ đã nói trên, Lộc tồn gốc tại cung Tị, Lộc tồn của đại hạn ở cung Tý, Lộc tồn của Lưu niên ở cung Hợi, theo đó Lộc tồn gốc tuy không hội chiếu với Lộc tồn của đại hạn ở cung Tý, nhưng xung hội với Lộc tồn của Lưu niên ở cung Hợi, do đó vẫn có thể phát sinh sức mạnh.

Có điều, giả dụ Lộc tồn của Đại hạn ở cung Dậu, như vậy lại tương hội với Lộc tồn gốc tại cung Tị, thì sao Lộc Tồn này, do đồng thời có lưu Lộc của Đại hạn ở Dậu và lưu Lộc của Lưu niên ở Hợi, tam phương xung hội, nên sức mạnh của nó tuyệt đối không được xem thường.

Lúc luận đoán Lưu nguyệt, chỉ xem trọng lưu diệu của Lưu nguyệt và lưu diệu của Lưu niên. Chỉ khi nào lưu diệu của Đại hạn cũng ở trong tình huống bị xung động mới có sức mạnh, các sao tương đồng trong tinh bàn gốc (thiên bàn), sức ảnh hưởng rất nhỏ, có thể không cần lưu ý gì thêm.

Lúc luận đoán Lưu nhật, sức mạnh lần lượt giảm thêm, thông thường lưu diệu của Đại hạn, và các sao tương đồng của tinh bàn gốc có thể không cần lưu ý gì thêm.

Các nguyên tắc kể trên rất quan trọng, khi luận đoán Đại hạn, Lưu niên, Lưu nguyệt, Lưu nhật, không được xem thường. Nếu không sẽ rối mắt, mà không cách nào luận đoán. Nhất là khi luận đoán Lưu nhật, trong tinh bàn đày dẫy lưu diệu, hơn nữa, nhất định tình trạng Cát Hung sẽ lẫn lộn, nếu không biết nguyên tắc cái nào lấy cái nào bỏ, thì sẽ không biết định tính chất Cát Hung của các sao hội hợp như thế nào.

2- Quy tắc quan sát các sao của Đại hạn và Lưu niên 
2- Quy tắc quan sát các sao của Đại hạn và Lưu niên


Sau khi biết rõ các nguyên tắc thuật ở trên, và đã tìm hiểu về "tinh bàn phi động", cho tới cách nhập thêm lưu diệu, tốt nhất ta nên bắt đầu từ Đại hạn và lưu niên, để nghiên cứu phương pháp luận đoán.



Mệnh bàn của một phụ nữ, âm nữ, kim tứ cục, mệnh chủ Văn khúc, Thân chủ Thiên đồng, mệnh lập tại cung Ất Mùi vô chính diệu gặp Tuần Không.

Điều đáng chú ý là cung Phu ở Tị có Thiên cơ, Hữu bật, Thiên mã đồng độ, hội tinh hệ Thiên đồng, Cự môn hóa Lộc ở cung Tân Sửu (di), Thái âm ở cung Kỷ Hợi, cung Đinh Dậu vô chính diệu (phúc), vì vậy mượn Thiên lương, và Thái dương hóa Quyền ở cung Tân Mão để "nhập cung an sao" cho cung Đinh Dậu. Các sao có tổ hợp dạng này thoạt nhìn thấy rất tốt, Hóa Lộc, Hóa Quyền và Lộc tồn cùng chiếu, có vẻ như có thể lấy được người chồng giầu sang.

Nhưng Thiên cơ ở cung Phu vốn có tính chất hiếu động, trôi nổi, thêm vào đó còn có Thiên mã đồng độ, tính chất hiếu động trôi nổi càng tăng. Cung Phu không ưa Tả phù Hữu bật, nhưng hai sao này lại đồng độ và hội hợp cung Phu. Ngoài ra, Thái dương và Thiên lương, Thiên đồng và Cự môn đều chẳng phải là tổ hợp sao có lợi cho cung Phu, cho nên cung Phu trong mệnh bàn có thể nói là cát - hung lẫn lộn. Cát hay Hung thì ảnh hưởng của Đại vận là tất lớn.

Lúc vào Đại hạn Bính Thân từ 14 - 23 tuổi, cung Phu ở cung Giáp Ngọ, thấy Tử vi xung chiếu tham lang ở Tý, gặp thêm các sao đào hoa Hồng loan, Thiên hỷ, Hàm trì, Thiên diêu, nhưng đáng tiếc lại hội chiếu Văn xương hóa Kị ở cung Mậu Tuất, sao Kị này lại xung khởi Liên trinh hóa Kị của Đại hạn ở đồng cung ; sao Văn xương là sao lễ nhạc, Liêm trinh là sao chủ về tình cảm, cùng lúc đều Hóa Kị, cho nên trong đại hạn này, tìm không được người bạn đời ký tưởng là điều có thể thấy trước. Huống hồ Kình dương và Linh tinh ở cung Mậu Tuất lại xung khởi lưu Dương của đại hạn cung Giáp Ngọ, cho nên ắt sẽ có sóng gió, trắc trở về tình cảm.

Đến đại hạn Đinh Dậu từ 24 - 33 tuổi, cung Phu của đại hạn ở cung Ất Mùi, vô chính diệu, mượn Thiên đồng và Cự môn ở đối cung để "nhập cung an sao" cho cung Mùi. Trong đại hạn Đinh Dậu thì Cự môn hóa Kị, cùng với sao Hóa Lộc của nguyên cục tổ hợp thành tinh hệ "Kị xung Lộc", đồng thời có Thái âm hóa Lộc ở cung Kỷ Hợi, Thái dương hóa Quyền ở cung Tân Mão hội chiếu. "Âm Dương Lộc Quyền" hội hợp, vì vậy đây là vận trình kết hôn, nhưng có lưu Dương của đại hạn ở cung Ất Mùi và Cự môn hóa Kị cùng thủ cung Phu của đại hạn, nên đã ngầm phục nguy cơ ; thêm vào đó "Thái dương Thiên lương" có Thiên nguyệt đồng độ, là tinh hệ chủ về bệnh mãn tính thuộc hệ thần kinh, mà cung Kỷ Hợi lại có Địa kiếp, do đó cuộc tình duyên này thực tình không dám khen ngợi, tâng bốc.

Năm Mậu Ngọ 1978, cung Mệnh của lưu niên và cung Phu của lưu niên cùng hội hợp Tham lang hóa Lộc ở cung Canh Tý, lại thêm các sao "đào hoa" đồng độ, vì vậy chủ về "thành hôn mà không có nghi lễ chính thức". Tốt nhất ta xem tình huống cung Phu của lưu niên (cung Nhâm Thìn) có lưu Đà đồng độ, xung hội với Đà là của mệnh bàn, cũng chẳng thể khen.

Cho nên sau khi kết hôn năm Kỷ Mùi 1979, vào năm Quý Hợi 1983 cung Phu của lưu niên mượn tổ hợp "thái dương Thiên lương" và Thiên nguyệt ở cung Tân Mão, để "nhập cung an sao" cho cung Đinh Dậu, bị Kinh dương của lưu niên ở cung Tân Sửu hội chiếu, dẫn động lưu Đà của đại hạn ở cung Quý Tị, thế là tình cảm vợ chồng đổ vỡ, nguyên nhân là do chồng sử dụng ma túy (bệnh mãn tính thuộc hệ thần kinh).

Lại xem cung Phúc (Kỷ Hợi) của đại hạn Đinh Dậu, bị lưu Dương và lưu Đà của đại hạn hội chiếu, ở tinh bàn gốc lại có Địa không, Địa kiếp (Kỷ Hợi), thêm vào đó lại xung chiếu Thiên cơ, Thiên mã, Hữu bật từ cung Quý Tị, cho tới mượn phép "an sao nhập cung" của cung Tân Sửu là tinh hệ "Thiên đồng Cự môn" cho cung Ất Mùi, và "Thái dương Thiên lương", đều là nhóm sao chủ về điều tiếng thị phi.

Còn trung hợp một điều nữa là, cung mệnh của đại hạn Đinh Dậu cũng hội hợp với tinh hệ đồng dạng, đây chính là tượng trưng cho tinh thần của mệnh tạo ở trong tình huống rất bối rối khó xử.

Năm Giáp Tý 1984, "Vũ khúc Thiên tướng" ở cung Phúc (Canh Dần) bị Thái dương hóa Kị ở cung Tân Mão và Kình dương của lưu niên, cùng với Cự môn hóa Kị ở cung Tân Sửu và Đà la của lưu niên giáp cung. Đây là tổ hợp tam trùng "Hình Kị giáp ấn", "song Kị giáp", "Dương Đà giáp", mà còn là Cục xấu "Linh Xương Đà Vũ". Vì vậy năm đó đã từng có ý không còn muốn sống, nhưng may mắn được Lộc tồn của đại hạn ở cung Giáp Ngọ, nên không chết.

Từ phân tích ở trên, thiết nghĩ bạn đọc đã có cái nhìn nhật định về phương pháp luận đoán các sao của mệnh bàn.

Bây giờ ta xem thêm một ví dụ khác, đồng thời nghiên cứu vài quy tắc về cách quan sát các sao.

Nữ mệnh, âm nữ, Mệnh chủ Tham lang, Thân chủ Hỏa linh, mệnh nguyên cục ở cung Giáp Tý có Tham lang tọa thủ. Trong mệnh bàn, cung vị xấu nhất là cung Đinh Tị (tức cung Nô), cung vị này có Kình dương và Đà la giáp cung, trong cung có Thiên cơ hóa Kị tọa thủ, cấu tạo thành cách xấu "Kình Đà giáp Kị", mà Thiên cơ lại có Hỏa tinh đồng độ, cũng đồng dạng bị Kình Đà giáp cung, tính cứng rắn hình khắc, cũng vì vậy mà mạnh thêm. Mở mệnh bàn ra, trước tiên nên tìm ra cung vị xấu nhất hoặc tốt nhất, là quy tắc 1 của phép quan sát các sao.

Có 3 cung vị bị cung Đinh Tị gây ảnh hưởng, đó là Tân Dậu, Quý Hợi, Ất Sửu, trong đó có cung Tân Dậu là xấu nhất, bởi vì nó đồng thời tương hội với Linh tinh của cung Ất Sửu, tức là bị 2 sao Hỏa tinh và Linh tinh cùng chiếu xạ theo kiểu "song phi hồ điệp"

Cung Tân Dậu là cung mệnh của đại hạn từ 34 - 43 tuổi (tử tức). Sau khi tìm ra cung vị xấu nhất hoặc tốt nhất, tiếp đến phải tìm ra "tam phương" mà nó bị ảnh hưởng, tức là vì bị chúng ảnh hưởng mà biến thành cung xấu hay biến thành cung tốt, đây là quy tắc 2 của phép quan sát các sao.

Do cung mệnh của đại hạn có khuyết điểm, vì vậy cần phải tiếp tục tìm ra cung vị nào xấu hơn trong đại hạn. Ta có thể lưu ý cung Bính Thìn (quan lộc), trong cung nguyên cục có Thất sát và Đà la tọa thủ ; lúc vào đại hạn Tân Dậu thì Đà là của nguyên cục tương xung với lưu Đà của đại hạn của cung Canh Thân (tài bạch), do đó tính cứng rắn hình khắc được phát động, hơn nữa còn đối củng với lưu Dương của đại hạn ở cung Nhâm Tuất, tính cứng rắn hình khắc càng mạnh thêm. Cung Bính Thìn là cung Tật Ách của đại hạn Tân Dậu, cho nên ta cần lưu ý xem trong hạn có vận xấu gì về phương diện cung Tật Ách hay không.

Sau khi tìm ra vận hạn tốt xấu, ta lại tìm cung vị tốt xấu của vận hạn này, để quyết định vận hạn này tốt thế nào, xấu thế nào, là quy tắc 3 của phép quan sát các sao.

Đến đây ta quay trở lại cung Đinh Tị (cung nô) của nguyên cục được xem là xấu nhất, cung vị này là cung mệnh của lưu niên Nhâm Tuất, có "Liêm trinh Thiên phủ" và Thiên hình đồng độ, lại có lưu Dương của đại hạn và lưu Đà của lưu niên bay vào. Hai lưu diệu này chia ra cùng hội chiếu với Kình dương và Đà la của mệnh bàn gốc, sức mạnh hai bên mạnh thêm. Càng xấu hơn là, vào năm Nhâm Tuất có Vũ khúc hóa Kị ở cung Giáp Dần đến hội chiếu ; toàn bộ tinh hệ ở cung mệnh của lưu niên biểu thị có tổn thương thuộc kim. Sau khi tìm ra cung vị xấu nhất của đại hạn, tiếp theo là tìm lưu niên xấu, là quy tắc 4 của phép quan sát các sao.

Rồi ta lại truy tìm tiếp, xem năm Quý Hợi kế tiếp ở cung Tật Ách, là năm bị Văn xương lưu Hóa Kị của cung Kỷ Mùi, và Thiên cơ hóa Kị của cung Đinh Tị hội chiếu. Cung Mậu Ngọ là cung Tật Ách của lưu niên, có Tử vi và Kình dương đồng độ, Kình dương này bị Kình dương của đại hạn xung động, hội hợp với "Liêm trinh Thiên phủ" và Thiên hình của cung Nhâm Tuất, còn bị Tham lang hóa Kị của lưu niên tương xung, thêm vào đó còn có Thiên Hư và Thiên Khốc đồng độ, lại hội Địa kiếp của cung Giáp Dần. Cho nên có thể luận đoán, mệnh tạo vào năm Quý Hợi phải bị phẫu thuật. Sau khi tìm ra sự kiện, tiếp tục truy xét của năm kế tiếp, là quy tắc 5 của phép quan sát các sao
Dương nam, Thủy nhị cục, Mệnh chủ Tham lang, Thân chủ Hỏa tinh.

Mệnh bàn nguyên cục:

- Cung mệnh lập tại cung Quý Hợi, có Thiên cơ (Hóa Kị) Hỏa tinh, Thiên tài, Thiên nguyệt, Lâm quan tọa thủ.
- Phụ mẫu lập tại cung Giáp Tý, có Tử vi ngộ Tiệt không, Vượng
- Phúc đức lập tại cung Ất Sửu, có Văn xương, Văn khúc, Thiên khôi, Thiên không, Tiệt không, Suy
- Điền trạch lập tại cung Giáp Dần, có Phá quân, Thiên mã, Địa không, Cô thần, Nguyệt giải, Thiên vu, Âm sát, Bệnh
- Sự nghiệp lập tại cung Ất Mão, vô chính diệu, có Thiên quan, Thiên phúc, Hồng loan, Thiên hình, Tử.
- Giao hữu lập tại cung Bính Thìn, có Thiên phủ, Liêm trinh, Đà la, Hữu bật, Hoa cái, Mộ.
- Thiên di lập tại cung Đinh Tị, có Thái âm, Lộc tồn, Thiên thọ, Kiếp sát, Phá toái, Nguyệt đức, Tuyệt
- Tật Ách lập tại cung Mậu Ngọ, có sao Tham lang (Hóa Lộc) Kình dương, Bát tọa, Tuần không, Thiên khốc, Thiên hư, Thai
- Tài bạch lập tại cung Kỷ Mùi, có Thiên đồng, Cự môn, Linh tinh, Thiên việt, Tam thai, Long đức, Dưỡng
- Tử tức lập tại cung Canh Thân, có Vũ khúc, Thiên tướng, Địa kiếp, Tam thai, Phỉ liêm, Trường sinh
- Phu thê lập tại cung Tân Dậu, có Thái dương, (Khoa) Thiên lương, Thiên hỉ, Hàm trì, Thiên đức, Mộc dục.
- Huynh đệ lập tại cung Nhâm Tuất, có Thất sát, Tả phụ, Phượng các, Ân quang, Thiên quý, Quả tú, Giải thần, Quan đới.

Mệnh bàn này, điều khiến ta chu ý nhất là cung Mệnh có Thiên cơ hóa Kị đồng độ với Hỏa tinh, nhưng cung Di (Đinh Tị) lại là Thái âm hóa Quyền đồng độ với Lộc tồn, vì vậy có thể luận đoán, mệnh tạo lợi về tiền tài nếu rời xa quê hương.

Nhưng Thái âm lạc hãm, hội Thái dương hóa Khoa ở cung Dậu cũng rơi vào nhược địa, thêm vào đó còn bị tinh hệ "Thái dương Thiên lương" ở Dậu và Thiên cơ ở Hợi xung chiếu, cung Sửu hội hợp lại vô chính diệu, phải mượn "Thiên đồng Cự môn", Linh tinh, Thiên việt của cung Mùi để "an sao nhập cung" cho cung Sửu. Vì vậy có thể luận đoán mệnh tạo ở nơi xa, tuy có thể phát tài, nhưng điều tiếng thị phi, thậm chí phạm pháp.

Vận trình sáng sủa nhất là từ 32 đến 41 tuổi vào đại hạn Giáp Dần, cung Di của đại hạn này là cung Canh Thân có Vũ khúc hóa Khoa, cung mệnh của đại hạn này là cung Giáp Dần có Thiên mã có lưu Lộc tồn của đại hạn, thành cách "Lộc Mã giao trì", lưu Lộc còn xung động Tham lang hóa Lộc của cung Ngọ, vì vậy trong đại hạn này mệnh tạo có thể phát tài ở nơi xa.

Nhưng cũng trong đại hạn này, cung Phụ mẫu của đại hạn (cung Ất Mão) vô chính diệu, phải mượn thái dương hóa Kị (vốn là hóa Khoa) và Thiên lương để theo phép "an sao nhập cung" cho cung Phụ mẫu, dẫn đến tình hình có lưu Dương và Thiên hình đồng độ, cho nên không những chủ về cha mất trong hạn này, hơn nữa, lưu niên đến hai cung Mão và Dậu còn sợ rằng sẽ có sự cố phạm pháp.

Năm Canh Thân 1980 cung mệnh của lưu niên này có Vũ khúc (đại hạn thì hóa Khoa, lưu niên thì hóa Quyền), có Thiên tướng và Lộc tồn của lưu niên đồng độ, thêm vào đó, cung Di của lưu niên lại có Thiên Mã của lưu niên bay vào, thành cách lưỡng trùng "Lộc Mã giao trì", vì vậy chủ về năm đó thu hoạch rất khá.

Nhưng năm kế tiếp, cung mệnh lưu niên tới cung Tân Dậu có Thái dương (đại hạn thì Hóa Kị) và Thiên lương, hội hợp Văn khúc (lưu niên thì Hóa Khoa) và Văn Xương (lưu niên thì Hóa Kị) của cung Sửu, lại hội hợp với Thiên đồng và Cự môn (lưu niên thì Hóa Lộc) mượn của cung Mùi để an sao, còn hội hợp với Thái âm hóa Quyền và Lộc tồn của tinh bàn gốc. Ta nên chú ý cung Dậu, có lưu Dương lưu Đà của đại hạn cùng chiếu, thêm vào đó còn có Thiên hình từ cung Mão và Kiếp sát từ cung Tị đến hội. Cho nên năm đó (1981), tuy có Lộc tồn của lưu niên xung khởi Lộc tồn của tinh bàn gốc, nhưng vẫn chủ về có dính dáng đến pháp luật, kiện tụng và phá tài.

Đến năm Ất Sửu, cung mệnh lưu niên là cung Sửu vô chính diệu, mượn "Thiên đồng Cự môn" và Linh tinh, Thiên việt của đối cung để nhập cung, lại có Đà la của đại hạn đồng độ, rồi lại hội hợp với Thái âm lạc hãm (lưu niên thì Hóa Kị) và Thái dương (đại hạn thì Hóa Kị), vì vậy mà bị cuốn vào vòng thị phi, bất hòa, tranh chấp.

Tương lai đến năm Đinh Mão, cung mệnh lưu niên là cung Mão, vẫn là cung vô chính diệu, lại mượn Thái dương hóa Kị từ cung Dậu là đối cung, để "an sao nhập cung" cho cung Mão, lại hội hợp với Cự môn (lưu niên thì Hóa Lộc) và Thiên cơ hóa Kị, mà còn kèm theo Đà la của lưu niên, nguyên cục lại có Hỏa tinh, Linh tinh cùng chiếu, lại gặp thêm các sao hung Thiên hình, Đại hao, Thiên nguyệt, nên cẩn thận, nếu không e rằng sẽ vì phạm pháp mà phá tài lớn.

Ghi chú về phép định Tiểu hạn

Tiểu hạn là chủ về Cát - Hung của một năm. Do phái Trung Châu không dùng Tiểu hạn, mà chỉ dùng Lưu niên để luận đoán, nên tôi không trình bày phép định Tiểu hạn trong chương này.
Ví Dụ (bạn nào mò thử lá số hộ xem khả năng tự an sao đến đâu

Âm nữ, Thủy nhị cục, Mệnh chủ Cự môn, Thân chủ Thiên cơ.

Mệnh lập tại cung Ngọ, có Cự môn (hóa Kị), Lộc tồn tọa thủ

Vào tháng 5 năm Ất Mão 1975, cung mệnh của đại hạn ở cung Mậu Thân, có "Thiên đồng Thiên lương" đồng độ, có Địa không và Địa kiếp đối củng, hội hợp Thiên cơ, Hỏa tinh ở cung Nhâm Tý (vốn là hóa Khoa, đại vận thì hóa Kị), với Thái âm (hóa Lộc) Thiên hình đồng độ ở cung Giáp Thìn.

Cung Di của lưu niên ở Giáp Dần vô chính diệu, mượn sao của cung Mậu Thân để "an sao nhập cung", biến thành Địa không và Địa kiếp đồng cung (cung Dần) hội hợp với Cự môn hóa Kị (còn gọi là "Kình Đà giáp Kị"), còn hội hợp với Thái dương lạc hãm ở cung Canh Tuất.

Kết cấu của tinh hệ đã hiển thị điềm hung hiểm trong đại hạn này, vì vậy cần phải tìm năm nào xảy ra.

Mệnh tạo vào năm Tân Hợi 1971 và năm Quý Sửu 1973 đều đã từng lái xe đi xa, nhưng chưa bị thương gì (bạn đọc thử luận đoán xem tại sao). Nhưng đến năm Ất Mão 1975, cung mệnh của lưu niên ở cung Ất Mão, trùng hợp với tình hình Kình dương của lưu niên và Đà la của lưu niên giáp cung (tuy chẳng phải "giáp Kị", nhưng do Thiên phủ ở cung Mão không hóa Kị, nên cũng thuộc tính chất không cát tường), hội cung Hợi vô tính diệu, nên mượn "Liêm trinh Tham lang" của cung Tị để an sao, hai sao lại bị lưu Dương và lưu Đà của đại hạn giáp cung. Ngoài ra, ở đối cung là cung Dậu có "Vũ khúc Thất sát", cung Mùi là Thiên tướng của "Hình Kị giáp ấn".

Điều xấu nhất là, cung Tật Ách của lưu Niên bay đến cung Tuất có Thái dương lạc hãm ở đây, tương chiếu Thái âm (vốn gốc hóa Lộc, lưu Niên thì hóa Kị), Đà la của đại hạn, Kình dương của lưu Niên và Thiên hình ; hội hợp với "Thiên đồng Thiên lương", Đà la của lưu niên ở cung Dần, và hội hợp với Cự môn hóa Kị (Hóa Kị này xung khởi Thiên cơ hóa Kị của đại hạn) và lưu Dương của đại hạn ở cung Ngọ. Các sao sát - kị đều nặng, nên năm đó chủ về có tai nạn.

Sau đó mới xem đến lưu Nguyệt.

Năm Mão, Đẩu Quân tại cung Hợi, tức tháng Giêng khởi từ cung Hợi, đến tháng Năm thì cung mệnh của lưu Nguyệt đến cung Mão, tức là trùng với cung mệnh của lưu Niên. Tính phép độn can, năm Ất Mão khởi Mậu Dần (tháng Giêng), tháng Năm thì can chi của cung mệnh là Nhâm Ngọ, vì vậy cung Di có Vũ khúc Hóa Kị (cung Dậu), cung mệnh của lưu Nguyệt lại có Kình Đà của lưu Niên giáp cung, hơn nữa Kình Đà của lưu Nguyệt còn xung khởi Đà la Kình dương của lưu Niên, xung khởi Đà la Kình dương của đại hạn, toàn bộ đồng loạt bắn vào cung Tật Ách của lưu Nguyệt ở cung Tuất. Cung Tuất còn bị Đà la của lưu Nguyệt đối nhau với Thiên hình ở cung Thìn, còn bị Thái âm hóa Kị từ cung Thìn vây chiếu. Do đó luận đoán vào tháng 5 mà xuất hành sẽ có hung hiểm.

Vũ khúc hóa Kị và Thất sát đồng độ ở cung Di (dậu) đã hiển thị tính chất bị thương tổn thuộc Kim.

Từ ví dụ này có thể biết, muốn luận đoán lưu Nguyệt, cần phải bắt đầu tìm từ đại hạn, sau đó tìm lưu Niên, tiếp sau đó rồi tìm lưu Nguyệt, thì mới có ý nghĩa ứng dụng thực tế. Bởi vì, mục đích luận đoán lưu Nguyệt chỉ là trợ giúp trong việc "xu cát tị hung". Nếu cứ tìm loạn xạ một tháng để luận đoán, do không có mục đích nên quá mông lung, sẽ dễ lạc vào mê cung.


Thêm một ví dụ về Cách luận đoán lưu nguyệt

Bé gái sinh năm Nhâm Tuất 1982, dương nữ, Thổ ngũ cục, Mệnh chủ Lộc tồn, Thân chủ Văn xương.
(bạn nào mò thử lá số hộ)
- Mệnh lập tại cung Kỷ Dậu, có Vũ khúc (khóa Kị), Thất sát

- Năm kế tiếp mắc bệnh không thuyên giảm, cha mẹ của bé gái mời Vương Đình Chi luận đoán. Vương Đình Chi cho rằng: có thể đường hô hấp có khối u, khuyên nên mời bác sỹ chuyên khoa kiểm tra thật kỹ lưỡng. Cha mẹ liền mang bé gái nhập viện kiểm tra, đã chứng thực là khí quản có khối u, may mà chưa ác hóa, có hy vọng trị khỏi.

- Cung Tật Ách mệnh bàn này là Thái âm tọa thủ tại cung Giáp Thìn, nhưng có tứ sát Linh tinh, Kình dương ở Điền trạch cư Tý hội chiếu, mắc bệnh là điều không còn nghi ngờ, vấn đề là mắc bệnh gì. Thái âm vốn chủ về bệnh âm phần hao tổn, nhưng cung Tật Ách của mệnh bàn nhiều lúc chẳng hiện thị bệnh tật khi còn bé, trái lại, có thể thấy ở cung mệnh.

- Một tuổi chưa vào hạn cung Dậu trong tinh bàn, lưu Niên Nhâm Tuất Vũ khúc hóa Kị ở tiểu hạn một tuổi (tức cung mệnh của thiên bàn), cho nên luận đoán là đường hô hấp có khối u.

- Hạn 2 tuổi của bé gái ở cung Tài bạch tại cung Ất Tị, là năm Quý Hợi, gặp Kình Đà của lưu Niên của tam phương hội chiếu tiểu hạn tại cung Ất Tị, trong cung Tị lại có Tham lang hóa thành sao Kị, còn hội hợp với tạp diệu Thiên hình ở Sửu, Kiếp sát, Đại hao, chủ về mắc bệnh có tính chất hao tổn. Trong thực tế, năm đó bé gái tiếp nhận xạ trị, thể chất đương nhiên bị hao tổn.

- Hạn 3 tuổi ở cung Tật ách tại Thìn, lưu Niên là năm Giáp Tý, trong hạn Thái âm tọa thủ mà có Thái dương hóa Kị tại Tuất vậy chiếu, còn có tứ sát tinh cùng chiếu, bệnh tình rất nguy hiểm, sau may mắn có thể vượt qua là nhờ sức của Thiên lương và Hoa cái hội chiếu. Hơn nữa, Kình Đà của thiên bàn chưa bị Kình Đà của lưu Niên xung khởi, sức ảnh hưởng chưa mạnh mà thôi.

- Đến hạn 4 tuổi dần dần khởi sắc, được Thiên thọ vậy chiếu nên không có tai biến gì. Mệnh này rát khó xác định có yểu mạng hay không, bởi vì có liên quan đến Tổ đức, cha mẹ của bé gái đều đôn hậu hiền hành, nên đại hạn lúc 3 tuổi đã an nhiên vượt qua, có thể nói là sự may mắn trời ban

-------------------------------------

Phụ lục: phương pháp tính tiểu hạn cho trẻ con

Cách tính tuổi để khởi Đại hạn là căn cứ vào ngũ hành cục số, tối thiểu là thủy nhị cục hai tuổi mới vào vận, tối đa là hỏa lục cục phải sáu tuổi mới vào vận. Vì vậy từ lúc sinh ra cho tới khi vào vận có một khoảng trống, chúng ta phải lấy phương pháp tính tiểu hạn cho trẻ con để bổ xung.

Tính hạn của trẻ con tổng cộng có 6 cung, nhưng khi ứng dụng thì căn cứ vào tuổi khởi đại hạn để làm chuẩn, ví dụ 3 tuổi khởi vận thì chỉ đi 3 cung. Các cung tính hạn từ khi sinh ra cho tới khi vào đại hạn như sau:

- Một tuổi ở cung Mệnh
- Hai tuổi ở cung Tài bạch
- Ba tuổi ở cung Tật ách
- Bốn tuổi ở cung Phu thê
- Năm tuổi ở cung Phúc đức
- Sáu tuổi ở cung Sự nghiệp (quan lộc)

Khi xem tính hạn cho trẻ con, chỉ xem "tam phương tứ chính" của bản cung, không bày bố thêm 11 cung còn lại. Nói cách khác, chỉ luận đoán cung Mệnh (tức bản cung), không luận đoán kèm lục thân và hoàn cảnh xung quanh. Đây là chỗ giới hạn của phương pháp tính hạn cho trẻ con.
4)- Cách luận đoán lưu nhật

Vương Đình Chi không chủ trương luận đoán lưu Nhật, bởi vì "nước trong quá thì không có cá, người xét nét quá thì không có bạn", không nên mang vận trình ra luận đoán quá chi li. Nhưng trong một số tình hình cá biệt, thì luận đoán lưu Nhật có lúc lại cần thiết. Ví dụ trường hợp luận đoán "tử kỳ" cho một người bệnh sắp chết, để gia đình chuẩn bị hậu sự, hoặc là Tháng có thể xảy ra tai nạn giao thông, mà có chuyện cần thiết nhất định phải đi, bất đắc dĩ không còn cách nào, buộc phải chọn Ngày để đi.

Luận đoán lưu Nhật là khởi ngày mồng 1 từ cung mệnh của lưu Nguyệt, ngày muốn luận đoán rơi vào cung vị nào đó, thì cung đó là cung mệnh của lưu Nhật, sau đó tham chiếu vạn niên lịch để tìm "can chi" ngày muốn luận đoán, thông qua can chi này để tính lưu diệu của lưu Nhật.

Ví dụ như tháng 4 cung mệnh (của lưu nguyệt) ở Tuất, tức là khởi ngày mồng 1 ở cung Tuất, đi thuận, nếu muốn tìm cung mệnh của lưu nhật ngày mồng 4, thì đếm thuận đến cung Sửu là được. Tra vạn liên lịch, tháng 4, năm Ất Sửu, can chi của ngày mồng 4 là ngày Nhâm Tuất, do đó lấy can chi "Nhâm Tuất" để tìm lưu diệu, như Thiên lương hóa Lộc, Tử vi hóa Quyền, Thiên phủ hóa Khoa, Vũ khúc hóa Kị, Lộc tồn ở cung Hợi, Mã nhật ở cung Thân, .v.v...

Nếu có tháng Nhuận, thì lấy nửa tháng đầu tính thuộc tháng trước, nửa tháng cuối tính thuộc tháng sau. Lưu nhật thì vẫn luân chuyển theo chiều thuận. Năm Giáp Tý đó Nhuận tháng Mười, từ ngày mông 1 đến ngày 15 của tháng 10 nhuận là thuộc tháng Mười, từ ngày 16 đến ngày 29 của tháng 10 nhuận là thuộc tháng 11.

Ví dụ như lưu nguyệt tháng 10 ở cung Dậu, tức cung này khởi ngày mồng 1 đếm thuận đến ngày 13 và ngày 25 thì trở về cung Dậu, đến cung Dần là ngày 30, vẫn đếm tiếp theo chiều thuận đến ngày mồng 1 của tháng 10 nhuận, tức là cung Mão làm cung mệnh của ngày mồng 1 tháng 10 nhuận. Muốn an lưu diệu thì phải tra vạn niên lịch để biết ngày mồng 1 là ngày Tân Dậu, vì vậy lấy can chi Tân Dậu để tra lưu diệu.

Còn ngày 16 của tháng 10 nhuận, thì khởi từ cung mệnh của tháng 11, tức là cung Tuất, đi theo chiều thuận. Lưu nguyệt dùng can chi của tháng 11, tức tháng Bính Tý, đối với lưu nhật đương nhiên vẫn dùng can chi của ngày đó.

Đơn cử một nhật bàn làm thí dụ:

- Dương nữ, mộc tam cục, Mệnh chủ Vũ khúc, Thân chủ thiên tướng.
- Mệnh lập tại cung Mậu Tuất, có Liêm trinh (hóa Kị) Thiên phủ
- Phụ mẫu tại cung Kỷ Hợi, có Thái âm, Thiên khôi, Thiên hỉ
- Phúc đức tại cung Canh Tý, có Tham lang, Văn khúc
- Điền trạch tại cung Tân Sửu, có Thiên đồng (hóa Lộc), Cự môn, Thiên hình, Phá toái.
- Sự nghiệp tại cung Canh Dần, có Vũ khúc, Thiên tướng, Đài phụ, Long trì
- Giao hữu tại cung Tân Mão, có Thái dương, Thiên lương, Địa không
- Thiên di tại cung Nhâm Thìn, có Thất sát, Đà la, Thiên hư
- Tật ách tại cung Quý Tị, có Thiên ơ, Lộc tồn, Đại hao, Thiên vu, Thiên diêu, Hồng loan
- Tài bạch tại cung Giáp Ngọ, có Tử vi, Hữu bật, Linh tinh, Kình dương
- Tử tức tại Ất Mùi, có Thiên nguyệt, Địa kiếp
- Phu thê tại cung Bính Thân, có Phá quân, Tả phụ, Thiên mã, Thiên khốc
- Huynh đệ tại cung Đinh Dậu, có Hỏa tinh, Thiên việt

Đương số đang ở trong đại hạn Ất Mùi, cung Mùi vô chính diệu, mượn các sao của cung Sửu để an. thế là biến thành Thiên hình và Thiên nguyệt đồng độ, có Địa kiếp và Địa không tương hội

Thiên đồng và Cự môn chủ về bệnh liên quan đến thần kinh cột sống. Cho nên trong đại hạn này, mệnh tạo có thể mắc bệnh này, mà còn là mãn tính. Bởi vì Thiên hình và Thiên nguyệt là điềm bệnh tật triền miên, kéo dài khiến cho người bệnh giống như bị tra tấn. Có Thái dương và Thiên lương hội hợp, làm mạnh thêm tính chất này.

Tra lưu niên, đến năm Nhâm Tuất, cung mệnh của lưu niên ở Tuất, có Liêm trinh hóa Kị hội Vũ khúc (lưu niên thì hóa Kị) ở Dần, Đà là của lưu niên bay vào cung Tuất, xung động Đà la và lưu Dương của đại hạn ở cung Thìn, còn xung động cả lưu Đà của đại hạn. Lại còn gặp Kình dương của lưu niên ở cung Tý và lưu Đà của đại hạn ở cung Dần, lại xung khởi Kình dương Linh tinh ở cung Ngọ đến hội, cho nên có thể đoán định năm đó ắt sẽ có tai ách.

Tính chất của Tai ách là gì? Do vũ khúc hóa Kị xung khởi Liêm trinh hóa Kị, thông thường đều chủ về tai nạn chảy máu, có điều, năm đó cung Thiên di (Nhâm Thìn) là Thất sát tọa thủ, nên không phải tai ách chảy máu ở nơi khác.

Có nhiều loại tai ách chảy máu, nữ mệnh có thể là đường sinh dục, trụy thai, cũng có thể là vết thương có mủ, đương nhiên cũng có thể là bị thương do kim loại. Thế là phải truy tìm đến cung Tật ách của lưu niên.

Cung Tật ách của lưu niên ở cung Quý Tị, có Thiên cơ tọa thủ, bị hai sao Kình dương đều xung động giáp cung, và Thái âm hóa Kị ở Hợi xung chiếu, chủ về tổn thương, Thái âm và Thiên cơ tương hội, chủ về bệnh liên quan đến hệ thần kinh, còn tương hội với tinh hệ "Thiên đồng Cự môn" và Thiên hình ở cung Sửu, lại hội hợp với "Thái dương Thiên lương" mượn ở cung Mão nhập cung Dậu, dó đó có thể đoán định là bị thương bát ngờ gây ảnh hưởng đến thần kinh cột sống.

Tra đến lưu nguyệt, năm Nhâm Tuấtm tháng Giêng khởi Nhâm Dần, mà Đẩu quân năm Tuất cũng trùng hợp ở cung Dần, cho nên lấy cung Dần làm cung mệnh của lưu nguyệt.

Tháng Nhâm Dần thì vũ khúc lại hóa Kị, trùng điệp với niên hóa Kị, sức mạnh rất lớn, lại tương hội với niên Đà, nguyệt Đà của cung Tuất, còn tương hội với Kình dương và Linh tinh ở cung Ngọ (tam phương tứ chính của hai sao này bị vận Đà, niên Đà, nguyệt Đà, niên Dương, nguyệt Dương xung khởi, nên tuy là Kình dương và Linh tinh của nguyên cục, nhưng vẫn có tác dụng v[í lưu nguyệt của cung mệnh), vì vậy có thể đoán vận trình của tháng này không được tốt.

Tra lưu nhật đến ngày mồng 5 là ngày Nhâm Tý, cung mệnh của lưu nhật ở cung Ngọ, vì can của ngày là Nhâm, nên vũ khúc của cung Dần lại hóa Kị lần nữa, thành Vũ khúc ba lần hóa Kị, xung động Liêm trinh hóa Kị ở cung Tuất. Ở tam phương tứ chính tổng cộng gặp 8 sát tinh Kình dương Đà la và Linh tinh, cực kỳ nghiêm trọng.

Thêm vào đó, cung Tật ách của lưu nhật, là cung Sửu có "Thiên đồng Cự môn" và Thiên hình, còn bị lưu nhật hóa Kị và lưu nhật Kình dương giáp cung. Vì vậy ngày hôm đó (ngày 5 tháng Giêng, năm Nhâm Tuất 1982) khó tránh tai nạn giao thông, chảy máu, gãy xương, sau trị khỏi vẫn còn bị tổn thương thần kinh cột sống, phải vật lý trị liệu.

Người phụ nữ này sau khi bị tổn thương, ảnh hưởng đến sinh hoạt tính dục, chồng vì vậy mà thay đổi, đến năm 1985 Ất Sửu có nguy cơ phải ly hôn. Bạn đọc thử xem xét cung Phu của bà ta từ lưu niên Nhâm Tuất xem sao.

5)- Cách luận đoán lưu thời

Tử Vi Đẩu Số tuy có phương pháp luận đoán "lưu thời", nhưng khi luận đoán lưu thời, sẽ rơi vào tình trạng chi ly thái quá, nên phái Trung Châu ít dùng đến.

Phép tính lưu thời là khởi cung mệnh của giờ Tý ở cung Tý, khởi cung mệnh của giờ Sửu ở cung Sửu, .v.v... đến khởi cung mệnh của giờ Hợi ở cung Hợi. Nhưng can chi thì dùng ngũ hổ độn như sau: (nên viết là Ngũ thử)

- Ngày Giáp Kỷ khởi giờ Giáp Tý
- Ngày Ất Canh khởi giờ Bính Tý
- Ngày Bính Tân khởi giờ Mậu Tý
- Ngày Đinh Nhâm khởi giờ Canh Tý
- Ngày Mậu Quý khởi giờ Nhân Tý

Như đối với ví dụ trên, ngày Nhâm Tý khởi giờ Canh Tý, đến giờ Ngọ độn can là Bính, cung mệnh của lưu thời ở Ngọ, có Liêm trinh hóa Kị, còn có Kình dương bay vào cung mệnh, cho nên tai nạn giao thông xảy ra vào lúc 12 giờ 20 phút, là thuộc giờ Ngọ.
  Phụ Tá Sát Hóa diệu luận
===========================

Phụ diệu và Tá diệu

Trong Tử Vi Đẩu Số, tác dụng của các sao Phụ diệu, Tá diệu, Sát diệu, Hóa diệu, và Tạp diệu sẽ khiến 60 tinh hệ do 14 chính diệu cấu tạo thành có thể biểu hiện các tính chất phức tạp, để phản ánh sự phức tạp của đời người. Chúng có thể nhuyễn hóa, hoặc làm mạnh thêm, hoặc làm yếu đi bản chất của tinh hệ gốc. Trong khi vận dụng phối hợp, 12 tinh bàn đơn giản ban đầu sẽ trở nên sôi động, thành các tổ hợp thiên biến vạn hóa (một chính và một phản, thành 6 nhóm kết cấu tinh hệ).

Điều tối quan trong của Tử Vi Đẩu Số là chứng nghiệm, sở dĩ có tinh hệ và tính chất của các sao, thực ra cũng là do người xưa chứng nghiệm rồi ghi chép lại. Ta nên căn cứ vào tình hình sinh hoạt của xã hội hiện đại, để bổ xung chứng nghiệm của người xưa, thì chứng nghiệm của "Đẩu Số" mới giữ được sự chính xác theo thời gian.

Theo sự lưu truyền của phái Trung Châu, các sao không phân chia theo cấp (cấp 1, cấp 2, .v.v...) mà được phân chia thành Chính diệu, Phụ diệu, Tá diệu, Sát tinh, Hóa diệu, Tạp diệu và Lưu diệu.

Phụ diệu là 4 sao Tả phụ, Hữu Bật, Thiên khôi, Thiên việt, thông thường người ta cộng thêm Văn xương, Văn khúc, và gọi là "Lục cát tinh".

Trong các Phụ diệu, thì Thiên Khôi và Thiên Việt được gọi là "quý nhân", còn Tả Phụ và Hữu bật được gọi là "trợ thủ".

Lợi ích do Phụ diệu mang lại thuộc về "tha lực" (do các nhân tố khách quan tác động), không phải do cá nhân nỗ lực mà được. Những người được vận tốt, hoàn toàn chỉ là do nắm được thời cơ, mà không phải có người đặc biệt cố tình mang lại lợi ích cho họ. Nếu không có thời cơ thích đáng, những người này dù có nỗ lực theo đuổi cũng không thể có được.

Còn lợi ích do Tá diệu mang lại, thì thuộc về "Tự lực", cần phải trải qua nỗ lực tranh thủ mới có được. Có Văn xương, Văn khúc chiếu mệnh, thông thường chủ về học hành thông minh, nhưng bản thân phải chịu khó học tập mới được. Có Lộc tồn Thiên mã thì có thể làm ăn kinh doanh phát tài, nhưng bản thân cũng phải chịu đi kinh doanh mới được. Cho nên , 4 sao Tá diệu Văn xương - Văn khúc - Lộc tồn - Thiên mã có thể được phát huy, là do "tự lực".

Lợi ích do Tá diệu mang lại, thì nhất định bản thân phải nỗ lực tranh thủ, trái ngược với tính chất của Phụ diệu. Ví dụ như Lộc tồn Thiên mã thông thường chủ về xuất ngoại kinh doanh làm ăn và trở nên giầu có. Nếu cung Mệnh, hoặc cung Di gặp nhóm Tá diệu này, nhưng bản thân Mệnh tạo lại không đi kinh doanh làm ăn, thì nhất định không có được tài phú.

Như đã nói, Văn xương và Văn Khúc chủ về khoa cử và công danh, giả dụ cung Mệnh hoặc cung Phúc gặp nhóm sao này, nhưng bản thân Mệnh tạo lại không đi học, thì nhất định không thể có học vị.

Cần phải hiểu rõ sự khác biệt giữa Phụ diệu và Tá diệu, để lúc luận đoán mới phân biệt được tính chất khác nhau của cùng một tinh hệ.
Trong Đẩu Số, dùng cung Mệnh để luận đoán mệnh cách cho đương số là cao hay thấp, nó chủ về thực chất của vấn đề. Nếu cung mệnh trong tinh bàn hiển thị cách cục cao, thì khó gặp đại hạn và lưu niên quá xấu. Trái lại, nếu cung mệnh trong tinh bàn hiển thị cách cục thấp, thì sẽ khó gặp đại hạn và lưu niên quá tốt, bất quá chỉ thuận lợi nhất thời mà thôi. Do đó có thể thấy sự quan trọng của cung mệnh.

Cung Mệnh đối nhau với cung Di ở tứ chính, và tương hội với cung Quan với cung Tài ở tam phương. Cũng chính là nói, chúng có thể ảnh hưởng đến thực chất của vận trình, những tao ngộ như xuất ngoại, và mối quan hệ với người ở nơi xa hay người ngoại quốc, và các yếu tố như sự nghiệp phát triển có thuận lợi toại ý hay không, tài phú có được như ý hay không, .v.v... Do đó có thể nói cung mệnh trong tinh bàn Đẩu Số là then chốt chủ yếu để luận đoán. Xem xét tổ hợp các sao của cung mệnh, hầu như đã có thể định được đại khái vận thế của một đời người.

Còn cung Thân, theo thuyết thông thường, là dùng để luận đoán sự phát triển Hậu thiên của đương số. Nếu cung Mệnh cát, cung Thân cũng cát, đương nhiên cuộc đời nhiều thuận lợi toại ý. Nếu cung Mệnh cát, nhưng cung Thân không cát, thì giống như khối ngọc đẹp, nhưng lúc điêu khắc đã xảy ra sai sót, do đó làm giảm đẹp. Nếu cung Mệnh không cát, cung Thân cũng không cát, thì cũng giống như gỗ xấu không được điêu khắc, đời người đương nhiên giảm sắc, chỉ có thể khéo vận dụng đại hạn và lưu niên (nhân mệnh), lấy nỗ lực hậu thiên để bổ cứu. Đại hạn có cung Mệnh của đại hạn. Lưu niên có cung Mệnh của lưu niên. Thảy đều căn cứ vào những tính chất của các sao ở 12 cung để luận đoán.
Trong Đẩu Số, dùng cung Mệnh để luận đoán mệnh cách cho đương số là cao hay thấp, nó chủ về thực chất của vấn đề. Nếu cung mệnh trong tinh bàn hiển thị cách cục cao, thì khó gặp đại hạn và lưu niên quá xấu. Trái lại, nếu cung mệnh trong tinh bàn hiển thị cách cục thấp, thì sẽ khó gặp đại hạn và lưu niên quá tốt, bất quá chỉ thuận lợi nhất thời mà thôi. Do đó có thể thấy sự quan trọng của cung mệnh.

Cung Mệnh đối nhau với cung Di ở tứ chính, và tương hội với cung Quan với cung Tài ở tam phương. Cũng chính là nói, chúng có thể ảnh hưởng đến thực chất của vận trình, những tao ngộ như xuất ngoại, và mối quan hệ với người ở nơi xa hay người ngoại quốc, và các yếu tố như sự nghiệp phát triển có thuận lợi toại ý hay không, tài phú có được như ý hay không, .v.v... Do đó có thể nói cung mệnh trong tinh bàn Đẩu Số là then chốt chủ yếu để luận đoán. Xem xét tổ hợp các sao của cung mệnh, hầu như đã có thể định được đại khái vận thế của một đời người.

Còn cung Thân, theo thuyết thông thường, là dùng để luận đoán sự phát triển Hậu thiên của đương số. Nếu cung Mệnh cát, cung Thân cũng cát, đương nhiên cuộc đời nhiều thuận lợi toại ý. Nếu cung Mệnh cát, nhưng cung Thân không cát, thì giống như khối ngọc đẹp, nhưng lúc điêu khắc đã xảy ra sai sót, do đó làm giảm đẹp. Nếu cung Mệnh không cát, cung Thân cũng không cát, thì cũng giống như gỗ xấu không được điêu khắc, đời người đương nhiên giảm sắc, chỉ có thể khéo vận dụng đại hạn và lưu niên (nhân mệnh), lấy nỗ lực hậu thiên để bổ cứu. Đại hạn có cung Mệnh của đại hạn. Lưu niên có cung Mệnh của lưu niên. Thảy đều căn cứ vào những tính chất của các sao ở 12 cung để luận đoán.

Thông thường, mới học Đẩu Số chỉ lấy tính chất các sao của cung Mệnh để làm đối tượng quan sát tinh bàn. Thực ra không phải vậy, đại hạn có cung Mệnh của đại hạn, lưu niên có cung Mệnh của lưu niên. Lấy một ví dụ:

Mệnh lập tại cung Đinh Sửu có tinh hệ "Tử vi Phá quân", hội hợp với cung Quan có "Liêm trinh Tham lang" và cung Tài có "Vũ khúc Thất sát". Khi luận đoán, đương nhiên sẽ căn cứ tính chất của các sao ở tam phương tứ chính hội hợp với "Tử vi Phá quân" của cung Mệnh để luận định.

Lúc 2- 11 tuổi, cũng dùng các sao của cùng một cung để luận đoán, nhưng còn phải thêm vào các Lưu diệu thuộc cung này. Như cung can của bản cung là Đinh Sửu, cho nên lưu Lộc ở cung Ngọ, lưu Dương ở cung Mùi, lưu Đà ở cung Tị, lưu Khôi ở cung Hợi, lưu Việt ở cung Dậu, lưu hóa Lộc là Thái âm, lưu hóa Quyền là Thiên đồng, lưu hóa Khoa là thiên cơ, lưu hóa Kị là Cự môn. Lại vì cung chi là Sửu, cho nên lưu Mã ở cung Hợi.

Lúc 32 - 41 tuổi, đại hạn đến cung Giáp Tuất, tuy là cung Tử Tức của tinh bàn nguyên cục, nhưng lúc này không phải là xem con cái, mà là lấy cung Tử tức này làm cung Mệnh của đại hạn. Cung Tử có Thái dương độc tọa ở cung Tuất, tức là Thái dương đóng ở cung Mệnh của đại hạn. Lần lượt theo thứ tự nghịch mà xắp xếp "12 cung đại hạn", lấy cung Dậu làm cung Huynh của đại hạn, cung Thân làn cung Phu thê của đại hạn, cung Mùi làm cung Tử tức của đại hạn, .v.v... Căn cứ vào can chi của cung đại hạn là Giáp Tuất mà tìm Lưu diệu, như lưu Lộc ở cung Dần, lưu Dương ở cung Mão, lưu Đà ở cung Sửu, .v.v... cho đến lưu Mã ở cung Thân. Rồi mang các Lưu diệu kết hợp với các sao vốn bài bố ở tinh bàn nguyên cục để luận đoán.

Luận đoán lưu niên cũng vậy. Như lưu niên năm Giáp Tý, mượn sao của cung Tý trong tinh bàn, cung Tý trong tinh bàn có Thiên Cơ độc tọa, nên lấy Thiên Cơ làm chính diệu của cung Mệnh của lưu niên. Đồng thời cũng từ cung Tý bài bố nghịch chiều, lấy cung Hợi là cung Huynh của lưu niên, lấy cung Tuất làm cung Phu thê của lưu niên, lấy cung Dậu làm cung Tử tức của lưu niên, .v.v... đến cung Sửu làm cung Phụ mẫu của lưu niên.

Nhưng khi tìm các lưu diệu của lưu niên, do là lưu niên Giáp Tý, cho nên phải dựa vào can Giáp để tìm các lưu diệu, mà không dùng "Bính Tý" của tinh bàn. Điểm này cần đặc biệt chú ý.

Tóm lại do cung Mệnh có thể "phi động", cho nên khi luận đoán vận thế của đại hạn, lưu niên, thì cần phải theo những điều đã thuật ở trên, để nhận thức tính chất của cung Mệnh sau khi đã "phi động". 
LUẬN ĐOÁN 24 TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH

1- Luận đoán cung Mệnh điển hình - đương số Gia Cát Lượng, âm nam, sinh giờ Tị, ngày 23, tháng 7, năm Tân Dậu - Mệnh chủ Văn Khúc - Thân chủ Thiên Đồng, mộc tam cục.

Cung Mệnh là Thiên Đồng độc tọa ở cung Mão, đối cung có Thái âm, tính chất cơ bản là hành xử theo thình cảm, may mà có Linh tinh và Thiên hình đồng độ, trở thành sức mạnh kích phát và áp chế tình cảm. Cho nên Gia Cát Lượng tuy bị tình cảm của Lưu Bị chi phối, mệnh vận một đời chỉ vì "thác cô ở Bạch đế thành" mà đã quyết định "cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi", nhưng Ông cũng có thể đè nén tình cảm, gạt lệ mà trảm Mã Tắc.

Xem cung Phúc đức, có Thái dương hóa Quyền, đối cung có Cự Môn hóa Lộc, Thái dương chủ về lao thân, Cự Môn chủ về lao tâm, tuy được "Lộc Quyền Khoa" tụ hội, nhưng cũng chủ về vất vả mà có thành tựu, có tính chất không chịu hưởng an nhàn, mà phải thân tâm vất vả.

Tinh hệ phối hợp của cung Mệnh là Thiên Đồng, là người ôn hòa đôn hậu, thông minh mẫn tiệp, rất ưa Lộc tồn hội chiếu, tay trắng mà làm nên nghiệp lớn. Ông phụ tá Lưu Bị chia 3 thiên hạ, trong tinh bàn tự đã có điềm ứng, còn được hội hợp Cự môn hóa Lộc chủ về khẩu tài, hội Thiên cơ chủ về mưu lược quyền biến, đều trung tín mà thâm trầm.

Cung Mệnh gặp Linh tinh, còn cung Phụ mẫu gặp Hỏa tinh, Đà la, Kình dương, nên sớm thành cô nhi. Gặp "sao đôi" Tả phụ Hữu bật, mà không có "sao lẻ" tụ hội, nên không chủ về có cha mẹ nuôi (theo Tam Quốc chí của Trần Thọ), Gia Cát Lượng còn nhỏ đã mất cha, theo chú là Gia Cát Chi nương nhờ Lưu Biểu ở Kinh Châu, tức ứng nghiệp sớm mồ côi.

Niên hiệu Kiến An thứ 12, năm Đinh Hợi, Gia Cát Lượng 27 tuổi, Lưu Bị ba lần viếng nhà tranh ở Long Trung, là năm Gia Cát Lượng bắt đầu xuất hiện thi thố tài năng. Theo tinh bàn là thuộc đại hạn Tân Sửu, cung Quan là Thái Dương song hóa Quyền, được Cự Môn song hóa Lộc, kèm lưỡng trùng Thiên mã đến xung, đương nhiên tiền đồ sáng sủa. Văn Xương song hóa Kị, bất quá chỉ chủ về xuất trận nổi danh nên chuốc đố kị mà thôi.

Qua năm Mậu Tý thì Lưu Biểu chết, con của Lưu Biểu là Lưu Tông hàng Tào Tháo, thế là Lưu Bị chạy ra Chương Dương, Gia Cát Lượng phụng mệnh đi sứ sang Đông Ngô, liên kết với Ngô để đại phá Tào Tháo ở Xích Bích. Năm đó cung Mệnh có "Liên trinh Thiên tướng", được Cự Môn hóa Lộc và Thiên Lương giáp cung, thành cục "Tài Ấm giáp ấn", cung Quan ở Thìn có Vũ Khúc được Tham Lang vậy chiếu, lại gặp Tả Phụ Hữu bật Kình Dương Đà la xung xạ mà không có hóa Kị. Mệnh cách vốn là Thiên Đồng tọa thủ cung Mệnh, không gặp Sát thì không chủ về tinh anh hơn người.

Đến đại hạn Canh Tý ở cung Tử tức, là 10 năm Gia Cát Lượng làm nên công nghiệp. Đại hạn này cung Mệnh là "Tài ấm giáp ấn", cung Quan của đại hạn này ở Thìn có Vũ khúc hóa Quyền, Thiên phủ lại hóa Khoa có Sát tinh đến hội, công nghiệp tuy thành nhưng cũng chủ về vất vả. Cung Phụ mẫu được Thái dương hóa Lộc ở đại hạn, xung khởi 4 sao hóa Lộc Quyền Khoa Kị cùng chiếu , đây là điềm Lưu Bị vì tâm lý buồn phiền mà trút gánh nặng lên Ông.

Sau năm 43 tuổi, vào đại hạn Kỷ Hợi là cung Tài bạch của nguyên cục, thiên bàn chỉ được Quyền Lộc cùng chiếu, lại gặp Văn xương hóa Kị. Năm Quý Mão thì Lưu Bị chết ở Vĩnh An, Ông nhận di chiếu phò tá Lưu Thiện. Thái Âm hóa Khoa, còn Văn Khúc hóa Kị xung hóa Khoa mà vây chiếu cung Mệnh, cho nên thanh danh ngày càng thịnh mà âm kị ngày càng sâu.

Gia Cát Lượng có con rất muộn, năm Đinh Mùi 47 tuổi mới sinh Gia Cát Chiêm. Phái Trung Châu chỉ tính được năm mang thai, không tính được năm sinh con. Đồng thời vợ Ông mang thai vào lúc Ông ở tuổi 46 (năm Bính Ngọ), là năm cung Tử tức của đại hạn có Thiên đồng hóa Lộc, xung khởi Cự môn hóa Lộc, cung Mệnh của đại hạn gặp Hồng loan, Thiên hỷ.

Lúc ông 48 tuổi (năm Mậu Thân), là Mã Tắc phạm sai lầm, bại trận quay về Hán Trung. Là năm cung Nô bộc ở Mùi hội hợp Thiên cơ hóa Kị, Văn khúc hóa Kị, Văn xương hóa Kị.

Qua năm Kỷ Dậu, ông trinh phạt Ngụy, đánh chiếm hai quận Vũ đô và Âm bình, cung Quan ở Sửu có Thiên Lương song hóa Khoa xung chiếu Thái Dương hóa Quyền, đồng thời hội nhập cung Mệnh, đáng tiếc là Văn Khúc hóa Kị lại hội Văn Xương hóa Kị, cho nên không thể thành công trọn vẹn

Đại hạn Mậu Tuất, cung Mệnh của đại hạn có Tham Lang hóa Lộc, được Vũ Khúc triều củng, cho nên lúc 54 tuổi xuất binh đến Tà Cốc, Tư Mã Ý cam chịu tiếng hèn, không dám ứng chiến, oai danh của Gia Cát Lượng có thể nói là cực kỳ hiển hách.

Nhưng đại hạn cung Tật ách, có Thái Dương, Văn Xương hóa Kị hội Thiên Lương, lại có Kình Đà giáp cung, là tinh hệ uống nhầm thuốc. Lúc ông 54 tuổi là năm Giáp Dần, cung Tật ách của lưu niên ở Dậu có Thái Âm tọa thủ, Văn Khúc hóa Kị cùng đến, vừa khớp Thái Dương hóa Kị hội hợp, Thiên Lương ở tam phương đến hội là ứng nghiệm uống lầm thuốc, nên người ta nghi ngờ cái chết của Gia Cát Lượng là do uống lầm thuốc. ____________________________________________________________________________


1 comment:

  1. Chân Thành cám ơn tác giả, Tôi cũng là người ham thích tử vi, nay có duyên được đọc những bài trên, lòng cảm thấy vô cùng mến mộ. Nếu có thể, xin cho phép tôi được liên lạc qua email hoạc công cụ nào khác để học hỏi và chia sẽ kinh nghiệm. Dưới đây là email của tôi
    Mr.vominhduc@gmail.com
    Cám ơn lần nửa.
    Đức

    ReplyDelete

Bạn vui lòng chờ kiểm duyệt