CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Ở xứ ta (Trung hoa), khí công xuất hiện từ xa xưa và
có một lịch sử lâu dài. Vì vậy, dân chúng có một ưu thế hiển nhiên trong
việc tu luyện khí công. Hai chính pháp tu luyện khí công là Khí công
Phật gia và Khí công Ðạo gia đã phổ truyền rất nhiều đại pháp mà chỉ
được mật truyền trong quá khứ. Phương pháp tu luyện của Đạo Gia rất là
độc đáo; và Phật Gia cũng có phương pháp tu luyện riêng của họ. Pháp
Luân Công là một phương pháp tu luyện cao cấp của Phật Gia. Trong lớp
học, trước tiên tôi sẽ điều chỉnh cơ thể của quý vị lên một trạng thái
thích hợp cho việc tu luyện ở cấp cao, sau đó tôi sẽ gắn Pháp Luân và
khí cơ (bộ máy khí) vào trong cơ thể của quý vị. Tôi cũng sẽ dạy các bài
động tác cho quý vị. Ngoài ra tôi cũng có các Pháp thân sẽ theo bảo vệ
quý vị. Nhưng có những điều đó thôi cũng chưa đủ, vì mục đích để phát
triển công vẫn chưa đạt được. Nó còn đòi hỏi quý vị cũng phải hiểu rõ
các nguyên lý tu luyện ở cấp cao. Ðây chính là mục đích của quyển sách
này.
Tôi đang giảng về công ở cao tầng. Vì vậy tôi sẽ không bàn tới sự tu
luyện về một mạch, một huyệt hay một kinh lạc đặc biệt nào hết. Tôi đang
giảng về đại pháp để tu luyện, một đại pháp nhằm mục đích tu luyện thật
sự về cao tầng. Lúc đầu nó có thể nghe như hoang đường, nhưng đối với
những người dốc chí tu luyện khí công, xem xét kỹ lưỡng và chứng nghiệm
bản thân, thì tất cả bí mật đều gói trọn trong đó.
1. Nguồn gốc của khí công
Khí công mà chúng ta nói đến ngày nay, thật ra, không được gọi là khí
công lúc ban đầu. Nó có nguồn gốc từ sự tu luyện bí truyền của người
Trung hoa thuở xưa, hay sự tu luyện trong tôn giáo. Qua các kinh sách về
Ðan Kinh, Ðạo Tạng và Ðại Tạng Kinh, không bao giờ tìm thấy hai chữ
"khí công" cả. Trong giai đoạn hiện tại của nền văn minh nhân loại đương
thời, khí công đã trải qua thời kỳ ấu trĩ của tôn giáo. Nó đã hiện hữu
trước khi tôn giáo được thành hình. Sau khi tôn giáo được thành lập, nó
đã một phần bị pha trộn bởi tôn giáo. Danh xưng nguyên thủy của nó là
"Ðại Pháp Tu Phật" hay là "Ðại Pháp Tu Ðạo". Hơn nữa, nó cũng có thời
được mang tên như là "Kim Đan Cửu Chuyển", "La-Hán Pháp", "Thiền Kim
Cang", v..v. Bây giờ chúng ta gọi là "khí công" để thuận theo ý thức hệ
tân thời hơn và cũng để dễ dàng phổ biến trong xã hội. Khí công thật ra
đã có mặt ở Trung hoa với mục đích rất thuần túy là tu luyện bản thân
con người. Khí công không phải do nhân loại của chúng ta phát minh ra. Nó có một lịch sử khá lâu dài và xa xôi trong quá khứ. Vậy chứ khi nào thì khí công được biết tới? Có người nói rằng khí công được thịnh hành dưới đời nhà Ðường và có một lịch sử khoảng ba ngàn năm. Có người nói rằng nó có một lịch sử khoảng năm ngàn năm, trải dài như nền văn minh Trung quốc. Có người nhận xét từ các di tích khảo cổ và cho rằng nó có một lịch sử khoảng bảy ngàn năm. Tôi thấy khí công không được phát minh ra bởi nhân loại đương thời. Nó thuộc về nền văn hóa tiền sử. Theo sự tra cứu của những người có công năng1, vũ trụ mà chúng ta đang sinh sống đây là một hợp thể sau chín lần bị nổ tung ra. Hành tinh chúng ta đang ở đã bị hủy diệt nhiều lần rồi. Sau mỗi lần như vậy trái đất đã được phối trí lại và nhân loại bắt đầu sinh xôi nảy nở trở lại. Hiện tại, chúng ta đã khám phá được nhiều điều trong thế giới tiến vượt xa nền văn minh đương thời. Dựa vào học thuyết tiến hóa của Darwin, con người tiến hóa từ loài khỉ, và nền văn minh không vượt quá mười ngàn năm trở lại. Nhưng các khám phá về di tích khảo cổ cho thấy trong các hang động ở dãy núi Alps (Bên Âu Châu có các bức vẽ trên vách đá đã xuất hiện cách đây khoảng 250,000 năm, mà giá trị nghệ thuật rất cao, vượt hẳn khả năng của người thời nay. Trong viện bảo tàng của Ðại Học Quốc Gia ở Peru có một tảng đá lớn khắc hình người cầm một viễn vọng kính đang quan sát các thiên thể. Hình này đã có cách đây trên 30,000 năm. Như quý vị biết, Ga-li-lê chế ra một kính viễn vọng để xem thiên văn với độ lớn 30 lần vào năm 1609, tức là chỉ cách đây hơn 300 năm. Làm sao có thể có một kính viễn vọng cách đây 30,000 năm được? Có một thanh sắt ở Ấn Ðộ mà chất sắt đạt đến một tỷ lệ 99 phần trăm ở trong đó. Kỹ thuật luyện kim tân thời không thể nào sản xuất được sắt với độ tinh khiết cao như vậy, vì nó đã vượt xa trình độ kỹ thuật tân thời. Ai đã tạo ra nền văn minh đó? Lúc đó loài người có lẽ chỉ là các sinh vật vi tế, vậy làm sao có khả năng sáng tạo ra các điều này? Các khám phá này gây chú ý cho các khoa học gia toàn thế giới. Vì không thể giải thích các điều này nên người ta gọi chung nó là nền “văn hoá tiền sử".
Trình độ khoa học khác biệt nhau ở mỗi thời kỳ, có thời kỳ nó tương đối cao, vượt xa trình độ nhân loại đương thời. Tuy vậy những nền văn minh đó đã bị hủy diệt. Vì lý do đó, tôi nói rằng khí công không được phát minh hay tạo ra bởi người thời nay, nhưng được người thời nay phát hiện và làm cho hoàn hảo hơn, nó thuộc về nền văn hóa tiền sử.
Khí công thật ra không chỉ là sản phẩm của xứ ta, nó cũng có mặt tại các nước khác. Tuy vậy nó không được gọi là khí công, các nước tây phương như là Hoa kỳ, Anh quốc,v..v gọi nó là ảo thuật. Có một ảo thuật gia ở Mỹ tên là David Cooperfield, thật ra anh ta có mang một số công năng, làm cho anh ta có thể biểu diễn màn đi xuyên qua bức Vạn Lý Trường Thành. Khi sắp sửa bước xuyên qua bức tường, anh ta dùng một tấm vải trắng để che anh ta lẫn bức tường lại, và rồi đi xuyên qua nó. Tại sao anh ta đã làm như vậy? Vì theo cách đó, phần lớn người ta sẽ nhìn nó như là một màn trình diễn ảo thuật. Nó phải được làm theo lối này vì anh ta biết rằng có rất nhiều cao nhân ở Trung quốc. Anh ta sợ sẽ bị ảnh hưởng bởi những người này, vì vậy anh ta đã tự che mình lại trước khi bước vào bức tường. Khi từ bức tường đi ra, anh ta dơ một tay ra kéo tấm vải lên trước và bước ra ngoài. Người Trung hoa có câu tục ngữ là: "Người trong cuộc mới hiểu rõ sự tình, còn người ngoài chỉ thấy sự náo nhiệt", theo lối này thì khán giả nghĩ rằng đó là một trò ảo thuật. Lý do họ gọi những công năng này là trò ảo thuật, vì họ không dùng nó để tu luyện thân thể, mà chỉ dùng để biểu diễn các phép thuật và trình diễn giúp vui trên sân khấu. Vì vậy, ở cấp thấp, khí công có thể làm thay đổi các trạng thái vật lý của thân thể con người, đạt đến mục đích chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe (khu bệnh kiện thân); Ở cấp cao, khí công chính là tu luyện bản thể2.
2. Khí và công
“Khí” mà chúng ta nói đến hiện nay đã được người thời xưa gọi là “Khí”. Cả hai trong cốt tủy của nó đều ám chỉ khí của vũ trụ, tức là một loại vật chất vô hình vô tướng trong vũ trụ. Nó không liên hệ gì đến khí trong không khí. Qua sự tu luyện, năng lượng của chất liệu này trong cơ thể con người sẽ trở nên hoạt động, làm thay đổi trạng thái vật lý của cơ thể, đạt đến tác dụng để trừ bệnh và khỏe mạnh. Nhưng khí vẫn chỉ là khí. Quý vị có khí, người khác cũng có khí. Khí với khí không có tác dụng kiềm chế lẫn nhau. Có người cho rằng khí có thể trị bệnh được; hay cho rằng quý vị có thể phát khí ra để trị bệnh cho người nào đó. Các lời này rất phản khoa học, vì từ căn bản khí không thể chữa được bệnh tật gì hết. Khi người luyện công vẫn còn mang khí trong mình, có nghĩa là họ chưa đạt đến trạng thái Thân Trắng Như Sữa (Nãi Bạch Thể), tức là họ vẫn còn mang bệnh tật trong người.
Một người luyện công đến trình độ cao không phát khí,
thay vào đó họ phát ra một chuỗi cao năng lượng, chất cao năng lượng
này thể hiện dưới hình thức ánh sáng với các hạt vi tử rất mịn và rất
đậm đặc. Ðây là công, chỉ khi đó nó mới có tác dụng kiềm chế người
thường, mới có thể chữa bệnh cho họ. Có câu châm ngôn như thế này: "Phật
quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh". Nó có nghĩa là người tu luyện
theo chính pháp mang năng lượng thật to lớn trên mình họ, bất kỳ nơi nào
họ đi qua, họ có thể điều chỉnh bất cứ tình trạng bất thường nào đó
trong vùng ảnh hưởng bởi năng lượng của họ và thiết lập lại trạng thái
bình thường. Chẳng hạn như bệnh tật trong cơ thể con người chỉ là điều
kiện bất bình thường đang xảy ra trong cơ thể đó, các bệnh tật sẽ hết
sau khi tình trạng này được sửa chữa. Nói rõ hơn nữa công chính là năng
lượng. Công có các biểu hiện vật chất, qua sự tu luyện, người luyện công
có thể kinh nghiệm và nhận xét được sự tồn tại khách quan của nó.
3. Công lực và công năng
(1) Công lực do sự tu luyện tâm tính mà có
Cái công3 thật sự quyết định cấp bậc công lực4
của một người không đến từ sự tập luyện các động tác, nó đến từ sự
chuyển hóa của chất "đức" và từ sự tu luyện tâm tính. Quá trình chuyển
hóa này không phải là thành quả của việc bắc nồi đặt lò (an đỉnh thiết
lư), sắt thuốc luyện đan (thái dược luyện đan) như người thường tưởng
tượng ra. Cái công mà chúng tôi nói ra đây được sinh sản phía bên ngoài
của cơ thể, bắt đầu từ phân nửa dưới của cơ thể, tùy theo sự nâng cao
tâm tính nó phát triển lên phía trên theo hình xoắn ốc, và được tạo
thành trọn vẹn ở phía ngoài cơ thể, sau đó nó phát triển thành ra một
cột trụ công (công trụ) ở trên đỉnh đầu. Cột trụ công cao đến đâu quyết
định công của một người cao đến đó. Cột trụ công hiện hữu trong một
không gian được giấu kín và rất sâu thẳm nên người thường không dễ gì
nhìn thấy nó được.
Công năng5
được gia tăng sức mạnh bởi công lực, công lực càng cao và cấp bậc của
một người càng cao thì công năng của một người càng mạnh và càng dễ vận
dụng những quyền năng này; Người với công lực thấp có các công năng nhỏ
hơn, khó vận dụng chúng hơn, thậm chí không thể vận dụng được. Công năng
tự nó không biểu hiện cấp bậc công lực của một người hay là trình độ tu
luyện của một người. Công lực là yếu tố quyết định trình độ của một
người chứ không phải là công năng. Một số người tu theo phương thức
"khóa kín", công lực của họ rất cao, nhưng không nhất định có nhiều công
năng. Công lực là yếu tố quyết định, và do sự tu luyện tâm tính mà có.
Ðây là điều then chốt nhất.
(2) Công năng không phải điều mà người luyện công theo đuổi
Mọi người luyện công đều quan tâm đến công năng, các
phép thần thông rất lôi cuốn và hấp dẫn trong xã hội, và nhiều người
muốn có nó. Nhưng nếu tâm tính không tốt, người ta sẽ không có thể có
được những quyền năng này.
Vài công năng có thể được sở hữu bởi người thường,
như khai mở thiên mục, thiên nhĩ, thần giao cách cảm và biết trước tương
lai. Nhưng những quyền năng nay thay đổi tùy theo mỗi cá nhân, chúng nó
không thể hiện ra cùng một lượt trong trạng thái tiệm ngộ (giác ngộ từ
từ). Vài công năng không thể nào được ban cho người thường, chẳng hạn
như việc biến chuyển một loại vật thể trong không gian vật lý này thành
ra một loại vật thể khác, đây không phải là thứ mà người thường có thể
có được. Các công năng vĩ đại có được nhờ sự tu luyện trước từ tiền
kiếp. Pháp Luân Công phát triển thuận theo các luật của vũ trụ, vì vậy
các công năng nào có trong vũ trụ cũng đều có trong Pháp Luân Công, tất
cả đều tùy thuộc vào cách thức tu luyện của người luyện công. Ý nghĩ để
có được vài công năng không bị xem là sai trái, tuy vậy, đeo đuổi theo
chúng một cách quá trớn không được xem như một tư tưởng bình thường và
sẽ sinh ra các hậu quả xấu. Công năng không được sử dụng nhiều cho lắm
khi đạt được ở cấp thấp, trừ phi sử dụng chúng để biểu diễn khả năng của
người đó trước mặt các người thường khác và trở thành người trội hơn
giữa đám đông. Trong trường hợp này, nó cho thấy tâm tính của người đó
không cao lắm và đúng ra không nên cấp công năng cho người đó. Vài công
năng nếu giao cho người với tâm tính xấu có thể được sử dụng để làm điều
sai trái, vì tâm tính của họ không chín chắn nên không bảo đảm là họ sẽ
không làm điều xấu.
Nhìn từ một khía cạnh khác bất cứ công năng nào có
thể tiết lộ và biểu diễn thì không thể được sử dụng để thay đổi xã hội
loài người hay là để sửa đổi sinh hoạt bình thường trong xã hội. Những
công năng thứ thiệt không được phép tiết lộ và biểu diễn, vì tầm ảnh
hưởng và sự nguy hiểm quá rộng lớn. Chẳng hạn như là người ta không được
biểu diễn phá sập một tòa nhà lầu lớn. Nhất là đối với các quyền năng
vĩ đại, trừ phi những người mang sứ mạng đặc biệt, các công năng vĩ đại
đều không được cho phép sử dụng, cũng như không có thể tiết lộ chúng vì
các thượng sư khống chế việc này.
Tuy nhiên một số người thường nài nỉ các thầy khí
công biểu diễn, bắt buộc họ tiết lộ các công năng để cho các người này
có thể trông thấy. Người có công năng thường không muốn sử dụng chúng để
biểu diễn, vì họ không được phép tiết lộ chúng ra, đem chúng ra sử dụng
sẽ có tầm ảnh hưởng đến tình trạng của toàn xã hội. Người chân chính
với nhiều đức tính tốt không được phép sử dụng các công năng của họ nơi
công cộng. Vài thầy khí công cảm thấy rất khó chịu trong lúc trình diễn,
sau khi trở về nhà họ muốn khóc thét lên. Xin đừng buộc họ phải biểu
diễn! Họ sẽ cảm thấy rất bối rối khi phải tiết lộ những thứ đó. Tôi thấy
rất ác cảm khi đọc một tạp chí mà một học viên đang cầm trên tay. Nó đề
cập tới một hội nghị khí công quốc tế đang được tổ chức, người có công
năng có thể tham dự một cuộc đọ sức, người nào có quyền năng mạnh nhất
có thể đi dự hội nghị đó. Sau khi đọc xong, tôi cảm thấy rất khó chịu
trong nhiều ngày. Ðây không phải là điều có thể được tiết lộ giữa công
chúng để tranh tài, trình diễn chúng nơi công cộng là điều thật đáng
tiếc. Người thường mà, họ chú trọng đến những điều thực tế trong thế
gian này, nhưng những thầy khí công phải biết tự trọng.
Ham muốn những công năng với mục đích gì? Nó phản ảnh
cảnh giới của tư tưởng và sự mong cầu của người luyện công, tư tưởng
không chính đáng, không chín chắn, nên không thể đạt được các công năng
cao. Ở đây có một nguyên nhân, là vì trước khi quý vị được hoàn toàn
giác ngộ, điều tốt hay xấu mà quý vị nhìn thấy chỉ là dựa trên các tiêu
chuẩn pháp của thế gian này, quý vị không thể nhận ra bản chất thật sự
của mọi vật, không thể thấy các quan hệ nhân duyên giữa các sự việc. Ấu
đả, mắng chửi và bắt nạt nhau giữa người thường do các liên hệ nhân
duyên mà ra, nếu không hiểu thấu điều đó quý vị có thể chỉ làm cho rối
ren thêm. Chuyện ân oán, thị phi của người đời, đã có pháp của thế gian
lo rồi, người luyện công không nên dính vào. Vì trước khi quý vị đạt đến
giai đoạn giác ngộ trọn vẹn, những gì mắt quý vị thấy không nhất thiết
là sự thật. Khi một người đấm đá một người khác, có lẽ là họ đang giải
quyết món nợ nhân quả6
của họ, sự can thiệp của quý vị có thể làm trở ngại việc thanh toán món
nợ của họ. Nghiệp là chất đen bao quanh cơ thể con người, nó là một vật
chất hiện hữu trong một không gian khác mà có thể được chuyển hóa thành
ra bệnh tật hay tai họa.
Mọi người đều có công năng, vấn đề là phải khai thác
và gia tăng sức mạnh của chúng qua sự tu luyện liên tục. Là người luyện
công, nếu chỉ mong cầu đạt được các công năng thì người đó có cái nhìn
thiển cận, tư tưởng không trong sạch, không kể người đó muốn công năng
để làm gì, nó hàm chứa sự ích kỷ mà nhất định sẽ cản trở việc luyện
công, kết quả là người đó không đạt được bất kỳ quyền năng nào.
(3) Cách sử dụng công lực
Có người luyện công chưa tập luyện lâu cho lắm, nhưng
họ muốn chữa bệnh cho người khác, muốn thử xem nó có kết quả không. Ðối
với những người mà công lực của họ chưa cao cho lắm, khi quý vị đưa tay
ra và thử chữa bệnh, quý vị thu hút một khối lượng chất đen lớn, tức là
khí bệnh, khí dơ bẩn, từ cơ thể của bệnh nhân sang cơ thể của mình. Vì
quý vị không có năng lực để phòng chống lại khí bệnh, và hơn nữa cơ thể
của quý vị chưa có tấm chắn bảo vệ, quý vị ở trong cùng vùng ảnh hưởng
(trường) với bệnh nhân, không có một công lực thật cao quý vị sẽ không
thể nào tự bảo vệ được, kết quả là quý vị sẽ cảm thấy rất là khó chịu.
Nếu không có người độ cho quý vị, một thời gian sau, quý vị sẽ mang bệnh
tật đầy mình. Cho nên người không có công lực cao, không nên trị bệnh
cho người khác. Trừ phi quý vị đã phát triển được các công năng và đạt
được một trình độ công lực nào đó, thì quý vị có thể dùng khí công để
chữa bệnh. Ngay cả một số người đã phát triển công năng và có thể chữa
bệnh, khi ở cấp thật thấp, thật ra họ đã sử dụng công lực tích tụ được
để chữa bệnh, tức là dùng năng lực của chính mình để chữa bệnh. Vì công
là năng lượng và cũng là một linh thể mà không dễ gì thu thập được, nên
phát công ra thật sự sẽ làm tiêu hao công của quý vị đi. Kèm theo sự
phát công của quý vị, cột trụ công trên đầu của quý vị sẽ ngắn lại và
tiêu hao bớt đi, điều này quả không đáng làm chút nào. Vì vậy tôi không
chủ trương việc trị bệnh cho người khác khi công lực của quý vị chưa
được cao cho lắm. Không kể thủ pháp của quý vị cao đến đâu, quý vị vẫn
làm tiêu hao năng lượng của chính mình.
Khi công lực của quý vị đã đạt đến một trình độ nào
đó, đủ loại công năng sẽ xuất hiện. Khi sử dụng các công năng này quý vị
cần phải rất cẩn thận. Chẳng hạn như người ta phải sử dụng Thiên mục
khi nó đã khai mở vì nó sẽ đóng lại nếu quý vị không bao giờ sử dụng nó.
Tuy vậy quý vị không được nhìn bằng thiên mục thường xuyên. Nếu sử dụng
nó quá thường xuyên, rất nhiều năng lượng sẽ bị mất đi. Vậy có phải là
quý vị đừng bao giờ sử dụng nó? Dĩ nhiên là không. Nếu chúng ta không
bao giờ có thể dùng nó vậy chúng ta tu luyện nó để làm gì? Vấn đề là khi
nào sử dụng nó. Chỉ khi nào quý vị tu luyện đến một trình độ nào đó và
có khả năng tự bổ xung năng lực trở lại thì quý vị có thể sử dụng nó.
Khi người tu theo Pháp Luân Công đạt đến một trình độ nào đó, Pháp Luân
có thể chuyển hóa tự động và cung cấp trở lại không kể bao nhiêu công mà
người đó phát ra. Pháp Luân tự động duy trì mức độ công lực cho người
luyện công. Công không có giảm đi bất cứ lúc nào. Ðây là đặc điểm của
Pháp Luân Công. Chỉ đến lúc này mới có thể sử dụng các công năng.
4. Thiên mục
(1) Khai mở thiên mục 7
Lối thông ra (thông đạo) chính của thiên mục nằm giữa trung tâm của trán và sơn căn8.
Cách người thường nhìn thấy với mắt phàm cũng giống như nguyên tắc chụp
hình với máy ảnh. Tùy theo khoảng cách giữa vật thể và cường độ ánh
sáng, cùng với sự điều chỉnh của ống kính hay kích thước của con ngươi,
hình ảnh được tạo thành bởi các thần kinh thị giác trên tuyến tùng quả9
nằm ở phân nữa phía sau của đại não. Công năng nhìn xuyên thấu thật ra
là trực tiếp sử dụng tuyến tùng quả nhìn thẳng ra bên ngoài thông qua
thiên mục. Thiên mục của một người trung bình không thông vì khe hở của
lối thông ra chính rất là chật hẹp, rất đen tối, không có chút linh khí,
không phát quang. Lối thông ra của một số người bị tắt nghẽn vì vậy họ
không có thể thấy được.
Ðể khai mở thiên mục, trước hết chúng ta dùng sức
mạnh ở bên ngoài hay là sức mạnh tự tu luyện được để khai mở lối thông
ra. Hình dạng của lối thông ra thay đổi tùy mỗi cá nhân và nó có dạng
như hình bầu dục, hình tròn, hình thoi và hình tam giác, người luyện
thật giỏi thì lối thông ra rất tròn. Thứ nhì là vị thầy ban cho một con
mắt, nếu tự mình tu luyện thì phải tự tạo nên con mắt này. Thứ ba là
phải có tinh hoa khí ở vị trí của thiên mục.
Thông thường chúng ta thấy được nhờ sử dụng cặp mắt
này, đúng ra là hai mắt này ngăn chặn lối thông ra của chúng ta vào các
không gian khác. Nó vận hành như là một tấm chắn, vì vậy chúng ta chỉ có
thể nhìn thấy các đồ vật hiện hữu trong không gian vật chất của chúng
ta mà thôi. Sự khai mở thiên mục cho phép người ta nhìn thấy mà không
cần sử dụng hai mắt này. Sau khi đạt đến một trình độ rất cao, quý vị
cũng có thể tu có được một chân nhãn. Rồi thì quý vị có thể sử dụng chân
nhãn của thiên mục hay là chân nhãn ở nơi sơn căn để nhìn. Theo Phật
Gia thì mỗi lỗ chân lông là một con mắt, có mắt ở trên khắp cơ thể con
người. Theo Đạo Gia thì mỗi điểm huyệt (huyệt vị) là một con mắt. Tuy
vậy lối thông ra chính là thiên mục, nó phải được khai mở trước tiên.
Trong lớp học tôi đã gắn cho mọi người những thứ để có thể khai mở thiên
mục. Vì cơ thể của mỗi người có tố chất khác nhau nên hiệu quả cũng
không như nhau. Có người thấy một lỗ đen tương tự như một cái giếng sâu,
điều này có nghĩa là lối thông ra của thiên mục màu đen. Có người thấy
lối thông ra màu trắng, thiên mục sắp được mở nếu thấy đồ vật ở trước
đường hầm này. Có người thấy đồ vật quay vòng, đấy là những thứ Thầy gắn
cho để khai mở thiên mục. Quý vị sẽ có thể nhìn thấy một khi thiên mục
được khai thông hoàn toàn. Có người có thể nhìn thấy một con mắt lớn qua
thiên mục của họ và nghĩ rằng đó là mắt Phật. Thật ra đó chính là mắt
của họ. Ðây thường là những người có căn cơ bẩm sinh (tiên thiên) tương
đối tốt.
Theo thống kê của chúng tôi, trong mỗi lớp học có hơn
phân nửa người có thiên mục được khai mở. Một vấn đề được nêu ra khi
thiên mục mở là người với tâm tính không cao lắm có thể dễ dàng sử dụng
nó để làm điều xấu. Ðể tránh vấn đề này, tôi mở thiên mục của quý vị
thẳng đến cấp huệ nhãn thông, nói khác đi là mở đến một cấp cao để cho
phép quý vị thấy trực tiếp các cảnh vật ở các không gian khác và để nhìn
thấy những thứ có thể sẽ xuất hiện trong lúc tu luyện để tạo thêm niềm
tin cho quý vị, làm cho niềm tin vào sự luyện công thêm vững chắc hơn.
Người vừa mới bắt đầu luyện công thì tâm tính của họ chưa thể đạt đến
cao độ của người siêu thường. Nên khi họ có được những điều siêu phàm,
nó rất dễ để họ làm những điều sai trái. Lấy một thí dụ vui vui là nếu
quý vị đi ngoài đường và gặp quầy bán vé sổ số, quý vị có thể rời đó với
một giải nhất. Ðiều này cắt nghĩa điều tôi muốn nói. Nó không được phép
xảy ra như vậy. Một lý do khác nữa là hãy xét sự khai mở thiên mục của
chúng ta ở đây trong một phạm vi rộng lớn. Thí dụ như thiên mục của mọi
người được mở ở một cấp thấp, hãy chỉ tưởng tượng rằng nếu mọi người có
thể trông thấy xuyên qua cơ thể con người, hay là có thể thấy các đồ vật
phía sau bức tường; chúng ta còn có thể gọi đây là xã hội người thường
nữa không? Nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trạng thái của xã hội người
thường, do đó, nó không được phép cũng như không được thực hiện. Hơn
nữa, nó không đem lại lợi ích gì cho người luyện công, và chỉ dung túng
thêm sự ràng buộc10
của người luyện công. Vì lý do đó, chúng tôi không mở thiên mục cho quý
vị ở một cấp thấp, thay vào đó chúng tôi mở nó trực tiếp ở cao tầng.
(2) Các cấp bậc của thiên mục
Thiên mục có nhiều cấp bậc khác nhau. Tùy theo cấp bậc, nó trông thấy các cõi giới khác nhau. Theo Phật giáo có năm cấp bậc11
là: Nhục Nhãn Thông, Thiên Nhãn Thông, Huệ Nhãn Thông, Pháp Nhãn Thông
và Phật Nhãn Thông. Mỗi cấp bậc lại chia ra thành các cấp phụ là thượng,
trung và hạ. Ở các cấp từ thiên nhãn thông trở xuống, nó chỉ quan sát
được thế giới vật chất của chúng ta. Chỉ ở các cấp từ huệ nhãn thông trở
lên nó sẽ có thể quan sát các không gian khác. Một số người có công năng xuyên thấu12,
nhìn còn chính xác hơn các Máy Tạo Hình (Quét ảnh C.T). Tuy nhiên,
những gì họ có thể trông thấy vẫn còn nằm trong thế giới vật chất này và
chưa vượt khỏi không gian mà chúng ta đang ở. Nó không thể được xem như
đã đạt đến một trình độ cao cấp về thiên mục.
Cấp bậc của thiên mục tùy thuộc vào số lượng tinh hoa
khí của một người cũng như bề rộng, độ sáng và góc độ cản trở của lối
thông ra chính. Tinh hoa khí ở bên trong là điều then chốt để xem thiên
mục có thể được mở trọn vẹn chưa. Ðiều đặc biệt là rất dễ mở thiên mục
cho trẻ em dưới 6 tuổi. Ngay cả tôi không cần dùng tay nữa; nó mở ngay
lập tức khi tôi bắt đầu nói vì trẻ em tiếp nhận rất ít ảnh hưởng xấu
trong thế giới vật chất này của chúng ta và chưa phạm phải lỗi lầm nào
hết. Tinh hoa khí của chúng được giữ gìn rất tốt. Ðối với trẻ em trên 6
tuổi, thiên mục của chúng càng khó mở hơn vì do nơi các ảnh hưởng xấu từ
bên ngoài càng gia tăng khi chúng lớn lên. Ðặc biệt nữa là với một nền
giáo dục không tốt, bại hoại, và trở thành đồi bại có thể làm cho tất cả
tinh hoa khí tan biến mất. Sau khi tuột dốc đến mức độ nào đó, nó sẽ
biến mất đi. Những người mà tinh hoa khí hoàn toàn mất hẳn đi có thể dần
dần khôi phục lại qua việc luyện công, nhưng nó đòi hỏi nhiều thời gian
và nhiều cố gắng hơn. Cho nên tinh hoa khí rất là quý báu.
Tôi không chủ trương mở thiên mục ở cấp thiên nhãn
thông, vì khi công lực của người luyện công còn thấp, họ sẽ bị mất nhiều
năng lượng khi sử dụng thiên mục hơn là năng lượng thu thập được qua sự
luyện công. Nếu linh khí bị mất nhiều quá, thiên mục có thể bị đóng lại
lần nữa, một khi nó đóng lại thì sẽ không dễ gì mà mở nó lại lần nữa.
Vì vậy khi tôi mở thiên mục cho ai, tôi thường mở nó ở cấp huệ nhãn
thông. Các người tu luyện sẽ có thể thấy các cảnh vật của các không gian
khác mặc dầu có thể thấy rõ hay mờ. Do ảnh hưởng của các điều kiện bẩm
sinh (tiên thiên), có người có thể thấy được rõ ràng, có người thấy lúc
ẩn lúc hiện; có người không thấy được rõ ràng, tuy nhiên ít ra quý vị
cũng có thể thấy được ánh sáng. Vì vậy nó mang lại ảnh hưởng tốt cho
người luyện công để phát triển lên trình độ cao hơn nữa. Những người
không thấy rõ ràng sẽ có thể khá hơn qua sự luyện công.
Những người thiếu chất tinh hoa khí chỉ thấy các hình
ảnh trắng đen khi nhìn bằng thiên mục. Ðối với những người tương đối có
nhiều tinh hoa khí hơn, thiên mục của họ sẽ có thể thấy các cảnh vật
bằng màu sắc và hình dạng rõ ràng hơn. Càng có nhiều tinh hoa khí thì
càng nhìn thấy rõ ràng hơn. Tuy nhiên, mỗi cá nhân đều khác nhau. Có
người bẩm sinh thiên mục đã mở, trong khi một số người khác bị đóng rất
chặt. Khi thiên mục đang mở ra, nó giống như cái bông đang nở từng lớp
này đến lớp khác. Trong lúc ngồi thiền, lúc khởi đầu quý vị sẽ phát hiện
thiên mục có một đóm sáng, lúc bắt đầu, cái đóm này không sáng chói cho
lắm, và sau đó chuyển sang màu đỏ. Có người thiên mục bị đóng gắt quá
nên phản ứng lúc đầu của họ cũng rất mạnh mẽ. Họ sẽ cảm thấy các bắp
thịt chung quanh lối thông ra chính và vùng sơn căn đang căng phồng lên
như bị ép và bóp chặt về phía bên trong. Hai bên thái dương và trước
trán của họ bắt đầu cảm thấy như phồng to lên và đau nhức do các phản
ứng của sự khai mở thiên mục. Người có thiên mục dễ mở đôi khi có thể
thấy điều gì đó. Trong lớp học, có người tình cờ thấy được pháp thân của
tôi. Khi họ cố gắng nhìn chăm chú hơn thì nó biến mất. Thật ra, họ đã
sử dụng mắt thịt của họ. Quý vị phải giữ yên trạng thái khi trông thấy
điều gì với đôi mắt khép lại, và dần dần quý vị sẽ thấy chúng rõ hơn.
Khi quý vị muốn thấy gần hơn nữa, quý vị đã thật sự chuyển qua nhìn bằng
mắt thịt của mình và sử dụng các thần kinh thị giác. Khi đó, quý vị sẽ
không thể thấy được gì hết.
Thiên mục ở các cấp bậc khác nhau có thể nhận thức
được các cõi khác nhau. Một số cơ sở nghiên cứu khoa học không hiểu đạo
lý này và kết quả là vài cuộc thí nghiệm về khí công không đạt được hiệu
quả mong muốn. Nhiều lần các thí nghiệm ngay cả dẫn đến kết quả ngược
lại. Chẳng hạn như có một đơn vị thiết kế một phương pháp để trắc nghiệm
các công năng, họ yêu cầu các thầy khí công nhìn vào trong một hộp đậy
kín. Vì cấp bậc thiên mục của những thầy khí công này không giống nhau,
nên các câu trả lời kết quả trắc nghiệm của họ cũng không giống nhau. Vì
vậy, các nhân viên làm trắc nghiệm cho thiên mục là sai lầm, họ có cái
nhìn lệch lạc. Thông thường người có thiên mục mở ở cấp thấp đạt được
kết quả khả quan hơn với loại thí nghiệm này, vì thiên mục của họ mở ở
cấp thiên nhãn thông, rất thích hợp để chỉ quan sát các đồ vật trong
không gian vật chất này. Vì vậy người không hiểu rõ thiên mục nghĩ rằng
những người này có các công năng tối cao. Tất cả các vật thể, bất luận
vật hữu cơ hay vô cơ, hiện ra với hình dáng khác nhau trong các không
gian khác nhau. Chẳng hạn cái ly thủy tinh khi vừa được chế tạo ra, thì
đồng thời có một linh thể sinh ra ở một không gian nào đó. Hơn nữa, ngay
cả trước khi linh thể này xuất hiện, nó có thể có điều gì khác nữa. Với
thiên mục ở cấp thấp nhất, người ta sẽ thấy lớp thủy tinh. Ở một cấp
cao hơn, người ta sẽ thấy một linh thể hiện diện trong một không gian
khác. Ở một cấp cao hơn nữa, người ta sẽ thấy hình thức của vật chất
trước khi có sự xuất hiện của linh thể.
(3) Công năng dao thị
Sau khi mở thiên mục, có người có được công năng dao thị
(công năng thấy xa), họ có thể nhìn thấy các đồ vật ở cách xa ngàn dặm.
Mỗi cá nhân chiếm cứ khoảng không gian riêng của họ và nó cũng rộng lớn
bằng kích thước của vũ trụ, trong khoảng không gian riêng biệt13
này, họ có một tấm gương trước trán, nhưng không thấy được trong cõi
không gian của chúng ta. Mọi người đều có tấm gương này, chỉ là người
không luyện công thì nó quay vào trong, người luyện công thì tấm gương
này từ từ quay chung quanh trục của nó. Khi quay tấm gương này có thể
phản chiếu những gì người đó muốn thấy. Trong cõi không gian riêng biệt
này, người đó tương đối to lớn, cơ thể của họ khá lớn và tấm gương này
cũng thật lớn. Bất cứ cái gì người tu muốn nhìn thấy có thể được phản
chiếu lại trên tấm gương. Tuy vậy một khi tấm gương ghi nhận được hình
ảnh, người đó cũng chưa có thể thấy nó được. Hình ảnh sẽ lưu lại trên
tấm gương trong khoảnh khắc, xong rồi tấm gương sẽ quay nữa, làm cho quý
vị thấy được hình ảnh của đồ vật hiện trên đó. Nó sẽ lật trở lại thật
mau. Nó quay lui và tới không ngừng nghỉ. Phim chớp bóng di động 24 hình
trong một giây để đạt được động tác liên tục. Tốc độ mà tấm gương lật
qua còn mau hơn đó nữa, vì vậy, các hình ảnh dường như liên tục và rõ
ràng. Ðây là dao thị. Nguyên tắc của dao thị thật là đơn giản. Ðiều này
vẫn được giữ thật bí mật, tuy vậy tôi tiết lộ nó với chỉ vài hàng.
(4) Các cõi không gian
Không gian, dựa vào những điều chúng ta trông thấy,
quả thật là phức tạp. Nhân loại chỉ biết không gian mà con người hiện
đang sống, và các cõi không gian khác thì chưa được thám hiểm hay là
khám phá tới. Nói về những điều đến từ các không gian khác, các thầy khí
công của chúng ta đã nhìn thấy hàng tá các cấp bậc không gian khác nhau
và cũng có thể dùng lý luận để giải thích sự hiện hữu của nó, nhưng
khoa học không thể chứng thực được. Có một số điều, ngay cả nếu quý vị
không chấp nhận sự hiện hữu của chúng, nhưng chúng vẫn được phản ánh một
cách trung thực trong không gian của chúng ta. Chẳng hạn như có một nơi
gọi là quần đảo Bermuda, hay còn được mệnh danh là "vùng tam giác quỷ",
một số tàu bè đã biến mất trong vùng này, một số máy bay cũng mất tích
luôn, và sau đó lại xuất hiện trở lại vài năm sau đó. Không ai có thể
giải thích được nguyên nhân, không ai đi quá giới hạn của các tiến trình
suy nghĩ và lý luận của con người. Thật ra, nó là một đường đi vào một
không gian khác. Không giống như cánh cửa bình thường của chúng ta với
một vị trí cố định, nó ở một trạng thái không ổn định. Nếu chiếc tàu nào
tình cờ đi vào khi cánh cửa được mở, nó có thể đi vào cõi không gian
khác rất dễ dàng. Con người không thể cảm nhận được sự khác biệt giữa
các không gian, và họ đi vào trong một không gian khác trong nháy mắt.
Khoảng cách giữa các không gian không thể nào được diễn đạt bằng dặm,
như là cách xa hàng ngàn dặm. Mọi thứ đều hội tụ vào một điểm nơi đây.
Các không gian khác nhau thật sự xảy ra cùng nơi chốn và cùng thời gian.
Chiếc tàu nhảy vào trong một chốc lát và trở ra lại do sự tình cờ thôi.
Tuy vậy, nhiều năm đã trôi qua trong thế giới này vì thời gian khác
nhau ở hai cõi không gian này. Có nhiều thế giới đồng nhất14
hiện hữu trong mỗi không gian, tương tự như mô hình của các cấu trúc
nguyên tử, một quả cầu được nối liền với quả cầu khác bằng một đoạn
thẳng và rất nhiều quả cầu lẫn nhiều đoạn thẳng liên kết với nhau như
vậy, nó quả thật là phức tạp.
Bốn năm trước kỳ thế chiến tranh thế giới lần thứ 2,
một phi công người Anh đang thi hành một công tác. Khi đang bay giữa
chừng, anh ta đụng phải một cơn bão táp rất lớn. Dựa theo kinh nghiệm,
anh ta tìm gặp một phi trường bỏ hoang. Vừa lúc phi trường xuất hiện
trước mắt anh ta, một hình ảnh hoàn toàn khác hẳn đến trong tầm nhìn của
anh ta, nó bỗng nhiên nắng chói và không có chút mây nào như thể anh ta
vừa mới hiện ra từ một thế giới khác. Các máy bay đậu ở phi trường này
sơn màu vàng, và người ta đang bận rộn làm việc trên mặt đất, anh ta có
cảm giác rất lạ! Sau khi hạ cánh, không ai nhận ra anh ta. Ngay cả đài
kiểm soát không lưu cũng không có liên lạc với anh ta. Người phi công
quyết định rời khỏi nơi đó vì trời đã tạnh bão. Anh ta bay trở lại, và
lúc tới cùng khoảng cách mà anh ta thấy phi trường này phút chốc trước
đó, anh ta lại đâm đầu vào cơn bão táp một lần nữa. Cuối cùng anh ta
xoay trở để ra khỏi nơi đó. Khi anh ta báo cáo tình trạng này và anh ta
cũng ghi xuống trong sổ phi hành, cấp trên của anh ta không tin chuyện
đó. Bốn năm sau đó, thế chiến thứ hai bùng nổ. Anh ta được thuyên chuyển
đến cái phi trường bỏ hoang đó. Anh ta lập tức nhớ lại cảnh tượng xảy
ra giống hệt như điều mà anh ta đã thấy bốn năm về trước. Các thầy khí
công của chúng ta tất cả đều biết những thứ đó là gì. Anh ta đã làm cùng
việc đó bốn năm sớm hơn là anh ta phải làm sau đó. Trước khi bắt đầu
hành động, anh ta đã đến đó và diễn xuất vai trò của mình trước, và xong
rồi trở lại làm đúng theo thứ tự.
5. Trị bệnh bằng khí công và trị bệnh ở nhà thương
Theo lý thuyết, cách trị bệnh bằng khí công hoàn toàn
khác hẳn cách chữa trị nơi nhà thương. Cách chữa trị của tây y dùng các
phương pháp của người thường trong xã hội. Mặc dầu với các phương tiện
chẩn bệnh và cách khám nghiệm bằng tia X Quang, họ chỉ có thể quan sát
những vùng bị bệnh trong không gian này mà thôi và không thể nào thấy
được những tín hiệu15
từ các cõi không gian khác, vì vậy họ không hiểu được nguyên nhân của
bệnh tật. Nếu như người bệnh không bệnh nặng quá, thuốc men có thể chặn
đứng được hay là ngay cả trị tận gốc của mầm bệnh (đó là vi khuẩn16
theo tây y và nghiệp theo khí công). Trong các trường hợp bệnh nặng,
thuốc men sẽ trở thành kém hiệu lực. Nếu gia tăng lượng thuốc lên, con
bệnh có thể không có khả năng hấp thụ nó. Vì không phải tất cả mọi bệnh
tật đều phải tuân theo các định luật của thế gian này, một số bệnh rất
nặng vượt quá khuôn khổ của thế gian này. Vì lý do đó nhà thương không
đủ khả năng để chữa trị chúng.
Trung y là khoa y học truyền thống của xứ ta (Trung
quốc), và nó không có cách biệt với các công năng mà con người tu luyện
được. Người thời xưa rất chú trọng đến sự tu luyện bản thân con người. Nho Gia, Đạo Gia và Phật Gia kể cả các môn sinh của Khổng Tử, tất cả đều nói về tọa thiền17.
Tọa thiền được xem là một khả năng khéo léo. Ngay cả họ không có thực
hành tu luyện, theo dòng thời gian, họ vẫn phát được công và các công
năng. Tại sao ngành châm cứu của Trung Y khám phá ra các kinh lạc trong
cơ thể con người thật rõ ràng? Tại sao các điểm huyệt châm cứu không nối
liền nhau theo chiều ngang? Tại sao chúng nó cũng không đụng chéo nhau?
Hay là tại sao chúng nó nối liền nhau theo chiều dọc? Tại sao chúng nó
được vẽ lại thật chính xác? Người thời nay với các công năng có thể nhìn
thấy bằng chính mắt của họ những gì đã được phát họa bởi các thầy thuốc
Trung Hoa. Ðó là vì các danh y thời xưa nói chung đều có các công năng.
Trong lịch sử Trung hoa, Lý Thời Trân, Tôn Tư Mạc, Biển Thước và Hoa Ðà
thật ra tất cả đều là các đại sư khí công có mang các công năng. Trung y
được truyền đến ngày nay, đã thất lạc phần liên hệ đến các công năng và
chỉ còn giữ lại các phần về kỹ thuật. Trong quá khứ, các thầy thuốc
Trung Hoa sử dụng mắt (gồm cả các công năng đặc dị) để xác định bệnh,
sau đó họ chế ra các phương pháp bắt mạch. Nếu các công năng được thêm
vào cách chữa trị của Trung y như thuở xưa, có thể nói rằng tây y có lẽ
khó mà bắt kịp Trung y của Trung quốc trong nhiều năm sắp tới.
Cách chữa bệnh bằng khí công trừ tận gốc của mầm
bệnh. Tôi xem bệnh tật như là một thứ nghiệp. Trị bệnh nhằm giúp để tiêu
trừ nghiệp. Một số thầy khí công trị bệnh bằng cách loại bỏ chất khí màu đen 18khỏi cơ thể, sử dụng phương pháp đuổi khí thêm khí19.
Ở cấp rất thấp, họ loại bỏ chất khí đen. Tuy vậy, họ không biết gốc rễ
của chất khí đen này. Khi chất khí đen này trở lại thì cơn bệnh cũng tái
xuất hiện. Thật ra chất khí đen này không phải nguyên nhân của cơn
bệnh. Khi chất khí đen này xuất hiện trở lại thì cơn bệnh cũng xuất hiện
trở lại. Sự hiện diện của khí đen chỉ làm cho bệnh nhân khó chịu.
Nguyên nhân căn bản của bệnh tật là do một linh thể trú ngụ ở một không
gian khác gây ra. Nhiều thầy khí công không biết điều này. Vì các linh
thể rất hung dữ, người thường không thể đụng đến nó, cũng như không làm
cho nó cảm động đuợc. Chữa bệnh bằng Pháp Luân Công chú trọng cũng như
bắt đầu từ linh thể đó để tiêu diệt tận gốc của cơn bệnh. Hơn thế nữa,
một tấm chắn được gắn nơi đó để cho con bệnh không thể xâm nhập trở lại
trong tương lai.
Khí công có thể chữa bệnh nhưng không thể can thiệp
vào tình trạng của xã hội bình thường. Nếu được sử dụng một cách quy mô,
nó có lẽ gây trở ngại cho tình trạng của xã hội người thường và nó
không được phép làm như vậy, hiệu quả của nó có lẽ cũng sẽ không tốt.
Như quý vị biết, có người đã mở các trung tâm chẩn bệnh bằng khí công,
các nhà thương khí công và các trung tâm phục hồi bằng khí công. Trước
khi mở các thương vụ này, kết quả của cách điều trị có thể chấp nhận
được. Một khi họ mở các thương vụ để trị bệnh thì hiệu quả giảm sút rõ
rệt. Ðây là điều cấm kỵ việc sử dụng các công năng để hoàn tất các chức
năng trong xã hội người thường. Làm như vậy nhất định sẽ giáng cấp nó
xuống ngang với các nguyên lý của xã hội người thường.
Sử dụng công năng để nhìn xuyên qua cơ thể con người
cũng tương tự như quan sát các bộ phận, từng lớp này đến lớp kế tiếp.
Các mô mềm cũng như bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể đều có thể quan sát
được. Mặc dù các máy tạo hình (quét ảnh CT) có khả năng cho thấy rất rõ
ràng, nhưng nói cho cùng, nó chỉ là một bộ máy, đòi hỏi rất nhiều thời
gian, dùng một số lượng phim rất nhiều, rất chậm chạp và tốn kém. Nó
không được chính xác và tiện dụng như công năng của con người. Chỉ cần
nhắm mắt lại là họ xem lướt qua một cách nhanh chóng, các vị thầy khí
công có khả năng nhìn thẳng bất cứ chỗ nào trên mình bệnh nhân một cách
rõ ràng. Ðây có phải là kỹ thuật cao cấp không? Kỹ thuật cao cấp này
ngay cả còn tiến xa hơn các kỹ thuật cao cấp tân thời. Tuy vậy, loại khả
năng này đã có ở Trung hoa từ xưa. Nó là kỹ thuật cao cấp thuở đó. Hoa
Ðà khám phá ra khối u đang phát triển trong đầu của Tào Tháo và muốn
giải phẫu lấy nó ra. Tào Tháo không đồng ý và nghi rằng làm như vậy để
ám hại ông ta. Ông đã ra lệnh bắt nhốt Hoa Ðà. Sau đó, Tào Tháo chết vì
hậu quả của khối u. Có rất nhiều đại trung y trong quá khứ thật sự có
mang các công năng. Chỉ vì người trong xã hội tân tiến này quá muốn theo
đuổi các điều thực tiễn và đã bỏ quên các truyền thống cổ xưa.
Sự tu luyện khí công cao cấp của chúng ta nhằm thẩm
định lại những điều được lưu truyền, thừa hưởng và phát huy thêm nhờ vào
sự luyện tập, và sử dụng chúng trở lại để cống hiến cho xã hội loài
người.
6. Khí công Phật gia và Phật giáo
Ngay lúc chúng tôi vừa đề cập tới khí công của Phật Gia20,
nhiều người có lẽ nghĩ đến vần đề này: Vì mục đích của Phật Gia là tu
thành Phật, họ bắt đầu móc nối với Phật giáo. Tôi long trọng minh xác
rằng Pháp Luân Công là khí công của Phật Gia, là một đại pháp chính
truyền, và không có liên hệ gì với Phật giáo. Khí công của Phật Gia là
khí công của Phật Gia, trong khi đó Phật giáo là Phật giáo. Tuy có cùng
chung mục đích là tu luyện, nhưng chúng theo các đường hướng khác nhau,
vì không cùng một pháp môn nên các đòi hỏi cũng không giống nhau. Tôi đã
đề cập đến chữ "Phật", tôi sẽ đề cập tới lần nữa khi nói về công ở cấp
cao, chữ này tự nó không mang sắc thái mê tín gì hết. Có người trở nên
điên loạn lên khi nghe đến chữ "Phật", họ sẽ cho rằng chúng ta đang
truyền bá những điều mê tín, nó không phải vậy. "Phật" là chữ Phạn,
truyền từ Ấn Ðộ, dịch theo cách phát âm nó được gọi là "Phật Ðà", người
ta bỏ xót chữ "Ðà" đi và chỉ giữ lại chữ "Phật", dịch sang chữ Hán nó có
nghĩa là "giác giả", đó là người đã giác ngộ (Xem “Từ Hải21”).
(1) Khí công Phật gia
Hiện nay có hai loại khí công Phật gia đã được truyền
bá trong công chúng. Một loại tách ra từ Phật giáo, nó xuất sinh nhiều
vị cao tăng trải qua nhiều ngàn năm phát triển, trong quá trình tu
luyện, khi họ tu luyện đến một trình độ rất cao, có một vị thượng sư sẽ
chỉ những điều trong pháp môn của họ, nên họ nhận được sự chân truyền ở
các cấp cao hơn nữa. Trong quá khứ, tất cả những điều này thường được
truyền xuống mỗi lần chỉ cho một người mà thôi22.
Chỉ khi nào vị cao tăng gần viên tịch thì mới truyền lại cho một người
đệ tử và người này sẽ tu luyện dựa theo các nguyên lý của Phật giáo và
cải tiến toàn bộ hệ thống thêm nữa. Loại khí công này dường như liên
quan mật thiết với Phật giáo. Sau khi các thầy tăng bị đuổi khỏi chùa,
chẳng hạn như dưới thời "Ðại Cách Mạng Văn Hóa", các bài công pháp được
lưu truyến trong dân gian và được phát triển rộng rãi trong dân gian.
Một loại khí công Phật gia khác nữa, qua các thời đại
loại khí công Phật gia này chưa bao giờ là một phần tử của Phật giáo,
nó luôn luôn được âm thầm tu tập trong dân gian hay trong vùng núi non
sâu thẳm. Các loại công pháp này đều rất là độc đáo, chúng đòi hỏi phải
chọn một người đệ tử tốt, một người với nhiều đức tính thật vĩ đại và có
thể thật sự tu luyện lên cao tầng. Loại người với tài năng này chỉ xuất
hiện trên thế giới này một lần trong nhiều, nhiều năm. Các công pháp
này không thể nào được công khai phổ truyền, đòi hỏi một tâm tính thật
cao, công cũng tăng trưởng thật mau, những loại công pháp này cũng không
phải là ít. Ðạo gia cũng giống như vậy. Mặc dầu tất cả đều là công của
Ðạo gia, chúng nó được phân chia ra làm các phái như là Côn Luân, Nga
Mi, Võ Ðang. Mỗi phái có nhiều pháp môn khác nhau, công pháp của mỗi môn
rất là khác biệt lẫn nhau, chúng nó không thể nào được pha trộn và tập
luyện chung nhau.
(2) Phật giáo
Phật giáo là một bộ gồm các hệ thống tu luyện được
xây dựng trên những điều giác ngộ bởi Thích Ca Mâu Ni, dựa trên căn bản
tu luyện nguyên thủy của ngài từ hơn hai ngàn năm trước ở bên Ấn Ðộ. Một
cách tóm lược, nó nói về ba chữ là: "giới, định, huệ". Giới nhằm mục
đích đi đến định. Mặc dầu phật giáo không giảng về luyện công, thật ra
họ có luyện công, khi họ ngồi xuống và bước vào trạng thái định tức là
họ đang luyện công. Vì khi người ta trở nên bình tĩnh và gom tâm lại,
năng lượng từ vũ trụ bắt đầu tích tụ trên cơ thể của họ như vậy đạt được
tác dụng của luyện công. Giới trong phật giáo có nghĩa là từ bỏ mọi ham
muốn của người thường, từ bỏ mọi thứ mà người thường bám víu23
vào, như vậy họ đạt đến trạng thái thanh tĩnh vô vi, làm cho họ có thể
đạt tới định, trong định người ta không ngừng nâng cao trình độ của
mình, xong trở thành giác ngộ và đạt đến huệ, hiểu biết về vũ trụ, và
nhìn thấy chân tướng của vũ trụ.
Trong lúc truyền pháp, Thích Ca Mâu Ni chỉ làm ba
điều sau đây hàng ngày: dạy pháp (chính yếu là Pháp A-La-Hán) cho các đệ
tử; xong mang bình bát đi khất thực; sau đó là ngồi thiền để thật sự tu
luyện. Sau khi Thích Ca Mâu Ni không còn tại thế, Bà La Môn giáo và
Phật giáo chống đối nhau dữ dội, sau đó, hai tôn giáo này sát nhập vào
nhau thành Ấn Ðộ giáo, điều này cắt nghĩa tại sao ngày nay Phật giáo
không còn tồn tại ở Ấn Ðộ. Các sự phát triển và tiến hóa sau đó đưa đến
sự xuất hiện của Phật giáo Ðại Thừa mà đã lan rộng đến trong nước Trung
hoa và trở thành Phật giáo ngày nay. Phật giáo Ðại Thừa không còn thờ
phụng Thích Ca Mâu Ni như là người khai đạo duy nhất nữa, đó là niềm tin
vào nhiều vị Phật, nhiều vị Như Lai, chẳng hạn như Phật A Di Ðà, Phật
Dược Sư. Có thêm nhiều giới luật hơn, và mục tiêu của sự tu luyện cũng
nâng lên cao hơn nữa. Lúc trước Thích Ca Mâu Ni truyền dạy Bồ Tát Pháp
cho một ít đệ tử, sau đó các lời dạy này được cải tổ lại và phát triển
thêm thành Phật giáo Ðại Thừa ngày nay để tu thành Bồ Tát24.
Hiện tại ở Ðông Nam Á, truyền thống của Phật giáo Tiểu Thừa vẫn còn
được bảo tồn, các nghi thức được thực hiện bằng cách sử dụng các phép
thần thông. Trong quá trình tiến hóa của Phật giáo, một chi phái được
truyền bá sang Tây Tạng vào đất nước của chúng ta (Trung quốc) và được
gọi là Mật Tông Tây Tạng; một chi phái nữa được truyền vào đất Hán qua
Tân Cương và được gọi là Mật Tông đời Ðường (đã bị biến mất sau khi Phật
giáo bị khai trừ trong những năm dưới thời Hội Xương), còn có thêm một
chi phái phụ nữa tạo thành Yoga ở Ấn Ðộ.
Phật giáo không giảng về luyện công, cũng không luyện
tập khí công, đây là để duy trì phương pháp tu luyện truyền thống của
Phật giáo, đây cũng là một nguyên nhân quan trọng tại sao Phật giáo đã
kéo dài hơn hai ngàn năm và không bị suy yếu. Chính vì nó không tiếp thu
bất cứ thứ gì từ bên ngoài, để dễ dàng gìn giữ truyền thống của nó. Các
pháp tu trong Phật giáo không hoàn toàn giống nhau. Phật giáo Tiểu Thừa
chú trọng về tự độ và tự tu; Phật giáo Ðại Thừa đã được phát triển để
tự độ và độ tha, phổ độ chúng sinh.
7. Chính pháp và tà pháp
(1) Bàng môn tả đạo
Bàng môn tả đạo cũng được gọi là Kỳ môn tu pháp.
Trước khi các tôn giáo được thành hình, đã xuất hiện nhiều môn khí công
khác nhau. Có nhiều đường lối tu luyện bên ngoài phạm vi của tôn giáo và
được lưu truyền trong dân gian, phần lớn các đường lối này không có
phát triển thành một hệ thống tu luyện trọn vẹn, cũng không có một lý
thuyết trọn vẹn, nhưng Kỳ môn tu pháp là phương pháp tu luyện vững mạnh,
đặc biệt, trọn vẹn, và có hệ thống, và cũng đang được truyền bá trong
dân gian. Các cách tập này thường được gọi là Bàng môn tả đạo. Tại sao
chúng được gọi như vậy? Theo văn tự, "bàng môn" là "cửa bên cạnh"; "tả
đạo" có nghĩa là đường lối vụng về. Người ta xem cả hai Phật và Ðạo gia
là chính pháp, và tất các các đường lối khác là bàng môn tả đạo, hay là
tà pháp. Thật ra nó không phải như vậy. Trong lịch sử bàng môn tả đạo đã
được tu luyện rất bí mật và truyền lại cho chỉ một người25, nó không được phép tiết lộ cho công chúng. Một khi nó truyền ra ngoài, người ta không hiểu nó rõ cho lắm. Họ tự cho rằng mình không thuộc về Phật cũng không thuộc về Ðạo26.
Các phương pháp tu luyện của nó đòi hỏi về tâm tính rất nghiêm ngặt, nó
tu luyện dựa theo các đặc tính của vũ trụ, chủ trương làm việc thiện,
giữ gìn tâm tính. Các bậc cao nhân trong Kỳ môn tất cả đều có các chiêu thức tuyệt vời 27,
và một số kỹ thuật đặc biệt của họ cũng rất là mạnh mẽ. Tôi đã gặp ba
vị cao nhân của Kỳ môn, họ dạy cho tôi vài điều mà không thể tìm thấy
trong Phật gia hay Ðạo gia. Những điều này mỗi thứ đều khá khó khăn
trong quá trình tu luyện, nên công đạt được cũng rất là độc đáo. Trái
lại, một số đường lối tu luyện trong Phật gia và Ðạo gia lại thiếu sự
đòi hỏi nghiêm khắc về tâm tính, và vì lẽ đó nên không tu lên cấp cao
được, vậy nên, chúng ta phải phán xét mỗi pháp môn tu luyện một cách
khách quan.
(2) Khí công võ thuật
Khí công võ thuật được thành hình ngày nay qua một
lịch sử lâu dài, với một hệ thống lý luận và các phương pháp tu luyện
trọn vẹn, nó tạo thành một hệ thống độc lập. Nhưng nói đúng ra, nó chỉ
phản ảnh các công năng mà có thể phô diễn bằng pháp nội tu 28ở
cấp thấp nhất. Các công năng xuất hiện qua sự tu luyện võ thuật tất cả
cũng sẽ xuất hiện trong pháp nội tu. Tu luyện khí công võ thuật cũng bắt
đầu bằng các bài luyện khí, chẳng hạn như lúc bắt đầu khi đánh vào một
phiến đá, họ cần phải quay hai cánh tay để dẫn khí, thời gian lâu dần
khí sẽ thay đổi bản chất và trở thành một khối năng lượng mà sẽ xuất
hiện dưới dạng ánh sáng, khi đạt đến trình độ này, Công sẽ bắt đầu có
tác dụng. Vì công là vật chất ở cấp cao, nên nó cũng có linh tính, nó
được điều khiển bởi ý nghĩ trong bộ óc, và hiện hữu trong một không gian
khác. Khi bị tập kích không cần phải vận khí nữa, khi vừa tưởng đến là
công sẽ tới ngay. Trong suốt hành trình tu luyện, công sẽ không ngừng
gia tăng sức mạnh, các hạt của nó càng tinh tế hơn, và năng lượng tăng
trưởng mạnh hơn, các năng khiếu như là "Bàn Tay Sắt", "Bàn Tay Chì" sẽ
xuất hiện. Trong các phim chiếu bóng, truyền hình và các tạp chí của
những năm gần đây, thấy xuất hiện các năng khiếu như là "Khiêng Chuông
Vàng" và "Áo Vải Sắt", đó là do luyện tập cùng lúc nội tu và võ thuật
tạo thành, nó xuất hiện do nội ngoại song tu. Muốn luyện nội tu người ta
cần phải trọng đức, phải tu tâm tính. Về phương diện lý thuyết, khi
năng khiếu của họ đạt tới trình độ nào đó, nó làm cho công ở bên trong
cơ thể phát xuất ra, phóng ra bên ngoài cơ thể, vì nó có mật độ rất cao,
nó trở thành tấm chắn bảo vệ. Trên lý thuyết, sự khác biệt lớn nhất
giữa võ thuật và nội tu của chúng ta dựa trên sự kiện là võ thuật được
tập luyện với các động tác thật mãnh liệt và không bước vào trạng thái
tịnh. Không ở trạng thái tịnh làm cho khí luân chuyển dưới làn da, đi
xuyên qua các bắp thịt, nhưng không tụ tại đan điền, nên không tu mệnh
được, không thể nào tu mệnh được.
(3) Tu ngược và mượn công
Một số người chưa bao giờ luyện tập khí công, thình lình họ đạt được công qua đêm, với năng lượng cũng khá mãnh liệt, họ còn có khả năng chữa bệnh cho các người khác nữa, người ta cũng gọi họ là thầy khí công, và họ cũng chỉ dạy cho người khác nữa. Một số trong những người đó, mặc dầu trên thực tế họ chưa bao giờ học công pháp hay chỉ học vài động tác, và họ đang chỉ dạy cho người khác những điều mà họ sửa khác đi chút ít. Loại người này không thể được xem như là thầy khí công được, họ không có điều gì để truyền dạy cho kẻ khác. Những điều họ chỉ dạy chắc chắn không thể dung để tu luyện lên tầng cao được, cùng lắm là nó giúp để chữa bệnh và cải thiện sức khỏe29. Loại công này xảy ra như thế nào? Trước hết hãy nói về tu ngược. Cái được gọi là tu ngược liên hệ đến những người thật tốt, tâm tính thật cao, họ khá lớn tuổi, thường là trên 50, họ không còn đủ thời gian để tu luyện từ đầu, vì không dễ gì gặp được một vị minh sư chỉ dạy cách để tu luyện cả tâm lẫn thân. Vừa lúc họ phát ra ý muốn luyện công, các vị thầy cao cấp30 liền phóng cho họ một khối năng lượng rất lớn dựa vào nền tảng tâm tính của họ, để cho họ có thể tu ngược từ trên cao xuống thấp, lối tu luyện này nhanh hơn rất nhiều. Các vị thầy cao cấp làm sự chuyển hóa từ bên trên, liên tục trút thêm năng lượng từ phía ngoài cho người đó, nhất là khi họ đang chữa bệnh, và tạo thành một trường năng lượng, năng lượng do vị thầy cung cấp luân chuyển như qua một đường ống dẫn, có người ngay cả không biết năng lượng từ đâu tới. Ðây là sự tu ngược.Một hình thức khác được gọi là mượn công. Mượn công không bị giới hạn bởi tuổi tác. Ngoài chủ ý thức ra, con người còn có ít nhất là một phó ý thức, nó thường đến từ cấp bậc cao hơn chủ ý thức. Phó ý thức của một số người đã đạt đến một trình độ rất cao, nó có thể liên lạc với các đấng giác ngộ, khi những người này muốn luyện công, phó ý thức của họ cũng muốn nâng cao trình độ của nó, lập tức nó liên lạc với đấng đại giác để mượn công. Sau khi mượn công xong, người đó sẽ có công qua đêm, sau khi đạt được công, họ cũng có thể chữa bệnh, làm giảm cơn đau cho người bệnh. Thông thường là họ sử dụng phương pháp tích tụ khối năng lượng, thêm vào đó họ có thể phân phát năng lượng cho từng người, cũng như truyền dạy vài thủ pháp.
Nói chung có những người như vậy, lúc ban đầu khá tốt, có mang công, trở thành nổi tiếng, và gặt hái cả danh lẫn lợi. Danh và lợi chiếm phần lớn trong đầu của họ, còn hơn cả việc tu luyện, từ đó trở đi công bắt đầu tụt xuống, trở nên càng lúc càng nhỏ, nhỏ dần cho đến khi sau cùng tất cả đều biến mất.
(4) Ngôn ngữ vũ trụ
Một số người bỗng nhiên nói ra một loại ngôn ngữ nào
đó, khi nói ra, nó có âm thanh tương đối trôi chảy, tuy nhiên nó không
phải là thứ ngôn ngữ của nhân loại trong xã hội. Nó được gọi là gì? Nó
được gọi là ngôn ngữ vũ trụ. Cái được gọi là ngôn ngữ vũ trụ, bất quá
chỉ là một thứ ngôn ngữ của các sinh mệnh chưa được tiến hóa cao cho
lắm. Hiện nay trong nước, hiện tượng này đã xảy ra cho một số ít người
tập luyện khí công, thậm chí vài người trong nhóm này có thể nói vài
ngôn ngữ khác nhau. Dĩ nhiên, các ngôn ngữ của loài người chúng ta cũng
rất là phức tạp, với hơn một ngàn loại khác nhau. Ngôn ngữ vũ trụ có
được xem như là một công năng31
hay không? Tôi nói rằng nó không được kể như vậy, nó không phải là công
năng của chính bản thân quý vị, cũng không phải là một loại quyền năng
ban phát cho quý vị từ bên ngoài. Ðúng hơn là nó được điều khiển bởi các
linh thể ngoại lai. Nguồn gốc của các linh thể này đến từ một cấp có
phần hơi cao, ít nhất cũng cao hơn loài người. Một trong chúng nó đang
nói, người phát âm ra vũ trụ ngữ chỉ được sử dụng như một loa phóng
thanh. Ða số ngay cả không biết chính họ nói ra những gì. Chỉ những
người có khả năng đọc được ý nghĩ32,
mới có thể nhận biết đại khái ý nghĩa của những lời nói đó. Nó không
phải là một công năng, nhưng nhiều người nói thứ ngôn ngữ đó cảm thấy
mình hay hơn người khác và tự mãn vì họ nghĩ rằng đó là một công năng.
Thật ra người mở thiên mục ở cấp cao có thể quan sát điều đó, chắc chắn
là một linh thể đang phát âm xiên xéo ở bên trên, truyền qua cửa miệng
người đó.
Nó dạy ngôn ngữ vũ trụ cho người đó, đồng thời cũng
cấp cho họ một phần công của nó, tuy nhiên, sau đó người này sẽ bị nó
khống chế, cho nên đây không phải là một chính pháp. Ngay cả nó ở một
không gian cao hơn, nó không có tu luyện theo chính pháp, vì vậy nó
không biết làm sao để chỉ dạy người tu luyện cách giữ gìn sức khỏe và
trị bệnh. Vậy nên nó sử dụng cách thức này, để phóng ra năng lượng qua
lời nói. Vì năng lượng này thất thoát đi, nên sức mạnh rất nhỏ, nó có
hiệu nghiệm để chữa trị các bệnh nhẹ, nhưng bệnh nặng thì không làm
được. Phật giáo nói rằng người trên thiên đàng có không đau khổ, xung
đột, nên không thể tu luyện được, không thể tự mình rèn luyện, nên không
thể nâng cao trình độ của họ được, vậy nên họ tìm cách giúp người ta
cải thiện sức khỏe, để cho họ có thể tiến lên cao được. Ðây là tất cả
những gì thuộc về vũ trụ ngữ. Vũ trụ ngữ không phải là công năng, cũng
không phải là khí công.
(5) Nhập thân33
Loại nhập thân tai hại nhất là bị chiếm bởi một linh
thể ở cấp thấp, và cũng gây ra do sự tu luyện theo tà pháp. Nó rất nguy
hiểm cho người ta, và hậu quả cho những người bị nhập cũng thật đáng
kinh hoàng. Một số người mặc dầu chỉ tu luyện trong một thời gian ngắn,
nhưng ham muốn trị bệnh cho người khác, muốn phát tài, họ luôn luôn suy
nghĩ về những điều đó. Ban đầu những người này có lẽ khá đứng đắn, hay
có lẽ có một vị thầy lo cho họ. Tuy vậy tất cả đều trở nên tệ hại khi họ
bắt đầu tính đến việc trị bệnh, và làm giàu, họ đã thu hút các linh thể
này, ngay cả chúng nó không ở trong không gian vật chất của chúng ta,
nhưng chúng nó là những thứ có thật.
Người tu luyện loại này đột nhiên cảm thấy thiên mục
của họ được mở, họ có công, nhưng thật ra nhập thể đó kiểm soát đại não
của người đó. Nó phản chiếu hình ảnh mà nó trông thấy lên đại não của
người đó, làm cho người đó cảm thấy như thiên mục của mình được mở, thật
ra nó không có mở chút nào cả. Tại sao nhập thể đó muốn cho người đó
công của nó? Tại sao nó muốn giúp cho người đó? Ðó là vì trong vũ trụ
của chúng ta, thú vật không được phép tu, vì thú vật không biết đến tâm
tính, không thể tự mình thăng tiến, không được phép đắc chính pháp. Kết
quả là nó muốn bám víu vào cơ thể con người, để thu hút tinh hoa của con
người. Lại còn có một nguyên lý khác nữa trong vũ trụ, đó là: "không
mất, không được". Vì vậy, chúng nó muốn thỏa mãn yêu cầu về danh lợi của
quý vị, trở nên phát tài, nổi danh. Nhưng chúng nó không có giúp không
công cho quý vị, chúng nó cũng muốn lấy được chút gì đó, chính là tinh
hoa của quý vị. Khi nó rời bỏ quý vị, quý vị sẽ không còn lại gì hết,
trở nên thật yếu đuối, hay là trở thành mềm nhũn như thực vật! Ðiều này
do tâm tính bất chính mà ra. Nhất chính thắng bách tà, khi tâm quý vị
thật ngay thẳng, quý vị sẽ không thu hút tà ma, nói khác đi, hãy làm
người tu luyện đàng hoàng34, buông bỏ mọi điều lộn xộn35, và chỉ tu luyện chính pháp.
(6) Tà pháp có thể sinh ra trong chính pháp
Mặc dầu công của một số người được tu luyện từ chính
pháp, do vì họ không thể tự đặt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho mình,
không biết đến tâm tính, nghĩ đến những điều không tốt trong lúc luyện
công, họ có thể thật sự luyện tà pháp mà không biết. Ví như trong lúc
tập các động tác đứng, hay ngồi, ngay cả cơ thể đang tập luyện, ý nghĩ
của họ thật sự hướng về tiền bạc, về danh lợi, nghĩ là nó làm trái ý tôi
và tôi sẽ trị nó sau khi tôi có công năng; hay là nghĩ về các công năng
này, công năng nọ, vài điều xấu đã được thêm vào trong công bằng cách
này, trên thực tế là người đó đang tập tà pháp. Ðiều này rất nguy hiểm,
vì nó có thể thu hút rất nhiều điều thật xấu, chẳng hạn như các linh thể
ở cấp thấp, có lẽ người này cũng không biết rằng như vậy là mời mọc
chúng nó vào. Vì sự ràng buộc của anh ta quá mạnh, nó không mang lại kết
quả nếu người ta tập luyện với mục đích thỏa mãn ham muốn của mình, tâm
anh ta không ngay thẳng, và ngay cả vị thầy của anh ta cũng sẽ không có
biện pháp nào để bảo vệ cho anh ta. Vì vậy, người luyện công nhất định
phải giữ tâm tính nghiêm ngặt, duy trì tâm ngay thẳng và không mong cầu,
nếu không nhiều vấn đề có thể xảy ra.
No comments:
Post a Comment
Bạn vui lòng chờ kiểm duyệt