Search This Blog

Thursday, April 5, 2012

NGŨ HÀNH của cục

Thế nào là NGŨ HÀNH của cục?

ví dụ: Người sinh năm Bính tuất đó có lá số là thổ ngũ cục có nghĩa là vị trí mà cung mệnh đóng có nạp âm là hành thổ. Vị trí này được thể hiện là vị trí của tháng canh tí hoặc tháng tân sửu trong năm Bính tuất đó, nếu cũng là người sinh năm Bính tuất đó mà là mộc cục thì do mệnh đóng tại các tháng dần mão, tuất hợi.
Như vậy cách xác định hành khí của cục là cụ thể hơn mệnh, và hành khí của mệnh là bao trùm cục. Ta cũng có thể nói nạp âm của năm sinh là Đại Mệnh và hành của cục là Tiểu mệnh .Lúc này ta thấy rằng hành khí của một con người ( theo quan niệm của tử vi) được xác định bởi Mệnh và Cục, nhưng hai vị trí hành khí đó có đặc trưng riêng và không hòa lẫn nhau được.
Vì hành khí của mệnh là bao trùm tất cả nên hành khí của mệnh liên quan đến hành khí của các sao là đương nhiên, do đó chúng ta có hai trung tâm điểm về ngũ hành khi luận sự tương tác ngũ hành của các sao, cũng như ảnh hưởng của các sao đến số mạng con người. Hai trung tâm điểm đó là mệnh và cục, độ tương hợp ngũ hành của các Sao với hành của mệnh và Cục là điều rất quan trọng ! Có thể nói nôm na là sự ảnh hưởng của các sao đối với số mạng của đương số giống như một ảnh hưởng thuận nghịch hai chiều, chiều của mệnh và chiều của cục.
Để cho dễ hiểu tôi xin lấy ví dụ : một người Thổ mệnh và Mộc cục, hạn đến các sao hành Thổ đương nhiên là ảnh hưởng đến đương số, khi hạn đến các sao thuộc Mộc , người Thổ mệnh đó có một thời gian ngắn bất ổn sau đó Mộc cục phát huy tác dụng, phản ứng thuận nghịch đổi chiều,các sao mộc vẫn giúp cho đương số thành công. Đây là một trong những trường hợp tôi đã gặp rất nhiều trong thực tế.
Qua những điều trên, tôi có thể nói rằng chuyện cục khắc mệnh không thể gọi là xấu, cục sinh mệnh chưa thể gọi là tốt mà hãy kết luận điều này phối hợp với các sao của mệnh và vận để kết luận. có như vậy mới tránh được những kết luận sai lầm gây ấn tượng xấu cho đương số !

MỆNH VÀ VẬN:

MỆNH VÀ VẬN: 
MỆNH là một loại thế lực mà khả năng con người không thể nào chống cự lại được. MỆNH mang quyền lực của qui luật tự nhiên, rất to lớn bao la vĩnh hằng. Con người mãi mãi vẫn chỉ là một trẻ thơ trung thực của tự nhiên. Nếu định vượt qua hoặc không tuân thủ qui luật tự nhiên thì chỉ chuốc lấy tai họa bi thảm.
VẬN, tức là Vận khí của từng giai đoạn thời gian cụ thể nào đó, sẽ phát sinh thịnh hay suy, thông suốt hay bế tắc. Vui buồn ,sướng khổ, vinh nhục …đều đã được an bài sẵn. Con người chỉ có thể nương theo Vận số, nếu gặp vận thịnh thì tranh thủ khai thác thuận lợi, gặp vận suy thì thủ thường, có biện pháp phòng ngưà hợp lý để giảm bớt rủi ro chứ không sửa số được. Vận được chia ra ĐẠI VẬN, TIỂU VẬN…
a/ Đại Vận: Mỗi Đại Vận là 10 Năm: Khi ta lấy Lá số từ các trang Web, từng Đại Vận đã được ghi ngay trên 12 Cung của Lá số, không còn phải mất công xác định như trước kia.  Một cung đã được ghi đại Vận, tức là vận hạn trong 10 năm phải được xem trong cung đó.
Thí dụ: Hỏa lục cục, bắt đầu ghi số 6 ở cung Mệnh. Như vậy: trong khoảng từ 6 tuổi đến 15 tuổi phải xem vận hạn ở cung Mệnh. Đến năm 16 tuổi, đại hạn mới chuyển sang cung bên cạnh.
b/ Lưu Đại Vận: Ngoài các Cung Đại Vận, việc xác định Vận còn được xét thêm ở một Cung nữa, gọi là Cung Lưu Đại Vận: Cung đã ghi đại Vận, gọi là cung gốc của đại hạn 10 năm. Muốn xem vận hạn tường tận hơn, phải Lưu đại Vận hàng năm. Cách xác định Cung LƯU ĐẠI VẬN như sau:
Sau khi ghi đại hạn 10 năm, cung ghi đại hạn gọi là cung gốc. Muốn tính Cung Lưu Đại Vận thì phải:
1: Đầu tiên, lấy số tuổi (bắt đầu một Đại Vận) ở cung gốcrồi chuyển sang cung xung chiếu tăng lên 1 tuổi.
2: Tiếp đến, căn cứ Mệnh chủ:
DUONG NAM, ÂM NỮ: lùi lại một cung (thêm 1 tuổi) rồi trở lại cung xung chiếu (thêm 1 tuổi nữa), tiến theo chiều thuận, mỗi cung 1 tuổi…đến cung nào đủ sô tuổi bạn muốn tính Lưu Đại Vận thì ngừng lại.
DƯƠNG NỮ, ÂM NAM tiến lên một cung (thêm 1 tuổi) rồi trở lại cung xung chiếu (thêm 1 tuổi nữa), lùi theo chiều nghịch, mỗi cung 1 tuổi…đến cung nào đủ sô tuổi bạn muốn tính Lưu Đại Vận thì ngừng lại.
VD: một lá số dương nữ, hoả lục cục thì dại hạn 10 năm an như sau : 6 ở mệnh ( cung Thân), 16 ở bào ( mùi), 26 ở phu thê( ngọ) , 36 ở tử tức….. Muốn tính Lưu Đại Vận năm 35 tuổi chẳng hạn thì bắt đầu từ cung gốc là cung Phu ở ngọ ( 26 tuổi), đếm xung chiếu sang cung QUAN Ở TÍ là 27 tuổi, TIẾN THEO CHIỀU THUẬN 1 CUNG LÀ CUNG SỬU (28 tuổi), SAU ĐÓ TRỞ VỀ CUNG XUNG CHIẾU LÀ CUNG TÍ (29 tuổi), LÙI THEO CHIỀU NGHỊCH, MỖI CUNG LÀ 1 TUỔI THÌ 30 Ờ Hợi, 31 ở Tuất, 32 ở dậu, 33 ở Thân, 34 ở Mùi, 35 là cung Ngọ. Vậy Lưu Đại Vận của dương nữ trên 35 tuổi là ở cung Ngọ.
CHIỀU THUẬN LÀ ĐI THEO CHIỀU TỪ THÂN,DẬU, TUẤT, HỢI…., CHIỀU NGHỊCH LÀ ĐI THEO CHIỀU TỪ THÂN, MÙI, NGỌ, TỴ…
c/ Tiểu Vận: Tiểu Vận là thời gian 1 năm của 10 năm đại hạn. Nguyệt Hạn là thời gian một tháng của tiểu hạn. Nhật Hạn là thời gian một ngày của nguyệt hạn. Thời Hạn là thời gian 1 giờ Âm Lịch của nhật hạn. Ngoài các loại hạn nêu trên, khoa Tử Vi còn đề cập đến Đồng Hạn, là khoảng thời gian một năm cần xem cho một Lá Số từ 1 tuổi đến 12 tuổi.
Cách Lưu Niên Tiểu vận
NĂM SINH
Khởi năm TÝ tại Cung (Nam đi thuận, Nữ đi nghịch):
Dần – Ngọ – Tuất
THÌN
Thân – Tý – Thìn
TUẤT
Tị – Dậu – Sửu
MÙI
Hợi – Mão – Mùi
SỬU
Thí dụ: A – Con trai sinh năm Tý, vậy phải khởi Tý từ cung Tuất, ghi chữ Tý bên cung Tuất, rồi theo chiều thuận, ghi chữ Sửu bên cung Hợi, chữ Dần bên cung Tý, đoạn lần lượt ghi vào bên những cung liên tiếp thứ tự 12 Chi.
Thí dụ: B – Con gái, sinh năm Ngọ, vậy phải khởi Ngọ từ năm Thìn, ghi chữ Ngọ bên cung Thìn, rồi theo chiều nghịch, ghi chữ Mùi bên cung Mão, chữ Thân bên cung Dần, đoạn lần lượt giang hồ vào bên những cung liên tiếp thứ tự 12 Chi.
d/ Sao Lưu động: Bên cạnh những bộ Sao căn bản, Lá Số Lưu được an thêm 11 Sao lưu động mà vị trí thay đổi theo Căn và Chi của năm hiện tại. Sự luận đoán một Lá Số Lưu được dựa trên Can và Chi của năm, tháng cần xem phối hợp với Can và Chi tuổi của đương số, cùng vị trí và ảnh hưởng của 11 sao Lưu với các sao cố định đã có sẵn trong lá số. Sao Lưu động từng năm cũng đã được các trang web đưa ngay vào Lá số (những Sao có ghi chữ “L” bên cạnh).
          Để chiêm nghiệm một lá số Tử Vi ở mức độ nhật hạn và thời hạn đòi hỏi một trình độ chuyên môn nhất định cùng kinh nghiệm phong phú của nhà nghiên cứu. Chắc có lần chúng ta đã được nghe về giai thoại Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tiên đoán lá số Tử Vi cho cây quạt của Ngài. Đây chính là một kinh nghiệm về nhật hạn và thời hạn trong việc luận đoán một Lá Số Lưu. Vì những điều kiện khó khăn nêu trên, từ xưa đến nay, ít khi chúng ta nghenói đến lá số Tử Vi Lưu [đặc biệt là với nhật hạn và thời hạn], mà thông thường chỉ biết đến Lá Số căn bản được thiết lập theo năm tháng ngày giờ sinh.

Thái tuế:

Thái tuế: Là Mộc tinh trên Trời. Khi nói “Phạm Thái tuế” có nghĩa là: Địa chi Năm sinh xung khắc với Địa chi của một Năm nào đó hoặc Địa chi năm sinh trùng với địa chi của Lưu niên. Năm Bản mệnh ở phương vị Khảm của con người cũng chính là năm Bản mệnh phạm Tháu tuế. Về Phong thủy: Năm Thái tuế nằm ở phương nào thì chớ động thổ phương đó, động thổ như thế gọi là “Động thổ trên đầu Thái tuế”.
Thái tuế là “Tuế chi quân” (Vua quân) trong một Năm, chue về Cát, Hung của năm đó. Nếu gặp Tử, Phủ, Tả, Hữu, Xương, Khúc, Thiên khôi , Thiên việt phù trợ: Bớt tai ương. Nhập Thiên di, Quan, Tài: Tốt. Gặp Tử, Phủ, Tả, Hữu, Cơ, Lương, Nhật và Nguyệt: Mếu thì Cát, Hãm thì Hung.
Năm phạm Thái tuế: Người sinh năm Tý chẳng hạn, Thái tuế cũng ở Tý.
Tháng phạm Thái tuế: Người sinh tháng Dần chẳng hạn, Thái tuế ở Dần.
Mệnh rất kị gặp Thái tuế, nếu giáp Hạn nhất điịnh lien quan đên tính mạng. Nếu Lưu niên gặp Thái tuế: Vận hạn trùng trùng. Nếu Thái tuế lâm Mệnh hạn tất chủ bệnh tật, tai ương. Thái tuế gặp Quan phù: Chủ về kiện tụng, thị phi. Gặp Cát tinh thì sẽ hy vọng giảm.

4 Sao triệt không

4 Sao triệt không: Tên đầy đủ là TRIỆT LỘ KHÔNG VONG. Thuộc Hỏa. Gồm Thiên không, Địa không (đã nói ở phần trên), Triệt không và Tuần không.
    • Triệt không:  Không ở đây có nghĩa là thiếu, khuyết, không vong. Trong Lá số kị nhất cung Mệnh, sao Lộc tồn và sao Thiên mã gặp Không vong. Riêng Mệnh Hỏa và Mệnh Kim thì có phúc (“Kim rỗng thì kêu; Hỏa rỗng thì phất”). Nhập Tật ách: Giải trừ bệnh tật.
    • Tuần không: Chủ về mọi sự đều không. Kị nhập Mênh, Tài và Điền. Nhập Tật ách: Giải trừ bệnh.
    D/ Sao Mệnh chủ và Thân chủ: Những tính lý của sao chủ Mệnh và Thân giống như tính lý chúng vốn sẵn có, nhưng mạnh hơn, thể hiện ra ngoài rõ ràng hơn hoặc phát huy mạnh mẻ hơn, vì vậy nên gọi là Mệnh Thân Chủ. Như người tuổi Mùi, có Tử Phủ thủ Mệnh Vũ Khúc ở cung Tài, khi Vận đến cung Tài thì khó tránh cô độc vợ chồng ly tán, gãy đổ. Hoặc người Thân cư Tài thì khi ngoài 36 tuổi (nếu Hỏa Cục) cho dù không qua Vận ở cung Tài, Vũ Khúc ở Thân vẫn khiến hôn nhân gãy đổ, hay sinh ly tử biệt. Nếu các tuổi khác thì có thể chỉ là buồn phiền, không hợp tính thành cô độc, chưa hẳn sẽ gảy đổ hay sinh ly tử biệt, nếu không hội tụ Sát Tinh.

    Sao Mệnh chủ : Thuộc chòm Bắc đẩu, nắm giữ vận mệnh trong nửa đầu cuộc đời mỗi người. Xác định dựa vào Địa chi của Cung Mệnh. Đặc điểm của sao Mệnh chủ thể hiện ra bên ngoài nên dễ nhận thấy. Cung Mệnh nếu không có 14 Chính tinh thì phải mượn các Chủ tinh của Cung đối diện để đoán. Tương tự thế nhưng nếu có Lộc tồn, Thiên mã, Lục Cát, Lục Hung thì phải mượn các Cung của Sao Chính để luận:
    Mệnh an cung  thì Tham lang là sao chủ Mệnh.
    Mệnh an cung Sửu, Hợi thì Cự môn là sao chủ Mệnh.
    Mệnh an cung Dần, Tuất thì Lộc tồn là sao chủ Mệnh.
    Mệnh an cung Mão, Dậu thì Văn khúc là sao chủ Mệnh.
    Mệnh an cung Tị, Mùi thì Vũ khúc là sao chủ Mệnh.
    Mệnh an cung Thìn, Thân thì Liêm trinh là sao chủ Mệnh.
    Mệnh an cung Ngọ thì Phá quân là sao chủ Mệnh.
  • Sao Thân chủ: Thuộc chòm Nam đẩu, nắm giữ nửa sau của vận mệnh cuộc đời. Xác định dựa vào Địa chi của Năm sinh. Sao Thân chủ nằm đối cung với sao Chính trong cung Mệnh, có tác dụng điều hòa và hỗ trợ Chủ tinh:
Chi năm sinh là TÝ, NGỌ: Hỏa tinh là sao Thân chủ.
Chi năm sinh là SỬU, MÙI: Thiên tướng là sao Thân chủ.
Chi năm sinh là DẦN, THÂNThiên lương là sao Thân chủ.
Chi năm sinh là MÃO, DẬUThiên đồng là sao Thân chủ.
Chi năm sinh là THÌN, TUẤT: Văn xương là sao Thân chủ.
Chi năm sinh là TỊ, HỢIThiên cơ là sao Thân chủ.
GHI CHÚ: (theo http://www.lyso.vn/portal.php?t=19600&sid=e7ced917ce76e78d1a15a4ad4f7bae26) Thật ra sao Chủ Tinh, sao Mệnh chủ, Thân chủ là dựa vào fái Đạo thuật. Đạo này coi mỗi tuổi chịu chi phối 1 sao nào đó. Cho nên, khi coi Tử Vi thì nên coi trọng sao đó, không fải coi sao đó ở Mệnh, mà coi nó có đắc vượng không, có được những cách cụ tốt không, dù ở đâu bất kể. Đó là chủ yếu. Ngoài ra, coi nó có đóng cung cường không. Bản thân tôi cũng kiểm chứng thấy sao chủ mệnh và sao chủ thân chẳng thấy ăn nhậu gì với mệnh thân vô chính diệu của 1 lá số, chằng thấy đúng gì cả và tôi cũng chẳng theo.(vì thấy có việc như vâỵ nên viết ra cho mọi người tham khảo thôi ) nhưng tôi lại thấy nếu mệnh thân có sao chính tinh hay phụ tinh lại khớp (vô tình có) sao chủ mệnh hay sao chủ thân thì hình như uy lực nó phát mạnh lên đặc biệt hơn số thường.
Cách xem mệnh chủ, thân chủ có rất nhiều học phái; như ông Sở Tinh người Đài Loan, tác giả quyển “Tử Vi hỉ kỵ thần đại đột phá”, cho rằng đây là những “mật mã” cho ta biết những trường hợp nào phải xem trọng ngũ hành trong cách luận tử vi (nghĩa là xem tử vi gần giống hệt như xem bát tự).
Ông Sở Tinh lập ra nguyên một học phái dựa trên cơ sở này và gây sôi nổi một thời, nhưng đến cuối thập niên 90 thì phái này không được mấy ai chú ý nữa.
Tử Vi Việt Nam khi trước (thời lập lá số chữ Nho) không hề ghi sao Mệnh Chủ, Thân chủ vào ô giữa (có bạn gọi Thien bàn, có bạn lại gọi Địa bàn) lá số, mà họ ghi vào cung có sao Mệnh chữ 2 chữ “Mệnh chủ” ghi vào cung có sao Thân chủ 2 chữ “Thân chủ” cũng ngụ ý phải xem trọng thêm 2 cung ấy, như cung Mệnh giả, Thân giả vậy. Nói thế chứ 2 cung này cũng chỉ nên coi trọng thêm chút, chứ còn lâu mới thành cung Mệnh thứ 2, cung Thân thứ 2 được. Đồng thời họ khuyên thêm vào 2 sao ấy để tiện chú ý. Hoàn toàn không ghi vào ô giữa. Đây không fải hình thức trình bày lá số đơn thuần.
Các sao chủ Mệnh thực chất thuộc chòm sao Bắc Đẩu theo Thiên Trung Bắc Đẩu Cổ Phật Tiêu Tai Diên Thọ và Thất Tinh Châu Ngọc Thần Chú, là sao chủ quản (như thần cai quản) trên trái đất. Nó chính là Mặt Trăng, Sao Thủy, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Kim, Sao Hỏa và Mặt Trời. Vị trí, thứ tự của 7 vì sao này xác định ai là chủ ai là khách, và do đó phân ra ai cai quản năm nào, phản ánh sự phối chiếu của hệ sao Bắc Đẩu lên hệ mặt trời (qua quãng thời gian được sinh ra trên trái đất)…
Ý nghĩa sử dụng:
Từ định nghĩa và cách an, có thể thấy: Sao chủ Mệnh / Thân thực chất là sự ứng hợp của Mệnh / Thân của đương số với địa chi (vì an theo chi năm sinh). Sao chủ Mệnh/Thân có đắc hãm hay không (dựa vào đất cung Mệnh / Thân – nằm tại đâu). Điều này cho biết cùng sao chủ Mệnh (năm sinh), mà tác đông của sao chủ Mệnh / Thân lên Mệnh /Thân số mối người khác nhau vì sự đắc hãm của các sao này.
Sự phối hợp giữa bản Mệnh/Thân, sao chủ Mệnh/Thân, Cục và đất của Mệnh còn xác định xem Mệnh đó là có gốc hay không có gốc, thọ yểu sang hèn. Vì các tầng ảnh hưởng của Địa bàn chính tinh (xoay vòng quanh Thiên Bàn), ngoài tác động lẫn nhau còn tác động lên Mệnh theo các tầng Can, Chi, Mệnh, Cục.
Ví dụ : Người tuổi Hợi, mệnh chủ CỰ MÔN và Thân chủ THIÊN CƠ. Tìm sao CỰ MÔN và THIÊN CƠ đóng đâu, biên chữ Mệnh chủ và Thân chủ vào (ngày nay, các nhà Tử vi thường ghi vào giữa cung trung tâm của Lá số đê dễ theo dõi). Hai sao này can hệ ảnh hưởng rât lớn đối với cuộc đời mình
Sau đó đóan tính chất hai sao đó. CỰ MÔN (chủ tài hoa); THIÊN CƠ (chủ suy tính). Vây hai sao đó có ở Phúc, Mệnh, Tài, Quan, Di không ? Mà có hội với cách tốt không ? Nếu không đóng vào các cung kể trên mà lại đi với sao xấu, tức là Thân-Mệnh không được tốt, chịu ảnh hưởng không hay tới cuộc đời mình. Hoặc người tuổi Hợi, Mệnh lập tại Tý có CỰ MÔN; Thân cư Thiên Di có THIÊN CƠ mà gặp nhiều trung tinh đắc cách thời còn gì đẹp bằng, có thể gọi là Mệnh-Thân có hai CỰ MÔN, hai THIÊN CƠ. Ít người có được hạnh phúc gặp trường hợp này ? Có thể nói là cá nước, mây rồng gặp hội.

ĐẶC TRƯNG CÁC SAO VÒNG TRƯƠNG SINH

ĐẶC TRƯNG CÁC SAO VÒNG TRƯƠNG SINH: Vòng Tràng sinh tượng trưng 12 thời chuyển biến của đời người. Theo ý nghĩa luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác con người do bào thai đúc kết được nuôi dưỡng sinh ra khôn lớn tranh đua với đời đến lúc cực thịnh rồi cũng phải suy tàn bệnh tật, chết đi còn lại nấm mộ rồi cũng tan biến hết.

    Trong 12 thời – Thai dưỡng là lúc ẩn dật chờ xuất thế. Tràng sinh là lúc nhập thế – Mộc dục còn thơ ấu – Quan đới là lúc học hành, thi cử dự bị đón thời, Lâm quan là lúc đấu tranh lập nghiệp, Dế vượng là lúc thịnh thời, Suy bệnh là lúc nhược thời – Tử là tàn thời, Mộ là dư khí thời Mộ khố, là nơi tàng khí nên có dư ít nhiều, Tuyệt là hết thời.
  •       Trường sinh: Chỉ rơi vào Cung Mã (Dần, Thân, Tị, Hợi). Như người mới sinh. Là giờ khắc đợi bình minh, ứng với giờ Dần. Chủ về thời kì phôi thai có sức sống mãnh liệt. Thọ. Trường sinh nhập Mệnh: tính tình ôn thuận, thong minh, hiên ngang, tài hoa, dễ gây thiện cảm. Thiếu quyết đoán. Mệnh Nữ thích lý luận.
  • Mộc dục: Giống như Thiếu niên. Thời khắc mặt trời mới lên, ứng giờ Mão. Đầy ắp hy vọng. Chủ về Đào hoa. Mộc dục nhập cung Mệnh: Hào phóng, biến hóa đa dạng, có mới nới cũ, dễ bị ảnh hưởng yếu tố bên ngoài. Mộc dục nhập Phu Thê là hay nhất; thích đồng cung với Không vong vì KV sát yếu tố Đào hoa của Mộc dục.
  • Quan đới: Tương ứng với Thanh niên. Thời kì khởi đầu xây dựng sự nghiệp. Ứng với giờ Thìn. Khí thế bừng bừng. Nắm giữ niềm vui, sự thăng tiến. Hợp nhất là nhập cung Mệnh, cung Tài bạch, Quan lộc Thiên di và Phúc đức. Đa số có quyền uy. Quan đới nhập Mệnh: Chủ về Lạc quan, độc lập, tự chủ, đầy ắp ý chí và sức sống, luôn đi trước thời đại. Nữ: Có sức sống dồi dào, sôi nổi.
  • Lâm quan: Tương ứng với giai đoạn30, 40 tuổi, đã có quan lộc. Như mặt trời giờ Tị, tiếp cận với chính giữa bầu trời. Chủ về tin vui. Tốt nhất là nhập các cung Mã (Dần, Thân, Tị, Hợi), nhưng các Cung khác cũng tốt. Lâm quan nhập Mệnh: Tinh lực dồi dào, hoạt bát, tích cực, độc lập tính, tự lường. Mệnh Nữ đa số bạc với chồng. 
  • Đế vượng: Tương ứng 40, 40 tuổi, thời kì đỉnh cao của đời người, đã có danh vọng, như mặt trời giờ Ngọ, ánh sang lên đến đỉnh cao trên bầu trời, chiếu sang rực rỡ, nên chủ về Thịnh vượng. Hợp nhất là nhập các Cung Mệnh, Tài bạch, Quan lộc, Phúc đức. Đế vượng nhập Mệnh: Chính trực, ngoan cường, kiêu ngạo, tích tranh giành, hiếu thắng, không sợ gian nan.
  • Suy: Tương ứng với tuổi 60, chỉ sự suy bại, như mặt trời giờ Mùi sắp nghiêng về phía Tây, là từ đỉnh cao rớt xuống. Kị nhập Cung Mệnh, Tật ách. Suy ở Mệnh: Ôn hòa, dễ thỏa hiệp, an phận, thích hợp hoạt động kỹ thuật. Nữ: Vợ hiền, đảm đang.
  • Bệnh: Chỉ nhập Cung Mã. Già, suy nhược. Chủ về Tật ách. Như mặt trời giờ Thân đã lặn dần về phía Tây. Nắm giữ sự bôn ba, lo âu, thân thể suy nhược. Kị nhập Cung Mệnh, Tật ách. Chủ về bệnh tật, lười biếng, thiếu kiên nhẫn. Cần đồng cung với Cát tinh để giúp phấn chấn tâm trí. Bệnh nhập Mệnh: Ủy mị, tiều tụy, quan hệ xã hội tốt.
  • Tử: Như người chết, ngừng nghỉ, chủ về tang vong, là thời điểm mặt trời lặn hẳn. Kị nhập Mệnh. Mong đồng cung với Cát tinh để thêm sinh lực. Tử nhập Mệnh: Thông minh nhưng do dự, không quyết đoán, thiếu sinh khí, quả cảm. Nên tránh theo đuổi danh lợi.
  • Mộ: Đã chon. Tương ứng giờ Tuất. Chủ về cất giữ. Hợp nhất là nhập Cung Tài bạch, Điền trạch, Quan lộc.Mộ nhập Phúc đức: Chủ về an hưởng hạnh phúcMộ kị nhập Mệnh: Trì trệ, lập dị, không quan tâm bề ngoài, tiết kiệm, đam mê nghiên cứu, làm việc chắc chắn.
  • Tuyệt: Phân hủy thể xác. Chủ về hủy diệt, thích nhập Cung Tật ách. Kị nhập Mệnh, Tài bạch, Quan lộc, Điền trạch, Phúc đức, Tử nữ. Mệnh có Tuyêt: Lẳng lơ, đắc ý, chủ quan, đầu voi đuôi chuột. Kinh doanh ăn uống thì tốt.
  • Thai: Bào thai, đang được nuôi dưỡng trong bụng mẹ, tương ứng giờ Tý-bắt đầu một ngày mới. Đại diện cho sự chuyển hóa, tiến triển. Tốt nhất là nhập Cung Phu Thê, Tử nữ. Kị nhập Cung Tật ách, kị nhập vận trình tuổi già. Thai nhập Mệnh: Tính khoan thai, thích mộng tưởng, làm việc rất chú trọng tới môi trường; hiếu kỳ, ham nghiên cứu, có óc hài hước.
  • Dưỡng: Thai nhi. Ứng giờ Sửu: Sắp bình minh, tràn đầy hy vọng. Chủ về Phúc. Nhập cung nào cũng Cát lợi, tuy nhiên kị Không vong, Sát tinh. Hợp với Cung Mệnh, thời vân Thiếu niên, trung niên. Dưỡng là cửa của Sinh: Đại diện cho ý nghĩa phát triển. Dưỡng nhập Mệnh: Ngoan cường, chịu được khó khăn, vất vả. Giao tiếp giỏi. 


Vòng tràng sinh biến chuyển từ dưỡng đến vượng theo hướng đi lên, từ Suy đến Thai theo hướng đi xuống, cần tỉnh táo trong mọi hành động cương nhu cho hợp với tính con người.
Như vậy trong 12 chỉ có 5 thời là hành khí có sức ảnh hưởng đáng kể là: Sinh – Mộc dục – Lâm Quan – Đế vượng – Mộ.
Vòng tràng sinh chỉ cho biết những nơi tốt xấu thịnh suy của hành mà cục mang cho. Sách cổ viết:
Mệnh hay cục Mộc -> Hạn đến cung Ngọ -> Bị tai ương hoạ hại mặc dầu hạn được tươi sáng
Mệnh hay cục Hoả -> Hạn đến cung dậu -> Bị tai hoạ lớn – khó tránh nguy khốn
Mệnh hay cục Kim -> Hạn đến cung tí -> hạn bị suy bại -. Sức khoẻ kém có thương tích.
Mệnh hay cục Thuỷ -> Hạn đến cung Sửu dần -> Mọi sự bế tắc đình trệ.
Mệnh hay cục Thổ -> Hạn đến cung Mão Thìn Tị -> hạn suy nhược – đau ốm – nhiều bênh tật đáng sợ.
Các chính tinh gặp Cục và các sao của vòng tràng sinh cần được so sánh ngũ hành để biết sự tăng cường hay giảm lực của sao đó với đương số.
Ví dụ: Thuỷ Cục thì Thiên Tương – Phá Quân – Thái Âm – Thiên Đồng – Cự Môn được tăng cường – Nếu các chính tinh này gặp Tràng Sinh – Mộc Dục – Suy thì càng thêm sức mạnh.
Với Cục Mộc thì Liêm Trinh được tăng cương nếu lại gặp Bệnh hay Tử thì càng mạnh và hợp nhau.
Vòng tràng sinh còn có ý nghĩa với các cung Mệnh Thân Đại Hạn, Vì Mệnh Thân Đại hạn liên quan đến Cục.
Hành của Cục So với cung an thân cho biết sự thành công hay thất bại của đương số. Ví dụ: Cung thân an tại Ngọ mà Thuỷ cục thì khó thành công nếu thiếu nhiều trung cát tinh miếu vượng – Vì thuỷ cục khắc hoả cung an Thân – Xem đại hạn cũng vậy! Đại hạn ở Mão mà Kim cục thì du có nhiều sao Miếu vượng, hạn cũng gặp nhiều trắc trở khó khăn.
Luận Tràng sinh Cục và Mệnh – Đại Hạn Phải tuân theo tam hợp và đạt hay không là do chính tinh miếu vượng đắc hãm.
Nếu Vô chính diệu thì xét trung tinh hay hung tinh đắc địa.
Tràng Sinh – Đế Vương – Mộ: đặt công việc lên trên tình cảm
Mệnh Tràng Sinh: Cởi mở hồn nhiên – thích làm việc thiện
Mệnh Đế vượng: Thể hiện hết sức về cuộc sống năng động và hoàn bị
Mệnh có Mộ: Thể hiện cuộc sống phấn đấu từng lãnh vực nhưng có lĩnh vực ứng xử không thích hợp.
Mộc Dục – Suy – Tuyệt: Công việc bấp bênh, chưa vững chắc, thường có sự thay đổi, làm cho đương số lạc hướng, hay mất hướng đi.
Mệnh có Mộc Dục: Khoe khoang, chưng diện cho mình về vật chất
Mệnh có Suy: Mưu lược tính toán, có tư tưởng cao đẹp xây dựng xã hội
Mệnh có Tuyệt: Bon chen, giành giật, ghen ghét, uy quyền
Quan Đới – Bệnh – Thai: Sử dụng tình cảm trong hành động, tuy giận hờn, dễ bị u mê, vướng mắc, tình cảm không đạt được mong muốn.
Mệnh có quan đới: Thường ràng buộc việc này với việc khác, biết làm ăn tính toán việc nhỏ – Việc lớn phải có Lộc tồn hay Thanh Long mới đạt được – Cuộc sống thiên về tình cảm.
Mệnh có Bệnh: Không thích hoạt động – Không thích đông người nếu có cô quả thích làm việc nơi vắng vẻ – Mỗi người mỗi việc, bảo thủ, hay giận hờn.
Mệnh có Thai: Sống theo kiểu bè phái – vây cánh nên phải đi theo quỹ đạo có Triệt thì khó khăn, có Tuần thì máy móc – muốn dứt mà không được.
Lâm quan – Tử – Dưỡng: Tình cảm và lý trí rõ ràng – giận thương không cần biết. Tự lo, tự làm, tự tin. Cuộc sống ổn định vững chắc nhưng cứng nhắc.
Mệnh có Lâm quan: Tự lo – Tự chuẩn bị trước những công việc của mình
Mệnh có tử: Tự tìm hiểu, tự biết, tự lo về tinh thần
Mệnh có Dưỡng: Tự lực – Tự lo cho bản thân mình về cuộc sống
Sinh Vượng Mộ mà Chính tinh hãm -> Bối cảnh thuận lợi dễ dàng nhưng bất chính
Dục Suy Tuyệt mà chính tinh hãm -> Thường làm việc nguy hiểm như buôn lậu
Đới Bệnh Thai mà chính tinh hãm -> Thường mua chuộc lợi dụng tình cảm để làm ăn phi nghĩa.
Lâm Tử Dưỡng mà chính tinh hãm -> Công việc tuy khuôn thược nhưng cũng có bất chính
Mệnh Sinh Vượng Mộ: Chết ở đại hạn Dục Suy Tuyệt
Mệnh Dục Sinh Tuyệt: Chết ở đại hạn Đới Bệnh Thai
Mệnh Đới Bệnh Thai chết ở đại hạn Dục Suy Tuyệt
Mệnh Lâm Tử Dưỡng gặp gian nan ở đại hạn Dục Suy Tuyệt nhưng chết ở đại hạn Đới Bệnh Thai.
*Các cách trên nếu đại hạn có chính tinh sinh mệnh thì cứu được.

3/ HỆ THỐNG SAO:

3/ HỆ THỐNG SAO:
  1. a.     Chính tinh: 14 Sao, chia ra:
  • Tử vi hệ: 6 Sao: Tử vi, Thiên cơ, Thái dương, Vũ khúc, Thiên đồng, Liêm trinh.
  • Thiên phủ hệ: 8 sao: Thiên phủ, Thái âm, Tham lang, Cự môn, Thiên tướng, Thiên lương, Thất sát.
  1. b.    Cát tinh: 6 sao may mắn: Tả phù, Hữu bật, Văn xương, thiên việt, Thiên khôi, Văn khúc.
  2. c.      Sát tinh: 6 sao không may mắn: Kình dương, Đà la, Hỏa tinh, Linh tinh, Địa không, Địa kiếp.
  3. d.    Tứ hóa: Hóa lộc, Hóa quyền, Hóa kỵ, Hóa khoa.
  4. e.      Lộc tồn: Lộc tồn, Thiên mã.
Mười bốn chính tinh tuân theo một cách tính có sẵn căn cứ vào giờ, ngày tháng, năm sinh mà an vào mỗi cung. Sao nào ở cung nào sẽ tiên đoán việc gì đó sẽ xảy ra cho đời người.
Tỉ dụ: Cung phu thê (vợ chồng), được sao Thái Âm, Thái dương thì người đàn ông hay đàn bà thường sẽ có một hôn nhân tốt. Trái lại, nếu thấy có sao Liêm trinh ở cung phu thê thường là bất lợi cho gia đạo.
Tỉ dụ: Cung tài bạch có sao Vũ Khúc tất tiền bạc dồi dào, nếu cung này gặp sao hung, hẳn nhiên sẽ vất vả nghèo khổ.
Tỉ dụ: Trên trần thế biết bao nhiêu bách triệu phú ông mà vẫn sống trong cảnh u sầu. Tại vì có hung tinh nằm ở cung Phúc Đức.
Tổng kết lại,
– Sao Tử Vi là Bá Ấp, thần của khí chất tôn quí.
– Sao Thiên Cơ là Khương Thượng, thần của trí tuệ, tinh thần.
– Sao Thái Dương là Tỉ Can, thần của quang minh, bác ái.
– Sao Vũ Khúc là Vũ Vương, thần của vũ dũng đại phú.
– Sao Thiên Đồng là Văn Vương, thần của dung hoà, ôn thuận.
– Sao Liêm Trinh là Phí Trọng, thần của tàn ác, lươn lẹo.
– Sao Thiên Phủ là Khương hoàng hậu, thần của tài năng, từ bi.
– Sao Thái Âm là Giả phu nhân, thần của tinh khiết, trinh tháo và sạch sẽ.
– Sao Tham Lang là Đát Kỷ, thần của dục vọng, vật chất.
– Sao Cự Môn là Mã Thiên Kim, thần của thị phi, nghi hoặc.
– Sao Thiên Tướng là Văn Thái Sư, thần của từ ái, trung trinh.
– Sao Thiên Lương là Lý Thiên Vương, thần cai quản, tổ chức, xếp đặt.
– Sao Thất Sát là Hoàng Phi Hổ, thần của uy nghiêm, quyết liệt.
– Sao Phá Quân là Trụ Vương, thần của phá hoại, tiêu hao.
4/ ĐỘ SÁNG CỦA SAO: Thiên thể vận hành tinh cầu do có sự khác biệt về góc độ và khoảng cách nên các sao có mức độ sang tối khác nhau. Có 7 cấp độ:
                        CẤP ĐỘ
MÔ TẢ
Miếu
Sáng rõ nhất, Cát tinh cực cát, Hung tinh hiện cát.
Vượng
Độ sáng không liên tục, Cát tinh đại cát.
Đắc địa
Độ sáng quang minh, Cát tinh vẫn cát, Hung tinh bớt hung.
Lợi ích
Tử vi vẫn sáng, Cát tinh vẫn cát, Hung tinh giảm khí hung.
Bình hòa
Độ sáng nhỏ dần, Cát tinh giảm cát, Hung tinh giảm hung.
Không đắc địa
Chuyển dâm, Cát tinh bất lực, Hung tinh mạnh dần.
Hãm (hiểm)
Chuyển tối đen, Cát tinh bất dụng, Hung tinh cực hung.
3a/ HỆ THỐNG SAO (tiếp):  
  1. f.      Ất cấp: 16 Cát tinh: Hồng loan, Thiên hỷ, Tam đài, Bát tọa, Đài (Thai) phụ, Phong cáo, Giải thần, Ân quang, Thiên quý, Thiên tài, Thiên thọ, Thiên cung, Thiên phúc, Long trì, Phượng các. 15 Hung tinh: Thiên hình, Thiên diêu, Âm sát, Thiên thượng, Thiên sứ, Thiên khốc, Thiên hư, Thiên nguyệt, Cô thần, Quả tú, Phi liêm, Phá toái, Thiên không, Hoa cái, Uy trì.
  2. g.     Bình cấp: Cát tinh: Trường sinh, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Thai, Dưỡng, Bác học, Lực sỹ, Thanh long, Tướng quân, Tấu thư, hỷ thần… Hung tinh: Suy, Tử, Mộ, Mộc dục, Bệnh, Tuyệt, Tiểu hao, Đại hao, Quan phủ, Phi liêm, Bệnh phù, Phục binh, Triệt không, Tuần không…
  3. h.    Đinh cấp: Cát tinh: Tướng tinh, Tuế dịch, Long đức, Thiên đức, Phán an. Hung tinh: Hoa cái, Tuế kiện.
  4. i.       Mậu cấp: Hung tinh: Tính theo năm: Tức thần, Kiếp sát, Tai sát, Thiên sát, Chỉ bội, Nguyệt sát, Vong thần, Hối khí, Tang môn, Quán sách, Quan phù, Tiểu hao, Đại hao, Hàm trì, Điếu khách, Bạch hổ, Bệnh phù…
8/ HIỆP và HIẾP: HIỆP: Cung Tam hợp gần Cát tinh tương hội chiếu. HIẾP: Cung tam hợp gần Hung tinh tương hội chiếu.
9/ LÂN CUNG: Cung bên cạnh
10/ TỨ SINH: 4 cung Dần – Thân – Tị – Hợi. Sao Thiên mã làm chủ. Mệnh ở đây chủ về sự bôn tẩu, vất vả. Nếu lại gặp các sao động như Thiên mã, Thái dương thì càng vất vả:
8/ HIỆP và HIẾP: HIỆP: Cung Tam hợp gần Cát tinh tương hội chiếu. HIẾP: Cung tam hợp gần Hung tinh tương hội chiếu.
9/ LÂN CUNG: Cung bên cạnh
10/ TỨ SINH: 4 cung Dần – Thân – Tị – Hợi. Sao Thiên mã làm chủ. Mệnh ở đây chủ về sự bôn tẩu, vất vả. Nếu lại gặp các sao động như Thiên mã, Thái dương thì càng vất vả:
11/ TỨ BẠI: 4 cung Tý – Ngọ – Mão – Dậu. Mộc dục làm chủ. Chủ về hung hiểm, Nam Nữ đa đoan. Nếu gặp Đào hoa, Hồng loan, Liêm trinh, Tham lang thì càng dễ đổ vỡ tình cảm. Lạc quan nhưng nóng tính. Biết kiếm tiền, có khả năng làm việc lớn:12/ TỨ MỘ (KHỐ): 4 cung Thìn – Tuất – Sửu – Mùi. Sao Cô thần Quả tú làm chủ. Mệnh, Thân tại đây là người bảo thủ, thật thà, thẳng thắn nhưng tương đối vất vả, cô độc ly hương. Mệnh ở Thìn, tuất là ở Thiên la Địa võng, luôn phải cởi bỏ sự trói buộc để bứt phá ra… Thích dựa người khác để đạt mục đích:

ĐỌC CUNG:


Gồm cung cố địnhcung lập thành.Cung cố định: Tý,Sửu, Dần,Mão,Thìn,Tỵ, Ngọ, Mùi,Thân,Dậu,Tuất,Hợi.Cung lập thành: Mệnh,Bào,Phối,Tử,Tài, Giải,Di, Nô,Quan, Điền, Phúc,Phụ.
  • ĐỌC CUNG CỐ ĐỊNH
A. Đọc Tam Tài Cung: Cung phương diện Thiên: Tỵ,Ngọ,Mùi,Thân.Cung phương diện Địa: Dần,Sửu,Tý,Hợi.Cung phương diện Nhân: Mão,Thìn,Dậu,Tuất.
Nhấn mạnh: Bất cứ cung số nào,thế tam hợp đều gồm ba cung của ba phương diện Thiên – Địa – Nhân.Ví dụ: Đọc tam hợp Thân,Tý,Thìn phải hiểu là Thân Thiên,Tý Địa,Thìn Nhân.
B. Đọc Tứ Tượng Cung: Đọc cung nào thì cung ấy là cung Toạ.Cung trực xung là cung Tiền Án,hai cung liền kề hai bên là cung Tả,cung Hữu (xem Mộ và xem Thế Nhị Hợp),hai cung trong tam hợp cung,cung Tam Hợp phía tay trái gọi là cung Thanh Long,cung Tam Hợp phía phải gọi là cung Bạch Hổ.Cát đến từ Nhị Hợp,Hung đến từ Hình,Hại và cửa là cung trực chiếu.Ví dụ: Đọc cung Tý thì cung Tý gọi là cung Toạ,cung Ngọ gọi là cung Tiền Án,cung Sửu gọi là cung Hữu,cung Hợi gọi là cung Tả,cung Thìn gọi là cung Thanh Long,cung Thân gọi là cung Bạch Hổ.Cát đến từ cung Sửu.Hung đến từ Mùi và cửa là cung Ngọ.
C. Quan Hệ Giữa Hành Cung Và Hành Mệnh: Đọc cung là để nhận định mối quan hệ giữa hành cung và hành Mệnh.Nguyên tắc hành Cung và hành Mệnh bình hoà là sinh,vượng,các trường hợp Cung sinh Mệnh và khắc Mệnh,Mệnh sinh Cung và khắc Cung đều coi là xấu hãm,phải chế giải vượt qua thế Bại địa,Tuyệt địa.Ví dụ: Người Mệnh Thuỷ,Thổ,cung Mệnh cư tam hợp Thân Tý Thìn (thuỷ) là được bình hoà,sinh vượng.Cư trong tam hợp Tỵ Dậu Sửu (kim) là thế Cung sinh bản Mệnh là xấu hãm.
Người Mệnh Kim,cung Mệnh cư tam hợp Tỵ Dậu Sửu (kim) là được bình hoà,sinh vượng.Cư trong tam hợp Dần Ngọ Tuất (hoả) là thế cung khắc bản Mệnh là thế Bại địa,Tuyệt địa.Người Mệnh Mộc,cung Mệnh cư Hợi Mão Mùi (mộc) là được bình hoà,sinh vượng.Cư trong tam hợp Thân Tý Thìn (thuỷ) là thế Cung sinh bản Mệnh,là xấu hãm.Người Mệnh Hoả,cung Mệnh cư tam hợp Dần Ngọ Tuất (hoả) là được bình hoà,sinh vượng.Cư trong tam hợp Hợi Mão Mùi (mộc) là thế Cung sinh bản Mệnh,là thế Bại địa,Tuyệt địa.Nhấn mạnh: Cung Mệnh sinh chính diệu toạ chủ,chính diệu toạ chủ sinh bản Mệnh,đó là thuận lý,là thượng cách.
  • ĐỌC CUNG LẬP THÀNH
A. Nguyên Tắc Lập Thành: Theo Tứ Trụ (Năm,Tháng,Ngày,Giờ sinh),xác lập vị trí cung Mệnh và cung Thân.Từ vị trí cung Mệnh,lập thành mười một cung tiếp theo,cố định,cho số Tử Vi cần đọc.Khởi nghịch theo thứ tự: cung Huynh Đệ,cung Phối Ngẫu,cung Tử Tức,cung Tài Bạch,cung Giải Ách,cung Thiên Di,cung Nô Bộc,cung Quan Lộc,cung Điền Trạch,cung Phúc Đức và cung Phụ Mẫu.
 Ví dụ: Cung Mệnh lập ở Tý,cung Thân lập ở Thìn.Các cung lập thành Huynh Đệ tại Hợi,Phu Quân (hoặc Thê Thiếp) tại Tuất,Tử Tức tại Dậu,Tài Bạch tại Thân,cung Giải Ách tại Mùi,cung Thiên Di tại Ngọ,cung Nô Bộc tại Tỵ,cung Quan Lộc tại Thìn,cũng là cung an Thân nên gọi là Thân cư Quan Lộc,cung Điền Trạch tại Mão,cung Phúc Đức tại Dần,cung Phụ Mẫu tại Sửu.
B. Đọc Nhất: Theo truyền thống,đơn cung được cho là quan trọng theo thứ tự: Nhất Mộ (cung Phúc Đức),Nhị Trạch (cung Điền Trạch),Tam Thân Mệnh (xem trọng cung Thân hơn cung Mệnh).Thân chỉ cư tại sáu cung: Cư cùng với Mệnh gọi là Thân Mệnh đồng cung,cư cung Phúc gọi Thân cư Phúc Đức,cư Quan gọi Thân cư Quan Lộc,cư Tài gọi Thân cư Tài Bạch,cư Phối Ngẫu gọi Thân cư Thê (hay Thân cư Phu),Thân cư Di gọi Thân cư Thiên Di.Phúc Đức thực ra đã bao hàm Điền Trạch,Phụ Mẫu,Huynh Đệ và Giải Ách.Phối Ngẫu bao hàm Tử Tức,Nô Bộc.Cho nên Thân không cư tại sáu cung Điền Trạch,Phụ Mẫu,Huynh Đệ,Tử Tức,Giải Ách,Nô Bộc.
 C. Đọc Nhị: Các Nhị hợp hoá,nhị xung,nhị hình,hại,vô ân,vô lễ.Trong các nhị hợp này,nhị hợp Tý – Sửu và nhị hợp Ngọ – Mùi là Nhị hợp liền kề hay còn gọi là Nhị hợp Nhật Nguyệt được coi là quan trọng nhất.Như ví dụ trên,cung Mệnh an tại Tý,cung Sửu Phụ Mẫu là nhị hợp liền kề hợp hoá thổ,cung Ngọ Thiên Di là Tương Xung,cung Mão Điền Trạch là Tương hình vô lễ,cung Mùi Giải Ách là Tương hình hại.Cung Thân an ở Thìn Quan Lộc,cung Dậu Tử Tức là nhị hợp hoá kim,cung Tuất Thê Thiếp (hoặc Phu Quân) là Tương Xung,cung Mão Điền Trạch là Tương hại.
 D. Đọc Tam: Tam hợp thuộc cục nào và phương tam tài của từng cung trong tam hợp ấy.Như ví dụ trên,cung Mệnh an tại Tý,như vậy Mệnh,Quan,Tài trong tam hợp Thân Tý Thìn thuộc Thuỷ (bản chất là Giao Tiếp).Cung Mệnh an tại Tý là phương diện Địa,cung Tài Bạch an tại Thân là phương diện Thiên,cung Quan Lộc an tại Thìn là phương diện Nhân.
 E. Đọc Tứ: Đọc cung Toạ và các phương xung,chiếu,ảnh hưởng hung cát.Như ví dụ trên,cung Mệnh an tại Tý,gọi là Mệnh toạ tại Tý.Cung bên trái là Sửu Phụ Mẫu,thế Nhị hợp,quan thiết với cung Mệnh hơn cung bên phải Hợi Huynh Đệ.Cung Thanh Long (Quan Lộc) tại Thìn,phương diện Nhân bảo rằng khó khăn vất vả hơn cung Bạch Hổ (Tài Bạch) tại Thân,phương diện Thiên.Hướng hoạ hại đến từ Mùi Giải Ách,và hướng tránh hung đón cát đến từ xung Ngọ Thiên Di.
 Cung Thân an tại Thìn Quan Lộc,phương diện Nhân,nên ba cung Tử Tức (nhị hợp Dậu),Phu Thê (xung Tuất),Điền Trạch (hình,hại),là ba cung quan thiết với cung Thân và mọi chế giải hung cát phụ thuộc nội lực của bản thân đương số.Nhấn mạnh: Đọc cung lập thành cần nhất ý nghĩa thực mà cung lập thành ấy mang tên.Ví dụ: Cung Tài Bạch là vấn đề tiền bạc,cung Tử Tức là vấn đề con cái,cung Phối là vấn đề vợ chồng.Cung Thân cư Quan Lộc,vấn đề của Thân (lập nghiệp).

DỰ ĐOÁN VẬN MỆNH BẰNG TỬ VI ĐẨU SỐ


LỜI MỞ ĐẦU

Tử vi, theo truyền thuyết dân gian Trung Quốc, nghĩa là hoa tường vi màu đỏ. Từ cổ đại, người Trung Quốc thường dùng hoa tường vi màu đỏ để bói toán. Trần Đoàn (thời Tống) đã sáng tạo ra phương pháp bói toán lấy tên là TỬ VI và đặt “tử vi” làm tên một ngôi sao trong 110 sao để tính toán vận mệnh.


So với các khoa khác, tử vi xuất hiện tương đối chậm, nhưng đã mở đường cho một học thuật riêng bằng lý số theo một hướng đặc thù. Tử vi có khả năng vạch ra và dự báo những bước đường đời của con người và chỉ dẫn con người những cách xử thế tối ưu để thành đạt, hoặc ít ra cũng chủ động trước những hiểm hoạ sắp xảy ra.
Xuất phát từ quan điểm “Thiên nhân tương dữ” trong triết học Trung Quốc, Tử vi quan niệm con người là một phần của thế giới tự nhiên, thống nhất với tự nhiên, “là một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ”. Bởi vậy, khi con người sinh ra ở một thời điểm nhất định thì tính cách tương ứng – từ tính cách ấy mà tạo nên số phận. Trần Đoàn đã quy nạp được hầu hết tính cách của con người vào 110 sao, xây dựng một phương pháp nghiên cứu con người và số phận con người. Quy luật của vũ trụ đã được diễn đạt thành quy luật của đời người. Trước đây, Kinh Dịch và Tử vi thường bị người ta quy là mê tín dị đoan. Bởi lẽ, người ta không hiểu được sự phong phú của nó đến nhường nào, thêm vào đó một số người lợi dụng tử vi để kiếm tiền, đã xuyên tạc bản chất của tử vi.
Tử vi đẩu số là phương pháp dự trắc về vận mệnh con người quan trọng nhất trong Mệnh lý học phương Đông. Phương pháp này lấy NĂM, THÁNG, NGÀY và GIỜ SINH để xác định vị trí 12 CUNG, tạo ra LÁ SỐ TỬ VI.
12 CUNG là thuật ngữ thiên văn học để đánh dấu 12 lần gặp gỡ giữa quỹ đạo vận hành của Mặt trời và Mặt trăng trong một năm. 12 Cung cũng nói lên nội dung và nhân tố chính liên quan tới vận mệnh của cuộc đời một con người.
12 CUNG gồm: Mệnh, Huynh đệ (anh em), Phu thê (vợ chồng), Tật ách (bệnh tật), Thiên di (xuất ngoại), Nô bộc, Tài bạch (của cải), Điền trạch (đất đai), Phụ mẫu (cha mẹ), Quan lộc (sự nghiệp),  Phúc đức , Tử nữ (con cái). Ngoài ra còn cung Thân (dự đoán tương lai của đời người), cung này tương phối cùng các Cung khác chứ không có vị trí riêng. Trong đó, MỆNH là Cung quan trọng nhất, vì Mệnh tốt, xấu gần như được phản ánh tại cung này.
Vai trò của Cung Mệnh và cung Thân :
Đầu tiên phải đả phá cách nhìn nhận ” Nửa đời trước ứng với Mệnh, nửa đời sau ứng với Thân ” ; ” Mệnh tốt không bằng Thân tốt, Thân tốt không bằng Hạn tốt ” … Mà chúng ta phải nhìn nhận rằng Mệnh và Thân là một cặp Thể Dụng tương hổ với nhau . Mệnh và thân đều phản ảnh suốt cả cuộc đời con người chứ không có sự phân chia vai trò trước sau. Mệnh là thể, Thân là Dụng . Và bài toán Mệnh Thân là Bài toán đầu tiên và cơ bản nhất. Nếu nhìn nhận và giải quyết rõ ràng, kỹ lưỡng thì chúng ta đã nắm được 80% tính chất số mệnh của con người . Có lẽ đầu tiên người sáng chế ra môn tử vi chỉ để làm bài toán này, còn chuyện vận hạn là nhu cầu phát sinh sau đó .
Do vậy khi đoán cung mệnh tức là đoán tổng quát tính chất của đương số, kết hợp cung Thân để coi cái hay của mệnh có được phát huy hay không phát huy như thế nào ? Sự cộng hưởng của mệnh Thân như thế nào ? Mệnh Thân chỏi nhau như thế nào ? Dưới quan niệm thể dụng chúng ta sẽ suy luận và tiên đoán nhiều vấn đề trong cuộc đời đương số.
Điều đáng lưu ý là trên lá số có 6 cung dương và 6 cung âm, Mệnh thân đều hoặc là ở cung dương hoặc là ở cung âm . Đó là môi trường để Mệnh và Thân tương hổ với nhau . Trong 6 cung cùng âm hoặc cùng dương thì chia làm hai nhóm : Nhóm thân cư Mệnh , Tài , Quan và nhóm Thân cư Di, Phúc , Phối ( Phu, Thê ). Nhóm thứ nhất do nằm trong thế tam hợp, nếu mệnh có đủ những bộ sao như Cơ Nguyệt đồng Lương, Tử phủ vũ Tướng, Sát phá liêm tham, Cự Nhật … thì độ cộng hưởng của mệnh và thân rất cao và đương nhiên là thuận lợi , độ số thành công tăng lên rất cao, đặc biệt thân cư Mệnh . Khi nói đến thế tam hợp cần phải nói đến bộ Thái tuế , Quan phù, Bạch hổ, nói một cách khoa học thì đây là bộ sao chỉ trạng thái năng lượng cao, gặp tổ hợp sao xấu thì hoạ càng mạnh, gặp tổ hợp sao tốt thì phúc càng nhiều !( vấn đề vòng thài tuế tôi sẽ bàn sau) Còn nhóm thứ hai thì Mệnh Thân không nằm trong thế tam hợp, đó là yếu tố bất lợi trong việc không liên kết được các bộ sao trong thế tam hợp, mệnh Thân thường đóng ở các bộ sao khác nhau, nhiều khi là chỏi nhau, như vậy là bất lợi, hoạ nhiều hơn phúc !
          Xuất phát điểm của Tử vi đẩu số là Học thuyết Âm Dương Ngũ hành, phép đếm Can Chi và quan điểm hợp nhất Trời Đất và Con Người (“Thiên Địa Nhân hợp nhất”), lấy ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ của các sao CÁT, HUNG, HÓA trong chùm sao tử vi để suy luận ra vận mệnh con người.
Phương pháp cơ bản của Tử vi đẩu số là căn cứ ngày, tháng, năm và giờ sinh của mỗi người định ra 12 cung và an hệ thống sao lên LÁ SỐ rồi xét sự tương quan vị trí các cung, các sao mà đoán ra địa vị, nhân cách, phúc họa, sang giầu của người đó.
SAO là yếu tố cơ bản của Tử vi đẩu số. Sự phân bổ và tổ hợp của Sao cùng độ SÁNG và độ lành dữ (cát hung2/ MỖI CUNG CHO TA NHỮNG THÔNG TIN GÌ?
Cung Mệnh: Tương đương bộ não con người ta, là Cung Chính trong 12 Cung.
Cung Huynh đệ: Phán đoán quan hệ bản thân với anh chị em có tốt không.
Cung Phu Thê: Phán đoán tình trạng hôn nhân, đối tượng kết hôn, cuộc sống hôn nhân mỹ mãn hay không.
Cung Tử nữ: Suy đoán về cá tính, tư chất, học hành của con cái.
Cung Tài bạch: Là cung sinh tài (tiền), phán đoán tài vận, khả năng quản lý tài chính và tình hình kinh tế của một người.
Cung Tật ách: Đoán biết tình hình sức khỏe và thể chất của một người.
Cung Thiên di: Phán đoán Vận xuất ngoại, phát huy tài năng, biểu hiện sức sống của bản thân.
Cung Nô bộc: Còn được gọi là cung Thân hữu (bạn bè). Phán đoán mối quan hệ với đối tác, đồng nghiệp, bạn bè.
Cung Quan lộc: Phản ánh thong tin về sự nghiệp, học vấn, địa vị.
Cung Điền trạch: Xét xem có thể thừa kế cơ nghiệp tổ tiên không. Hoàn cảnh sống.
Cung Phúc đức: Phản ảnh điềm lành dữ trong cuộc sống tinh thần như tâm thái, nhân sinh quan, sở thích.
Cung Phụ mẫu: Dự đoán tính cách, hoàn cảnh gia đình, địa vị của cha mẹ, tình thương của cha mẹ.
) của sao có ảnh hưởng quyết định tới sự luận giải lá số.

Phú “Tử Vi Biệt Cách” - TS. Đằng Sơn


Phú “Tử Vi Biệt Cách” - TS. Đằng Sơn

Phú “Tử Vi Biệt Cách”
Tác Giả: Đằng Sơn




1. Tử Vi cách cục tối trọng âm dương
2. Học giả yếu tường quá hư cùng biến
3. Nữ tinh phú hiểm úy kỵ đào hoa
4. Tĩnh tú sát đa toàn vi bất hảo
5. Chính tinh hãm đáo quyền lộc quang vinh
6. Miếu vượng kỵ sinh phản vi bất thiện
7. Chủ hiền khách hiểm quân tử oan khiên
8. Chủ hiểm khách hiền tiểu nhân đắc chí
9. Kình Dương Ngọ vị yểu chiết hình thương
10. Nhược hãm Lộc Quyền danh dương viễn lý
11. Cơ Lương Quang Quý Hình Lộc danh y
12. Thế cục chuyển di Lộc Hình Tử Phá
13. Tử Vi Quyền Phủ diệu sử Kỵ Hình
14. Tử Phủ Nhật Kình hùng tâm giảo ngữ
15. Tàng hung Tử Phủ Vũ Tướng không vong
16. Mão Dậu Kiếp Không Tử Tham thoát tục
17. Liêm Trinh vô lực ngộ Hổ nguy nan
18. Liêm Phá Liêm Tham Khúc Xương đại họa
19. Mệnh lâm hiểm tọa Đà Vũ Xương Linh
20. Vũ Phủ Kiếp Kình ác nhân quý hiển
21. Dậu cung bất miễn Thiên Tướng đa đoan
22. Phản Hũu Hồng Loan sắc Không giác ngộ
23. Quý tinh Tướng Phủ Tuần Triệt lao đao
24. Hình Tướng, Phủ Hao đồng vi phá cách
25. Phá hiềm Xương Khúc, phản hợ Kiếp Không
26. Hao Phá bần cùng, Lộc quân đại phát
27. Thanh liêm Hình Sát, hiển đạt Sát Kình
28. Nạn đáo trùng phùng Sát Dương Ngọ vị
29. Đào Hoa chính thị Tuần tự Tham Liêm
30. Đa Sát, bại, dâm phát sinh đại họa
31. Tham Linh thành tựu, Tham Hổ tai ương
32. Tham Hỏa anh hùng, Tham Xương nhiễu sự
33. Âm Dương vạn sự Xương Khúc Kiếp Không
34. Hỉ ngộ Tam Minh, ố hiềm Tam Ám
35. Sửu Mùi ảm đạm Nhật Nguyệt vô quang
36. Gia Kỵ Triệt Tuần phả vi đại cát
37. Âm Dương hãm đắc kỳ cách vinh xương
38. Nhật phát văn chương, Nguyệt thăng vũ chức
39. Nhật Lương Xương Lộc Quyền Lực hạch tâm
40. Tỵ Hợi tà dâm Đồng Lương Lộc Mã
41. Cự Môn ám chủ tối hỉ Nhật minh
42. Cự Ngộ Sát Tinh nhất sinh tọa nạn
43. Thiên Đồng Dậu hãm cát Hóa vinh quang
44. Đồng Cự Đinh Tân Võng La đại quý
45. Dần Thân Riêu Hỉ Cơ Nguyệt lăng loàn
46. Thìn Tuất Không Vong Cơ Lương tăng đạo
47. Cự Cơ Mão Dậu bất đáo nhân duyên
48. Cơ Nhật Đồng Liêm nữ nhân bất túc
49. Cách tuy họa phúc chủ yếu thiện tâm
50. Khả dĩ an nhiên đức năng thắng số
---------------------


1. Tử Vi cách cục tối trọng âm dương
Cách cục trong khoa Tử Vi hầu hết dựa trên lẽ biến dịch của âm dương, ngũ hành chỉ là phụ mà thôi. Vì nền tảng của khoa Tử Vi gồm cả âm dương lẫn ngũ hành, khi dụng ngũ hành để luận cách cục của Tử Vi, học giả rất cần nắm vững dịch lý để khỏi bị sai lầm.

2. Học giả yếu tường quá hư cùng biến
Người học Tử Vi do đó cần am tường lẽ “quá hư cùng biến” của dịch.
“Quá Hư” là cái tốt quá độ trở thành hư hỏng.
“Cùng Biến” là đang rất tốt nếu biến xấu thành rất xấu, đang rất xấu nếu biến tốt thành rất tốt. Thường được gọi là lý “cùng tắc biến”, một lý lớn của dịch.

3. Nữ tinh phú, hiểm úy kỵ đào hoa
Nữ tinh ám chỉ Thái Âm (đế tinh, tượng sự cực âm) và bốn sao ứng với bốn quái hậu thiên âm của dịch là Tham Lang (ứng với quái Tốn), Liêm Trinh (ứng với quái Li), Thiên Đồng (ứng với quái Đoài), Thiên Lương (ứng với quái Khôn). Các sao này hàm chứa tính âm, nên nếu phong phú (tức miếu vượng lại hóa lộc) hoặc trong cảnh nguy hiểm (hãm địa không hóa Khoa Quyền Lộc, hay là hội họp nhiều sát, bại tinh không được không vong hóa giải); thêm các cách đào hoa tất ứng với sự sa đọa hoặc tai nạn.

4. Tĩnh tú sát đa toàn vi bất hảo
Các sao nhóm tĩnh (Cự Cơ Nguyệt Đồng Lương) hợp với cảnh an bình hơn xung động, gặp nhiều sát tinh chắc chắn không tốt. Chú ý rằng Nhật là ngoại lệ vì là đế tinh dương mạnh mẽ.

5. Chính tinh hãm đáo Quyền Lộc quang vinh
Chính tinh hãm rất xấu, nhưng nếu hóa Lộc hoặc hóa Quyền lại trở thành tốt hơn cả chính tinh miếu vượng hóa Lộc hóa Quyền.
Chú ý: Ý nghĩa “hóa Lộc” và “hóa Quyền” khác với có Hóa Lộc, Hóa Quyền cùng cung hoặc hợp chiếu. Thí dụ, năm Giáp Liêm Trinh hóa Lộc. Nếu Tham Lang cùng cung Liêm Trinh (hãm) thì phải phân định như sau: “Liêm Trinh hóa Lộc” và “Tham Lang có hóa Lộc cùng cung”. Ngược lại, năm Mậu Tham Lang hóa Lộc phải phân định là “Tham Lang hóa Lộc” và “Liêm Trinh có hóa Lộc cùng cung”; mặc dù cả hai trường hợp đều được gọi vắn tắt là “Liêm Tham Lộc”.

6. Miếu vượng Kỵ sinh phản vi bất thiện
Chính tinh miếu vượng rất tốt, nhưng nếu hóa Kỵ lại trở thành xấu xa hơn chính tinh hãm địa hóa Kỵ. Cái xấu này không phải là cái xấu của kẻ không thể thành tựu, mà ví như cái xấu của kẻ trèo cao té nặng. Nếu tu tâm chịu nhịn thua cuộc đời thì có thể tránh được tai họa; chỉ tiếc là kẻ được cách tốt của chính tinh dễ có ai chịu thua cuộc đời!

7. Chủ hiền khách hiểm quân tử oan khiên
Chính cung đa số là sao hiền (cát tinh), nhưng các cung hợp chiếu, đặc biệt là cung xung chiếu, đa số là sao hiểm (sát và bại tinh) ví như người quân tử bị hàm oan. Dù đắc cách cũng rất mong manh, dễ bị phá hỏng.
Áp dụng: Sao ở hai cung Mệnh và Thân đa số là cát tinh, nhưng sao ở các cung hợp chiếu –nhất là cung xung chiếu- đa số là sát, bại tinh xấu xa; nghĩa là nền tảng tốt mà hoàn cảnh bất thuận, dễ gặp xui xẻo, tai họa.

8. Chủ hiểm khách hiền tiểu nhân đắc chí
Chính cung đa số là sao hiểm (sát và bại tinh), nhưng các cung hợp chiếu, đặc biệt là cung xung chiếu, đa số là sao hiền (cát tinh), ví như kẻ tiểu nhân gặp cảnh đắc chí, dù căn bản chẳng ra gì vẫn dễ thành tựu.
Áp dụng: Sao ở hai cung Mệnh và Thân đa số là sát và bại tinh xấu xa, nhưng sao ở các cung hợp chiếu –nhất là cung xung chiếu- đa số là cát tinh, nghĩa là mình nền tảng xấu mà hoàn cảnh thuận lợi nên dễ thành công, lại hay đóng kịch là người tốt.

9. Kình Dương Ngọ vị yểu chiết hình thương
Tuổi Bính, Mậu có Kình Dương ở Ngọ. Kình tượng thanh gươm, Ngọ tượng con ngựa nên gọi là cách “mã đầu đới kiếm” (gươm treo đầu ngựa). Ngọ là hãm địa của Kình Dương lại thuộc hỏa khắc tính kim của Kình nên cách này hết sức nguy hiểm. Phú có câu “Mã đầu đới kiếm phi yểu chiết nhi hình thương” nghĩa là có cách “mã đầu đới kiếm” cư mệnh không chết yểu cũng khó thoát cảnh thương tật.
Nhưng vì lý “cùng tắc biến” lại có ba kỳ cách như tiếp sau đây.

10. Nhược hãm Lộc Quyền danh phương viễn lý
Theo lý “cùng tắc biến” của dịch, một hoàn cảnh cực xấu biến tốt sẽ trở thành cực tốt.
Mệnh có Kình Dương cự Ngọ (hãm địa), cùng cung với Đồng Âm (hãm địa), tuổi Bính Thiên Đồng hóa Lộc có Thiên Cơ hóa Quyền tam hợp (đắc Lộc Quyền), tuổi Mậu Thái Âm hóa Quyền có Thiên Cơ Hóa Kỵ tam hợp (đắc Quyền Kỵ) là hai kỳ cách tốt đẹp “mã đầu đới kiếm trấn ngự biên cương”, tạo nên sự nghiệp trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, danh tiếng lẫy lừng.
Kình Dương cư Ngọ (hãm địa) cùng cung với Tham Lang (hãm địa), tuổi Mậu Tham Lang hóa Lộc, cũng là kỳ cách “mã đầu đới kiếm trấn ngự biên cương”. (Trái lại tuổi Bính mà gặp cách này là hoạn họa trùng trùng vì không được cát hóa).
Chú ý: Tuổi Bính Thiên Cơ cư Ngọ (hóa Quyền) không hợp cách vì Thiên Cơ không hãm địa ở Ngọ; nên -mặc dù Thiên Cơ khá tốt ở Ngọ- nếu gặp Kình Dương cùng cung thì “phi yểu chiết phi hình thương”, rất cần cẩn thận đề phòng.

11. Cơ Lương Quang Quý Hình Lộc danh y

Thiên Cơ và Thiên Lương là hai sao tĩnh, gặp Thiên Hình hết sức nguy hiểm, khó tránh khỏi tai họa. Nhưng Ân Quang và Thiên Quý biến được cái ác của Hình thành hành động quyết liệt mà xây dựng. Hình luôn luôn có Riêu tam hợp. Trong cảnh này Riêu tượng trưng thuốc đắng giã tật, thêm Lộc Tồn (bảo thủ, cẩn trọng) hoặc hóa Lộc (thuận lợi, may mắn) trở thành kỳ cách. Cơ Lương (không nhất thiết đồng cung, nhưng phải hội họp với nhau) bản chất vốn đã thích phục vụ, được cách này theo đuổi ngành y dược rất dễ thành tựu lớn. Nếu Cơ hoặc Lương ở Sửu Mùi, có Tả Hữu giáp hai bên lại càng hoàn mỹ (xem thêm cách 12). Chú ý rằng Sửu Mùi là hãm địa của Thiên Cơ, nhưng trong trường hợp này vì thành cách mà vẫn tốt đẹp như thường.
Các chính tinh khác gặp Hình Riêu Lộc Quang Quý cũng thích hợp ít nhiều với ngành y dược.
Xác suất càng cao nếu cư Quan Lộc thay vì Mệnh.

12. Thế cục chuyển di Lộc Hình Tử Phá

Tử Phá Sửu Mùi là cách chính tà tranh thắng, lẽ thường rất cần Tả Hữu phù tá Tử Vi để Tử Vi đắc thế, chế ngự bớt tính phá hoại của Phá Quân. Trái lại gặp đối thủ của Tả Hữu là Thiên Hình thì Hình tất sẽ về cùng phe với Phá Quân, buộc Tử Vi lùi bước. Đây là số người đòi thắng thiên mệnh, gặp cảnh khó khăn dễ thiên về tà hoặc bá đạo hơn là chính đạo. Nhưng nếu có thêm Lộc Tồn (bảo thủ, cẩn trọng) hoặc hóa Lộc (may mắn) lại dễ thành công trong cảnh tranh tối tranh sáng giữa chính và tà. Do đó Phá Quân hóa Lộc hoặc Tử Phá được Lộc Tồn hội họp gặp thêm Thiên Hình là một kỳ cách hết sức tốt đẹp, ví như kẻ anh hùng (hoặc gian hùng, tùy theo cái nhìn của mỗi người) có bản lãnh đổi thay thời cuộc, tạo nên sự nghiệp phi thường trong cảnh trúc chẻ ngói tan.
Lý tưởng nhất là Tử Phá có Tả Hữu giáp hai bên. Gồm có Tử Phá cư Sửu sinh tháng 9 (Hình tam hợp), tháng 11 (Hình xung chiếu); hoặc Tử Phá cư Mùi sinh tháng 3 (Hình tam hợp), tháng 5 (Hình xung chiếu). Bốn cách này Hình hội họp mà không cư cùng Tử Phá nên giảm sát khí, đỡ lo tai họa.
Chú ý: Tử Phá không cùng cung không kể!

13. Tử Vi Quyền Phủ diệu sử Kỵ Hình
Tử Vi ở cung dương luôn luôn tam hợp với Phủ Tướng nên gọi là cách “Tử Phủ Vũ Tướng”, nếu không có Tả hoặc Hữu hội họp là cách “cô quân”, ví như vua không có cận thần, thiếu hẳn hiệu quả. Trong hoàn cảnh này lại gặp đối thủ của Tả Hữu là Thiên Hình lại càng bất lợi (mặc dù không nguy hiểm, đây Hình ví như kẻ phù tá hung dữ lộng quyền, khiến chủ Tử Vi mang tai tiếng bất nhân).
Nhưng nếu Tử Phủ Vũ Tướng có hóa Quyền hội họp thì uy lực mạnh mẽ, khắc phục biến Hình thành phù tá đắc lực, là một kỳ cách, dễ thành tựu trong cảnh đấu tranh nguy hiểm. Lưu Huyền Đức, vua nước Thục đời Tam Quốc có cách này (“Lưu Huyền Đức đạt thừa Hán nghiệp thi ư Tử Phủ Vũ Tướng Khoa Quyền Hình Ấn Hồng Khôi mệnh thân”).
Cũng cách Tử Phủ Vũ Tướng, gặp cả Hình lẫn Kỵ rất khó thành công. Nhưng nếu có Quyền ở chính cung, hoặc Quyền Kỵ hội chiếu (nghĩa là Kỵ không ở chính cung) thì vẫn dễ thành công hiển hách, nhưng phải bận tâm tính toán nhiều hơn cách không có hóa Kỵ; nên cũng dễ trở thành kẻ gian hùng.

14. Tử Phủ Nhật Kình hùng tâm giảo ngữ

Tử, Phủ, Nhật (Thái Dương) là ba đế tinh mạnh mẽ, có bản lãnh biến Kình Dương (cùng cung) thành của mình, cư mệnh là kẻ có hùng tâm và chịu tính toán. Nếu mệnh cư ở Thìn Tuất Sửu Mùi thì đắc cách “Kình Dương nhập miếu” nên bản lãnh cao lại thêm liều lĩnh; Tử, Phủ cùng cung theo đuổi kinh doanh dễ có cơ thành tựu lớn; do đó có cách “Tử Phủ Kình Dương tại cự thương”.
Chú ý 1: Một trong ba đế tinh Tử, Phủ, Nhật cùng cung với Kình thì kiêu ngạo, cảm thấy rất khó chịu khi thua người. Nếu đế tinh ở vị trí tương đối yếu tất sẵn sàng dối trá để bảo vệ vị trí của mình. Các vị trí tương đối yếu gồm có: Tử Vi cư Tý Mão Dậu Thìn Tuất, Phủ cư âm cung, Thái Dương cư Tuất Tý Sửu Mùi (Thái Dương rất yếu ở Hợi nhưng không thể gặp Kình ở đây nên không kể).
Chú ý 2: Thái Âm cũng là đế tinh, nhưng yếu hơn Tử Phủ Nhật, không vận dụng nổi Kình Dương nên chỉ có cách này khi đồng cư với Thái Dương ở Sửu Mùi.
Chú ý 3: Thay vì Kình mà là Đà lý tính vẫn tương tự, nhưng giảm phần liều lĩnh mà tăng phần tính toán; khó thoát khỏi tâm lý “cứu cánh biện minh cho phương tiện”.

15. Tàng hung Tử Phủ Vũ Tướng không vong
Tử Phủ Vũ Tướng (chỉ xảy ra ở cung dương) ứng với cộng hưởng giữa hai nhóm Tử Liêm Vũ và Phủ Tướng nên rất tốt đẹp, nhưng nếu gặp không vong (tức Tuần, Triệt, hoặc Thiên Không, Địa Không đúng vị đóng cùng cung) thì ví như tòa lâu đài xây trên bãi cát, dù có các cách tốt khác hội họp đi nữa cũng gặp nhiều hung hiểm; sự nghiệp dù huy hoàng cũng khó lâu bền.
Tuần Triệt đúng vị không vong khi ở cung cùng lý với năm sinh nên cách Tuần Triệt chỉ ứng với người sinh năm dương. Sinh năm âm ảnh hưởng không đáng kể.
Thiên Không đúng vị không vong ở Dần Thân Tỵ Hợi, nên cách Thiên Không chỉ ứng với hai cung Dần Thân.
Địa Không Địa Kiếp đúng vị không vong ở Thìn Tuất Sửu Mùi Tí Mão nên cách Địa Không, Địa Kiếp chỉ ứng với ba cung Thìn Tuất Tý.
CHÚ Ý: Cách này vẫn có thể thành công to tát, nhưng nếu thế thì phải trả giá cao. Không thành công lại dễ bình ổn hơn. Đây là lẽ bù trừ của thuyết âm dương.

16. Mão Dậu Kiếp Không Tử Tham thoát tục
Ngược lại với cách 15, khi Tử Vi hội họp với Sát Phá Tham thay vì Phủ Tướng thì thành cách Sát Phá Liêm Tham, là cảnh chính tà tranh thắng. Vị trí kém nhất của Tử Vi trong hoàn cảnh này là cư Mão Dậu cùng với sao “chính đào hoa” Tham Lang, ứng với sự sa đọa, dâm đãng; vì vậy sách có câu “Đào Hoa phạm chủ vi chí dâm”. Nhưng nếu Tử Tham cư Mão gặp Địa Kiếp hoặc Địa Không cùng cung lại là vô vi thoát tục; tu hành ắt có thành tựu. Cư Dậu xác xuất thành tựu thấp hơn. Không hoặc Kiêáp chỉ hội họp thay vì cùng cung xác xuất thành tựu cũng thấp hơn.
Chú ý: Nếu mệnh cung nguyên thủy có Tử Tham gặp Tuần Triệt án ngữ hoặc cùng cung Thiên Không không thể nhất luật bàn như trên mà phải xét xem các cường cung (tức mệnh tài quan, quan di thê) có Địa Không, Địa Kiếp hoặc cả hai sao hội họp hay không. Nếu thay vì Không Kiếp mà lại là Xương Khúc hội họp thì tâm muốn tu hành giải thoát nhưng vẫn khó thoát nợ trần.

17. Liêm Trinh vô lực ngộ Hổ nguy nan

Liêm Trinh ứng với quái Li rực rỡ quá độ ví như cô tiểu thư nhà giàu; tốt thì chủ công danh, xấu dễ gặp tai họa. Liêm Trinh cùng cung với Phá Quân hoặc Tham Lang thì lạc hãm nên vô lực. Bạch Hổ (thuộc vòng Thái Tuế) tượng kẻ nhất định dùng quyền lực để bảo vệ quyền lợi của mình. Vô lực mà đòi dùng lực tất gặp nguy hiểm, tai ương; nên Liêm Trinh lạc hãm cùng cung Bạch Hổ khó tránh tai họa.
Liêm Trinh độc thủ Dần Thân được hội họp với Phủ Tướng nhưng lại bị Tham Lang (hãm) xung chiếu, đồng cung Bạch Hổ cũng nguy hiểm nhưng đỡ hơn Liêm Phá, Liêm Tham. Có sao tốt giải cứu thì không đáng lo ngại.
Chú ý: Bạch Hổ có Thanh Long (thuộc vòng Lộc Tồn) cùng cung thì thành cách “Thanh Long Bạch Hổ” hoặc “Long Hổ tương phùng”. Trong trường hợp này Bạch Hổ không còn tác họa nữa, mà hợp tác với Thanh Long để tăng xác xuất thành công.

18. Liêm Phá Liêm Tham Khúc Xương đại họa
Liêm Trinh ứng với quái Li, ví như cô tiểu thư đài các, có Khúc Xương càng thêm vẻ kiêu sa. Nhưng Xương Khúc, mặc dù là cận thần của Tử Phủ Âm Dương, bản chất vốn yếu đuối. Liêm Trinh cùng cung Phá Quân hoặc Tham Lang là lạc hãm, ví như cảnh thân gái dặm trường, vẻ đài các kiêu sa của Xương Khúc càng khiến kẻ bất lương nhòm ngó, biến thành tai họa. Phú có câu “Liêm Trinh phùng Văn Quế cánh bôn ba” (Liêm Trinh phùng Văn Khúc càng bôn ba) có lẽ ám chỉ trường hợp này.
Chú ý: Liêm Trinh là sao đào hoa lại chủ quan lộc, hình ngục nên sao phù tá tốt đẹp nhất là Lộc Tồn (may mắn, bảo thủ, cẩn trọng). Có Lộc Tồn cùng cung thì dễ thành đạt và đỡ lo tai họa, nhất là tai họa do Xương Khúc và các sao đào hoa gây ra; hội họp tương tự nhưng không tốt bằng. Ngược lại Liêm Trinh gặp những phản đề của Lộc Tồn như sau đây thì rất đáng lo ngại:
Thiên Phúc cùng cung dễ xui xẻo
Kình hoặc Đà cùng cung dễ gặp tai họa
Đại hoặc Tiểu Hao cùng cung thiếu chí hướng, khó thành tựu

19. Mệnh lâm hiểm tọa Đà Vũ Xương Linh
Đây là một trường hợp mà lý ngũ hành hoàn toàn phù hợp với lý âm dương, và dễ áp dụng hơn.
Vũ Khúc ở cung dương hoặc cùng Tham Lang ở Sửu Mùi hội họp Văn Xương tương đối tốt đẹp, nhưng vì hai sao cùng thuộc kim có tính sát nên hàm chứa nguy hiểm. Đà Linh là hai sao sát có tính âm hàn (Đà là sao âm của cặp Kình Đà, Linh là sao âm của cặp Hỏa Linh). Đà thuộc kim, Linh thuộc hỏa nhưng đới thêm tính kim. Cái đẹp mong manh gặp tính sát âm hàn đã kém đi nhiều; cả bốn sao lại đều mang tính sát của kim nên hội họp trở thành cực xấu, ứng với nguy hiểm hoặc khó khăn to lớn.
Vũ Phá Tỵ Hợi, Vũ Sát Mão Dậu vốn đã không hợp với Xương Khúc nên càng xấu hơn nữa.
Theo lý ngũ hành, kim quá dư tất phải sinh thủy để lấy lại quân bình. Thủy ứng với nước nên phú để lại có câu “Linh Xương Đà Vũ hạn đáo đầu hà” nghĩa là đến hạn Linh Xương Đà Vũ tất gieo mình xuống sông tự tử, ý nói là gặp quá nhiều khó khăn bế tắc, chỉ còn cách chết cho rảnh nợ. Sự thật gặp hạn Linh Xương Đà Vũ không nhất thiết tự tử, nhưng chắc chắn có sự bất xứng ý. Linh Xương Đà Vũ ở phúc đức cũng luận tương tự.
Chú ý: Vũ Khúc bản chất lạnh lẽo, bất cận nhân tình.

20. Vũ Phủ Kiếp Kình ác nhân quý hiển
Vũ Phủ Tí Ngọ là một cộng hưởng vô cùng tốt đẹp vì cả hai sao đều là tài tinh; Phủ lại là đế tinh nên uy lực mạnh mẽ. Kiếp Kình là hai sát tinh ác độc, Phủ bản chất dung hòa nên thu dụng làm tay chân của mình, trở thành cách gian tham nhưng quý hiển.
Có cách này cư mệnh, độc ác thì khá giả, hợp cách gian thương tạo ra tài sản trên máu mủ thiên hạ. Ngược lại quyết giữ thiện tâm thì như chủ tốt gặp đầy tớ bất lương, tất phải chịu một số oan nghiệp rồi mới tốt đẹp được.
Vũ không được đồng cung với Phủ thì uy lực kém hơn. Cũng cách Kiếp Kình, thêm nhiều sao tốt hội họp cũng ác độc hoặc tàn nhẫn, nhưng tương đối khó thành tựu; thêm nhiều sao xấu hội họp tất vì tiền bạc mà mang họa vào thân. Cư mệnh nên đi tu là hơn cả.

21. Dậu cung bất miễn Thiên Tướng đa đoan

Thiên Tướng là quý tinh nên cư mệnh không phải lo cơm áo, nhưng bản chất nhu nhược nên không vượt nổi tính "bại" của cung Dậu . Tướng kém cỏi nhất ở Dậu (kém hơn Mão vì hai đế tinh Âm Dương cư ở Tử Tức và Huynh Đệ đều hãm địa) , lại bị Liêm Tham Phá hãm địa ở Mão xung chiếu, nên gặp rất nhiều phiền toái rắc rối . Mệnh cung của nhiều cô gái giang hồ nhan sắc được khách làng chơi chu cấp như vợ bé có cách này .

22. Phản Hũu Hồng Loan sắc Không giác ngộ
Cũng là Thiên Tướng cư Dậu , tuổi Ngọ có Hồng Loan cùng cung nên thanh sạch, Đào Hỉ ở Mão xung chiếu, thành thử đắc cách tam minh Đào Hồng Hỉ, ví như kẻ lạc giữa bụi trần nhơ nhuốc mà tâm tư sáng suốt, bình lặng như không, ngộ ra mọi sắc hương đều là giả dối .
Thiên Tướng cùng cung Hồng Loan tại Mão luận tương tự nhưng xác suất thấp hơn .
Luật chung về Thiên Tướng cho tất cả mọi cung : Thiên Tướng ứng với hình thức bề ngoài, nếu hội họp với cả hai loại sao sắc (Đào Hồng Hỉ) và Không (Tuần Triệt Thiên Không Địa Không ) lại biến thành cảnh sắc sắc không không, thường có duyên với cảnh tu hành ) .

23. Quý tinh Tướng Phủ Tuần Triệt lao đao

Phủ Tướng là hai quý tinh có tính dung hòa nên nói chung khi độc thủ không ngại tứ sát Kình Đà Hỏa Linh lắm . Cư mệnh vẫn dễ phú quý, chỉ tăng thêm tính gian xảo . Thế nhưng là thế "có" nên gặp Tuần Triệt coi như mất hết . Cách tốt bao nhiêu cũng thành vô dụng . Gặp Thiên Không , Địa Không đúng vị không vong cũng luận như trên .
Chú ý : Cách này ứng với khi Phủ Tướng ở cung âm . Ở cung dương là cách 15 đã kể trên .

24. Hình Tướng, Phủ Hao đồng vi phá cách

Thiên Tướng là sao yếu đuối nên có Tả Hữu phù tá thì rất tốt đẹp, ngược lại gặp đối thủ của Tả Hữu là Thiên Hình cùng cung thì hết sức nguy hiểm . Thiên Hình là sát tinh nên Thiên Tướng khó thoát khỏi tai họa . Thiên Phủ cũng cần Tả Hữu và kỵ Thiên Hình, nhưng vì là đế tinh có uy lực mạnh nên gặp Thiên Hình không đáng lo ngại . Nhưng Phủ là tài tinh, cùng cung Đại Tiểu Hao là phá cách, ứng với sự túng thiếu . Đại Tiểu Hao đắc địa đi nữa cũng chỉ có những thoáng huy hoàng mà thôi .

25. Phá hiềm Xương Khúc, phản hợp Kiếp Không

Phá Quân bản chất phá hoại, Xương Khúc lại nho nhã dung hòa, nên Phá Quân có Xương Khúc phò tá không thể làm ra chuyện (trừ trường hợp có thêm sao của cả hai nhóm Tả Hữu, Khôi Việt hội họp). Phú có câu "Phá Quân Xương Khúc vi bần nho" . Ngược lại Phá gặp Kiếp Không là hai sao chuyên phá hoại thì đúng là chủ gặp tớ, dễ thành đại sự .

26. Hao Phá bần cùng, Lộc quân đại phát

Đại Tiểu Hao là hai sao thiếu chí hướng, khiến Phá Quân không thể chuyên nhất phát huy ưu điểm xung phá của mình . Đại Tiểu Hao bản chất lại là phí phạm, hư hao; dễ đẩy Phá Quân vào cảnh bần cùng . Ngược lại Phá Quân gặp Lộc Tồn (cẩn trọng nhưng khá giả) hoặc hóa Lộc (thuận lợi , may mắn ) tất đại phát .

Chú ý : Lộc và Không Kiếp cùng phù hợp Phá Quân nên gặp Phá Quân thay vì phá hoại nhau lại cùng giúp Phá Quân trở thành tốt đẹp .

27. Thanh liêm Hình Sát, hiển đạt Sát Kình

Thất Sát có Tả Hữu phù tá thì tốt đẹp. Nhưng mang tính sát nên đồng thời phù hợp với đối thủ của Tả Hữu là Thiên Hình; do đó gặp Thiên Hình không bất lợi , chỉ thể hiện một chiều hướng khác . Thất Sát miếu vượng thì thanh liêm, nghiêm khắc, hãm thì tàn nhẫn .
Sao Sát phù hợp nhất với tính dũng cảm của Thất Sát là Kình Dương, tức sao dương của cặp Kình Đà, Thất Sát gặp Kình Dương như chủ can đảm gặp tớ liều lĩnh, chỉ cần một trong hai sao đắc vị là có thể thành công to lớn . Nhưng đây là một kết hợp đầy sát khí nên rất nguy hiểm, bạo phát thường đi liền với bạo tàn, nhất là một trong hai sao hãm địa thì rất khó lòng thoát khỏi tai họa . (Hai sao cùng hãm thành cảnh "kẻ dùng gươm chết vì gươm", chính là đại họa) .
Thất Sát gặp Đà La ý nghĩa tương tự Kình Dương , nhưng mức thành đạt và xác suất thành đạt thấp hơn, vì Đà La là sao âm phát triển không nhanh bằng Kình Dương là sao dương .

28. Nạn đáo trùng phùng Sát Dương Ngọ vị

Kình Dương cư Ngọ là cách "Mã đầu đới kiếm". Ngọ thuộc Hỏa, Kình thuộc Kim, Hỏa khắc Kim nên đây là vị hãm địa xấu nhất của Kình Dương . Thất Sát ở Ngọ miếu địa cùng cung với Kình tất có thành tựu, nhưng khó lòng tránh khỏi tai họa khủng khiếp; hợp với số kẻ làm tướng chết oanh liệt ở trận tiền .
Phá Quân cư Ngọ (miếu địa) đồng cung Kình Dương cũng luận tương tự .

29. Đào Hoa chính thị Tuần tự Tham Liêm

Tham Lang ứng với quái Tốn, tượng là con gái trưởng, nhu nhược thành thử dễ bị cuốn hút vào chuyện trăng hoa, nên gọi là "chính đào hoa". Liêm Trinh ứng với quái Li, tượng là con gái thứ , xinh đẹp kiêu sa . Nhan sắc là lợi điểm mà cũng có thể là tai họa, nên gọi là "thứ đào hoa" .

30. Đa Sát, bại, dâm phát sinh đại họa

Sát tinh hoặc phá hoại hoặc cuốn hút người ta vào đường phá hoại . Bại tinh gây ra bất hạnh . Dâm tinh, tức các cách đào hoa thiếu đứng đắn, gây sự sa ngã . Tham Liêm bản chất đã mang sẵn tính đào hoa gặp nhiều sao của các nhóm này tụ tập rất nguy hiểm, cần đề phòng tai họa hoặc trụy lạc .

31. Tham Linh thành tựu, Tham Hổ tai ương

Hổ là một bại tinh bản tính quyết liệt, nên Tham Lang hãm địa thiếu uy lực gặp Hổ cùng cung khó lòng tránh khỏi tai nạn, miếu vượng cũng phiền toái . Lý tương tự như trường hợp Liêm Trinh .
Chú ý : Có Thanh Long hội họp thì thành cách "Thanh Long Bạch Hổ " . Trong trường hợp này Bạch Hổ không còn tác họa nữa mà biến thành một yếu tố thành công .
Tham Lang là một trong bộ ba Sát Phá Tham tất phải có sát tinh phù hợp . Lục sát có Kình Đà Hỏa Linh Không Kiếp . Ta đã biết Phá Quân hợp Không Kiếp, Thất Sát hợp Kình Đà; suy ra Tham Lang hợp Hỏa Linh .
Linh là sao âm của cặp Hỏa Linh, ví như ngọn lửa âm thầm, giúp Tham Lang thuộc mộc được nung nóng, thành tựu nhưng không phải là đột phát .

32. Tham Hỏa anh hùng, Tham Xương nhiễu sự

Hỏa Tinh thuộc dương, ví như ngọn lửa lớn khiến Tham Lang thuộc mộc cháy bùng, nên Tham Hỏa là cách anh hùng, ứng với sự thành công đột phát .
Xương là sao dương của cặp Xương Khúc, mang tính đào hoa nhưng đồng thời thuộc kim khắc hành mộc của Tham . Tham Lang mang tính đào hoa gặp Xương ví như cảnh "bỏ thì thương vương thì tội" chẳng ra gì, mập mờ rất phiền toái . Tham Xương cư Mệnh do đó là kẻ hay gây rắc rối cho đời . Tệ nhất là có đủ bộ Xương Khúc hội họp; phú có câu "Tham Lang Xương Khúc chính sự phiền hà" .
Chú ý : Nếu có nhiều cát tinh như Tả Hữu Khôi Việt Lộc Tồn tam Hóa , hoặc sao phù tá đúng bộ là Linh Hỏa thì giải được, không kể là xấu nữa .

33. Âm Dương vạn sự Xương Khúc Kiếp Không

Muốn luận tốt xấu cho cặp đế tinh Âm Dương cần nhất là xét bốn sao Xương Khúc và Không Kiếp . Âm Dương hội họp với Xương Khúc là đắc cách dễ phát triển tiềm năng , với Không Kiếp là phá cách, nhẹ sinh ra cảnh đầu voi đuôi chuột, nặng thì nhiều tai họa .

34. Hỉ ngộ Tam Minh, ố hiềm Tam Ám

Âm Dương tượng trưng ánh sáng của mặt trăng mặt trời nên gặp bộ tam minh Đào Hồng Hỉ (tượng vẻ tươi sáng của một cô gái xuân thì) rất đẹp đẽ . Trái lại gặp bộ tam ám Riêu Đà Kỵ (tượng ba hoàn cảnh u ám) thì giảm uy lực . Ngoại lệ là kỳ cách Âm Dương Sửu Mùi tiếp theo đây .

35. Sửu Mùi ảm đạm Nhật Nguyệt vô quang

Sửu Mùi Nhật Nguyệt cùng cung ví như mặt trời mặt trăng cùng dành ánh sáng, là cảnh âm dương hỗn độn, tranh tối tranh sáng, nói chung là phá cách . Vì Âm Dương cùng là đế tinh, cư mệnh thích làm đàn anh thiên hạ nhưng lại không chịu hoặc không biết lo lắng cho thuộc hạ, gây ra những cảnh đầu voi đuôi chuột .

36. Gia Kỵ Triệt Tuần phả vi đại cát

Cũng Nhật Nguyệt Sửu Mùi nhưng có Tuần hoặc Triệt án ngữ thì cảnh hỗn độn bị phá hủy, khiến Nhật Nguyệt cùng có cơ hội phát huy tiềm năng to lớn của mình, là một kỳ cách tốt đẹp . Địa Không cư ở đây cũng tương tự .
Sửu Mùi là đắc địa của Hóa Kỵ, lại gặp không vong thì chỉ còn sót lại tính cẩn trọng, rất cần thiết để hai đế tinh có thể cộng tác với nhau . Thế nên Âm Dương Sửu Mùi gặp không vong đã tốt, thêm Hóa Kỵ trở thành hoàn mỹ .
Là một kỳ cách rất đáng ghi nhớ vì Nhật Nguyệt lẽ thường rất hiềm Hóa Kỵ và không vong .

37. Âm Dương hãm đắc kỳ cách vinh xương

Thái Âm cực xấu ở Thìn Ngọ (khí dương thịnh lại là cung dương), Thái Dương cực xấu ở Hợi (khí âm thịnh lại là cung âm), nhưng là đế tinh nên có tiềm năng mạnh mẽ . Do đó nếu đắc kỳ cách lại thành tựu hết sức to lớn .

38. Nhật phát văn chương, Nguyệt thăng vũ chức

Thái Dương vốn thuộc dương khi lạc hãm đắc kỳ cách theo luật "cùng tắc biến" lại nhuốm tính âm nên dễ phát về văn chương . Cùng lý Thái Âm vốn thuộc âm, lạc hãm đắc kỳ cách lại nhuốm tính dương nên dễ phát về võ nghiệp .
Kỳ cách quan trọng nhất là Âm Dương hóa Lộc hoặc hóa Quyền, thêm Xương Khúc phù tá . (Tưởng Giới Thạch tung hoành ở lục địa Trung Hoa, bị thua chạy ra Đài Loan rồi biến Đài Loan thành một cường quốc có cách Thái Âm hãm địa cư Thìn hóa Lộc, được thêm Khoa Quyền chiếu, lại có Khúc Xương phù tá) .

39. Nhật Lương Xương Lộc Quyền Lực hạch tâm

Thiên Lương thuộc quái Khôn (âm) lại vĩnh viễn tam hợp với Thái Âm (âm) , được hội họp với Thái Dương (dương) thành cảnh âm dương quân bình nên rất đẹp đẽ . Nhật vượng ở Mão thành cách Nhật Lương cùng cung, được Nguyệt miếu ở Hợi tam hợp, nếu hội họp có thêm sao phù tá lý tưởng của Thái Dương là Văn Xương và sao đại biểu may mắn là hóa Lộc hoặc Lộc Tồn là lý tưởng . Nhật Nguyệt là hai đế tinh , thêm Lương là bầy tôi lương đống, cung mệnh được cách này dễ trở thành nhân vật có quyền lực . Nhật ở Dậu hãm địa nên thành tựu kém hơn nhưng vẫn là cách tốt đẹp . Đặc biệt nếu Nhật hoặc Lương hóa Lộc hoặc hóa Quyền thì theo lý "cùng tắc biến" lại thành kỳ cách, tốt hơn cả Nhật Lương cư Mão .
Lương cư Tý Ngọ cũng đắc cả hai sao Nhật Nguyệt, nhưng không được tọa cùng đế vị nên kém hơn Nhật Lương Mão Dậu, ứng với quyền lực ở vị trí thấp hơn, cư mệnh đắc phụ tinh tốt đẹp có thể là nhân sĩ địa phương hoặc làm thầy giáo (số vạn thế sư biểu Khổng Phu Tử có Thiên Lương cư Tý) .

40. Tỵ Hợi tà dâm Đồng Lương Lộc Mã

Lương gốc là quái Khôn tượng mẹ, Đồng gốc quái Đoài tượng con gái út . Đồng Lương ở Tỵ Hợi thì Âm Dương cùng cung ở Sửu Mùi là cảnh Nhật Nguyệt tranh huy u ám . Thiên Lương mất ánh sáng của Nguyệt, lại không được Nhật soi sáng trở thành u tối , như người mẹ quên mất thiên chức của mình . Tỵ Hợi lại thuộc tứ mã tượng biến động nên Thiên Lương ở đây hãm địa, ứng với sự buông thả, phóng túng . Đồng như cô con gái ham chơi được mẹ thả lỏng, nên là cách "vượng địa" bay nhảy tự do không còn gì kềm hãm nữa .
Hóa Lộc và Thiên Mã (Lộc Mã, nhưng xem chú ý 1) là một cách rất tốt, biểu tượng thay đổi may mắn, nhưng chính vì vậy khuynh hướng phóng túng của Thiên Lương càng có cơ hội bộc phát . Thiên Đồng non dại thiếu sự dạy bảo của người trên thấy đổi thay may mắn thế nào chẳng ham vui nhảy vào , thiếu kinh nghiệm tất bị sa ngã . Bởi vậy Đồng Lương Tỵ Hợi gặp Lộc Mã thay vì tốt đẹp lại tà dâm , bất chính .
Nếu không gặp Lộc Mã nhưng có các cách đào hoa hội họp cũng luận như trên .
Chú ý 1: Lộc Tồn và Thiên Mã (cũng gọi là Lộc Mã) không thể luận như Hóa Lộc và Thiên Mã vì Lộc Tồn có tính bảo thủ, giảm tính vọng động của Đồng Lương Tỵ Hợi .
Chú ý 2: Tham Liêm Tỵ Hợi gặp hóa Lộc Thiên Mã tương tự, nhưng lý hiển nhiên hơn vì là hai sao chính phụ đào hoa .

41. Cự Môn ám chủ tối hỉ Nhật minh

Cự Môn là đầu đảng của các sao ám, tượng sự bất mãn thị phi nên rất cần Thái Dương soi sáng , do đó Cự Nhật đồng cung là một cách tốt đẹp . Nhưng cần chú ý ở Dần Nhật vượng nên tốt đẹp hơn ở Thân . Cung Mệnh cư ở Thân có Cự Nhật là hạng người đầu voi đuôi chuột, thích đảm đương trọng trách nhưng hay bỏ việc giữa đường .
Ngoài ra Cự Môn cũng tốt hơn nếu gặp bộ tam minh Đào Hồng Hỉ . Ngược lại nếu cùng cung với một trong ba sao thuộc bộ tam ám Riêu Đà Kỵ hoặc hội họp với hai hoặc cả ba sao này thì rất phiền toái, đa đoan; dù đắc cách Cự Nhật cũng thế .

42. Cự Ngộ Sát Tinh nhất sinh tọa nạn

Trong các sao tĩnh thì Cự Môn - vì bản chất đã hàm tính xấu - sợ lục sát tinh hơn cả, gặp một trong lục sát cùng cung là phá cách . Nếu cư mệnh :
Cùng Kình hoặc Đà : Lắm thị phi .
Cùng Hỏa hoặc Linh : Lắm tai nạn
Cùng Không hoặc Kiếp : Thành ít bại nhiều .

43. Thiên Đồng Dậu Hãm cát Hóa vinh quang

Thiên Đồng cực hãm ở Dậu (vì cung xung chiếu có Thái Âm hãm địa), nên theo lý cùng tắc biến nếu cát hóa lại biến thành kỳ cách, có thể tạo nên sự nghiệp huy hoàng .
Tuổi Bính Thiên Đồng ở Dậu (hãm) hoá Lộc, được Thiên Cơ ở Sửu (hãm) hoá Quyền tam hợp, thêm Thiên Việt cùng cung , Lộc Tồn ở Tỵ hội họp . Hết sức tốt đẹp .
Tuổi Đinh Thiên Đồng ở Dậu (hãm) hoá Quyền, được Thái Âm ở Mão (hãm) hoá Lộc xung chiếu, Thiên Cơ hóa Khoa ở Sửu (hãm) và Cự môn hóa Kỵ ở Tỵ (hãm) chiếu về, thêm Thiên Việt cùng cung . Chính cung hóa Quyền nên đắc cách Quyền Kỵ và gồm thâu cả tứ hóa . Tốt đẹp e còn hơn cả tuổi Bình .

44. Đồng Cự Đinh Tân Võng La đại quý

Thìn là vị Thiên La, Tuất là vị địa võng . Cự ở Thìn xung Đồng ở Tuất đều là lạc hãm rất xấu, nhưng chính vì thế mà hoá cát lại thành cực tốt .
Tuổi Đinh Thiên Đồng cư Tuất hóa Quyền, Cự Môn hóa Kỵ thành cách Quyền Kỵ, có khả năng tạo dựng sự nghiệp trong cảnh khó khăn . Ngoài ra lại có Thái Âm hóa Lộc ở Dần (hãm) , Lộc Tồn ở Ngọ chiếu về, ứng với tài lộc, may mắn . Thiên Đồng cư Thìn cũng rất tốt, nhưng không bằng Tuất vì thiếu Lộc Tồn tam hợp, và Thái Âm ở Thân (vượng) hóa Lộc không tốt bằng ở Dần (hãm) .
Tuổi Tân Cự Môn cư Thìn (hãm) hóa Lộc, có Thái Dương ở Tý (hãm) hoá Quyền nên là kỳ cách tốt đẹp . Cự Môn cư Tuất cũng tốt đẹp, nhưng kém hơn ở Thìn vì Thái Dương ở Ngọ (miếu) hóa Quyền không bằng Thái Dương ở Tý (hãm) .
Chú ý 1 : Tuổi Bính Thiên Đồng hóa Lộc , Thiên Cơ hóa Quyền nên Thiên Đồng ở Thìn Tuất cũng tốt nhưng không bằng tuổi Đinh vì hai lẽ : Thứ nhất Thiên Cơ uy lực kém hơn Thái Âm , thứ hai bị Lộc Tồn ở vị nghịch lẽ âm dương .
Chú ý 2 : Tuổi Quý Cự Môn ở Thìn (hãm) hóa Quyền được thêm Lộc Tồn ở Tý chiếu về nên cũng tốt đẹp, nhưng vẫn không bằng tuổi Tân có Thái Dương hãm cát hóa . Cự Môn ở Tuất thì kém hẳn .

45. Dần Thân Riêu Hỉ Cơ Nguyệt lăng loàn

Nguyệt cực âm nên dù là đế tinh vẫn yếu đuối, Cơ bề ngoài bảo thủ nhưng trong tâm tư biến đổi liền liền, Dần Thân lại là mã địa tượng xung động . Hai sao đồng cung ở đây không vững vàng, lại gặp Riêu (quyến rũ) Hỉ (vui tươi) thành cách đào hoa thì sao khỏi sa ngã . Nên đây là cách dâm đãng . Gặp các cách đào hoa khác cũng luận tương tự .
Nhưng chú ý : Nếu Cơ Nguyệt Dần Thân có thêm Không vong trấn giữ (Tuần Triệt hoặc Thiên Không cùng cung) thì ứng với luật "cùng tắc biến" của dịch, sắc lại biến thành không; nên càng có nhiều cách đào hoa càng có khuynh hướng tìm giải thoát trong cảnh tu hành .

46. Thìn Tuất Không Vong Cơ Lương tăng đạo

Cơ Lương Thìn Tuất là miếu vượng rất tốt đẹp; cư mệnh là cách của bậc quân sư tài giỏi , gặp sát tinh cùng cung xâm phạm phải xuống cấp vẫn còn là hạng "nhất nghệ tinh nhất thân vinh". Nhưng Cơ Lương là hai sao nhu nhược, nên bị một trong các sao không vong cùng cung trấn áp (gồm có Tuần Triệt, Địa Không ở vị trí này ) tất chẳng còn gì cả, như người có của báu một lúc trắng tay, lại thiếu bản lãnh quật cường nên sinh thất chí, cư mệnh là cách của người chán đời đi tu .

47. Cự Cơ Mão Dậu bất đáo nhân duyên

Cự Cơ Mão Dậu là một kỳ cách của Tử Vi, nếu gặp Tuần Triệt hoặc Đại Tiểu Hao để thành tựu lớn . Nhưng đây là kỳ cách do nhiều yếu tố xấu phá hoại nhau mà thành nên theo luật bù trừ được cái này mất cái kia .
Cự Cơ Mão Dậu cư Mệnh thì Phu thê ắt là Âm Dương Sửu Mùi như mặt trăng mặt trời tranh dành ánh sáng, là cảnh âm dương bất thuận; do đó là số tình duyên ngang trái .

48. Cơ Nhật Đồng Liêm nữ nhân bất túc


Phái nữ mệnh có Thiên Cơ tất cung phu có Thái Dương là sao chính ứng với chồng . Thái Dương hãm hoặc đồng cung Thái Âm là cảnh vợ chồng bất thuận, Thái Dương cư Dần vượng đồng cung với Cự Môn cũng là mâu thuẫn, chỉ còn lại Thái Dương ở các cung Mão Thìn Tỵ Ngọ (ứng với mệnh Thiên Cơ tại Tỵ Ngọ Mùi Thân). Nhưng Cơ ở Thân tất đồng cung với Thái Âm bản chất dễ có sự thiếu đứng đắn, Cơ ở Mùi là hãm địa; nên Thiên Cơ cư mệnh chỉ có Tỵ Ngọ là tương đối tốt đẹp cho phái nữ, ngoài ra khó tránh cảnh nhân duyên dang dở .
Phú có câu "nữ mệnh đoan chính Thái Dương tinh, tảo ngộ hiền phu tín khả bằng", nghĩa là nữ mệnh có Thái Dương là người đoan chính, sớm gặp chồng hiền . Xét trên dịch lý e rằng câu phú này không đúng; bởi Thái Dương là sao cực dương cư mệnh phái nữ không hợp .
Thái Dương càng miếu vượng tính mâu thuẫn càng cao nên nữ mệnh có Thái Dương cư các cung Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ dễ thành công trên đường sự nghiệp nhưng khó thuận nhân duyên . Sửu Mùi Âm Dương đồng cung khó tránh đôi lần dang dở, các cung còn lại vì hãm địa lại hóa ra đỡ xấu, chịu nhẫn nại qua những phút giây bất thuận thì vẫn có thể được hưởng cảnh bạch đầu giai lão .
Thiên Đồng là phúc tinh cư mệnh dễ gặp may mắn . Nhưng Thiên Đồng là nữ tinh yếu đuối, bản chất thay đổi vô chừng nên càng may mắn càng có khuynh hướng tự gây phiền toái cho mình . Nghĩa là trong cái tốt đã chứa sẵn mầm biến động, khó tìm hạnh phúc với chồng con; ngay cả Đồng Lương miếu ở Dần Thân cũng thế .

49. Cách tuy họa phúc chủ yếu thiện tâm

Tử Vi có nhiều cách khác nhau tuy nhiên họa hay phúc chủ yếu là do lòng từ thiện của mỗi người.

50. Khả dĩ an nhiên đức năng thắng số

Số mệnh vốn là xác suất nên họa phúc đều có thể đổi thay . Nếu phát thiện tâm thì có thể lấy đức thắng số mà được vạn sự an lành .