Search This Blog

Monday, May 28, 2012

Luận 12 cung - Trung Chau

Luận Mệnh thông qua Đẩu Số quan niệm: "Bất kể sự tình nào cũng đều có thể căn cứ vào mệnh bàn mà dự đoán ra, dù mệnh tạo có quan hệ với người khác hay không".

Bộ sách Hiện đại Tử Vi quan niệm: "Đối với những sự vật mà bản thân mình có thể quyết định được, Đẩu số mới có thể luận đoán. Nếu mệnh tạo không có quan hệ gì với người khác thì không có cách nào luận đoán, trừ phi ở trong mối quan hệ với họ".


1- Cung Mệnh

Trong Đẩu Số, dùng cung Mệnh để luận đoán mệnh cách của người đó là cao hay thấp, nó chủ về thực chất của vận thế. Nếu cung Mệnh trong tinh bàn hiển thị cách cục cao, thì khó gặp đại hạn và lưu niên quá xấu. Trái lại, nếu cung Mệnh trong tinh bàn hiển thị cách cục thấp, thì sẽ khó gặp đại hạn và lưu niên quá tốt, bất quá chỉ thuận lợi nhất thời mà thôi. Do đó có thể thấy sự quan trọng của cung Mệnh.

Cung Mệnh đối nhau với cung Thiên Di ở tứ chính, và tương hội với cung Quan với cung Tài ở tam phương hội cung. Cũng chính là nói, chúng có thể ảnh hưởng đến thực chất của vận trình, những tao ngộ như xuất ngoại, và mối quan hệ với người ở nơi xa hay người ngoại quốc, và các yếu tố như sự nghiệp phát triển có thuận lợi toại ý hay không (quan), tài phú có được như ý hay không, .v.v...

Do đó cung Mệnh trong tinh bàn Đẩu Số là then chốt chủ yếu để luận đoán. Xem xét tổ hợp các sao của cung Mệnh, hầu như đã có thể định được đại khái vận thế của một đời người.

Còn cung Thân, theo thuyết thông thường, là dùng để luận đoán sự phát triển Hậu thiên của người đó. Nếu cung Mệnh cát mà cung Thân cũng cát, đương nhiên cuộc đời nhiều thuận lợi toại ý. Nếu cung Mệnh cát nhưng cung Thân không cát, thì giống như khối ngọc đẹp, nhưng lúc điêu khắc đã xảy ra sai sót, do đó làm giảm đẹp. Nếu cung Mệnh không cát mà cung Thân cũng không cát, thì cũng giống như gỗ xấu không được điêu khắc, đời người đương nhiên giảm sắc, chỉ có thể khéo vận dụng đại hạn và lưu niên (nhân mệnh), lấy nỗ lực hậu thiên để bổ cứu.

2-.Cung Huynh đệ

Trong xã hội hiện đại, dùng Tử Vi Đẩu Số luận đoán cung Huynh đệ, thực ra có khuyết điểm rất lớn. Ở xã hội cổ đại, anh em không tách ra ở riêng, nên Đẩu Số có thể dựa vào các sao ở cung Huynh đệ để luận đoán khái quát toàn bộ mệnh vận của gia tộc. Vì vậy ở tinh bàn, đối nhau với cung Huynh đệ là cung Nô bộc (nay đổi lại là cung Giao hữu), tương hội ở tam phương là cung Điền Trạch và cung Tật Ách.

Từ số lượng anh em nhiều hay ít, cho đến Nô Bộc nhiều hay ít và có đắc lực hay không, thì Mệnh vận của một gia tộc có thể biết được những tính chất sơ lược. Lại quan sát các sao của cung Tật Ách để xem gia tộc có bệnh di truyền hay không, thì tình hình càng rõ như chỉ bàn tay. Thời cổ đại một người phạm tội thì cả gia tộc bị liên lụy, cho nên quan sát cung Tật Ách là rất quan trọng.

Xã hội hiện đại đã không còn chế độ đại gia đình, anh chị em mỗi người đều có gia đình riêng. Hơn nữa không còn tình trạng bị liên lụy người phạm tội trong gia đình. Cho nên, quan sát cung không có gì quan trọng, cổ nhân đã đặt ra một số phép tắc, cũng có thể nói hoàn toàn không còn hợp thời.

Theo Trung Châu phái, vẫn có thể vận dụng tổ hợp các sao của cung Huynh đệ, để luận đoán về người có cùng một xuất thân với mệnh tạo (theo cổ pháp, Huynh đệ cũng dùng để luận đoán về bạn "đồng môn" và bạn "đồng niên")

Phàm cung Huynh đệ mà gặp Tả phụ, Hữu bật thì số anh chị em không chỉ dựa vào chính diệu để luận đoán là nhiều, như Tử Phủ cư Huynh chủ về anh chị em chỉ có 3 người, nhưng gặp Tả Hữu thì có trên 3 người, nhưng lại có khả năng là anh em khác mẹ, cần phải xem xét kỹ các sao của cung Phụ mẫu, xem có xuất hiện tình hình tái hôn, ngoại hôn hay không mà định.

Có Văn xương, Văn khúc, Thiên khôi, Thiên việt, Hóa Lộc, Hóa Khoa, Hóa Quyền, thì số lượng anh chị em có thể dựa vào chính diệu để luận đoán là nhiều. Nhưng phải có "sao đôi" hội hợp thì mới có hiệu lực, hoặc cũng chủ về nhiều bạn đồng môn và nhiều người có cùng xuất thân.

Cung Huynh đệ không gặp các sao Phụ diệu, Tá diệu, nhưng cung Mệnh gặp các sao Phụ diệu, Tá diệu tụ tập thì cũng chủ về nhiều anh chị em.

Phàm là Tử vi, Thiên phủ, Thiên tướng, Thiên đồng, Thiên lương thủ cung Huynh đệ, về nguyên tắc chủ về anh chị hoặc bạn đồng môn, hoặc đồng sự ngang cấp có sự hòa hợp. Nếu gặp các sao lông bông thủ cung Huynh đệ như Tham lang, Vũ khúc, Thất sát, Phá quân, Thiên cơ, về nguyên tắc chủ về anh chị em, hoặc bạn đồng môn, hoặc đồng sự ngang cấp không thể đồng tâm hiệp lực. Nếu gặp thêm Sát tinh thì thường có tranh chấp, còn gặp thêm các sao Hình - Kị thì chủ về xảy ra kiện tụng.

Phàm cung Huynh đệ gặp các sao Hình - Kị, lại còn gặp thêm Thiên Vu thì chủ về tranh chấp tài sản, hoặc chủ về đồng sự tranh chấp quyền lợi. Thiên lương thủ cung Huynh đệ gặp Kình dương đồng độ chủ về kiện tụng liên miên. [ An Thiên Vu: tháng 1 - 5 - 9 cư Tị, tháng 2 - 6 - 10 cư Thân, tháng 3 - 7 - 11 cư Dần, tháng 4 - 8 - 12 cư Hợi ].

Cung Huynh đệ không nên gặp Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, Đà la, Địa không, Địa kiếp, vì chủ về anh em ở riêng nơi khác hoặc bất lợi, hoặc đồng sự hay đồng môn thì chủ về gặp nhiều đố kị tranh chấp. Sát tinh nặng mà gặp thêm Thiên Hình và Hóa Kị thì chủ về có hình thương.

Cung Huynh đệ gặp "Lộc Quyền Khoa", chưa chắc chủ về anh chị em phú quý, có lúc chỉ chủ về có nhiều anh chị em. Nhưng trong số anh chị em ắt sẽ có người được cảnh ngộ khá hơn mệnh tạo; hoặc chủ về đồng sự có cung một xuất thân thăng tiến nhanh hơn mệnh tạo.

Các sao Phụ diệu, Tá diệu, Sát tinh, tứ Hóa cùng bay đến cung Huynh đệ, chủ về cát hung lẫn lộn, cũng chủ về hòa hợp nhưng có "hình thương", hoặc chủ về hòa hợp mà không giúp đỡ lẫn nhau được, hoặc chủ về anh em nhiều nhưng hình khắc, ở riêng mà vẫn tranh chấp (luận về đồng sự, thì tuy có trợ lực nhưng chỉ là cái vỏ bên ngoài, còn bên trong lại có khuynh hướng kết bè kết đảng chống đối nhau). Cho nên khi luận đoán về tình hình giữa đồng sự với nhau, cần phải vận dụng một cách linh hoạt.

3- Cung Phu Thê

Cung Phu Thê hội hợp "tam phương tứ chính" là cung Phúc Đức, cung Quan Lộc và cung Thiên Di. Cách phối trí này rất logic.

Sự nghiệp của một người đương nhiên chịu ảnh hưởng của sinh hoạt hôn nhân, di cư (thiên di) tha hương, nếu không phải là vợ chồng sinh ly tử biệt thì hoặc là vợ chồng đều nên sống ở tha hương, đây cũng là vấn đề trọng đại của đời người, còn cung Phúc đức chủ về sinh hoạt tinh thần của con người, mà quan hệ hôn nhân có ảnh hưởng đến sinh hoạt tinh thần, điều này không nói cũng biết.

Cho nên việc quan sát và luận đoán cung Phu thê, cần phải xem xét kỹ các sao của cung Phúc đức, cung Quan lộc và cung Thiên di, các sao của ba cung này cũng chịu ảnh hưởng các sao của cung Phu thê, đây là hiện tượng rất hợp lý.

Tiết này tuy dùng phương thức trình bày giản lược về các tinh hệ của hiện tượng hôn nhân, nhưng đã suy tính đến mối liên hệ của "tam phương tứ chính". Để tiện cho người nghiên cứu những ảnh hưởng của các sao Phụ diệu, Tá diệu, Sát tinh đối với tính chất các tinh hệ chính diệu, nên sau khi trình bầy tính chất của 14 tinh hệ chính diệu, vẫn có thêm một mục trình bầy tính chất của các sao Phụ Tá Sát ở cung Phu thê, để có thể dung hợp nó với tính chất của tinh hệ chính diệu, xem nó làm mạnh thêm hay yếu đi, hoặc tình hình chuyển hóa như thế nào.

Ví dụ tinh hệ "Thiên cơ Cự môn" chủ về trước hôn nhân có sóng gió, trắc trở, hơn nữa còn chủ về phiêu bạt, còn tính chất của Lộc tồn là vợ chồng ân ái, chỉ dễ bị người phối ngẫu bắt nạt, hà hiếp, vì vậy mà hai người chia ly. Nếu dung hòa hai tính chất này, thì tham khảo thêm ở đại hạn hoặc lưu niên để luận đoán xem phần nhiều xảy ra chuyện gì.

Có điều khi luận đoán hôn nhân, không nên chỉ xem cung Phu thê, mà còn nên xem kiêm tinh hệ của cung Mệnh. Trong xã hội hiện đại, sinh hoạt hôn nhân giữa vợ và chồng, việc luận đoán không ngoài những hạng mục như tình cảm, tài năng, dung mạo, và tài phú. Thế sự lại rất khó toàn mỹ, tài năng và dung mạo cũng rất khó lưỡng toàn, nhưng cũng không phải là không có khả năng tài năng, dung mạo, tài phú đều có đủ, cho tới trường hợp khi các phương diện đều hợp với lý tưởng, thì tình cảm lại thường thường dễ xảy ra thay đổi. Cho nên đạo của vợ chồng, quý ở chỗ biết thích ứng. Tiết này chỉ ra những hiện tượng quan trọng, mà còn gợi ý biện pháp dùng nỗ lực hậu thiên để bổ cứu và thích ứng với cuộc sống hôn nhân.

Dưới đây là một số thể lể thích hợp cho tính hình chung, dùng để luận đoán cung Phu thê.

Luận đoán cung Phu thê xem có mỹ mãn hay không, ngoại trừ việc quan sát cung Phu thê ra, còn cần phải xem xét tinh hệ của cung Mệnh, sau đó dung hòa hai tính chất này.

Mỗi một cung Phu thê của đại hạn đều phải chú ý xem xét, sau đó mới có thể nhìn ra sự thay đổi trong quan hệ hôn nhân và tình cảm vợ chồng. Nhưng thông thường không cần dùng thêm tinh hệ của cung Mệnh đại hạn để trợ giúp trong việc luận đoán, trừ khi xem tai nạn bệnh tật.

Muôn luận định về hôn nhân, tốt nhất là mang tinh bàn của cả hai người nam và nữ ra quan sát một lượt, chỉ càn quan sát cặn kẽ, tỷ mỉ thì có thể nhìn ra một số tình tiết.

Khi luận đoán cung Phu thê, phải lưu ý một nguyên tắc, nhiều Cát tinh chưa chắc có lợi, như Xương Khúc chủ về người phối ngẫu quan tâm, chăm sóc, nhưng lại đồng thời có thể có tình nhân bên ngoài. Các sao Hung, sao Ác cũng chưa chắc là không tốt, như Đà La chủ về phối ngẫu rời xa quê hương, nhưng nếu gặp Lộc tồn, nhưng nếu gặp Lộc tồn, Thiên mã, thì lại chủ về phát tài ở nơi xa, hơn nữa tình cảm vợ chồng có thể rất tốt. Cho nên cần phải cân nhắc tỷ mỉ cẩn thận.

Luận đoán cung Phu thê của Đại hạn hoặc Lưu niên, ngoại trừ tham khảo tiết này, còn cần phải căn cứ vào bản chất của tinh hệ thủ cung Phu thê nguyên cục.

4- Cung Tử tức

Trong mệnh bàn Đẩu Số, cung Tử tức và cung Điền trạch đối nhau, cung Tử tức tương hội với cung Phụ mẫu và cung Nô bộc. Kết cấu dạng này rõ ràng phản ảnh chế độ đại gia tộc thời xưa.

Đại gia tộc trong xã hội phong kiến, con cái là do đầy tớ (nô bộc) phục dịch, do đó cung Nô bộc có ảnh hưởng nhất định đối với cung Tử tức. Đồng thời có thể nhìn ra quan hệ "kế thừa sự nghiệp của cha ông" từ tổ hợp các sao của cung Phụ mẫu và cung Tử tức, còn đối với cung Điền trạch, Đẩu Số dùng để quan sát gia trạch, đương nhiên càng có tương quan với cung Tử tức.

Do đó nếu nói tổ hợp tinh hệ của cung Huynh đệ là phô bầy cả một đại gia tộc, dùng để quan sát thế hệ bề ngang của mệnh tạo, thì tổ hợp tinh hệ của cung Phụ mẫu và cung Tử tức là một biểu đồ theo chiều dọc, dùng để quan sát từ ông Tổ đến cha mẹ, rồi từ cha mẹ đến con cái, cả một dòng họ truyền từ đời trước sang đời sau.

Ngày nay, chế độ đại gia tộc theo kiểu phong kiến đã sụp đổ, kết cấu tinh hệ ở cung Tử tức và tam phương tứ chính đương nhiên đã mất đi một số ý nghĩa ban đầu. Nhất là cung Nô bộc, ngoại trừ để xem mối quan hệ với nhân viên làm thuê và người trực tiếp dưới quyền, thì ngày nay còn dùng để quan sát bạn bè, đương nhiên sẽ cảm thấy quá cách xa cung Tử tức. Vì vậy trong thực tế ứng dụng, càng cần phải định ra một số nguyên tắc khác.

Sự tương quan hợp lý thứ nhất giữa hai cung, đó là lấy sự quan sát "mối quan hệ gia tộc" như trước kia, cải biến thành quan sát "địa vị xã hội". Bởi vì từ các tình trạng tốt xấu của cha mẹ, hay nhân viên làm thuê và bạn bè, cho tới con cái của mệnh tạo, có thể luận đoán ra địa vị xã hội của đương số.

Ví dụ như, nếu ba cung đều cát, thì mệnh tạo phải là người lúc còn nhỏ được cha mẹ nuôi dạy khá tốt, bản thân cũng được bạn bè giúp đỡ ủng hộ, đồng thời còn được nhân viên làm thuê trợ lực, đến trung niên thì phát triển sự nghiệp, đến vãn niên thì có con cái có thể kế thừa sự nghiệp của cha ông. Người này là mẫu người điển hình của loại "lúc nhỏ là thiếu gia, lúc già gọi là lão gia", có địa vị xã hội như thế nào chắc là không cần phải nói.

Nếu cung Phụ mẫu và cung Nô bộc không cát tường, nhưng cung Tử tức thì có Cát tinh tụ tập, như vậy có thể luận đoán mệnh tạo rất có khả năng phải trải quan gian lao vất vả, rồi mới tay trắng tạo nên sự nghiệp, sau trung niên ít nhất cũng có địa vị vào hạng trung lưu.

Dựa vào điểm suy đoán này, có thể trợ giúp chúng ta luận đoán ra vận trình của bản thân mệnh tạo. Ngược lại, từ vận trình của bản thân mệnh tạo, cũng có thể luận đoán ra con cái của mệnh tạo có thành tựu hay không !

Ví dụ như, nếu cung Phụ mẫu là Cát, cung Mệnh cũng cát, cung Nô không xấu, nhưng cung Tử tức lại xấu, thế thì, có khả năng không có người thừa kế, cũng có thể là con cái bất tài, phẩm hạnh quá kém.

Vì vậy có thể căn cứ vào tinh bàn để tìm ra một số chỉ dẫn. Ví dụ như quan sát sự hiển thị của cung Tử tức, để biết về tính cách con cái của mệnh tạo mà đưa ra một số lời khuyên

Đây cũng chính là nói, từ "tam phương tứ chính" của cung Tử tức ngoại trừ xem có con nhiều hay ít, còn luận đoán về tình cảm của mệnh tạo đối với con cái, và tính cách chủ yếu của con cái. Liên quan về những luận đoán này, ta cần kết hợp với cung Tử tức của đại hạn và lưu niên để đánh giá về vận mệnh của con cái đương số, để biết con cái của đương số có thành tựu hay không?

5- Cung Tài bạch

Tiền bạc (tài bạch) là tư liệu để nuôi sống, nhất là trong xã hội thương nghiệp, địa vị xã hội của một người đầu như do tiền bạc quyết định, vì vậy việc luận đoán tiền bạc có hay không, và chủ yếu làm nghề nghiệp gì để kiếm tiền, đã trở thành vấn đề khá quan trọng.

Liên quan đến vấn đề trọn nghề nghiệp gì cho thích hợp, đã được thảo luận khi tường thuật về tổ hợp tinh hệ của cung Mệnh, nên khi nghiên cứu cung Tài bạch, chủ yếu tập trung về thành tố "tài khí" như thế nào, có tiền của dần dần hay phát lên một cách nhanh chóng, sau khi có tiền của thì có giữ được hay không.

"Tam phương tứ chính" của cung Tài bạch là đối cung Phúc đức, và hai cung tam phương là cung Mệnh và cung Sự nghiệp. Cung Phúc đức chủ về hoạt động tư tưởng và sự hưởng thụ tinh thần. Chuyện cơm áo gạo tiền khiến cho người ta phải lo toan nghĩ ngợi, và tình trạng nghèo hay giầu có thể ảnh hưởng đến tinh thần của một người. Đủ thấy tính chất ảnh hưởng qua lại của cung Phúc đức và cung Tài bạch.

Đối với cung Mệnh, vận thế của mệnh tạo và cách cục chủ yếu được quyết định từ đây, đương nhiên có liên quan đến "tài bạch". Mối liên hệ giữa Sự nghiệp và Tài bạch, đương nhiên cũng là then chốt hỗ tương. Cung Mệnh, cung Sự nghiệp, cung Tài bạch hội hợp, đúng là tượng trưng cho "vị thế của lợi lộc".

Nếu chỉ đơn thuần dựa vào cung Tài bạch của nguyên cục để luận đoán tiến bạc "được mất", thường thì chẳng đúng, bởi vì nó chỉ hiện thị những tính chất rất giới hạn. Nếu muốn luận đoán một cách tinh tế và chính xác, nhất định phải xem xét tới cung Tài bạch của đại hạn để luận đoán, sau đó mới có thể biết sự phát triển tài vận của một đời người, còn cung Tài bạch nguyên cục chỉ chủ về xu thế chung của tài vận.

Điều cần chú ý là, lúc luận đoán cung Tài bạch của đại hạn mà gặp "lưu Lộc", "lưu Quyền", "lưu Khoa", "lưu Tồn", "lưu Mã", "lưu Dương", "lưu Đà", thì tất cả chúng có cùng một tác dụng như các điều đã thuật về tính chất cơ bản của chúng.

6- Cung Tật ách

"Tam phương tứ chính" của cung Tật ách là cung Phụ mẫu, cung Huynh đệ và cung Điền trạch. Tổ hợp tinh hệ này là do trong chế độ đại gia đình, bệnh tật rất dễ lây nhiễm, thêm vào đó ở xã hội phong kiến cổ đại, thành viên của gia tộc mà phạm tội, thường thường có thể liên lụy đến người thân, vì vậy tổ hợp "tam phương tứ chính" này có một ý nghĩa đặc thù.

Hoàn cảnh xã hội diện đại tuy đã biến đổi, nhưng cung Tật ách đối xung với cung Phụ mẫu dùng để xem bệnh di truyền, và hội phương với cung Điền trạch để xem trạng thái sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Thậm chí quan sát các sao thủ các cung hội hợp với cung Huynh đệ để xem "đời người" có hung ách hay không, theo kinh nghiệm của phái Trung Châu mà Vương Đình Chi đại diện thì vẫn hữu hiệu.

Cung Tật ách chủ về bệnh tật và tai ách. Nhưng liên quan đến vấn đề tai ách có xảy ra hay không, cung Tật ách thực ra chỉ có thể dùng để tham khảo. Bởi vì khi luận đoán tai ách, thường thường phải phối hợp thêm tinh hệ của cung Mệnh, hơn là dùng trực tiếp tinh hệ của cung Tật ách. Còn đối với việc luận đoán bệnh tật, thì nên xem xét cả tinh hệ của cung Mệnh lẫn tinh hệ của cung Tật ách, hai cung đều quan trong ngang nhau. Ví dụ như "Liêm trinh Thất sát" thông thường chủ về bệnh đường hô hấp, nếu cung Tật ách gặp tinh hệ này thì đương nhiên có ý nghĩa này, nhưng nếu cung Tật ách gặp sao Ác, mà cung Mệnh là "Liêm trinh Thất sát", thì cũng chủ về đường hô hấp.

Có lúc thậm chí phải lấy tinh hệ của cung Mệnh và tinh hệ của cung Tật ách phối hợp lại để luận đoán một loại bệnh tật. Ví dụ cung Tật ách gặp "Liêm trinh Thất sát", có Sát tinh hội chiếu, cung Mệnh gặp Hồng loan và Thiên hỷ, theo luận giải của Vương Đình Chi có thể phát hen suyễn, hoặc tạm thời không phát tác, đến khi cung Mệnh của đại hạn hoặc lưu niên gặp Hồng loan, Thiên Hỷ, lại có thêm lưu Sát tinh xung hội thì mới phát bệnh.

Thí dụ kể trên có thể biết, dựa vào các sao để luận đoán tật bệnh là rất khó. Trung Châu phái chỉ trình bầy một số kinh nghiệm bí truyền và nghiên cứu của Vương Đình Chi về tính chất các tinh hệ trong vấn đề bệnh tật và tai ách, khi nghiên cứu nên vận dụng linh hoạt, không nên quá câu nệ. Có lúc phải mang các sao của cung Mệnh và cung Tật ách, cùng với các sao hội hợp ở tam phương tứ chính ra đồng thời tham chiếu, thậm chí còn phải mang "Lưu diệu" của đại hạn hoặc lưu niên ra phối hợp để luận đoán, mới có thể chính xác.

Ví dụ trường hợp xem bệnh ung thư vòm họng, tinh hệ chủ yếu vẫn là "Liêm trinh Thất sát", hành vận đến cung hạn Thiên đồng và Cự môn đối nhau, nếu đại hạn có các sao Sát Kị cùng chiếu, mà còn gặp Long trì đồng độ hoặc xung chiếu cung Mệnh, còn "Liêm trinh Thất sát" lại hội hợp với Hỏa tinh Linh tinh, hoặc Thiên hình, thì trong đại hạn này sẽ phát bệnh. Lấy trường hợp này làm ví dụ, để người nghiên cứu có thể thấy được phần nào phép tắc luận đoán bệnh tật.

Dùng Đẩu Số luận bệnh tật hoàn toàn lấy nguyên lý Âm Dương Ngũ hành của Đông y làm căn cứ, cho nên rất khó luận đoán kết hợp với tên gọi các bệnh theo Y học hiện đại.

7- Cung Thiên Di

Trong Đẩu Số, cung Thiên di dùng để luận đoán về vấn đề từ nơi sinh ra dời đến nơi khác để ở, đồng thời cũng có thể dùng để luận đoán tình trạng xuất ngoại để kinh doanh. Cung Thiên di của lưu niên, cũng luận đoán về những tao ngộ khi đi đâu xa, như có vui vẻ hay không? có bị trộm cướp hay không? có gặp điều gì bất ngờ hay không?

Do cung Thiên di và cung Mệnh xung chiếu nhau, vì vậy các sao của cung Di cũng ảnh hưởng đến tính cách của mệnh tạo, đặc biệt là về năng lực xã giao, quan hệ giao tế, .v.v...

Cung Di tương hội với cung Phúc, nên sự hưởng thụ tinh thần của một người đúng là có liên quan với quan hệ giao tế và hoạt động xã giao củ người đó. Còn việc đi ở nơi khác đem lại kết quả tốt hay xấu, đương nhiên có thể căn cứ phần nào vào tinh trạng hưởng thụ tinh thần mà luận đoán.

Cung Di tương hội với cung Phu thê là rất hợp lý, bởi vì cho dù ở thời cổ đại, một người rời đại gia đình để phát triển hoặc vẫn ở quê hương sinh sống làm ăn, đương nhiên cũng có quan hệ với sinh hoạt vợ chồng. Các mối quan hệ xã giao cũng không thể không bị ảnh hưởng của người phối ngẫu. Đối với việc mang gia đinh đi nơi khác lập nghiệp thì càng có quan hệ mật thiết với người phối ngẫu.

Do đó có thể thấy, tổ hợp các sao ở cung Di trong Đẩu Số là rất quan trọng, thậm chí có thể nói chỉ kém hơn cung Mệnh và cung Thân. Hơn nữa khi luận đoán xu thế mệnh vận của một người, có một điểm cần biết, đó là khi một người rời nơi sinh ra, đến nơi khác để ở, xu thế vận mệnh của năm đầu tiên, là do cung Di quyết định, mà không phải do cung Mệnh quyết định. Do đó cần phải lấy cung Di làm cung Mệnh để xem xét, các cung vị khác vẫn không thay đổi.

Giả dụ một người không ngừng di chuyển (như thuyền viên, phi công, .v.v...), không ở cố định một nơi nào, cũng phải lấy cung Di làm cung Mệnh để luận đoán.

8- Cung Giao hữu (Nô bộc)

Cung Giao hữu cổ nhân gọi là cung Nô bộc. Trong xã hội cổ đại, "nô bộc" là thành viên của gia đình. Một đời làm "nô bộc", đời đời là "nô bộc", cho nên sự tốt xấu của cung Nô bộc đúng là có liên quan đến sự thịnh suy của gia tộc. Vì vậy các nhà Đẩu Số cổ đại khi luận đoán khá xem trọng "nô bộc" có lực hay không? nô bộc nhiều hay ít? có phản chủ không? có giúp đỡ chủ không? mức độ trợ lực cho chủ là cao hay thấp?

Ngày nay, cung Nô bộc đổi thành cung Giao hữu là một sự cách tân rất lớn. Về mặt lý luận, ngày nay đã không còn mối quan hệ chủ tớ như ngày xưa, dó đó về căn bản, không cần nhìn từ "nô bộc" để suy diễn ra vận mệnh của một gia tộc. Nhưng sự tốt xấu của các mối quan hệ giao tế là rất quan trọng đối với người hiện đại, việc sửa đổi thành cung Giao hữu đúng là đã mang lại cho khoa Đẩu Số cổ xưa một hàm nghĩa mới.

Có lẽ, nhiều người sẽ hoài nghi rằng: "Cổ nhân truyền lại pháp môn này, sao có thể tùy tiện sửa đổi?" Thực ra Đẩu Số là đời đời tương truyền, đã luôn luôn biến động thay đổi, từ "Thập bát phi tinh" phát triển thành "Tử Vi Đẩu Số" chính là một biến động thay đổi cực lớn. Về sau, từ thời Nam Tống cho đến Minh Thanh, đời nào cũng có người truyền lại không ít khẩu quyết khá hữu dụng, đó cũng là sự biến đổi cách tân trong Đẩu Số. Vì vậy vấn đề không phải ở chỗ có nên thay đổi hay không, mà là những thay đổi cách tân đó có hợp lý hay không?

Thử xét tam phương tứ chính của cung Nô bộc, đối cung là cung Huynh đệ, cung hội hợp là cung Phụ mẫu và cung Tử tức, đây rõ ràng là một tổ hợp tổ tông ba đời và nô bộc, cũng tức là một mô thức điển hình của gia tộc cổ xưa.

Ngày nay lấy tính chất "nô bộc" biến đổi thành tính chất "quan hệ giao tế". Theo phái Trung Châu, cũng lấy cung Huynh đệ xem là quan hệ với người ngang vai. Lấy cung Phụ mẫu xem là quan hệ với bậc trưởng bối. Lấy cung Tử tức xem là quan hệ với những người thuộc vãn bối. Các sao của ba cung vị này hội chiếu với cung Giao hữu, vì vậy sẽ phản ảnh các mối quan hệ giao tế một cách chỉnh thể.

Lúc luận đoán Đẩu Số, khi lấy cung Giao hữu dùng để luận đoán về mối quan hệ với nhân viên làm thuê hoặc người dưới quyền, cũng cần đồng thời lấy "Phụ mẫu"xem là ông chủ, thượng cấp, hoặc bậc tiền bối trong nghề nghiệp của mệnh tạo, lấy "Tử tức" xem là trợ thủ trực thuộc, hoặc những người thuộc lớp vãn bối trong nghề nghiệp của mệnh tạo, và lấy "Huynh đệ" xem thành nhưng người ngang vai với mệnh tạo, còn cung Giao hữu là một phản ánh chung.

Người mới bắt đầu tiếp cận với Đẩu số thường mắc phải một bệnh, đó là không quan sát toàn diện các sao của các cung có liên quan. Lấy việc không quan sát các sao của cung "nô bộc" làm ví dụ, cổ nhân lấy cung Phụ mẫu và cung Nô bộc có quan hệ hỗ tương như thế nào, từ đó có thể biểu thị tình trạng "nô bộc" của đời "phụ mẫu". Nếu cũng lấy cung Huynh đệ và cung Tử tức ra quan sát, xem xét mối quan hệ hỗ tương của chúng với cung Nô bộc, thì có thể biết được tình trạng "nô bộc" ba đời.

Ngày nay quan sát cung Giao hữu cũng có thể dùng biện pháp như vậy. Nếu lấy cung Phụ mẫu và cung Giao hữu ra so sánh, đồng thời tiến hành nghiên cứu mối quan hệ của chúng, thì có thể nhìn ra mối quan hệ của thượng cấp và người dưới quyền của mệnh tạo.

Ví dụ như cung Phụ mẫu có Thiên lương độc tọa ở Ngọ, cung Giao hữu có Thiên đồng độc tọa ở Tuất, còn cung Huynh đệ là Cự môn ở Thìn có Sát tinh chiếu xạ, thế là chúng ta có một giả định tốt nhất là: thượng cấp là một người rất thích soi bói, bới lông tìm vết, trong đồng sự có người ưa đâm bị thóc chọc bị gạo, vì vậy mà bản thân mệnh tạo thường bị ở vào tình trạng lúng túng, khó xử về quan hệ giao tế ở nơi làm việc, có thể sẽ bị lôi kéo vào vòng tranh chấp, bất hòa. Điềm này có thể nhìn ra từ tính chất của Thiên đồng ở cung Tuất.

Nhưng nếu Thiên lương có hóa Lộc, hóa Quyền, hóa Khoa hội hợp, thì tính chất của Thiên lương sẽ biến thành cao thượng, độ lượng, Thiên đồng thủ cung Giao hữu cũng sẽ bị ảnh hưởng của "Lộc Quyền Khoa hội" mà được cải thiện.

Trung Châu phái đưa ra phương pháp luận đoán này, có thể giúp cho người mới nghiên cứu Đẩu Số tìm ra tình trạng quan hệ nhân tế của mỗi giai đoạn trong cuộc đời một người khá rõ ràng.

9- Cung Sự nghiệp (Quan lộc)

Cung Sự nghiệp cổ nhân gọi là cung Quan lộc, đó là vì ở thời cổ đại địa vị xã hội của những người trong giới "công", "thương", "nông", đều rất thấp, chỉ có học hành để ra làm quan mới là con đường tốt nhất.

Cho nên trong tinh bàn Tử vi Đẩu Số, cung Quan lộc và cung Phu thê phải đối nhau. Đó là vì Quan lộc sự nghiệp của một người có thể ảnh hưởng đến địa vị của vợ con.

Ngày nay xã hội đã hoàn toàn khác, địa vị của giới doanh nhân rất cao, tất cả đều coi trọng tiền bạc, có thể nói mọi con đường đều quy tụ về tiền. Học hành để ra làm quan không còn là con đường lý tưởng duy nhất. Người đàn ông thường lấy sự nghiệp làm trọng, vì vậy "cung Quan lộc" được các nhà Đẩu Số hiện đại đổi lại cách gọi tên, được gọi là cung Sự nghiệp. Mà cung Sự nghiệp và cung Phu thê xung chiếu nhau, cũng có nghĩa là xem sự nghiệp và gia đình mâu thuẫn nhau. Vì vậy cần quan sát các sao của hai cung này xem có điều hòa hay không.

Trong bối cảnh như vậy, cổ nhân đã định ra một số nguyên tắc luận đoán "cung Quan lộc" có thể nói là không còn hợp thời. Ví như "Thái dương nhập miếu được Cát tinh vây chiếu là quan nhất phẩm đương triều" (Thái dương nhập miếu đắc cát củng, nhất phẩm đương triều), "Thiên đồng nhập miếu, chức quan văn võ tam phẩm" (Thiên đồng nhập miếu, văn vũ tam phẩm chi chức), "Phá quân ở cung nhàn nên làm nghề thủ công, gặp Cát tinh thì có thể mua chức quan" (Phá quân nhàn cung nghi thủ nghệ, kiến cát tắc khả quyên ban). Tất cả những luận đoán này, ít nhiều đã lỗi thời ở thời hiện đại.

Nói một cách thẳng thắn, chúng ta có thể biết tính chất tổ hợp các sao phù hợp với nghề gì, nhưng lại không thể dựa vào các sao mà nói ra nghề nghiệp cụ thể của nó. Ngoài ra, khi phán đoán nghề nghiệp của một người, còn phải tham khảo các sao của cung Mệnh và cung Phúc đức, điểm này cần chú ý.

Liên quan đến vận thế sự nghiệp cuộc đời của một người, cũng không nên chỉ căn cứ ở cung Sự nghiệp nguyên cục để luận đoán, mà còn cần phải quan sát sự di chuyển của đại hạn và lưu niên, căn cứ vào cung Sự nghiệp của hành hạn, để nghiên cứu một cách tỷ mỉ, thêm vào đó là phối hợp "Lưu diệu", xem vận thế nghề nghiệp thuận hay nghịch như thế nào, tự nhiên có thể đưa ra phán đoán chính xác hơn.

10- Cung Điền trạch

Trong Đẩu Số, cung Điền trạch có hai ý nghĩa:

Một là, quan sát các sao ở cung Điền trạch của nguyên cục, có thể biết được vận thế địa sản của cuộc đời mệnh tạo, như cha mẹ có để lại di sản không, sau khi thừa kế di sản có phá tán, thất bại không, và vận thế mua thêm nhà cửa đất đai của mệnh tạo như thế nào?

Hai là, quan sát các sao cua cung Điền trạch của lưu niên hoặc đại hạn, có thể biết được năm (hoặc đại hạn) nào có thể mua thêm nhà cửa đất đai không, có dời chỗ ở không.

Hai điểm vừa thuật ở trên, là ý nghĩa phổ biến của cung Điền trạch. Ngoài ra, cung Điền trạch còn có thể dùng để trợ giúp luận đoán vận gia trạch của lưu niên. Lúc này liên quan đến tính chất của tổ hợp các sao ở cung Điền trạch.

11- Cung Phúc Đức

Tác dụng của cung Phúc đức trong Đẩu Số, là dùng để luận đoán hoạt động tư tưởng và sự hưởng thụ tinh thần của một người. Nếu so với cung Mệnh và cung Thân, có thể nói cung Mệnh và cung Thân là chủ về hưởng thụ vật chất, vận trình thực tế, còn cung Phúc đức thì chủ về những thứ trừu tượng hơn.

Có một số người nhìn bề ngoài thì nhận thấy "công thành danh toại" khiến cho người ta phải ngưỡng mộ, nhưng có thể nội tâm của người này đang đau khổ mà người ngoài cuộc không biết. Đây là vì cung Mệnh và cung Thân người này tốt, nhưng cung Phúc đức lại có những khiếm khuyết đáng tiếc. Hoặc ngược lại, có một số người chỉ được no ấm mà thôi, nhưng nội tâm của họ lại rất vui vẻ, đây là do cung Mệnh và cung Thân không tốt mấy, mà cung Phúc đức lại tốt.

Cung Phúc đức và cung Tài bạch đối nhau, có thể thấy sinh hoạt tinh thần vẫn không thể thoát khỏi sự ràng buộc của tài phú, tam phương hội chiếu với cung Phu Thê cũng đủ nhận thấy sự hưởng thụ tinh thần của một người có tương quan mật thiết với sinh hoạt hôn nhân, tam phương cũng tương hội với cung Thiên Di, là do hoạt động tư tưởng của con người ta, có thể ảnh hưởng đến động hướng của người đó. Ở quê nhà hay đi xa để tìm hướng phát triển, thường chỉ quyết định trong một hoài niệm.

Những điều trình bầy trong "tiết" này sẽ lấy tình trạng tốt xấu của sự hưởng thụ tinh thần làm điểm chính yếu. Còn về phương diện hoạt động tư tưởng, do mỗi người được giáo dục ở nhiều mức độ khác nhau, thì rất khó tiến hành giảng giải một cách cụ thể, chỉ có thể đưa ra một số điểm chính yếu quan trọng.

Khi luận đoán cung Phúc đức, lấy cung Phúc đức của Thiên bàn làm chủ, dùng để luận đoán bản chất tư tưởng và xu thế chủ yếu về phương diện hưởng thụ tinh thần của mệnh tạo. Cung Phúc đức của đại hạn và lưu niên (Nhân bàn) dùng để xem biến thiên theo từng năm mà xác định được sự thay đổi về tư tưởng, cách nhìn nhận về một vấn đề của người đó. Như cung Phúc đức của Thiên bàn là sao Tử vi, có nghĩa là Tử vi là bản chất, trong một vận trình gặp Thiên cơ ở cung Phúc đức của đại hạn hay lưu niên, thì tinh thần đôn hậu vững vàng của Tử vi vẫn không thay đổi, nhưng lại chủ về mệnh tạo sau khi lớn lên sẽ tăng thêm tính linh động, mưu trí và quyền biến. Như vậy khi luận đoán nhát thiết không được xem thường tính chất chủ yếu của cung Phúc đức nguyên cục.

12- Cung Phụ Mẫu:

Trong Đẩu Số, cung Phụ mẫu có 3 ý nghĩa về luận đoán:

Một là, luận đoán duyên phận của mệnh tạo đối với cha mẹ, các tình huống sống chết tồn vong, cát hung họa phúc của cha mẹ.

Hai là, mối quan hệ giữa mệnh tạo với thượng cấp, hay ông chủ như thế nào ?

Ba là, trong xã hội phải có quan lại quản hạt, hoặc cấp chủ quản trong công việc, họ có thể ước thúc hành động của mệnh tạo trong một thời kỳ. Những quan lại quản hạt hoặc cấp chủ quản trong công việc này có mối quan hệ như thế nào đối với mệnh tạo ?

Trong ba điểm trên, cung Phụ mẫu của Thiên bàn (hoặc Địa bàn) chủ yếu dùng để luận đoán điểm "Một".

Sau khi luận đoán được tính chất chủ yếu, vẫn cần phải căn cứ vào cung Phụ mẫu của từng Đại hạn và mỗi một lưu niên (Nhân bàn) để luận đoán, để xác định cát hung họa phúc của cha mẹ mỗi thời kỳ.

Còn điểm "Hai" và "Ba" chủ yếu được dùng để luận đoán cung Phụ mẫu của đại hạn hoặc lưu niên (Nhân bàn). Nhưng cần phải ứng dụng một cách linh hoạt những tính chất thuật ở Tiết này.

Ví dụ như Thiên Cơ thủ cung Phụ Mẫu, khi có Thiên Mã đồng độ hoặc xung chiếu, thì chủ về còn bé đã chia ly với gia đình. Lúc gặp kết cấu tinh hệ này ở cung Phụ mẫu của lưu niên, lại có thể là một vận trình ly biệt do thượng cấp đề bạt mệnh tạo, hoặc chủ về mệnh tạo rời khỏi công ty mình đang làm.

Ví dụ khác, "Thiên đồng Cự môn" đồng độ thủ cung Phụ mẫu chủ về cha con bất hòa. Lúc gặp kết cấu tinh hệ này ở cung Phụ mẫu của lưu niên, thì có thể trong năm đó, chủ về có sự bất hòa với người chủ của mình.

Hiểu rõ ý nghĩa thực sự của cung Phụ mẫu thì khi luận đoán mới phát huy tác dụng. Trong lúc ứng dụng thực tế, người nghiên cứu nhát định sẽ cảm thấy bối rối khi gặp tổ hợp các sao ở cung Phụ mẫu của đại hạn hoặc lưu niên, không biết tính chất của tinh hệ rốt cuộc dùng để đại biểu cho cha mẹ, hay đại biểu cho thượng cấp, hay là đại biểu cho cơ cấu chủ quản hoặc quan lại quản hạt?

Trung Châu phái cho rằng, thông thường có thể dùng biện pháp xem kèm cung vị khác để giải quyết, như xem kèm cung Quan để luận đoán tình trạng quan hệ với thượng cấp, xem kèm cung Điền trạch để luận đoán tình trạng cát hung của cha mẹ, xem kèm cung Phúc đức để luận đoán tình trạng giao thiệp với với cơ cấu chủ quản hạt, cả ba đều nên xem kèm cung Mệnh để luận đoán.

Đương nhiên, cũng có một số tình hình thực tế vốn không có gì phức tạp. Ví dụ một người qua tuổi trung niên, có thể cha mẹ đã qua đời, bản thân lại là ông chủ, thế thì tính chất các sao ở cung Phụ mẫu của đại hạn và lưu niên đương nhiên chỉ liên quan đến đơn vị quản lý hạt. Ví dụ Thiên Lương nhập thủ cung Phụ mẫu của lưu niên, có Thiên Khôi Thiên Việt đồng độ hoặc hội chiếu, vốn chủ về mệnh tạo được cha mẹ che trở, lúc này sẽ biến thành có thể được cơ quan giúp đỡ.

Hiểu rõ những nguyên tác luận đoán vừa thuật ở trên, người nghiên cứu Đẩu Số có thể tự luận thuật một cách linh hoạt.

NGŨ HÀNH NẠP ÂM

NGŨ HÀNH NẠP ÂM
Ngày xưa thời gian được ghi chép bằng cách ghép tên của 10 thìên Can va 12 Địa Chi, Can Dương thì ghép với Chi Dương, Can Âm thì ghép với Chi Âm, và với cách ghép như vậy thì ta sẽ có 60 tên khác nhau. Năm tháng ngày giờ đều có hành của nó, và hành đó ngũ tóm tắt trên một bảng gọi là Lục Thập Hỏa Giáp. Cứ hai năm có cùng một hành, nhưng khác nhau về yếu tố Âm Dương, nghĩa là một năm Âm và một năm Dương có cùng một hành.
Khi Can va Chi phối hợp với nhau thì một thứ ngũ hành mới phát sinh gọi là ngũ Hành Nạp Âm, kết hợp Can Dương với Chi Dương, Can Âm với chi Âm, bắt đầu từ Giáp Tí đến Qúi Hợi có 30 ngũ hành nạp âm. Cần chú ý là với kết hợp như trên thì mỗi Chi đều có đủ ngũ hành, tùy theo Can mà có các hành khác nhau. Ví dụ Tí thì có Giáp Tí hành Kim, Mậu Tí Hỏa, Nhâm Tí Mộc, Bính Tí Thủy, Canh Tí Thổ. Mỗi hành đều được phân thành sáu lọai khác nhau, và sáu lọai hành riêng biệt đó là kết quả của sự kết hợp của 12 chi với sáu Can, chứ không kết hợp đủ mười Can, bởi vì Chi Dương thì chỉ kết hợp với Can Dương, Chi Âm thì kết hợp với Can Âm
Theo nhạc điệu thì giống Cung thuộc Thổ, Chủy thuộc Hỏa, Thương thuộc Kim, Vũ thuộc Thủy, và Giốc thuộc Mộc. Đem phối hợp Can Chi từng năm với 5 âm trên, rồi lấy hành Âm đó sinh ra làm hành năm. Mỗi năm lại bị chi phối bởi 12 luật, mỗi luật chứa năm âm, vì vậy 5 âm thuộc 5 hành cơ bản biến thành 60 hành chi tiết của năm hành chính. Ví dụ hai năm đầu tiên là Giáp Tí và Ất Sửu mang âm Cung thuộc Thổ. Thổ sinh Kim, như vậy hai năm trên thuộc hành Kim, nhưng là Hải Trung Kim. Hành đó là hành nạp âm của hai năm Giáp Tí và Ất Sửu. Việc nạp âm cho vòng Giáp Tí phải tính tóan rất phức tạp, nên ngày nay người ta đều sử dụng bản tính toán hành nạp Âm của năm từ xưa để lại
Giải thích ngũ hành Nạp Âm
Để giải thích phương pháp tìm ra hành ghi trên bảng đó, cổ nhân có giải thích như sau: Khí Kim sinh tụ phương Khôn, tức là cung Thân trên thiên bàn, đi sang Nam thành Hoả, qua Đông thành Mộc rồi trở về Bắc thành Thủy, rồi hoá Thổ về Trung Ương. Hành khí trên được sinh ra do sự phối hợp giữa Âm và Dương (thành ra ta cứ hai năm Dương va Âm thì có chung một hành, Dương ghi trước, Âm ghi sau) và theo nguyên tắc Âm Mẫu) Dương Chă) phối hợp cách bát sinh tử (con), nghĩa là sau tám năm thì có một hành mới được sinh ra theo qui tắc sinh ra như bên trên đã đề cập (Kim sinh rồi thì kế đến là Hỏa được sinh, rồi Mộc, Thủy, Thổ rồi lại sinh tiếp Kim theo chu kỳ khép kín).
Ví dụ bắt đầu từ hai năm Giáp Tí (Dương) và Ất Sửu (Âm) ta có hành Kim, thì cứ cách 6 năm Nhâm Thân va Qúi Dậu ta cũng có hành Kim, sáu năm sau tức là năm Canh Thìn Tân Tỵ cung là hành Kim. Được ba lần hành Kim thì đến hành Hỏa. Như vậy Mậu Tí Kỷ Sửu là Hỏa, cách 6 năm là Bính Thân Đinh Dậu là Hỏa, cách 6 năm đến Giáp thìn Ất Tỵ là Hỏa. Sau 3 lần Hỏa thì đến Mộc. Như vậy Nhâm Tỵ, Qúi Sửu là Mộc, 6 năm sau Canh Thân Tân Dậu là Mộc, rồi Mậu Thìn Kỷ Tỵ là Mộc. Sau 3 lần Mộc là Thủy. Rồi sau ba lần Thủy là Thổ, tiếp tục làm như thế ta được các hành trên bảng lục Hoa giáp.
Có sách ghi rõ ràng: Khí phát tụ phương Đông và đi về huớng tay mặt: Mộc truyền qua Hỏa, Hỏa truyền qua Thổ, Thổ truyền qua Kim, Kim truyền qua Thủy
Âm thì khởi từ phương Tây đi về hướng tay trái, nghĩa là năm Âm thì khởi tại Kim, đi về hướng tay trái: Kim truyền qua Hỏa, Hỏa truyền qua Mộc, Mộc truyền qua Thủy, Thủy truyền qua Thổ
Khí và Âm đi ngược chiều nhau thì mới sinh biến hoá
Theo phép nạp âm, ứng theo nhạc luật, Can Chi đồng lọai thì lấy nhau, cách bát thì sinh con. Khởi tính theo nguyên tắc trên thì phải bắt đầu từ Giáp Tí và Giáp Ngọ.
Giáp Tí và Ất Sửu đều thuộc Kim thượng nguồn Giáp Tí (Dương) lấy vợ là Ất Sửu (Âm) cách bát sanh con là Nhâm Thân thuộc Kim trung nguồn (Tử Giáp (???)là vị trí thứ nhất, đếm thuận đến vị trí thứ chin gọi là cách bát). Nhâm Thân và Qúi Dậu đều thuộc Kim trung nguồn, Nhâm Thân (Dương) lấy vợ Qúi Dậu (Âm), cách bát thì sanh cháu là Canh Thìn. Canh Thìn và Tân Tỵ đều là Kim hạ nguồn.
Đến đây thì Kim tâm nguồn hết rồi nên đi về hướng tay trái truyền qua Hỏa ở phương nam. Canh Thìn và Tân Tỵ đồng lọai, đều là Kim hạ nguồn, lấy nhau cách bát truyền qua Mậu Tí là hành Hỏa thượng nguồn. Mậu Tí và Kỷ Sửu thì đồng lọai, đều thuộc Hỏa thựơng nguồn, lấy nhau, cách bát sinh con là Bính Thân. Bính Thân và Đinh Dậu thì đồng lọai, đều thuộc Hỏa trung nguồn lấy nhau, cách bát sanh cháu là Giáp Thìn. Giáp Thìn và Ất Ty đều là Hỏa hạ nguồn. Đến đây thì Hỏa tâm nguồn hết rồi nên đi về huớng tay trái truyền qua Mộc ở phương Đông.
Cứ theo nguyên tắc trên thì khi hết tâm nguồn lại đi về hướng tay trái, truyền qua (hết Mộc thì tới Thủy, hết Thủy thì tới Thổ), cho đến Bính Thìn và Đinh Tỵ thuộc Thổ hạ nguồn. Đi hết vòng ngũ hành này thì ta gọi là tiểu thành.
BẢNG TIỂU THÀNH
Giáp Tí, Ất Sửu Hải Trung Kim) sanh Nhâm Thân, Qúi Dậu (Kiếm Phong Kim)
Nhâm Thân, Qúi Dậu (Kiếm Phong Kim) sanh Canh Thìn, Tân Tỵ Bạch lạp Kim)
Canh Thìn, Tân Tỵ Bạch lạp Kim) truyền Mậu Tí, Kỷ Sửu (Tích Lịch Hỏa)
Mậu Tí, Kỷ Sửu (Tích Lịch Hỏa) sanh Bính Thân, Đinh Dậu Sơn Hạ Hỏa)
Bính Thân, Đinh Dậu Sơn Hạ Hỏa) sanh Giáp Thìn, Ất Tỵ (Phú Đăng Hỏa)
Giáp Thìn, Ất Tỵ (Phú Đăng Hỏa) truyền Nhâm Tí, Quí Sửu Tăng Đố Mộc)
Nhâm Tí, Qúi Sửu Tăng Đố Mộc) sanh Canh Thân, Tân Dậu Thạch Lựu Mộc)
Canh Thân, Tân Dậu Thạch Lựu Mộc) sanh Mậu Thìn, Kỷ Tỵ Đại Lâm Mộc)
Mậu Thìn, Kỷ Tỵ Ðại Lâm Mộc) truyền Bính Tí, Đinh Sửu Giang Hạ Thủy)
Bính Tí, Đinh Sửu Giang Hạ Thủy) sanh Giáp Thân, Ất Dậu (Tuyền Trung Thủy)
Giáp Thân, Ất Dậu (Tuyền Trung Thủy)sanh Nhâm Thìn, Qúi Tỵ (Trường Lưu Thủy)
Nhâm thìn, Qúi Tỵ (Trường Lưu Thủy) truyền Canh Tí, Tân Sửu (Bích Thuợng Thổ)
Canh Tí, Tân Sửu (Bích Thuợng Thổ) sanh Mậu Thận, Kỷ Dậu Đại Dịch Thổ)
Mậu Thân, Kỷ Dậu Đại Dịch Thổ) sanh Bính Thìn, Đinh Tỵ Sa Trung Thổ)
Bính Thìn, Đinh Tỵ Sa Trung Thổ) truyền Giáp Tí, Ất Sửu Hải Trung Kim)

Tiếp tục bắt đầu từ Giáp Ngọ và Ất Mùi thuộc Kim thuợng nguồn, lấy nhau cách bát thì sanh con. Khi đến Kim hạ nguồn thì lại đi về phía tay trái, lần lượt truyền qua Hỏa, rồi Mộc, Thủy, Thổ cho đến Bính Tuất và Đinh Hợi thì hết một vòng ngũ hành gọi là đại thành.
BẢNG ĐẠI THÀNH
Giáp Ngọ, Ất Mùi Sa Trung Kim) sanh Nhâm Dần, Qúi Mão (Kim Bạch Kim)
Nhâm Dần, Qúi Mão (Kim Bạch Kim) sanh Canh Tuất, Tân Hợi Thoa Xuyến Kim)
Canh Tuất, Tân Hợi Thoa Xuyến Kim) truyền Mậu Ngọ, Kỷ Mùi (Thiên Thuợng Hỏa)
Mậu Ngọ, Kỷ Mùi (Thièn Thuợng Hỏa)sanh Bính Dần, Đinh Mão (Lư Trung Hỏa)
Bính Dần, Đinh Mão (Lư Trung Hỏa) sanh Giáp Tuất, Ất Hợi (Sơn Đầu Hỏa)
Giáp Tuất, Ất Hợi (Sơn Đầu Hỏa) truyền Nhâm Ngọ, Quí Mùi (Dương Liễu Mộc)
Nhâm Ngọ, Quí Mùi (Dương Liễu Mộc) sanh Canh Dần, Tân Mão (Tùng Bá Mộc)
Canh Dần, Tân Mão (Tùng Bá Mộc) sanh Mậu Tuất, Kỷ Hợi (Bình Địa Mộc)
Mậu Tuất, Kỷ Hợi (Bình Địa Mộc) truyền Bính Ngọ, Đinh Mùi (Thiên Hà Thủy)
Bính Ngọ, Đinh Mùi (Thiên Hà Thủy) sanh Giáp Dần, Ất Mão ( Ðại Khê Thủy)
Giáp Dần, Ất Mão Ðại Khe Thủy) sanh Nhâm Tuất, Qúi Hợi Ðại Hải Thủy)
Nhâm Tuất, Qúi Hợi Ðại Hải Thủy) truyền Canh Ngọ, Tân Mùi (Lộ Bàng Thổ)
Canh Ngọ, Tân Mùi (Lộ Bàng Thổ) sanh Mậu Dần, Kỷ Mão (Thành Đầu Thổ )
Mậu Dần, Kỷ Mão (Thành Đầu Thổ ) sanh Bính Tuất, Đinh Hợi(Ốc Thuợng Thổ)
Bính Tuất, Đinh Hợi (Ốc Thuợng Thổ) truyền Giáp Ngọ, Ất Mùi (Sa Trung Kim)

Ghi chú: Có sách ghi Tùng Bách Mộc thay vì Tùng Bá Mộc, Lộ Trung Hỏa thay vì Lư Trung Hoả, Đại Trạch Thổ thay vì Đại Dịch Thổ
SỰ SINH KHẮC của ngũ hành Nạp Âm
Qui luật sinh khắc của ngũ hành nạp âm có khác với ngũ hành chánh, không phải cứ khắc là xấu.
Ngũ hành nạp âm khắc với nhau:
Sa Trung Kim và Kiếm Phong Kim thì khắc hành Mộc, và không sợ Hỏa khắc, trái lại cần nhờ Hỏa mỗi trở nên hữu dụng (trở thành khí cụ) nhưng nếu lại rơi vào trường hợp Can Chi thiên Khắc, Địa Xung thì lại xấu (Ví dụ Nhâm Thân, Qúi Dậu là Kiếm Phong Kim gặp Bính Dần, Đinh Mão là Lư Trung Hỏa thì Hỏa khắc Kim, Nhâm Qúi hành Thủy khắc Bính Đinh hành Hỏa (tức là thiên khắc), Thân và Dần, Dậu và Mão thì xung nhau (tức là Địa Xung) nên khắc xấu.
Hải Trung Kim, Bạch lạp Kim, Thoa Xuyến Kim sợ bị Hỏa khắc
Có sách ghi rằng: Bạch lạp Kim, Kim Bạch Kim đều kị Hỏa, còn Hải Trung Kim và Sa Trung Kim thì Hỏa khó khắc, duy chỉ sợ có Tích Lịch Hỏa. Riêng Kiếm Phong Kim và Thoa Xuyen Kim thì phải nhờ Hỏa lửa) tôi luyện mới nên lợi khí.
Phú Đăng Hỏa, Lư Trung Hỏa và Sơn Đầu Hỏa thì sợ bị Thủy khắc Thiên Thượng Hỏa, Tích Lịch Hỏa và Sơn Hạ Hỏa thì không kị Thủy khắc, nếu được Thủy khắc thì lại tốt, một đời y lộc đầy đủ, gần gũi bậc quyền quí.

Tất cả các lọai Mộc đều sợ bị Kim khắc, Sa Trung Kim và Kiếm Phong Kim thì khắc mạnh hành Mộc, trừ có Bình Địa Mộc không sợ Kim khắc, nếu không có Kim khắc thì lại khó cầu công danh phú qúi
Có sách ghi rằng: Tùng Bá Mộc, Dương Liễu Mộc, Tăng Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc đều kị Kim nhất là Kiếm Phong Kim, chỉ có Bình Địa Mộc và Đại Lâm Mộc là không sợ Kim vì phải nhờ Kim đao mới được thành gia dụng
Thiên Hà Thủy và Đại Hải Thủy thì không sợ bị Thổ khắc, trừ khi rơi vào trường hợp Can Chi thiên khắc Đia Xung. Các hành Thủy khác đều sợ bị Thổ khắc. Nếu bị Thổ khắc thì một đời khó cầu y lộc.
Lộ Bàng Thổ, Đại Dịch Thổ va Sa Trung Thổ khong sợ bị Mộc khắc, nếu được Mộc khắc thì càng tốt, cuộc sống cao sang, thì đậu dễ dàng. Các thứ Thổ còn lại thì sợ bị Mộc khắc.
Trong tất cả trường hợp, nếu rơi vào trường hợp sợ bị khắc, mà còn bị thiên khắc Đia Xung thì càng xấu
Có sách ghi rằng: Thành Đầu Thổ , Ốc Thuợng Thổ và Bích Thuợng Thổ đều không kị Mộc, riêng Sa Trung Thổ, Đại Trạch Thổ và Lộ Bàng Thổ đều kị Mộc, nhất là Ðại Lâm Mộc và Bình Địa Mộc ngũ hành nap Âm tị hoà (đồng hành)
Trong trường hợp ngũ hành nạp âm tị hoà, thì có trường hợp tốt, có trường hợp xấu trường hợp tốt:

Trong hai bản tiểu thành va đại thành ở trên, khi rơi vào trường hợp sanh con thì tốt nhất đại kiết), sanh cháu thì tốt nhì (thứ kiết). Nếu xét thêm sự sinh khắc giữa Can Chi với nhau, nếu hàng Can tương sinh, hàng Chi tam hợp thì lại càng gia tăng sự tốt đẹp
Ví dụ: Giáp Tí, Ất Sửu Hải Trung Kim) sanh Nhâm Thân, Qúi Dậu (Kiếm Phong Kim), Nhâm Thân, Qúi Dậu (Kiếm Phong Kim) sanh Canh Thìn, Tân Tỵ Bạch lạp Kim). Như vậy thì sáu hành trên đều là hành Kim. Giáp hành Mộc, Nhâm hành Thủy, Thủy sanh Mộc. Thân Tí Thìn thì thuộc tam hợp Thủy. Như vậy đây là trường hợp sanh con, lại có hàng Can tương sinh, hàng chi tam hợp nên rất tốt. Tương tự Ất Sửu và Qúi Dậu cũng rơi vào trường hợp trên. Nhâm hành Thủy, Canh hành Kim, Kim sanh Thủy. Thân Tí Thìn thuộc tam hợp Thủy. Đây là trường hợp sanh cháu, lại có hàng Can tương sinh, hàng Chi tam hợp nên rất tốt, chỉ thua trường hợp sanh con.
Bởi thế người ta nói:
Lưỡng Hỏa thành Viêm (sức nóng)
Lưỡng Mộc thành Lâm (rừng)
Lưỡng Thổ thành Sơn (núi)
Lưỡng Kim thành khí (món đồ dùng)
Lưỡng Thủy thành Giang (sông)

Khi không rơi vào trường hợp sanh con, sanh cháu như đã viết trong bảng thì cần xét xem hàng Can có khắc nhau, hàng Chi có xung nhau không. Nếu bị cả thiên khắc Địa xung thì hai hành gặp nhau sẽ xấu nhất, còn nếu chỉ có bị Thìên Khắc hay Địa xung thì cũng xấu nhưng không đáng quá lo ngại
Ví dụ: Mậu Tí, Kỷ Sửu là Tích Lịch Hỏa. Mậu Ngọ, Kỷ Mùi là Thiên Thuợng Hỏa. Mậu Kỷ hành Thổ. Tí và Ngọ xung, Sửu và Mùi xung thì rơi vào trường hợp Địa Xung xấu
Bởi thế người ta nói:
Lưỡng Kim, Kim khuyết (bị sứt mẻ)
Lưỡng Mộc, Mộc chiết (bị gãy)
Lưỡng Hỏa, Hỏa diệt (bị tàn lụi)
Lưỡng Thủy, Thủy kiệt (bị hết nước)
Lưỡng Thổ, Thổ kiệt (bị cạn khô)

Có người ghi rằng:
Sa Trung Kim Giáp Ngọ, Ất Mùi) và Kiếm Phong Kim (Nhâm Thân, Qúi Dậu) gặp nhau thì tốt, gọi là Lưỡng Kim thành khí
Bình Địa Mộc (Mậu Tuất, Kỷ Hợi) và Đại Lâm Mộc (Mậu Thìn, Kỷ Tỵ) gặp nhau thì tốt (Lưỡng Mộc thành Lâm)
Thiên Hà Thủy (Bính Ngọ, Đinh Mùi) và Đại Hải Thủy (Nhâm Tuất, Quí Hợi) gặp nhau thì tốt (Lưỡng Thủy thành Giang)
Lư Trung Hỏa (Bính Dần, Đinh Mão) và Phú Đăng Hỏa Giáp Thìn, Ất Tỵ) gặp nhau thì tốt (Lưỡng Hỏa thành Viêm)
Bích Thuợng Thổ Canh Tí, Tân Sửu) và Đại Trạch Thổ Mậu Thân, Kỷ Dậu) gặp nhau thì tốt (Lưỡng Thổ thành Sơn)

Chú ý: có sách còn cho rằng hai hành cùng với nhau, hành cả hai đều yếu gặp nhau thì tốt, cả hai đều mạnh gặp nhau thì xấu. Ví dụ Lộ Trung Hoả gặp Phú Đăng Hỏa thì tốt, còn Thiên Thuợng Hỏa gặp Tích Lịch Hỏa thì xấu. Điều này có lẽ không đúng
SINH khắc ngũ hành NẠP âm THEO QUAN NIỆM của THiỆU VĨ HOA
Hỏa khắc Kim nhưng Hỏa không dễ khắc. Hải Trung Kim hay Sa Trung Kim là Kim ở đáy biển hay Kim ở trong đất cát. Tuy nhiên Hải Trung Kim và Sa Trung Kim thì lại sợ Hỏa Thủ Lôi (Tích Lịch Hỏa) vì Hỏa Thủ Lôi có thể đánh xuống đáy biển, đánh xuống tận tầng đất sâu. Kiếm Phong Kim rất cần Hỏa vì có lửa luyện thì mới thành kiếm sắc. Bạch lạp Kim là Kim trên cây nến rất dễ bị Hỏa khắc Kim có thể khắc Mộc, nhưng gỗ trong cột phần lớn lại cần có Kim chế ngự. Suy Kim không thể khắc Mộc vượng, trừ khi Mộc yếu mà gặp Kim vượng thì bất lợi. Nói chung trong điều kiện bình thuờng thì Đại Lâm Mộc và Bình Địa Mộc không dễ bị Kim khắc. Mộc sợ nhất là Kiếm Phong Kim vì đây là Kim của vũ khí
Mộc có thể khắc Thổ, Thổ trong đồng ruộng phần nhiều là Thổ vượng, rừng cây thưa (Mộc suy) nếu không thì không nuôi được mùa mạng Mộc suy, Thổ vượng thì Mộc không thể khắc Thổ. Mộc vượng Thổ suy thì tất sẽ bị khắc. Nói chung Thổ trên tường (Bích Thuợng Thổ), Thổ ở bãi ruộng Đại Trạch Thổ) không dễ bị Mộc khắc. Nhưng Thổ sợ nhất là Đại Lâm Mộc và Bình Địa Mộc khắc.
Thổ có thể khắc Thủy. Thủy nhiều, Thủy vượng bao vây Thổ, có thể tưới ruộng, tưới nhuận vạn vật, nên suy Thổ không khắc được vượng Thủy. Nếu Thủy suy, Thổ vượng tất sẽ bị khắc. Thủy sợ Thổ khắc nhưng Thiên Hà Thủy, Đại Hải Thủy (Thủy ở đại Dương) không những không sợ Thổ khắc mà còn khắc ngược lại Thổ Thủy có thể khắc Hỏa. Hỏa nhiều, Hỏa vượng thì cần Thủy chế. Hỏa vượng, Thủy suy thì không sợ Thủy khắc. Thủy vượng, Hỏa suy tất sẽ bị khắc. Có thể nói Hỏa Thủ Lôi không những không sợ bị Thủy khắc, ngược lại trời mưa càng to, sét còn có thể chui xuống đáy biển để khắc Thủy

Thursday, May 24, 2012

HOÀN THIỆN BẢN THÂN - CHƯƠNG III TU LUYỆN TÂM TÍNH

CHƯƠNG III: TU LUYỆN TÂM TÍNH

Tất cả các người tu Pháp Luân Công phải đặt sự tu luyện tâm tính lên hàng đầu, và tin chắc rằng tâm tính là chìa khóa để phát triển công. Ðây là nguyên lý về tu luyện ở cao tầng. Nói rõ hơn, công lực quyết định trình độ của một người không phải được phát triển qua sự luyện tập, nhưng qua sự tu luyện tâm tính. Sự tiến bộ về tâm tính nói dễ hơn là thực hành. Người tu phải có thể buông bỏ thật nhiều, nâng cao bản chất giác ngộ của mình, chịu đựng đau khổ này đến đau khổ khác, và chấp nhận những gì hầu như không thể chấp nhận được, v..v. Tại sao nhiều người tu nhiều năm mà công của họ vẫn không tăng lên? Lý do căn bản là: thứ nhất họ không chú trọng vào tâm tính; và thứ nhì là họ không biết chính pháp ở cao tầng. Vấn đề này phải được nói rõ. Nhiều vị thầy dạy luyện Công có nói về tâm tính; họ đang giảng dạy rất đúng. Những người mà chỉ dạy các động tác và các kỹ thuật nhưng không bao giờ bàn về tâm tính, thật ra là đang dạy tu luyện theo tà pháp. Vì vậy, người tu phải cố gắng thật nhiều để nâng cao tâm tính của mình. Chỉ như vậy họ mới có thể bước vào sự tu luyện ở cao tầng.

1. Nội hàm của tâm tính

Tâm tính được bàn đến trong Pháp Luân Công không thể bị nhầm lẫn với Ðức hay được thay thế bởi một mình Ðức. Nó bao gồm nhiều điều hơn Ðức nữa. Nó gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau kể cả Ðức. Ðức chỉ là một biểu thị của tâm tính, nên nếu chỉ dùng Ðức để hiểu rõ ý nghĩa của tâm tính thì chưa đủ. Tâm tính cũng bao gồm cách thức giải quyết giữa hai vấn đề "được" và "mất". "Ðược" là đạt được đúng theo đặc điểm của vũ trụ. Ðặc điểm cấu tạo nên vũ trụ là Chân-Thiện-Nhẫn. Mức độ hài hòa giữa người tu và đặc tính của vũ trụ được thể hiện qua Ðức của cá nhân đó. Mất là từ bỏ những ý nghĩ bệnh hoạn và tính tham lam, tư lợi, dâm dật, ham muốn, sát sinh, ấu đả, trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, tật đố, v..v. Nếu tu luyện ở cao tầng, người ta cũng cần buông bỏ sự chạy theo dục vọng và lừa lọc mà đã ăn sâu trong con người một cách tự nhiên. Nói khác đi, người ta phải từ bỏ tất cả mọi ràng buộc, và phải xem nhẹ tất cả danh và lợi cá nhân.
Một con người trọn vẹn gồm có cơ thể vật chất và cá tính. Vũ trụ cũng tương tự như vậy. Thêm vào sự hiện hữu của vật chất, đồng thời cũng còn có sự hiện diện của đặc tính "Chân-Thiện-Nhẫn" nữa. Mỗi phân tử trong không khí đều có chứa đặc tính này. Trong xã hội người thường, đặc tính này được phản ảnh bởi sự kiện là làm thiện hưởng phước và làm ác gặp quả báo. Ở cao tầng, đặc tính cũng biểu hiện trạng thái của các công năng. Người tự thích nghi với các đặc tính này là người tốt; những người đi ngược lại là người xấu. Người thuận theo nó và đồng hóa vào nó là những người đắc đạo. Vì vậy, người tu cần phải có tâm tính cực kỳ cao để theo đúng đặc tính này. Chỉ đi theo đường lối này mà người ta mới có thể tu luyện lên cao tầng.
Rất dễ để làm người tốt, nhưng không quá dễ dàng để tu luyện tâm tính như vậy. Người tu phải chuẩn bị tinh thần. Người ta phải thật lòng mong muốn trước khi cố gắng sửa đổi tính ý của mình. Vì con người sống trong thế giới này mà thế giới trở nên thật phức tạp. Quý vị muốn làm điều tốt, nhưng có người không muốn quý vị làm như vậy; quý vị không muốn hại người khác, nhưng người khác lại muốn hại quý vị vì các lý do khác nhau. Một số điều này xảy ra không do sự ngẫu nhiên. Quý vị sẽ hiểu tại sao? Quý vị phải làm gì? Phải đương đầu với mọi sự xung đột trong thế giới này làm cho tâm tính của quý vị bị đem ra khảo nghiệm từng phút giây. Khi đối đầu với sự nhục nhã không tả nổi, khi quyền lợi cá nhân bị xâm phạm, khi đương đầu với tiền của và lừa đảo, khi chống chọi với quyền lực, khi điên loạn và ganh ghét nổi lên do sự xung đột, khi các sự xung đột khác nhau trong xã hội và trong phạm vi gia đình xảy ra, và khi tất cả mọi thứ đau khổ xảy đến, quý vị có vẫn còn tự cư xử theo đúng đòi hỏi gắt gao của tâm tính hay không? Dĩ nhiên, nếu quý vị có thể làm tất cả các điều này thì quý vị đã là một người giác ngộ rồi. Rốt cùng, hầu hết người tu bắt đầu từ người thường. Sự tu luyện tâm tính cũng làm từ từ và tiến lên từng chút một. Người tu cương quyết phải chuẩn bị để chịu đựng những khổ đau to tát và đương đầu với các khó khăn bằng một ý chí vững chắc, và dĩ nhiên họ sẽ đạt được Chính Qủa. Tôi hy vọng mọi người tu giữ gìn tâm tính của mình kỹ lưỡng và sẽ nâng cao công lực của mình lên trong tương lai rất gần.

2. Mất và Ðược

Cả hai giới khí công và tôn giáo đều bàn về sự mất và được. Có người xem "mất" như là "làm việc thiện", làm hành động tốt hay là giúp người trong lúc khó khăn; "được" như là "đạt được công". Ngay cả các thầy tu trong chùa cũng cho rằng người ta phải làm việc thiện. Hiểu như vậy là ý nghĩa hạn hẹp của chữ "mất". Dù sao, "mất" mà chúng ta nói đây nó mang một ý nghĩa rộng hơn nhiều và cũng là điều ở trong một phạm vi lớn rộng hơn. Những điều chúng tôi đòi hỏi quý vị phải mất đi là những sự ràng buộc của người thường và tâm thức không chịu từ bỏ những điều ràng buộc đó. Nếu quý vị có thể buông bỏ những điều mà quý vị cho là quan trọng và buông bỏ những điều quý vị nghĩ rằng mình không thể buông bỏ được, đó mới là "mất" theo ý nghĩa thật sự của nó. Giúp người và làm việc thiện chỉ là một phần của "mất".
Người thường, ai cũng muốn có chút tiếng tăm, tư lợi, một mức sống khá giả, nhiều tiện nghi và nhiều tiền. Ðây là những mục đích của người thường. Là người tu, chúng ta thì khác hẳn vì chúng ta đạt được công chứ không phải những thứ đó. Chúng ta cần phải để ý về tư lợi ít thôi, xem nhẹ nó đi, nhưng chúng tôi không yêu cầu quý vị phải hy sinh bất cứ quyền lợi vật chất nào. Chúng ta tu luyện trong xã hội người thường và cần phải sống như người thường. Chìa khóa là phải buông bỏ các sự ràng buộc của quý vị; quý vị không bị đòi hỏi phải mất điều gì. Những gì thuộc về quý vị, quý vị sẽ không mất nó, nhưng những gì không thuộc về quý vị thì quý vị cũng không có thể ôm giữ lấy nó được. Nếu quý vị chiếm giữ được nó, nhưng nó cũng sẽ được trả về cho người khác. Nếu quý vị đạt được điều gì, quý vị phải mất đi một điều gì khác. Dĩ nhiên, không thể nào làm tất cả mọi việc rất tốt đẹp ngay lập tức, cũng như không thể nào trở nên giác ngộ trong một đêm. Nhưng, bằng cách tu nay một chút mai một chút và thăng tiến từng bước, nó có thể đạt được. Tuy nhiên quý vị sẽ được nhiều hơn là mất. Với thái độ xem nhẹ tư lợi, quý vị muốn thâu lợi ít hơn để có bình yên trong tâm hồn. Quý vị có thể chịu đựng một vài mất mát nào đó về quyền lợi vật chất, nhưng quý vị sẽ được thêm Ðức và Công. Sự thật là như vậy đó. Không phải quý vị cố ý để đạt được Ðức và Công bằng cách đánh đổi danh tiếng, tiền của và tư lợi. Ðiều này phải được hiểu thấu đáo hơn nữa qua kinh nghiệm sử dụng khả năng ngộ tính của quý vị.
Có một người tu theo Ðại Ðạo có lúc nói rằng: "Tôi không muốn những gì mà người khác muốn". Tôi không có những gì người khác có được; Tuy nhiên, tôi có những gì người khác không có. Tôi muốn những gì người khác không muốn. Là người thường, người ta thật khó mà có được một lúc nào đó mà họ cảm thấy hài lòng. Họ muốn tất cả mọi thứ, chỉ trừ những hòn đá sỏi nằm lăn lóc trên mặt đất là không ai buồn nhặt lên. Nhưng người Ðạo sĩ này nói rằng: "Vậy thì tôi sẽ nhặt viên đá này". Có câu châm ngôn: "Của hiếm thì quý và Của ít thì hiếm". Ðá không có giá trị ở đây, nhưng thật là đắt giá ở không gian khác. Ðấy là ông ta nói về một nguyên lý mà người thường không biết được. Nhiều vị cao nhân đại đức không mang theo bất cứ vật chất gì. Ðối với họ, họ không có gì để từ bỏ hết.
Ði theo đường lối tu luyện là đúng nhất. Người tu thật ra là những người thông minh nhất. Những điều mà người thường tranh giành và các lợi lộc nhỏ nhoi mà họ sẽ kiếm được chỉ kéo dài một thời gian ngắn. Ngay cả nếu quý vị có được qua sự tranh giành, lượm được, hay là kiếm được một ít lợi lộc đi nữa, rồi chuyện gì sẽ xảy ra? Có câu tục ngữ trong dân gian như thế này: Khi chào đời, chúng ta không có mang cái gì xuống đây thì khi chết đi, chúng ta cũng không đem được cái gì theo chúng ta hết. Chúng ta chào đời với hai bàn tay không thì ra đi cũng sẽ với hai bàn tay không". Ngay cả khi xương cốt của quý vị sẽ bị đốt thành tro. Nó không là gì cả mặc dầu quý vị để lại một gia sản khổng lồ hay là quyền cao chức trọng, quý vị không thể mang theo gì sang thế giới bên kia hết. Nhưng công thì có thể được vì nó sản sinh trên thân của nguyên thần quý vị. Tôi nói cho quý vị biết, không dễ gì luyện được công. Nó vô cùng quý giá và thật khó khăn để đạt được nên nó không thể được trao đổi với bất cứ một số tiền khổng lồ nào. Khi công của quý vị đạt đến một trình độ thật cao, và nếu ngày nào đó quý vị quyết định không tu nữa, miễn là quý vị không làm điều xấu, công của quý vị có thể được đổi lấy quyền lợi vật chất nếu quý vị muốn. Quý vị có thể có tất cả. Nhưng, ngoại trừ những điều quý vị có thể có trong thế giới này, quý vị sẽ không có được những điều mà người tu có.
Có người, vì lợi lộc cá nhân, đã chiếm đoạt những thứ không thuộc về họ bằng các phương tiện bất chính. Họ nghĩ rằng họ có mối lợi lớn. Thật ra những quyền lợi mà họ đạt được là do sự trao đổi Ðức của họ với những người khác, nhưng họ lại không biết điều này. Ðối với người tu, nó phải bị khấu trừ từ công của họ; đối với người chưa tu, nó phải bị khấu trừ từ tuổi thọ của người đó hay là các phương diện khác. Nói tóm lại, trương mục sẽ được cân bằng. Ðây là chân lý của vũ trụ. Cũng có một số người luôn luôn bắt nạt kẻ khác hay hãm hại kẻ khác với những lời lẽ xấu xa, v..v. Khi những hành động này xảy ra, họ đang ném một mảnh Ðức của họ sang cho người nọ để đổi lấy những hành động gây thương tổn cho kẻ khác.
Có người cho rằng thật là thiệt thòi để làm một người tốt. Dưới cái nhìn của người thường thì họ bị thiệt thòi. Tuy vậy, họ có được những điều mà người thường không thể có được. Ðó là "Ðức " - một chất trắng cực kỳ quý giá. Không có Ðức thì cũng sẽ không có công; đó là một chân lý tuyệt đối. Tại sao nhiều người tu nhưng công của họ không phát triển được? chính là vì họ không tu luyện Ðức. Nhiều người nói về Ðức và sự cần thiết của Ðức, nhưng không giảng rõ nguyên tắc thật sự làm thế nào để biến đổi Ðức ra Công. Phần này được chừa lại để cho mỗi cá nhân tự tìm hiểu. Gần 10,000 quyển của Tam Tạng Kinh cũng như các nguyên lý chỉ dạy bởi Ðức Thích Ca Mâu Ni trong suốt hơn 40 năm lúc ngài còn sống, tất cả đều nói về một điều, đó là Ðức; các sách tu luyện xưa của Đạo Giáo tất cả đều bàn về Ðức; 5000 chữ trong cuốn Ðạo Ðức Kinh của Lão Tử cũng phản ảnh Ðức trong đó. Tuy vậy, có người vẫn còn chưa hiểu.
Chúng ta nói về "mất". Khi quý vị được, quý vị phải mất. Khi quý vị muốn thật sự tu luyện, quý vị sẽ gặp những khổ nạn. Thí dụ thực tế là người ta có thể trải qua một chút đau đớn về thể xác, hay là cảm thấy khó chịu chỗ này chỗ nọ. Nhưng, nó không phải là cơn bệnh. Nó cũng có thể xảy ra ngoài xã hội, trong gia đình hay nơi làm việc, tất cả đều có thể như vậy. Xung đột bỗng nhiên nổi lên vì tư lợi hay va chạm tự ái, mục đích là để nâng cao tâm tính của quý vị. Những điều này thường xảy ra bất thình lình và trở nên rất căng thẳng. Nếu quý vị gặp những trở ngại, những điều bực mình, làm quý vị mất mặt, hay là đặt quý vị vào một vị trí khó xử, vậy quý vị phải đối xử như thế nào? Nếu quý vị giữ được bình tĩnh không nổi nóng, nếu quý vị có thể làm như vậy, Tâm tính của quý vị sẽ được nâng lên sau khi trải qua thử thách này. Ðồng thời công của quý vị sẽ được phát triển thêm bằng một khối lượng tương ứng. Nếu quý vị có thể làm xong một chút, quý vị sẽ được một chút vậy. Quý vị sẽ được bao nhiêu là tùy thuộc vào sự cố gắng ít nhiều của quý vị. Phần đông, khi đang bị khảo đảo, người ta khó mà có thể nhận thức được điều này. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận thức được nó, và không được lẫn lộn với người thường. Khi xung đột xuất hiện, chúng ta phải chọn một thái độ tốt đẹp hơn. Vì chúng ta tu luyện giữa người thường, tâm tính của chúng ta cũng sẽ bị ô nhiễm bởi người thường. Chúng ta sẽ phạm phải lỗi lầm và cũng rút kinh nghiệm từ đó. Công của quý vị không thể tăng trưởng khi chư vị thấy thoải mái và không gặp bất cứ vấn đề gì.

3. "Chân-Thiện-Nhẫn" đồng tu

Pháp môn của chúng ta tu luyện "Chân-Thiện-Nhẫn" tất cả cùng một lúc. "Chân" là nói thật, làm điều chân chính, trở về bản tính nguyên lai và sau cùng thành Chân nhân. "Thiện" là làm nảy sinh lòng từ bi thương người, làm những việc thiện và cứu người. Khả năng "Nhẫn" được đặc biệt nhấn mạnh ở đây. Chỉ với Nhẫn mà những người đức độ cao mới có thể tu luyện thành đạt được. Nhẫn là điều rất mạnh mẽ, vượt cả Chân và Thiện. Toàn bộ tiến trình tu luyện là làm cho quý vị phải nhịn nhục, giữ tâm tính của mình chứ không phải là làm theo sở thích.
Có thể nhịn nhục được khi đương đầu với các vấn đề quả thật không phải là dễ. Có người cho rằng nếu quý vị không đánh trả lại khi bị đánh hay là cãi lại khi bị vu khống, hay là nếu quý vị chịu khó nhịn nhục ngay cả khi quý vị bị mất mặt trước gia đình của quý vị, họ hàng và bạn bè của quý vị, quý vị có phải là "A-Q" không? Tôi nói rằng nếu quý vị cư xử bình thường trên mọi phương diện và sự khôn ngoan của quý vị không kém những người khác, nhưng quý vị chỉ xem nhẹ về phương diện lợi lộc cá nhân, không ai sẽ cho là quý vị ngu ngốc hết. Có thể nhẫn nhịn được không phải là yếu điểm, hay là "A-Q". Nó là biểu hiện của ý chí kiên cường và khả năng tự kiềm chế. Xưa ở Trung hoa có Hàn Tín, có lúc phải chịu nhục mà chui qua háng người ta. Ðó là nhẫn nhịn trong đại đạo. Có một câu tục ngữ: "Khi một người thường bị làm nhục, họ sẽ tuốt kiếm ra giao đấu". Họ sẽ vu khống và mạ lỵ đối thủ, và ném các quả đấm về phía đối thủ. Thật không dễ gì sống trong thế giới này. Có người sống theo phàm ngã của mình. Nó không đáng chút nào hết và cũng sẽ nhàm chán. Có câu tục ngữ Trung Hoa: Lui về sau một bước, quý vị sẽ khám phá ra một bầu trời biển bao la. Lui lại một bước khi quý vị phải đương đầu với các vấn đề nan giải. Khi làm được như vậy, quý vị sẽ thấy một tình trạng hoàn toàn khác hẳn.
Là người tu, quý vị không được chỉ tỏ ra nhẫn nhục đối với những người đang xung đột với quý vị và với những người làm cho quý vị khó xử, nhưng quý vị còn phải tỏ thái độ tốt hơn đối với họ ngay cả cảm ơn họ nữa. Nếu họ không dự phần vào cuộc xung đột với quý vị thì làm sao quý vị có thể nâng cao tâm tính của mình lên được? Làm sao chất đen được chuyển hóa thành chất trắng trong khi quý vị đang chịu đau khổ? Làm sao quý vị có thể phát triển công được? Nó rất là khó cho quý vị khi đang bị khảo đảo. Nhưng người ta phải tự kiềm chế mình ngay lúc đó vì công lực càng tăng thì khổ nạn cũng liên tục trở thành mạnh hơn nữa. Tất cả đều tùy thuộc vào nếu quý vị có thể nâng cao tâm tính của mình lên hay không? Lúc đầu, nó có thể làm cho quý vị bối rối, làm cho quý vị nóng giận không kiềm chế nổi, nóng giận đến nỗi ruột gan quý vị đau thắt lên. Nhưng nếu quý vị không mất bình tĩnh và có thể tha thứ được, đó là điều tốt. Quý vị đã bắt đầu nhịn nhục, cố ý nhịn nhục. Sau đó quý vị sẽ dần dần liên tục nâng cao tâm tính, và sẽ thật sự xem nhẹ những thứ này. Tới lúc đó nó sẽ là một sự tiến bộ còn lớn hơn nữa. Người thường gặp phải đụng chạm gì thì vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn nữa vì họ sống với bản ngã và không có thể dung tha bất cứ điều gì. Khi bị chọc giận, họ dám làm bất cứ điều gì. Nhưng là người tu, những thứ mà người thường xem trọng dường như trở nên rất, rất là tầm thường đối với quý vị, quá tầm thường, vì mục đích của quý vị vượt khỏi mục đích dài hạn của người thường và còn rất lâu họ mới đạt tới. Quý vị sẽ sống lâu cũng như vũ trụ này. Khi quý vị suy nghĩ lại về những điều này, nếu quý vị có nó cũng được; và nếu quý vị không có nó cũng được. Khi quý vị suy nghĩ rộng rãi hơn, quý vị có thể vượt qua tất cả những điều này.

4. Bỏ tâm tật đố (ganh tỵ)

Tâm tật đố là một trở ngại lớn cho sự tu luyện và có ảnh hưởng quan trọng đối với người tu. Nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến công lực của người tu, làm hại các bạn đồng tu và cản trở một cách nghiêm trọng sự tu luyện của chúng ta về cao tầng. Là người tu, nó phải được tiêu diệt một trăm phần trăm. Có người tu đến trình độ nào đó, tuy nhiên, họ chưa buông bỏ tâm ganh tỵ được. Hơn nữa, nó càng khó buông bỏ thì càng dễ dàng để cho quý vị trở nên mạnh hơn. Loại lực tương phản này làm cho người khác nâng cao phần tâm tính yếu kém của họ. Tại sao tâm tật đố được chọn ra để bàn cãi nơi đây? Vì tâm tật đố được biểu lộ mạnh mẽ nhất và nổi bật nhất giữa những người Hoa, chiếm phần lớn trong đầu của họ. Tuy nhiên, nhiều người không nhận thức được điều này. Ðược gọi là tật đố đông phương hay là tật đố châu Á, tâm tật đố là một đặc điểm của người đông phương. Người Trung Hoa rất là hướng nội, rất là bảo thủ và không cởi mở, điều đó rất dễ dẫn tới tâm tật đố. Mọi thứ đều có hai mặt. Theo đó, người sống nội tâm cũng có ưu điểm cũng như khuyết điểm. Người Tây phương tương đối hướng ngoại hơn. Chẳng hạn như, nếu một đứa trẻ được 100 điểm ở trường, nó sẽ rất sung sướng la lớn lên trên đường về nhà, "Con được 100 điểm!". Láng giềng sẽ mở cửa ra mừng nó: "Tom, chúc mừng cháu!". Tất cả mọi người đều mừng cho nó. Nếu điều này xảy ra ở Trung Hoa, hãy suy nghĩ điều này, người ta sẽ cảm thấy không vui khi nghe điều đó: "Nó được 100 điểm, có gì lạ đâu chứ? Có gì để khoe khoang đâu?" Phản ứng tuyệt nhiên khác hẵn khi một người có một tâm tật đố.
Người tật đố muốn hơn mọi người và không bằng lòng để ai hơn mình. Khi họ thấy ai có khả năng hơn họ, họ bắt đầu cảm thấy khó chịu, không nhìn nhận nó, và không chấp nhận sự thật. Họ muốn tăng lương cùng lúc với những người khác, muốn có cùng số tiền thưởng, và đổ lỗi cho mọi người khi có điều gì không đúng. Họ sẽ giận xanh mặt và ghen ghét khi thấy người khác kiếm nhiều tiền hơn họ. Tóm lại, chừng nào người khác còn làm khá hơn họ là họ sẽ không chấp nhận được. Có người lo sợ để nhận tiền thưởng khi họ hoàn tất các công trình nghiên cứu khoa học. Họ lo sợ những người khác sẽ trở nên ganh ghét; những người nhận được giải thưởng thì không dám hé môi tiết lộ, vì họ sợ ganh tỵ và dèm pha. Có thầy khí công không thích khi thấy những thầy khí công khác giảng dạy nên họ sẽ tìm cách quấy phá. Ðây là một vấn đề về tâm tính. Một nhóm đang cùng nhau tập luyện. Có người trong nhóm phát triển được các công năng sau khi tập luyện được một thời gian ngắn. Vì vậy, có người sẽ cho rằng: "Nó mà làm được gì? Tôi có nhiều năm tu luyện và một đống bằng cấp. Làm sao nó có thể phát triển công năng trước tôi cho được?" Ðó là tâm tật đố đã nổi lên. Tu luyện chú trọng vào bên trong. Người tu phải tự tu và tìm ra nguyên nhân của mọi vấn đề trong ta. Quý vị phải cố gắng cải tiến những lĩnh vực còn yếu kém và làm việc tận tâm hơn nữa. Nếu quý vị thử tìm nguyên nhân từ kẻ khác, sau khi họ hoàn tất sự tu luyện và đi lên rồi, quý vị sẽ là người bị bỏ xót lại đó. Phải chăng quý vị phung phí tất cả thời giờ của mình? Tu luyện là tu luyện chính mình.
Tâm tật đố cũng gây tai hại cho các bạn đồng tu, chẳng hạn như nói xấu làm cho người khác khó mà định được; khi một người có công năng, ngoài ganh ghét ra, họ có thể sử dụng chúng để gây trở ngại cho những bạn đồng tu của họ. Ví dụ, một người ngồi đó đang tập luyện tương đối rất tốt. Vì họ có công, họ ngồi đó như là một tảng núi. Sau đó, có hai vị bay tới gần, một người lúc trước là một tăng sĩ, nhưng vì tật đố nên chưa giác ngộ. Khi họ đến gần người đang tu thiền kia, một người nói:"Người đó đang tu luyện nơi đây. Chúng ta hãy đi tránh qua một bên" Nhưng người khác đáp lại: "Tôi rất mạnh, trong quá khứ, tôi đã cắt lìa một góc của núi Thái Sơn" Ngay sau đó, hắn lập tức đánh vào người đang ngồi tu. Tuy nhiên, khi hắn vừa dơ tay lên, hắn ta không thể nào để tay xuống được. Vì người tu đang tu theo chính đạo và có tấm chắn bảo vệ, hắn ta không thể nào đánh trúng người tu đó được. Khi hắn muốn chạm tới người tu theo chính đạo, nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Hắn ta sẽ bị trừng phạt. Người tật đố sẽ làm hại mình và hại người khác.

5. Buông bỏ mọi ràng buộc

Bị ràng buộc (hay chấp trước) có nghĩa là khi người tu cố đeo đuổi một điều gì một cách thái quá hay là mục đích gì quá trớn, và không thể nào từ bỏ nó hay là ngay cả quá cứng đầu không muốn nghe bất cứ lời khuyên can nào. Có người chạy theo các công năng trong thế giới này và nhất định sẽ ảnh hưởng đến sự tu luyện của họ lên cao tầng. Tình cảm càng dồi dào thì càng khó mà từ bỏ và cảm giác càng bị mất quân bình và càng không ổn định được. Sau đó, họ sẽ cảm thấy họ không có gì cả và bắt đầu ngay cả nghi ngờ những điều mà họ đang học hỏi. Sự ràng buộc khởi lên từ sự ham muốn của con người. Bản tính của những sự ràng buộc này là vì mục tiêu hay là mục đích của nó rõ ràng là bị giới hạn, nó tương đối rõ ràng và dễ hiểu như vậy, và thường là người đó chính họ có lẽ cũng không nhận ra nó. Người thường có rất nhiều ràng buộc. Người ta có thể sử dụng bất cứ phương tiện cần thiết nào để theo đuổi điều gì đó và đạt được nó. Các ràng buộc của người tu được biểu lộ dưới một hình thức khác, chẳng hạn như theo đuổi một công năng nào đó, muốn thấy một linh ảnh nào đó, ám ảnh bởi một buổi biểu diễn nào đó, v..v. Là người tu, không kể là quý vị theo đuổi điều gì, nó đều không đúng. Ðiều này phải bị loại bỏ. Đạo Gia nói về chữ vô. Phật Gia bàn về chữ không và bước vào ngưỡng cửa hư không. Cuối cùng chúng ta muốn đạt được trạng thái vô vi và hư không, buông bỏ tất cả mọi sự ràng buộc. Ðiều gì mà quý vị không thể buông bỏ được, phải bỏ chúng đi, chẳng hạn như việc theo đuổi các công năng. Nếu quý vị theo đuổi nó, đó có nghĩa là quý vị muốn sử dụng nó. Trong thực tế, nó đi ngược lại với bản chất của vũ trụ của chúng ta. Nó thật sự vẫn còn là một vấn đề của tâm tính. Nếu quý vị muốn có nó, tức là quý vị thật sự muốn khoe nó và biểu diễn trước những người khác. Ðó không phải là điều để biểu diễn cho người khác xem. Ngay cả mục đích sử dụng của quý vị rất trong sạch, chỉ muốn sử dụng nó để làm việc tốt, việc tốt mà quý vị làm có lẽ trở nên không tốt cho lắm. Nó không nhất thiết là một ý nghĩ tốt khi sử dụng các phương tiện siêu phàm để giải quyết các vấn đề của người thường. Sau khi người ta nghe tôi giảng là có 70% học viên trong lớp học được mở Thiên mục, họ bắt đầu tự hỏi: "Tại sao tôi không có cảm giác gì cả?" Khi họ trở về nhà và tập luyện, họ tập trung tư tưởng vào Thiên mục đến nỗi họ bị nhức đầu. Cuối cùng họ cũng không trông thấy gì cả. Ðây là một sự ràng buộc. Các cá nhân đều có thể chất khác nhau và căn cơ khác nhau. Không thể nào mà tất cả những người đó được nhìn thấy bằng Thiên mục cùng một lúc cho được, cũng không thể nào mở Thiên mục của họ ở cùng một cấp bậc. Có người có thể thấy được và có người không thể thấy được. Tất cả đó đều là bình thường.
Sự ràng buộc có thể cản trở sự phát triển công lực của người tu, làm nó chậm lại và không được vững vàng. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, nó có thể ngay cả đưa đến hậu quả là người tu đi theo đường tà. Nhất là một số công năng có thể được sử dụng bởi người có tâm tính kém cỏi để làm điều xằng bậy. Có những trường hợp mà các hành động xấu được làm do việc sử dụng các công năng bởi những người có tâm tính chưa vững chắc. Một nơi nọ có một nam sinh viên phát triển được công năng kiểm soát tư tưởng. Với quyền năng này, anh ta có thể dùng ý nghĩ của mình để kiểm soát tư tưởng và hạnh kiểm kẻ khác. Và anh ta sử dụng nó để làm điều xấu. Khi một người đang tập luyện, họ có thể trông thấy vài hình ảnh xuất hiện. Họ luôn luôn muốn nhìn thấy rõ hơn và hiểu thấu nó. Ðây cũng là một hình thức của sự ràng buộc. Có người rất đam mê một trò chơi giải trí nào đó; họ không thể từ bỏ nó được. Ðó cũng là một hình thức của sự ràng buộc. Vì những khác biệt về căn cơ và mục đích, có người tu luyện để đạt đến trình độ cao nhất; nhưng cũng có người chỉ muốn được điều gì đó. Nghĩ như vậy chắc chắn sẽ giới hạn mục đích của sự tu luyện. Nếu không buông bỏ loại ràng buộc này thì công sẽ không phát triển được cho dù có tập luyện. Vì lẽ đó, người tu phải xem nhẹ quyền lợi vật chất, không đeo đuổi theo bất cứ điều gì, và để mọi việc xảy ra theo tự nhiên. Như vậy, sự biểu lộ của ràng buộc sẽ bị hủy diệt. Ðiều này tùy thuộc vào tâm tính của người tu. Nếu tâm tính không được nâng lên một cách vững chắc thì sự giác ngộ sẽ không thể đạt được với bất cứ hình thức ràng buộc nào.

6. Nghiệp Lực

(1) Nguồn gốc của nghiệp

Nghiệp là một thứ chất đen tương phản với Ðức. Trong Phật giáo, nó được gọi là ác nghiệp; ở đây, chúng ta chỉ gọi nó là "nghiệp". Vì vậy làm điều xấu được gọi là "tạo nghiệp". Nghiệp được tạo ra vì người ta làm điều xấu trong kiếp này hay trong tiền kiếp. Thí dụ như giết người, bắt nạt, ấu đả với người khác vì tranh giành tư lợi, nói xấu sau lưng người khác, hay là không thân thiện với kẻ khác,v..v., tất cả đều có thể tạo ra nghiệp. Thêm vào đó, có nghiệp truyền lại từ các đời trước, từ người thân trong gia đình hay bạn thân. Khi một người ném những cú đấm vào mặt người khác, anh ta cùng đồng thời ném một mảnh chất trắng cho người đó, và khoảng trống trên cơ thể của anh ta được lấp đầy bởi chất đen. Giết người là một việc làm tồi tệ nhất. Nó là việc làm sai trái và sẽ tạo nghiệp thật nặng nề. Nghiệp là yếu tố chính làm cho người ta bị bệnh. Dĩ nhiên, nó cũng không luôn luôn thể hiện dưới hình thức của bệnh tật; nó có thể biểu lộ dưới hình thức như là gặp phải những vấn đề rắc rối, v..v. Tất cả nó là nghiệp đang hoành hành. Vì vậy, người tu không được làm điều xấu. Bất cứ hành vi sai trái nào cũng sẽ dẫn đến kết quả xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tu luyện của quý vị.
Có người khuyến khích thu khí của cây cối. Khi họ dạy các động tác, họ cũng dạy cách để thu khí từ cây cối; cây nào có khí tốt hơn và màu khí của nhiều loại cây khác nhau cũng được bàn đến và được để ý rất nhiệt tình. Trong một công viên nọ ở vùng đông bắc, có người tập một loại khí công lạ mà tôi không biết loại gì. Họ lăn vòng trên mặt đất. Sau khi họ đứng dậy, họ đi vòng chung quanh các cây thông và thu khí của các cây thông này. Trong vòng nửa năm, cả khu rừng thông nhỏ này bị khô héo và trở nên vàng úa. Ðây là hành động tạo nghiệp! Nó cũng là sát sinh nữa! Dưới khía cạnh bảo trì sự quân bình trong thiên nhiên và làm cho khu vực được xanh tươi, hay là dưới khía cạnh ở cao tầng, sự thu khí của cây cối cũng đều không đúng. Vũ trụ rộng lớn và vô biên, Khí ở cùng khắp mọi nơi sẵn sàng cho quý vị thu hút. Hãy đưa tay ra và thu hút nó. Tại sao lạm dụng các cây cối? Là người tu, tâm độ lượng và lòng từ bi của quý vị ở đâu?
Mọi thứ đều có trí thông minh. Khoa học hiện nay công nhận rằng ngoại trừ đời sống, cây cối cũng có sự thông minh, ý nghĩ, cảm giác và ngay cả các khả năng cảm nhận. Khi Thiên mục của quý vị đạt tới trình độ "Pháp Nhãn", quý vị sẽ khám phá ra rằng thế giới là một hình ảnh hoàn toàn khác hẳn. Khi quý vị đi ra ngoài, các viên đá, các bức tường và ngay cả cây cối cũng sẽ trò chuyện với quý vị. Với mỗi đồ vật đều có một linh thể tương ứng, tức là một sự sống đã được cho vào trong đó khi món đồ được tạo thành. Người trên trái đất chia vật chất ra làm chất hữu cơ và vô cơ. Người tu trong chùa rất là khó chịu khi họ làm bể một cái chén vì vừa lúc nó bị bể thì linh vật trong đó cũng được phóng thích. Nó chưa hoàn tất hành trình của cuộc đời và vì vậy không biết phải đi về đâu. Vì vậy nó sẽ ghét cay ghét đắng người đã hủy hoại nó. Nó càng nóng giận bao nhiêu thì người đó càng tạo nhiều nghiệp bấy nhiêu. Có "thầy khí công" cũng đi săn bắn. Lòng thương người và lòng từ bi của họ đi đâu rồi? Phật Gia và Đạo Gia không làm điều gì ngược lại với các luật của vũ trụ. Khi ông ta làm những điều này, nó là hành động sát sinh.
Có người cho rằng họ đã tạo rất nhiều nghiệp trong quá khứ, thí dụ như giết gà hay cá, cũng như câu cá, v..v. Ðiều này phải chăng là họ không thể nào tu luyện được? Không, nó không có nghĩa như vậy. Lúc trước quý vị không biết được hậu quả, vì vậy nó sẽ không tạo quá nhiều nghiệp. Chỉ không được tái phạm nữa trong tương lai, và như vậy là tốt rồi. Nếu quý vị tái phạm, quý vị đang vi phạm các nguyên lý này một cách ý thức, và điều đó sẽ là một vấn đề. Có người mắc phải loại nghiệp này. Sự hiện diện của quý vị trong lớp học của chúng tôi có nghĩa là quý vị có duyên tiền định; quý vị có thể tu tiến lên được. Chúng ta có quyền đập ruồi hay muỗi khi chúng bay vào trong nhà không? Nếu quý vị đập chúng chết, nó không bị xem là điều sai trái. Nếu quý vị không thể đuổi chúng ra được thì giết chúng cũng không có vấn đề gì. Khi đến thời điểm cái gì đó phải chết, để cho nó chết tự nhiên. Lúc Ðức Thích Ca Mâu Ni còn sống, một lần ngài muốn đi tắm và bảo người đệ tử lau chùi bồn tắm. Người đệ tử thấy có nhiều côn trùng trong bồn tắm, vì vậy nên quay trở lại và hỏi ngài nên phải làm gì. Ðức Thích Ca Mâu Ni trả lời rằng: "Ta muốn con đi rửa sạch bồn tắm cho ta." Người đệ tử hiểu rõ. Anh ta đi trở lại và chùi rửa bồn tắm. Quý vị không được xem một số vấn đề quá nghiêm trọng. Chúng tôi không muốn quý vị trở thành một người cẩn thận quá trớn. Trong một môi trường phức tạp, tôi không nghĩ là đúng nếu một lúc nào đó thần kinh của quý vị quá căng thẳng và quý vị sợ không dám làm điều gì đó vì cho rằng nó không đúng. Ðiều này là một hình thức của sự ràng buộc; lo sợ chính nó là một sự ràng buộc.
Chúng ta phải có lòng nhân đức và tâm từ bi khi đối phó với bất cứ điều gì. Theo đó nó không dễ gì tạo nên vấn đề. Xem nhẹ quyền lợi cá nhân và hãy có lòng thương người, và tâm từ bi của quý vị sẽ tránh cho quý vị khỏi làm điều sai trái. Tin hay không, quý vị sẽ khám phá ra rằng nếu quý vị luôn luôn giữ một thái độ ác cảm và luôn luôn muốn chiến đấu và chống chọi, quý vị sẽ ngay cả biến những điều tốt thành ra xấu. Tôi thường thấy có người, ngay khi họ làm đúng, cũng không hòa nhã với kẻ khác. Khi anh ta làm đúng, anh ta khư khư giữ lấy những điều như là muốn trừng phạt kẻ khác. Tương tự như vậy, chúng ta không được làm lớn chuyện nếu điều gì đó làm phật lòng chúng ta. Nhiều khi những điều quý vị không thích không nhất thiết là sai. Là người tu, khi quý vị liên tục nâng cấp của mình lên, mỗi câu quý vị nói ra mang theo năng lực. Quý vị có thể kiểm soát người thường, vì vậy quý vị không được phát ngôn bừa bãi. Nhất là khi quý vị không thể nhìn thấy sự thật của vấn đề và các liên hệ nghiệp lực, nó dễ làm cho quý vị phạm lỗi và tạo nghiệp.

(2) Tiêu trừ nghiệp

Các nguyên lý trong thế giới này cũng giống như ở trên thiên thượng. Dĩ nhiên quý vị phải trả hết những gì quý vị nợ kẻ khác. Ngay cả đối với người thường, họ cũng phải trả lại những gì họ thiếu kẻ khác. Qua một kiếp người, tất cả các khổ cực và vấn đề họ gặp phải là kết quả của nghiệp. Người đó phải trả lại. Ðối với người tu chân chính, đường đời sẽ thay đổi. Một lối đi mới thích hợp cho việc tu luyện của quý vị sẽ được xếp đặt. Một số nghiệp của quý vị sẽ được thầy của quý vị dẹp đi và những gì còn lại sẽ được dùng để nâng cao tâm tính của quý vị. Qua sự tập luyện và tu luyện về tâm tính, quý vị hoán đổi nó và trả dứt tất cả. Kể từ nay, các vấn đề quý vị gặp phải không phải xảy ra ngẫu nhiên, vì vậy xin hãy chuẩn bị tinh thần. Bằng cách chịu đựng một số khổ nạn, quý vị sẽ buông bỏ tất cả những điều mà người thường không thể nào bỏ được. Quý vị sẽ gặp phải nhiều vấn đề lộn xộn. Nhiều vấn đề sẽ xuất hiện từ mọi khía cạnh trong gia đình cũng như ngoài xã hội; hay là thình lình quý vị sẽ gặp một tai họa; hơn thế nữa, quý vị có thể sẽ bị khiển trách do lỗi của kẻ khác, vân vân và vân vân. Người tu không nhất thiết phải bị bệnh, nhưng thường xuyên, họ có thể bị một cơn bệnh rất nặng. Nó có thể hành hạ rất dữ dội, và họ ráng chịu đựng đến khi không thể chịu được nữa. Ngay cả khám nghiệm trong nhà thương cũng không thể đoán được bệnh gì. Nhưng sau đó vì lý do nào đó không biết, nó được hết bệnh mà không cần chữa trị gì cả. Thực ra, món nợ mà quý vị thiếu phải được trả bằng cách này. Có lẽ ngày nào đó, không một lý do gì cả, người phối ngẫu của quý vị bắt đầu gây gổ với quý vị và không còn bình tĩnh nữa. Ngay cả các va chạm rất nhỏ có thể dẫn đến cuộc cãi vã lớn. Sau đó người bạn đời của quý vị cũng sẽ cảm thấy rất mơ hồ về việc mất bình tĩnh của mình. Là người tu, quý vị phải hiểu rõ ràng tại sao những loại va chạm như vậy xảy ra. Nó là vì "điều đó" đã đến. Và nó đang đòi quý vị phải trả nghiệp. Lúc đó quý vị phải tự kiềm chế mình, giữ gìn tâm tính của quý vị và giải quyết các vấn đề. Hãy biết ơn và cám ơn họ vì họ đang giúp cho quý vị trả nghiệp.
Sau khi ngồi thiền một lúc lâu, đôi chân sẽ bắt đầu đau nhức, đôi khi đau kinh khủng. Người mở thiên mục ở cấp cao có thể thấy rằng: "Khi họ đang chịu cơn đau lớn, có một khối chất đen lớn ở bên trong cũng như ở bên ngoài cơ thể rơi xuống và bị hủy diệt. Cơn đau gặp phải khi ngồi thiền có từng cơn và đau nhói tim. Có người hiểu được và quyết định không bỏ chân đang bắt chéo ra. Vì vậy, chất đen sẽ bị tiêu trừ và chuyển hóa thành chất trắng, và đến phiên nó sẽ biến thành công. Thật không thể nào mà người tu trả dứt tất cả nghiệp của mình bằng cách ngồi thiền và tập các động tác. Nó cũng đòi hỏi phải nâng cao tâm tính và bản chất giác ngộ, và trải qua các khổ nạn. Ðiều quan trọng nhất là chúng ta phải có lòng từ bi. Lòng từ bi được thể hiện rất nhanh chóng trong Pháp Luân Công. Khi nhiều người ngồi thiền, nước mắt bắt đầu tuôn ra không gì lý do gì hết. Bất cứ điều gì họ nghĩ tới, họ cảm thấy thương hại. Khi họ nhìn bất cứ ai, họ thấy người đó đang đau khổ. Nó thật ra là tâm từ bi của quý vị đã thể hiện. Bản chất của quý vị, con người thật của quý vị bắt đầu nối liền với bản chất "Chân-Thiện-Nhẫn" của vũ trụ. Khi lòng thương người đã được biểu lộ ra ngoài, quý vị sẽ làm nhiều việc vì lòng tốt của mình. Cả bên ngoài lẫn bên trong, quý vị trông rất tử tế. Tới điểm này, không ai có thể bắt nạt quý vị được nữa. Nếu có người bắt nạt quý vị lúc này, tâm từ bi của quý vị sẽ hoạt động, và quý vị sẽ không đánh trả lại. Sức mạnh này làm cho quý vị khác với những người thường.
Khi quý vị gặp một khổ nạn nào đó, tâm từ bi đó sẽ giúp quý vị vượt qua trở ngại đó. Cùng lúc đó, Pháp Thân của tôi sẽ lo lắng cho quý vị và che chở mạng sống cho quý vị, nhưng quý vị phải vượt qua khổ nạn. Thí dụ như khi tôi đang thuyết giảng ở Thái Nguyên, có một cặp vợ chồng già đến dự lớp học. Họ đã hối hả băng qua đường. Khi đến giữa đường thì có một chiếc xe chạy tới. Nó đang chạy thật nhanh và tức thời đụng bà lão té xuống và còn lôi bả theo độ hơn mười mét. Sau đó bà ta bị rớt lại ở giữa đường. Chiếc xe chạy thêm khoảng 20 mét nữa mới ngừng được. Người tài xế bước ra khỏi xe và nói những lời hằn học, và các hành khách trên xe cũng thốt ra những lời lẽ khó nghe. Bà lão không nói gì cả. Ngay lúc đó bà ta nhớ lại những gì tôi giảng. Sau khi đứng dậy, bà ta nói "Không sao, không sao, cũng không bị gì." Xong bà ta cùng chồng đi vào hội trường. Nếu ngay lúc đó bà ta nói rằng "Úi cha, nó đau ở đây quá; nó cũng đau chỗ kia nữa. Ông phải chở tôi đi nhà thương" Nó sẽ trở nên đau đớn thật sự. Nhưng bà ta không làm như vậy. Bà ta đã nói với tôi rằng "Thưa Thầy, tôi biết tất cả những điều đó là gì. Nó đang giúp cho tôi để trả nghiệp!" Một khối nghiệp lớn và khổ nạn đã được tiêu trừ. Quý vị có thể tưởng tượng được là bà lão đó có tâm tính và bản chất giác ngộ thật cao. Với tuổi đời khá cao như vậy và chiếc xe lao tới mau như vậy, bà ta bị té xuống và lôi đi một khoảng xa như vậy và cuối cùng là rớt mạnh xuống mặt đường. Tuy vậy bà ta đã đứng lên với một tâm ngay chính.
Ðôi khi lúc khổ nạn xảy đến dường như thật to lớn, thật áp đảo đến nỗi như không có lối thoát. Có lẽ nó vây quanh chúng ta trong vài ngày. Thình lình một giải pháp xuất hiện và sự việc bắt đầu rẽ vào một khúc quanh lớn. Thật ra vì chúng ta nâng cao tâm tính của mình lên và vấn nạn đã biến mất một cách tự nhiên.
Ðể nâng cao cảnh giới tư tưởng người ta phải trải qua tất cả mọi thử thách được an bài bởi những khổ nạn trong thế gian. Trong tiến trình này nếu tâm tính của quý vị thật sự thăng tiến và ổn định, nghiệp cũng sẽ được tiêu trừ; khổ nạn sẽ được vượt qua và công cũng sẽ được phát triển. Nếu trong lúc tâm tính bị thử thách và quý vị không giữ vững tâm tính của quý vị và cư xử không đúng đắn, cũng đừng thất vọng. Hãy hăng hái góp nhặt những gì quý vị học được từ bài học này, tìm ra chỗ nào quý vị còn thiếu sót và nỗ lực hơn để thuận theo "Chân-Thiện-Nhẫn". Vấn đề kế tiếp để thử thách tâm tính của quý vị có thể sẽ xảy ra trong một thời gian ngắn. Vì công lực đang phát triển, thử thách kế tiếp có thể đến còn dữ dội hơn nữa và cũng thật là thình lình. Vì quý vị vượt qua mọi trở ngại, công lực của quý vị sẽ tăng trưởng thêm một chút. Nếu quý vị không thể vượt qua trở ngại, công của quý vị sẽ không phát triển được. Thử thách nhỏ dẫn tới một tiến bộ nhỏ; thử thách lớn dẫn tới tiến bộ lớn. Tôi mong mỗi người tu chuẩn bị để chịu đựng nỗi đau khổ lớn lao và có đủ can đảm và nghị lực để chấp nhận những gian khổ. Quý vị sẽ không đạt được công thật sự mà không có trao đổi. Không có nguyên lý nào mà cho quý vị đạt được công một cách thoải mái không phải chịu đau khổ hay mất mát gì cả. Nếu tâm tính không thay đổi cho được tốt hơn và quý vị vẫn còn mang nhiều sự ràng buộc cá nhân, quý vị sẽ không bao giờ tu luyện thành người giác ngộ được!

7. Ma quỷ quấy nhiễu

Ma quỷ quấy nhiễu là nói về các hiện tượng hay là hình ảnh xuất hiện trong tiến trình tu luyện, nó cố ý ngăn cản không cho người tu tiến lên cao tầng. Nói cách khác đó là ma quỷ đến để đòi nợ.
Khi tu đến cao tầng, vấn đề ma quỷ quấy nhiễu nhất định sẽ xảy ra. Không thể nào một người trong suốt cuộc đời của họ và cuộc đời của các tổ tiên của họ mà không phạm một vài điều lầm lỗi mà được gọi là nghiệp. Căn cơ của một người tốt hay không được xác định bởi số lượng nghiệp mà người đó mang theo. Ngay cả nếu họ là một người rất tốt, họ cũng không thể nào không mang theo nghiệp. Vì quý vị không tu, quý vị không thể chứng nghiệm nó được. Nếu chỉ để trị bệnh và giữ gìn sức khỏe, ma quỷ sẽ không để ý tới. Tuy nhiên một khi quý vị bắt đầu tu luyện lên cao tầng, chúng nó sẽ dòm ngó quý vị. Chúng nó sẽ quấy phá quý vị bằng nhiều cách khác nhau, mục đích nhằm ngăn cản không cho quý vị tu lên cao và làm cho quý vị thất bại trong việc tu luyện. Ma quỷ hiện ra với nhiều cách khác nhau. Một số trong chúng nó hiện ra dưới dạng những hiện tượng trong đời sống hàng ngày, trong khi những đứa khác ngăn cản bằng cách sử dụng những phù phép của các cõi không gian khác. Chúng nó điều khiển các sự vật để ngăn cản quý vị mỗi khi quý vị muốn ngồi xuống, làm cho quý vị không thể nào định được, và như vậy cũng không thể nào tu lên cao được. Ðôi khi quý vị vừa ngồi xuống định thiền, quý vị bắt đầu cảm thấy buồn ngủ hay là có tất cả mọi ý nghĩ luẩn quẩn trong đầu, và trở nên không có thể bước vào trạng thái tu luyện được. Ðôi khi quý vị vừa bắt đầu tập luyện thì quang cảnh chung quanh quý vị vốn đang yên tĩnh bỗng nhiên trở nên ồn ào với những bước chân người, tiếng đóng cửa rầm rầm, xe hú còi inh ỏi, điện thoại reo vang và còn nhiều hình thức quấy phá nữa, làm cho quý vị không thể nào trở nên thanh tịnh cho được.
Một loại ma quỷ khác nữa đó là quỷ dâm dục. Trong khi người tu đang thiền hay là khi đang nằm mơ, một người đàn bà đẹp hay là một người đàn ông hào hoa có thể xuất hiện trước người tu nam hay là nữ. Chúng nó sẽ dụ dỗ quý vị, cám dỗ quý vị, làm các cử chỉ khêu gợi và lôi cuốn sự ham muốn của quý vị vào tình dục. Nếu quý vị không thể vượt qua được ngay lần đầu, nó sẽ leo thang dần dần và tiếp tục cám dỗ quý vị cho đến khi quý vị từ bỏ ý định muốn tu luyện lên cao tầng. Ðây là một thử thách rất khó để vượt qua, và một số người tu đã thất bại vì nó. Tôi hy vọng quý vị chuẩn bị tinh thần để đối phó với nó. Nếu người ta không giữ tâm tính của mình tốt đủ và đã thất bại một lần thì họ phải thật tâm học bài học rút ra từ đó. Nó sẽ tới và quấy phá trở lại nhiều lần nữa cho đến khi quý vị thật sự duy trì được tâm tính của mình và hoàn toàn buông bỏ sự ham muốn đó. Ðây là một trở ngại lớn cần phải vượt qua. Nếu không, quý vị không có thể đạt đạo, và không thể hoàn tất sự tu luyện một cách viên mãn.
Một loại ma quỷ khác nữa thể hiện trong lúc tu luyện hay trong giấc mơ. Có người thình lình thấy nhiều khuôn mặt rất đáng sợ, nó rất là xấu và rất linh động, hay là hình người đang cầm dao giết người. Tuy vậy, chúng nó chỉ có thể làm cho người ta sợ. Nếu nó thật sự đâm tới, nó sẽ không có thể chạm tới người tu vì thầy đã gắn tấm chắn bảo vệ chung quanh cơ thể người tu giữ cho không bị ám hại. Chúng nó làm cho người ta sợ để họ sẽ bỏ tu. Những điều này chỉ xuất hiện ở một trình độ hay trong một khoảng thời gian nào đó, và rất nhanh chóng, chúng nó sẽ qua đi trong vài ngày, một tuần, hay là vài tuần. Tất cả đều tùy thuộc vào tâm tính của quý vị cao đến mức nào và làm sao quý vị đối phó với vấn đề này.

8. Căn cơ và ngộ tính

Căn cơ liên hệ đến chất trắng mà người ta mang theo khi chào đời. Thật ra nó chính là Ðức, một chất liệu hữu hình. Quý vị mang theo càng nhiều chất liệu này thì căn cơ của quý vị càng tốt. Người có căn cơ tốt quay trở về bản chất chân thật và trở nên giác ngộ dễ dàng hơn, vì họ không có chướng ngại gì trong ý nghĩ của họ. Một khi họ nghe về nghiên cứu khí công, hay về những điều liên quan đến sự tu luyện, họ lập tức trở nên thích thú và muốn theo học. Họ có thể tiếp xúc với vũ trụ. Giống hệt như Lão Tử đã nói "Khi người thượng sỹ nghe Ðạo, anh ta sẽ chuyên cần tập luyện. Khi người trung sỹ nghe Ðạo, anh ta sẽ tập luyện không đều. Khi người hạ sỹ nghe Ðạo, anh sẽ sẽ cười to lên. Nếu anh ta không cười to lên thì nó không phải là Ðạo". Người có thể dễ dàng trở về bản chất chân thật và trở nên giác ngộ là người thức giác. Trái lại, đối với người có nhiều chất đen và căn cơ thấp, có một hàng rào bao chung quanh cơ thể của họ, làm cho họ không thể tiếp nhận những điều tốt. Nếu được tiếp xúc với những điều tốt, nó sẽ làm cho họ không tin những điều đó. Thật ra đây là vai trò điều khiển bởi nghiệp.
Bàn về căn cơ phải bao gồm luôn vấn đề ngộ tính. Khi chúng ta nói về "ngộ", có người nghĩ rằng ngộ được coi như là khôn ngoan. Người khôn hay là người lanh lợi được người thường nói tới thật ra khác xa với sự tu luyện mà chúng ta đang bàn nơi đây. Những loại người khôn ngoan này thường khó có thể ngộ đạo dễ dàng. Họ chỉ chú trọng đến những điều thuộc về thế giới vật chất thực tế này, chẳng hạn như không lợi dụng, và cũng như không buông bỏ bất cứ điều gì họ cho là tốt. Nhất là có vài người trong nhóm đó tự cho mình có nhiều kiến thức, học rộng và khôn ngoan; họ nghĩ rằng tu luyện là chuyện hoang đường. Ðối với họ, tập luyện các động tác và tu luyện tâm tính là điều không thể tin được. Họ coi người tu là khùng điên và mê tín. Cái ngộ mà chúng ta nói ở đây không liên quan đến khôn ngoan, nhưng là trở về bản tính con người, về bản tính chân thật, làm người tốt, và thuận theo bản chất của vũ trụ. Căn cơ quyết định ngộ tính của một người. Nếu người có căn cơ tốt thì ngộ tính cũng có khuynh hướng thành ra tốt. Căn cơ quyết định ngộ tính; nhưng ngộ tính thì không hoàn toàn tùy thuộc vào căn cơ. Không kể căn cơ của quý vị tốt đến đâu, nếu quý vị thiếu sự hiểu biết hay khả năng hiểu biết thì sẽ không có giác ngộ. Ðối với những người mà căn cơ không tốt cho lắm nhưng họ có ngộ tính thật cao thì họ có thể tu luyện lên cao tầng. Chúng tôi cứu độ tất cả chúng sinh. Vì vậy chúng tôi xem xét ngộ tính chứ không phải căn cơ. Mặc dầu quý vị mang rất nhiều điều xấu trong người, nhưng khi quý vị vẫn còn quyết định tu lên cao tầng, một niệm này của quý vị xuất ra là chính niệm. Với ý nghĩ này, quý vị chỉ cần buông bỏ nhiều hơn người khác một chút, thì quý vị có thể tu luyện đến đích.
Cơ thể người tu đã được thanh lọc. Nó sẽ không nhiễm bệnh sau khi Công đã phát triển, vì chất liệu cao tầng hiện diện trong cơ thể của quý vị không cho phép sự có mặt của các chất đen. Nhưng có người không tin, luôn luôn nghĩ rằng họ bị bệnh và than trách "Tại sao tôi cảm thấy khó chịu quá như thế này". Chúng tôi nói rằng điều mà quý vị đạt được đó là Công. Quý vị được một điều quá tốt như vậy, vậy tại sao quý vị có thể không bị khó chịu cho được? Trong sự tu luyện người ta phải mất đi một số điều tương ứng. Thật ra những điều đó chỉ ở bên ngoài và không ảnh hưởng gì đến cơ thể của quý vị hết. Chúng nó không phải là bệnh mặc dầu chúng nó trông có vẻ như vậy. Người tu không những cần phải chịu đựng những đau khổ tệ hại nhất, nhưng cũng cần phải có ngộ tính tốt. Có người ngay cả không thử tìm hiểu khi phải đối phó với các vấn đề lộn xộn này. Tôi giảng về cao tầng và làm sao họ có thể tự đo lường theo tiêu chuẩn của cao tầng, nhưng họ vẫn tự cư xử như người thường. Họ không có thể ngay cả tự đặt mình vào vị thế của người tu chân chính để mà tu luyện, họ cũng không có thể tin rằng họ sẽ đạt tới cao tầng nữa.
Ngộ ở cao tầng liên quan đến việc trở nên ngộ và được xếp loại thành đốn ngộ (ngộ thình lình) và tiệm ngộ (ngộ dần dần). Đốn ngộ muốn nói đến tiến trình mà việc tu luyện hoàn toàn được thi hành theo phương thức khóa kín. Sau khi quý vị hoàn tất trọn vẹn tiến trình tu luyện và tâm tính của quý vị đã được nâng lên, đến lúc cuối cùng này, tất cả các công năng được khai phóng ngay lập tức, Thiên mục mở tức khắc ở tầng cao nhất, và tâm thức của quý vị có thể liên lạc với các đấng bề trên ở các cõi không gian khác. Người ta tức thời nhìn thấy chân lý của toàn vũ trụ và các không gian khác nhau của nó, và các thế giới đơn nguyên và tiếp xúc với các cảnh giới này. Người ta cũng có thể sử dụng các thần thông vĩ đại của họ. Đốn ngộ là phương thức tu khó theo nhất. Trong lịch sử chỉ những người đại căn cơ mới được chọn làm đệ tử, và được truyền dạy riêng biệt và từng người một. Người thường không thể chịu đựng nổi. Tôi đã theo lối đốn ngộ này.
Những điều tôi truyền cho quý vị tất cả thuộc về tiệm ngộ. Trong tiến trình tu luyện, khi thời điểm tới để phát triển một công năng nào đó thì nó sẽ phát triển. Nhưng không nhất thiết công năng phát triển được sẽ để cho quý vị sử dụng. Khi quý vị không nâng tâm tính của mình lên đến một trình độ nào đó và không thể tự mình cư xử đúng đắn thì rất dễ phạm phải lỗi lầm. Tạm thời những công năng này không dành sẵn cho quý vị sử dụng. Tuy vậy, những thứ này sẽ để sẵn cho quý vị. Qua sự tu luyện, quý vị sẽ dần dần nâng cao trình độ của mình và thấu hiểu chân lý của vũ trụ này. Cũng như thình lình ngộ, sự hoàn mỹ dĩ nhiên sẽ thực hiện được. Lối tu từ từ ngộ này dễ hơn một chút, và không có nguy hiểm. Cái khó của nó là quý vị thấy trọn tiến tình tu luyện, vì vậy quý vị phải tự giữ mình theo các tiêu chuẩn ở cao tầng.

9. Tâm thanh tịnh

Có người không thể bước vào trạng thái thanh tịnh trong lúc thực hành, và đang tìm cách để làm điều này. Có người hỏi tôi rằng "Thưa thầy tại sao con không thể tịnh được trong lúc tập luyện? thầy có thể dạy cho con một phương pháp hay kỹ thuật nào đó để con có thể tịnh được khi ngồi thiền? " Tôi nói làm sao quý vị có thể tịnh được?! Ngay cả nếu một vị tiên xuống chỉ cách cho quý vị, quý vị cũng không thể nào tịnh cho được. Tại sao vậy? Lý do là vì tâm của quý vị không được trong sạch. Sống trong xã hội với nhiều cảm xúc và ham muốn, đủ thứ tư lợi cá nhân, các vấn đề của chính quý vị hay ngay cả của gia đình quý vị và bạn hữu của quý vị đã chiếm một phần quá lớn trong đầu của quý vị, và đang phát ra mệnh lệnh ở ưu tiên cao. Làm sao quý vị trở nên thanh tịnh khi ngồi thiền cho được? Nếu quý vị cố ý gạt bỏ điều gì, nó sẽ tự động trở lại ngay lập tức.
Sự tu luyện trong Phật giáo nói về "Giới, Ðịnh và Huệ". Giới là từ bỏ những điều mà quý vị còn ham muốn. Có người áp dụng cách niệm danh Phật, mà nó đòi hỏi sự tập trung tư tưởng khi niệm Phật để đạt được trạng thái một niệm thay vạn niệm. Tuy nhiên, nó không đơn giản là một phương pháp mà là một dạng công phu. Nếu quý vị không tin thì quý vị hãy thử niệm xem. Tôi có thể chắc rằng khi quý vị niệm danh Phật trong miệng, những thứ khác sẽ bắt đầu hiện lên trong đầu quý vị. Mật Tông Tây Tạng đã dạy cách niệm danh Phật. Họ phải niệm danh Phật hàng trăm ngàn lần mỗi ngày trong vòng một tuần như vậy. Họ niệm đến khi bị chóng mặt, rồi sau cùng, không còn gì trong đầu của họ. Ðây là một niệm thay vạn niệm, là một loại công phu mà quý vị có lẽ không thể làm được. Cũng có những phương pháp tu luyện khác dạy quý vị cách tập trung tư tưởng ở Ðan Ðiền, hay là dạy quý vị những phương pháp khác chẳng hạn như là đếm số hay nhìn thẳng vào một vật gì, v..v. Thật ra tất cả các phương pháp này sẽ không đưa quý vị vào trạng thái cực tịnh. Người tu phải đạt được một tâm trong sạch, buông bỏ quyền lợi cá nhân và bỏ đi đầu óc chứa đầy dục vọng.
Thật ra người ta có thể bước vào trạng thái định và thanh tịnh được hay không là phản ảnh bề cao của khả năng và trình độ của họ. Có khả năng tịnh được khi vừa ngồi xuống là dấu hiệu của một cấp bậc cao. Nếu quý vị không thể tịnh được trong lúc này, điều này cũng không sao. Quý vị sẽ từ từ đạt được trong lúc tu luyện. Tâm tính cải tiến dần dần và công cũng như vậy đó. Nếu không xem nhẹ quyền lợi và ham muốn cá nhân thì không có cách nào phát triển công được.
Người tu phải tự giữ mình theo tiêu chuẩn ở cao tầng trong bất cứ lúc nào. Người tu đang bị liên tục ảnh hưởng bởi mọi hiện tượng phức tạp của xã hội, nhiều điều không lành mạnh và thấp hèn, cũng như mọi cảm xúc và ham muốn. Những điều được quảng cáo trên truyền hình, phim ảnh và sách vở kích thích quý vị để trở nên một người hung hăng hơn và thực tế hơn giữa những người thường. Nếu quý vị không thể vượt qua những điều này, quý vị sẽ tự tách mình xa khỏi tâm tính và trạng thái tinh thần của người tu và sẽ đạt được ít công hơn. Người tu phải không liên quan hoặc liên quan ít thôi đối với những điều không lành mạnh và thấp hèn này. Họ phải nhắm mắt và bịt tai lại đối với những điều này, và sẽ không bị lay chuyển bởi người hay vật. Tôi thường nói rằng tâm ý người thường không thể lay chuyển tôi được. Tôi sẽ không cảm thấy sung sướng khi có người cầu xin tôi. Tôi sẽ không khó chịu khi có người la rầy tôi. Không kể ảnh hưởng tâm tính của người thường nghiêm trọng đến mức nào, nó đều không có tác dụng gì đối với tôi. Người tu phải xem thật nhẹ tất cả mọi quyền lợi cá nhân thâu góp được, và không xem trọng chúng. Ðến lúc này, ý định của quý vị để được giác ngộ trở nên vững chắc. Không có ham muốn để theo đuổi danh và tư lợi, và xem chúng như pha, quý vị sẽ không trở nên khẩn trương hay là khó chịu và sẽ luôn luôn ở trạng thái quân bình tâm lý. Bỏ tất cả xuống, quý vị sẽ tự nhiên trở nên trong sạch.
Tôi đã giảng đại Pháp và tất cả năm bộ động tác cho quý vị. Tôi đã điều chỉnh cơ thể của quý vị và gắn "Pháp Luân" và "khí cơ", và Pháp Thân tôi cũng bảo vệ quý vị. Những gì phải cho quý vị, tất cả đã được giao cho quý vị. Trong lớp học, tất cả tùy vào tôi. Từ giờ trở đi, tất cả đều tùy thuộc quý vị. Sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân. Chừng nào quý vị còn học Đại Pháp kỹ lưỡng, cẩn thận chứng nghiệm và hiểu biết, luôn luôn giữ gìn tâm tính, chuyên cần tu luyện, chịu đựng tất cả những đau khổ tệ hại nhất, và không than phiền ngay cả những điều tệ hại nhất, tôi nghĩ quý vị sẽ chắc chắn thành công trong sự tu luyện của quý vị.
Công tu hữu lộ tâm vi kính,
Ðại Pháp vô biên khổ tố chu.

(Diễn nghĩa: Có đường tu luyện công phu, tâm là đường tắt nhất;
Đại Pháp không ngằn mé lấy khổ làm thuyền)