Search This Blog

Thursday, April 5, 2012

VÒNG THÁI TUẾ


Cuốn Tử-Vi nghiệm lý của cụ Thiên Lương có nói : ” Môn Tử-Vi khoa tính tình học tiềm ẩn “, tôi thấy điều này rất chí lý. Muốn tìm hiểu tính tình của một bản số, ta nên vẽ ra 3 vòng Tam hợp là :

- Vòng Thái Tuế : tượng trựng tư tưởng của mình.
- Vòng Thân : Tượng trưng hành động của mình.

Vòng Thái Tuế là Tam hợp của ba cung có
tên giống địa chỉ năm sinh. Vòng Mệnh là Tam hợp của ba cung an Mệnh, cung Quan Lộc và cung Tài Bạch. Vòng Thân là tam hạp của ba cung liên quan với cung an Thân. Sau đó, ta ghi nhận ngũ hành của mỗi vòng :

- Hợi
Mão Mùi là Mộc;
-
Dần Ngọ Tuất là Hỏa;
- Thân
Thìn là Thủy;
- Tỵ Dậu
Sửu là Kim.

Rồi lý luận theo tám trường hợp kể sau :

- Vòng Mệnh cùng hành với vòng Thái Tuế, còn Vòng Thân ở thế ngũ hành tương khắc, là người ngụy quân tử nói hay mà làm điều ác hiểm (giống như vai trò Nhạc Bất Quần trong Tiếu Ngạo Giang Hồ của Văn sĩ Kim Dung)

- Vòng Thân cùng hành với vòng Thái Tuế, còn Vòng Mệnh ở thế ngũ hành tương khắc, là người nói dữ dằn nhưng hành động lại quang minh chính trực (như mẫu người Từ Hải trong truyện Kiều)

- Vòng Mệnh, Vòng Thân cùng hành với vòng Thái Tuế : tốt nhất, quân tử chính danh.

- Vòng Mệnh cùng hành với Vòng Thân nhưng xung khắc ngũ hành với vòng Thái Tuế, là người chung thân bất mãn, lãnh tụ của đối lập, thích nghi và làm điều ngang trái.

- Vòng Thái Tuế sinh xuất vòng Mệnh nhưng Vòng an Thân lại sinh nhập Vòng Thái Tuế, là mẫu người cực kỳ khôn ngoan, chủ trương nhượng bộ trong lý thuyết rồi lấn lướt trong hành động.

- Vòng Mệnh cùng hành với Vòng Thân nhưng sinh nhập vòng Thái Tuế là người luôn chủ trương lấn lướt tha nhân, chuyên nghĩ và xếp đặt chuyện ăn người, mẫu người tham vọng.

- Vòng Mệnh cùng hành với vòng Thân nhưng được Vòng Thái Tuế sinh xuất là người hiền lành đến nhu nhược, luôn cam phận thiệt thòi (một sự nhịn, chín sự lành).

- Vòng Mệnh sinh nhập Vòng Thái Tuế, rồi Vòng Thái Tuế sinh xuất Vòng Thân là người nói hay làm dở, nói nhiều làm ít đa lý thuyết, thiếu thực hành, dốt hay nói chữ.

- Trích bài viết của bác Phước Duyên -


Quan sát Thiên Văn thấy Mộc Tinh chuyển động một chu kỳ hết 11,86 năm (hay xấp xỉ 12 năm). Lại căn cứ vào Nhị Thập Bát Tú, lấy sao Bắc Thần làm tâm mà các nhà Thiên Văn cổ Phương Đông đã chia bầu trời thành 12 cung lấy tên theo 12 con Giáp bắt đầu từ cung Tý. Và căn cứ vào vị trí của Mộc Tinh mà định xem năm đó là năm gì Tý, Sửu hay Dần, Mão,....

Mộc Tinh ở cung Tý thì đó là năm Tý. Thiên Văn học hiện đại đã khẳng định và chứng minh chặt chẽ chu kỳ chuyển động của Mộc Tinh như trên là hoàn toàn chính xác và họ còn chỉ ra rằng Mộc Tinh có chiều chuyển động từ Đông sang Tây. Thế nhưng tại sao trong thực tế quan sát từ Mặt Đất lại thấy Mộc Tinh đi từ Tây sang Đông? Cái này chẳng có gì là khó hiểu, đấy chẳng qua chỉ là chuyển động biểu kiến và chuyển động thực. Nếu chúng ta đứng ở Mặt Trời và nhìn Mộc Tinh chuyển động thì sẽ thấy Mộc Tinh đúng là chuyển động từ Đông sang Tây (cái này tức là chúng ta chọn Hệ Quy Chiếu quán tính đứng yên - do Mặt Trời đứng yên so với các hành tinh trong Thái Dương hệ). Nhưng nếu chúng ta đứng Trái Đất để nhìn Mộc Tinh thì sẽ thấy Mộc Tinh đi từ Tây sang Đông 8 do Hệ Quy Chiếu bây giờ là Quả Đất, và hệ quy chiếu chuyển động).
Như vậy Thái Tuế chẳng qua là Mộc Tinh. Mộc Tinh chuyển động thực từ Đông sang Tây cho nên vòng Thái Tuế lúc nào cũng an theo chiều thuận bất kể là Nam hay Nữ. Khoa học hiện đại còn chứng minh được Mộc Tinh có trường Điện Tử ảnh hưởng lên Trái Đất chúng ta mạnh thứ hai chỉ sau Mặt Trời, lực hấp dẫn của nó tác động đến lên chúng ta chỉ thua Mặt Trời và Mặt Trăng. Chính vì thế Mộc Tinh ảnh hưởng rất mạnh mẽ lên con ngời, và chính vì điều đó mà vòng THÁI TUẾ nó ảnh hưởng cực mạnh lên mỗi lá số của đương số.

Khoa học hiện đại còn chứng minh được những đứa trẻ nào sinh ra vào đúng chu kỳ hoạt động mạnh của Mộc Tinh (biểu hiện trong lá số Tử Vi là cung Mệnh nằm trong tam hợp Thái Tuế) thì những đứa trẻ đó sau này thường thông minh hơn người, bản tính kiêu ngạo thích làm lãnh đạo, làm thầy, không chịu ở dưới người khác. Và đặc biệt là khả năng hùng biện thiên về Luật Pháp, Chính Trị, Ngoại Giao đồng thời cũng kèm theo một bản tính cực kỳ bảo thủ, không thích người khác nói ra sai lầm của mình. Dưới tác dụng của môi trường gia đình, giáo dục và những tính chất của Mộc Tinh được bộc lộ rõ ràng.

Nói như thế không có nghĩa là Mệnh không nằm trong tam hợp Thái Tuế thì không thể làm thầy làm Vua. Nên nhớ là ảnh hưởng to lớn của Mộc Tinh nó có hai mặt, cũng như sao Thái Tuế trong Tử Vi là con dao 2 lưỡi. Nếu mệnh nằm trong tam hợp Thái Tuế lại them nhiều Cát Tinh phù tá, Chính Tinh miếu địa (tức là được dạy dỗ trong môi trường tốt) thì quả thật là những người có thiên hướng lãnh đạo, có thực tài. Ngược lại nếu bị Hung Sát tinh xâm phạm (tức là môi trường giáo dục không tốt) thì những bản chất như bảo thủ, cứng đầu của Thái Tuế sẽ bộc lộ rõ và đương số nếu nói rõ hơn chính là những cá nhân cá biệt bảo thủ, miệng lưỡi điêu ngoa, gian ác.

Hơn nữa, ảnh hưởng của Mộc Tinh không chỉ cố định như vậy trong lá số mà ảnh hưởng của nó di động theo từng năm (theo chu kỳ chuyển động của Mộc Tinh). Để minh hoạ cho sự ảnh hưởng này, Tử Vi đặt ra sao Lưu Thái Tuế. Lưu Thái Tuế rơi vào cung nào, tức là năm đó Mộc Tinh ảnh hưởng rất mạnh lên cung đó và do sự ảnh hưởng này mà các sao tại bản cung bị PHÁT ĐÔNG. Chính vì thế Thái Tuế và Lưu Thái Tuế phải được xem xét rất kỹ càng khi xem Tử Vi, đặc biệt là khi xem Vận Hạn.

Tóm lại có thể nói vòng Thái Tuế là sự mã hoá tuyệt vời của Tử Vi ảnh hưởng của Mộc Tinh lên đương số

Thái Tuế và các bộ sao liên quan:

Ta đã nói ở trên về cách an Thái Tuế theo chi Năm Sinh. An theo Năm Sinh còn có bộ Long Phượng, bộ Đào Hồng, bộ Khốc Hư Tang Mã. Vậy những sao này có liên quan gì với nhau ? Trước hết hãy nhìn vào cách an các sao đó.
Thái Tuế chẳng qua cách an là : lấy cung Tý kể là năm Tý, đếm theo chiều thuận đến năm sinh thì an Thái Tuế. Long Trì thì kể cung THÌN là năm Tý, đếm theo chiều thuận đến năm sinh. Một cái nhìn ban đầu cho thấy Thái Tuế và Long Trì luôn Tam Hợp nhau.

Nhưng tại sao lại là cung THÌN? Bởi vì ngày xưa ngày Đông Chí là lúc khí Dương bắt đầu sinh, Vua vào chính xác ngày Đông Chí phải làm lễ tế trời. Cho nên xác định đúng ngày Đông Chí là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Sử Quan. Và vào ngày ĐÔNG CHÍ, Mặt Trời mọc lên ở cung THÌN, chính vì thế mà Long Trì được khởi từ cung Thìn. Bản thân sao Long Trì không phải là một sao có thật trên bầu trời, nó chỉ là 1 cách để Tử Vi mô tả cho vị trí ảnh hưởng của Thái Tuế. Mệnh nằm trong Tam Hợp Thái Tuế thì sẽ có Long Trì, và như đã nói ở trên về ảnh hưởng của Mộc Tinh, sao Long Trì tượng là sự sang trọng, quý hiển của 1 người lãnh đạo, của 1 ông Vua (Thái Tuế là Vua cai quản 1 năm). Từ cách an như vậy có thể thấy Long Trì tượng cho sự đài các cao sang. Thái Tuế Long Trì nếu đi kèm với Cát Tinh thì chủ cho sự thành công, sang trọng, đài các, ngược lại nếu đi kèm Không Kiếp, Thiên Hình, Kiếp Sát,... thì bản chất bảo thủ, thủ đoạn của Thái Tuế bộc lộ rõ ràng, và Long Trì chỉ là tượng cho sự lãnh đạo của một tay anh chị, Mafia có đẳng cấp mà thôi. Sự đài các sang quý của Long Trì bị mất hẳn. Long Trì thực sự phát huy hết tác dụng của nó (tức là ảnh hưởng của Mộc Tinh là ảnh hưởng tích cực) khi đi kèm bộ Xương Khúc, bộ Thai Cáo, bộ Khôi Việt, Khoa Quyền Lộc và đặc biệt là sao Quốc ấn (chủ ấn tín lãnh đạo). Từ cách an của Long Trì (là từ cung Thìn, nơi Mặt Trời mọc vào ngày Đông Chí) có thể thấy sao Long Trì đặc biệt thích hợp cho hai Chính Tinh : Tử Vi và Thái Dương.

Bây giờ chúng ta xét đến bộ Khốc Hư. Khốc Hư lấy cung Ngọ làm năm Tý, Khốc theo chiều nghịch, Hư theo chiều thuận đến năm sinh. Như vậy có thể thấy như sau: bộ Khốc Hư này an ở vị trí khởi đầu xung với Thái Tuế. Nhưng để ý kỹ sẽ thấy, Thiên Hư luôn xung chiếu với Thái Tuế, còn Thiên Khốc thì không? Khoa học hiện đại về Tâm Lý học có nói : những đứa trẻ nào sinh ra vào những lúc xung với ảnh hưởng của Mộc Tinh (tức là nghịch với chu kỳ hoạt động của Mộc Tinh) thì thường có hai xu hướng tâm lý như sau:

+ Buồn rầu, bất mãn và cam chịu nó ở trong lòng

+ Buồn rầu, bất mãn và ngấm ngầm phấn đấu để vươn lên, và sự vươn lên này thường là bất chấp thủ đoạn kể cả gây đau khổ cho người khác.

Như vậy bộ Khốc Hư chính là sự mã hoá cho 2 xu hướng trên. Người nào cung Mệnh có Thiên Hư mà không có Thiên Khốc (Thiên Khốc chiếu sẽ xét sau) thì chắc chắn là người có tâm lý buồn, và cam chịu, bất mãn. Ngược lại nếu có Thiên Khốc sẽ là con người bất mãn, hay buồn nhưng rất có nghị lực, sẵn sàng đạp lên tất cả để đi đến thành công. Chính vì thế là Tử Vi có cách Mã Khốc Khách tượng là chịu khó, nghị lức chứ còn Mã Hư Khách không thành cách, và cũng thấy là Mã Khốc Khách chỉ tính khi cả 3 sao này đồng cung. Khi Khốc Hư đồng cung, thì con người hay bị hai luồng tư tưởng chi phối mạnh mẽ, lúc thì kiên gan phấn đấu, lúc thì chán nản, chính vì lẽ đó mà chỉ khi gặp Vận tốt và thường là vào Hậu Vận khi đã vào tuổi “Tri Thiên Mệnh“, khi mà sự đấu tranh tư tưởng đã ngã ngũ thì mới thành công. Mà cũng chỉ thành công khi Vận tốt và bản thân bộ Khốc Hư có nhiều Cát Tinh phù trợ. Tử Vi có câu phú : “Khốc Hư Tý Ngọ, ăn nói đanh thép, phát về hậu vận“ và cũng không biết bao nhiêu cách lý giải này nọ, nhưng thật ra là họ đều lý giải sai hết, một lý giải hoàn toàn Cảm Tính. Khốc Hư mà không xét đến Thái Tuế là một sai lầm nghiêm trọng.

Một điều rất thú vị là sao Phượng Các khởi từ cung Tuất và đi ngược. Nó luôn tam hợp với sao Thiên Khốc. Như vậy là ta càng thấy rõ sự khác nhau giữa Khốc và Hư. Sách Tử Vi có nói Long Phượng là Đài Các Tinh, tính chất như nhau. Quan niệm đó là thiếu chính xác. Long Trì là sự đài các của Thái Tuế, một sự đài các hiển nhiên. Ngược lại Phượng Các là sự mô tả cho sự thành công nhờ nỗ lực không ngừng (Thiên Khốc xung Thái Tuế và đi ngược), sự đài các sang trọng sau một quá trình phấn đấu nỗ lực vất vả , có thể ví Long Trì như sự sang trọng đài các của vua Lê Thánh Tông, còn Phượng Các là sự sang trọng đài các của vua Lê Thái Tổ. Chính vì thế nếu Mệnh nằm trong tam hợp Thái Tuế mà có thêm sao Thiên Khốc , tức là Thiên Khốc đồng cung hay tam hợp với Thái Tuế , lại có thêm nhiều Cát Tinh và đặc biệt là chính tinh thủ Mệnh là các bộ sau : Tử Sát, Nhật Nguyệt thì con người này có tài năng phi thường, nghị lực phấn đấu không mệt mỏi, cách cục của các vị Vua khai sáng một triều đại, hay của một người khai sáng một chế độ (dĩ nhiên là cần phải kèm thêm nhiều Cát Tinh và Vận Hạn đến cung mà những tính chất tiềm tàng của Tử Vi, Nhật Nguyệt được bộc lộ toàn bộ). Cũng tương tự như Long Trì, Phượng Cách chỉ thực sự phát huy là đài các sang quý khi không bị Hung Sát Tinh như Không Kiếp Thiên Hình Kiếp Sát xâm phạm.

Nói đến bộ Khốc Hư không thể không nhắc đến Thiên Mã. Thiên Mã chỉ thực sự chỉ sự nghị lực, nỗ lực phấn đấu khi nó có Thiên Khốc chiếu hay đồng cung. Nhưng khi 4 sao Tang Môn, Thiên Mã, Thiên Khốc, Thiên Hư hội hợp đầy đủ thì là cách cục của những người có nội tâm thường đấu tranh dữ dội giữa việc cam chịu hay phải phấn đấu, chính vì thế mà nét mặt họ thường ít khi vui vẻ. Bộ này khi đi kèm Cát Tinh thường là những người có nghị lực, phấn đấu (nhưng nếu dù có Cát Tinh mà mệnh chỉ có sao THIÊN HƯ thì cũng chỉ là người lúc nào cũng kêu ca, chán nản, nghị lực phấn đấu kém). Ngược lại khi bộ Tang mã Khốc Hư đi kèm Cát Tinh mà có lẫn Hung Tinh vào đó đặc biệt là Lục Sát Tinh, những người này là những người dám nghĩ dám làm, sẵn sàng đạp lên tất cả để đi đến thành công. Bộ Tang Mã Khốc Hư phải lấy nòng cốt là hai sao Khốc Hư mà đoán.

Sau cùng xét đến bộ Đào Hồng. Thái Tuế khởi từ Tý, Hồng Loan khởi từ Mão như vậy Hồng Loan luôn nằm trong thế tam hợp Thiếu Âm, một sự nhường nhịn, nhu thuận. Do vậy tính chất của Hồng Loan là sự dịu dàng nhu thuận kín đào nhưng “Lạt mềm buộc chặt“. Còn Đào Hoa an theo tam hợp tuổi cứ đứng trước cung Tứ Sinh của Tam Hợp tuổi 1 cung, tức là nó vượt lên trên Thái Tuế 1 cung. Cho nên Đào Hoa tượng cho sự phô trương, bộc lộ hết ra ngoài, sớm nở nhưng cũng sớm tàn. Do tính chất của Đào Hồng là sự duyên dáng nó chính là sự mô tả cho những người sinh ra trước và sau chu kỳ ảnh hưởng của Mộc Tinh. Những người sinh ra trước chu kỳ của Mộc Tinh là người hay khoe khoang, cậy tài (Thiếu Dương) ; còn sinh ra sau chu kỳ của Mộc Tinh là những người có bản chất kín đáo, ít nói, nhưng rất thâm thuý và sâu sắc. Hồng Loan nếu gặp các sao Quyền Lực như Đầu Quân, Hoá Quyền, Binh Hình Tướng ấn và đóng tại cung Mệnh, Quan là cách cục của những người biết suy nghĩ, biết che giấu thủ đoạn, cách cục của những chính khách có tài. Đào Hoa khi đóng cung Quan tượng là sự lập nghiệp sớm nhưng nếu không có Cát Tinh thì cũng chóng tàn. Đặc biệt Đào Hoa do bản tính là khoe hết sắc đẹp ra cho nên khi đi kèm Dâm Tinh sẽ thể hiện tính dâm rất mạnh.


Vòng Thái Tuế
Vòng Thái Tuế được an theo năm sinh bao gồm Thái Tuế, Thiếu Dương (Thiên Không đồng cung), Tang Môn (có bộ Tang Hổ vì Bạch Hổ luôn xung chiếu), Thiếu Âm, Quan Phù (Long Trì đồng cung), Tử Phù (Nguyệt Đức đồng cung, có Kiếp Sát đồng cung hoặc tam hợp chiếu), Tuế Phá (Thiên Hư đồng cung), Long Đức, Bạch Hổ (Tang Môn xung chiếu), Phúc Đức (Thiên Đức đồng cung, có Kiếp Sát đồng cung hoặc tam hợp chiếu), Điếu Khách, Trực Phù. Vòng Thái Tuế thường được phân thành bốn tam hợp là Tuế Phù Hổ, Tang Tuế Điếu, Dương Tử Phúc, Âm Long Trực

Đi sâu phân tích các sao an theo năm, chúng ta nhận thấy:
Thiên Mã luôn luôn đồng cung với một trong ba sao của bộ Tang Tuế Điếu
Nguyệt Đức và Thiên Đức, Phúc Đức luôn luôn tam hợp chiếu
Kiếp Sát luôn luôn tam hợp với Đào Hoa và luôn luôn thuộc về bộ Dương Tử Phúc
Bạch Hổ và Hoa Cái luôn luôn đồng cung hoặc tam hợp chiếu
Thiếu Dương luôn luôn có Tứ Đức là Nguyệt Đức, Long Đức, Phúc Đức, Thiên Đức chiếu và có Kiếp Sát đồng cung hoặc tam hợp chiếu

Do đó ta có bốn tam hợp như sau
Thái Tuế, Quan Phù - Long Trì, Bạch Hổ với Hoa Cái trong tam hợp, gọi tắt là Tuế Phù Hổ Long Cái
Thiếu Dương - Thiên Không, Tử Phù - Nguyệt Đức, Phúc Đức - Thiên Đức với Kiếp Sát trong tam hợp, gọi tắt là Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát (Tam Đức là Nguyệt Đức, Phúc Đức, Thiên Đức). Riêng Thiếu Dương thì có thêm Long Đức xung chiếu nên có Tứ Đức chiếu
Tang Môn, Tuế Phá - Thiên Hư, Điếu Khách với Thiên Mã trong tam hợp, gọi tắt là Tang Tuế Điếu Hư Mã
Âm Long Trực

Khi xét các tam hợp này chúng ta cần chú ý đến các sao an theo năm và chú ý đến các bộ như bộ Khốc Hư, Tang Hổ Khốc Hư, Long Phượng, Tứ Linh (Long Phương Hổ Cái), Tứ Đức, Cô Quả, Đào Hồng Cô Quả, Mã Khốc Khách, Tam Minh (Đào Hồng Hỉ), Thiên Không Đào Hoa đồng cung, Thiên Không Hồng Loan đồng cung hay xung chiếu và các sao như Kiếp Sát, Phá Toái. Chú ý:
Cô Quả luôn tam hợp chiếu với nhau. Cô Thần chỉ an tại Tứ Sinh, Quả Tú chỉ an tại Tứ Mộ. Do đó nếu có Cô hay Quả thủ hoặc tam chiếu thì sẽ có đủ bộ Cô Quả, còn nếu xung chiếu thì chỉ gặp sao đó mà thôi. Khi có Cô Quả tam hợp xung chiếu thì hiếm khi có bộ Khốc Hư
Đào Hoa chỉ an tại Tứ Chính Tí Ngọ Mão Dậu
Phá Toái chỉ an tại Tỵ Dậu Sửu
Hồng Loan khi ở Tứ Chính mới không gặp Cô Quả
Bộ Long Phượng chỉ dành riêng cho bộ Tuế Phù Hổ, Thiếu Âm ở Tứ chính, Điếu Khách ở Tứ Mộ và Tí Ngọ Dần Thân (ở Dương cung và ở Sửu Mùi), Tử Phù ở Sửu Mùi. Bộ Âm Long Trực không bao giờ có Long Phượng tam hợp xung chiếu. Thiếu Âm và Tử Phù tại Sửu Mùi có cách giáp Long Phượng


Cần chú ý người có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái, bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã là người Âm Dương thuận lý, người có bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát, bộ Âm Long Trực là người Âm Dương nghịch lý

Mệnh có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thì Di có bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã . Mệnh có bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã thì Di có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái. Tuế Phù Hổ khi ở Âm cung thì luôn luôn có Tứ Linh. Như vậy người Âm Dương thuận lý thì Tứ Linh dễ có tại Mệnh hay Di. Mệnh quan trọng hơn Di thành ra có Tứ Linh tại Mệnh tốt hơn tại Di, nghĩa ra ra ngoài tuy phải phấn đấu nhưng khi ra tay hành động thì kết quả có lợi hơn là ra ngoài hanh thông nhưng khi ra tay hành động thì cuối cùng dễ thất bại . Như vậy Mệnh Tuế Phù Hổ Long Cái ưu thế hơn Mệnh có bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã. Đây chỉ là điểm khái quát vì còn phụ thuộc rất lớn vào sự phối hợp với các sao khác mà có kết quả khác nhau

Đặc tính bộ Tuế Phù Hổ Long Cái
Thái Tuế có Tuế Phá Thiên Hư xung chiếu (chú ý xem có bộ Khốc Hư hay không)
Quan Phù Long Trì có Điếu Khách xung chiếu
Bạch Hổ có Tang Môn xung chiếu (bộ Tang Hổ)

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thì dễ có Tứ Linh (vì luôn luôn có Long Trì, Bạch Hổ, Hoa Cái trong tam hợp. Bộ Tuế Phù Hổ khi ở Âm cung thì luôn luôn có Tứ Linh, khi tại Dương cung thì chỉ một trong ba sao Thái Tuế, Quan Phù hoặc Bạch Hổ mới có Tứ Linh . Thái Tuế không có Tứ Linh khi an tại Tí Ngọ, Thìn Tuất. Quan Phù không có Tứ Linh khi an tại Dần Thân, Thìn Tuât . Bạch Hổ không có Tứ Linh khi an tại Tí Ngọ, Dần Thân), khó gặp Cô hay Quả (nếu có thì chỉ có một sao xung chiếu, riêng Thái Tuế thì không bao giờ gặp Cô Quả), không có Đào Hồng (ngoại trừ Thái Tuế Dần Thân thì giáp Đào Hồng), không có sao nào của bộ Tứ Đức, không có Kiếp Sát, không gặp đủ bộ Khốc Hư trừ Thái Tuế mới dễ có (Thái Tuế ở Dần Thân Thìn Tuất mới không có bộ Khốc Hư. Quan Phù và Bạch Hổ hiếm khi gặp bộ Khốc Hư vì không có Thiên Hư, nhưng dễ gặp Thiên Khốc chiếu), chỉ gặp Thiên Mã xung chiếu khi đóng tại Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi). Cần chú ý Bạch Hổ luôn luôn có Tang Môn xung chiếu (bộ Tang Hổ). Cần xét có Phá Toái hay không

Người Thái Tuế rất tự hào, biết xét đoán, hay lý luận, hay nói, hay bắt bẻ, thích tranh luận, dễ cãi vã với người, hay phê bình người nhưng lại không thích người khác phê bình mình, không gian xảo lừa lọc, hơi khó tính, ít khi hợp với người khác, ít giao thiệp, thường ít bạn bè, ít cảm tình, hành xử theo lý trí, đôi khi lạnh lùng khinh người, đàng hoàng, nghiêm chỉnh, không lăng nhăng bay bướm, mở miệng nói ra cũng có người nghe theo. Gặp nhiều sao xấu thì dễ bị họa vì miệng, gặp nhiều sao tốt thì ăn nói hùng hồn, đanh thép, nhiều người kính nể, giỏi về pháp lý, tranh chấp, đấu lý, dễ thành công khi làm những nghề cần ăn nói như quan tòa, luật sư, nhà giáo, chính trị gia

Người Quan Phù (Long Trì) là người ôn hòa nhưng trịnh trọng, lương thiện, biết xét đoán lý luận, suy tính kỹ càng, thận trọng trước khi hành động, có mưu cơ, quyền biến, biết thời cơ, lúc tiến, lúc lui, có tinh thần ganh đua, bình tĩnh, có năng khiếu về pháp luật, thông minh, tuấn dật, thanh tú, phong nhã, có văn chất

Người Bạch Hổ thì can đảm, cương nghị, gan lì, hơi ương ngạnh bướng bỉnh, cứng cỏi, giỏi chịu đựng, chịu khó, ưa làm theo ý mình, hay lo lắng, âu sầu, ưu tư, nếu đắc địa tại Dần Thân Mão Dậu thì hăm hở làm việc, thường hay có tham vọng, có tài thao lược, xét đoán và lý luận sắc bén, học rộng biết nhiều. Đàn ông có Tang Hổ đắc địa thủ Mệnh thì tính cương cường, anh hùng quả cảm, tài kiêm văn võ, hiển đạt về võ nghiệp, thích hoạt động về chính trị, quán xuyến cả về quân sự, gặp nhiều sao sáng sủa thì có thể chuyên về pháp lý, làm luật sư, quan tòa. Nếu hãm địa thì thích ăn ngon mặc đẹp, tính hay chơi bời, thích ăn nhậu (nam giới), thiếu cương quyết, vẻ mặt không tươi, có nét u buồn, hay ưu tư phiền muộn

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thì dễ có Tứ Linh (vì luôn luôn có Long Trì, Bạch Hổ, Hoa Cái trong tam hợp. Bộ Tuế Phù Hổ khi ở Âm cung thì luôn luôn có Tứ Linh, khi tại Dương cung thì chỉ một trong ba sao Thái Tuế, Quan Phù hoặc Bạch Hổ mới có Tứ Linh). Sự xuất hiện của Tứ Linh là một ưu thế lớn của bộ Tuế Phù Hổ Long Cái vì Tứ Linh đem lại may mắn hanh thông về mọi mặt, chủ về công danh quyền thế khi gặp cát tinh hội họp và xa lánh sát tinh hãm địa (như Kình Đà, Không Kiếp, Hỏa Linh, hoặc Hình Riêu Hóa Kỵ hãm). Nếu có sát tinh hãm địa hội họp thì tuy làm suy giảm đi tính chất tốt đẹp về công danh, quyền thế, tài lộc nhưng cũng không đáng quá lo ngại vì Tứ Linh làm giảm bớt tai họa rất nhiều. Khi không có Tứ Linh tại cung nào thì cung đó thì cần phải xét kỹ xem có sự xuất hiện của sát tinh hãm địa hay không, rơi vào cung nào (Mệnh, Quan hay Tài), đặc biệt chú ý vị trí của Bạch Hổ (luôn có Tang Môn xung chiếu) và Thái Tuế ( luôn có Tuế Phá Thiên Hư xung chiếu) và tính chất đắc hãm của nó (Tang Hổ đắc tại Dần Thân Mão Dậu, Khốc Hư đắc tại Tí Ngọ Mão Dậu ). Có rất nhiều bộ sao xấu, đặc biệt liên quan đến Thái Tuế và Bạch Hổ cần nắm vững. Vị trí của bộ Tuế Phù Hổ không có Tứ Linh là vị trí cát phù hung diệt, gặp cát tinh hội họp thì sẽ tốt lên, gặp hung tinh hãm địa hội họp thì đưa đến chỗ tranh chấp, thị phi, kiện cáo, cãi vã, tù tội, bệnh tật, tai nạn, tang thương, làm ngăn trở mọi công việc, gây rắc rối tổn hại đến công danh, quyền thế, tài lộc tùy theo sao nào hội họp mà luận giải . Không có Tứ Linh tại Mệnh thì luận giải cũng khác với không có Tứ Linh tại Quan hay Tài. Mệnh Quan Phù Long Trì thì Thiên Di có Điếu Khách là nơi có khả năng gặp bộ Long Phương (Điếu Khách tại Âm cung là Mão Dậu Tỵ Hợi mới không gặp bộ Long Phương). Bộ Long Phượng là bộ cũng rất đẹp nên Mệnh Quan Phù Long Trì thường có ưu thế hơn Mệnh Thái Tuế (Di dễ có bộ Khốc Hư) hoặc Mệnh Bạch Hổ (Di có bộ Tang Hổ) trong môi trường giao tiếp ngoài xã hội, dễ hanh thông may mắn, ít phiền muộn hơn

Khi có Tứ Linh trong tam hợp thì cần chú ý đến bộ Long Phượng Giải Thần tọa thủ tại cung nào. Phượng Cát và Giải Thần luôn luôn đồng cung với nhau. Phượng Cát và Thiên Khốc luôn luôn tam hợp chiếu với nhau. Giải Thần là phúc tinh chủ giải trừ bệnh tật tai họa, gia tăng phúc thọ. Long Trì và Quan Phù luôn luôn đồng cung, vì đồng cung với Quan Phù và có Bạch Hổ tam hợp nên khi gặp Sát Tinh như Không Kiếp, Thiên Hình thì trở nên xấu

Nói chung bộ Tuế Phù Hổ Long Cái khi có bộ Long Phượng thủ chiếu Mệnh (ít nhất Long hoặc Phượng thủ) thì ôn hòa, lương thiện, hòa nhã, nhã nhặn. Tính chất này rất mạnh mẽ, cho dù có Không Kiếp Kỵ xâm phạm cũng là người ôn hòa, lương thiện.
Đàng hoàng, đứng đắn, đoan trang, không lăng nhăng bay bướm
Thông minh, tuấn dật, thanh tú, phong nhã, có văn chất
Bình tĩnh, trịnh trọng
Hay gặp may mắn, cuộc đời cho dù có chìm nổi cũng không đến nỗi bần cùng
Mệnh Long Trì thì điềm đạm, bình tĩnh, trì trệ, chủ về khoa giáp và hỷ sự
Mệnh Thân có Phượng Các tính ôn hòa, vui vẻ, người có cốt cách, có địa vị khoa giáp, chủ sự vinh hiển lâu dài. Nam Mệnh mà gặp thì có lợi cho công danh tài lộc. Nữ Mệnh rất hợp khi có Long Phượng, là người hiền lành, ôn hòa, dịu dàng, thuần hậu, lấy được chồng sang và có danh giá
Long Phượng Sửu Mùi gặp nhiều sao sáng sủa thì thi đỗ cao, nữ nhân dễ lấy chồng quyền quí
Long Phượng là vừa là đài các chi tinh vừa là văn tinh chủ về khoa giáp, đem lại may mắn hưng thịnh về mọi mặt (đặc biệt khi miếu địa) như công danh, tài lộc, nhà cửa, thi cử và đặc biệt là hôn nhân, sinh đẻ. Tọa thủ tại tất cả các cung nó đều mang đến sự may mắn, tốt lành nhưng phải đi đủ bộ và phải có sao thủ thì mới tốt hơn, hoặc cả hai sao trên nếu đồng cung tại Sửu Mùi thì càng tốt đẹp rực rỡ hơn nhiều so với các vị trí khác vì sẽ có đủ bộ tứ linh (Long, Phượng, Hổ, Cái), vừa đồng cung và đồng thời lại có Giải Thần đứng đồng cung để giải họa. Có lẽ chính vì vậy một số người đã cho rằng Long Phượng miếu địa tại Sửu Mùi
Long Phượng chủ sự may mắn hanh thông, do đó tùy sao phối hợp mà luận giải như gặp quí tinh như Khôi Việt, Thai Cáo, Quốc Ấn... hoặc Quang Quí thì chủ may mắn về quan trường, thi cử, công danh, thăng quan tiến chức, gặp hỉ tinh như Riêu, Hỉ Thần (chú ý Long Phượng không bao giờ gặp Thiên Hỉ) thì may mắn về hôn nhân, con cái, gặp thời, gặp tài tinh như Lộc Tồn, Vũ Khúc, Hóa Lộc thì chủ may mắn về tiền tài ... (Chú ý do đặc tính văn tinh nên Long Phượng khi gặp văn tinh như Xương Khúc Khôi Việt... thì gia tăng tính chất may mắn về công danh sự nghiệp rất nhiều). Gặp hung sát tinh như Không Kiếp thì cũng giảm thiểu được tác họa do gặp may mắn (chú ý Long Trì hành Thủy, đa số các hung tinh là hành Hỏa, Long Trì giải họa mạnh hơn Phượng Các)
Long Phượng là sao đem lại may mắn, đi với mọi cách đều có lợi, nhưng phụ tá cho bộ Tử Phủ, Nhật Nguyệt và Cơ Lương rất đắc lực. Đối với trung tinh, bộ Long Phượng kết hợp với bộ Tả Hữu là tốt nhất, chủ sự may mắn đến dồn dập. Long Phương đi với Quang Quí là cách kim bảng đề tên.
Long Phượng gặp Sát Tinh hoặc Tuần Triệt thì không sợ, không bị suy giảm tính chất
Long Phượng hội họp cùng với Hỷ Thần, Hình Riêu, Hình, Kỵ đắc địa là đồng tính chất, tăng thêm hỉ sự, đài các nguy nga, văn chương siêu việt ví như rồng có vảy râu tỏa ánh hào quang, Phượng có lông sực sỡ
Long Phượng tọa thủ tại Tài thì tiền tài hanh thông, tại Quan thì quan trường thuận lợi, tại Thiên Di thì ra ngoài dễ gặp may mắn, dễ thoát nhiều tai nạn, tại hạn thì gặp may mắn mọi chuyện

Các bộ sao kết hợp mang tính chất tốt đẹp
Long Phượng Cái Hổ gọi là bộ Tứ Linh,
Long Phượng Tả Hữu
Long Phượng Tả Hữu Khoa Quyền Lộc
Phượng Xương, Khúc, Khôi, Việt
Long Phượng Xương, Khúc, Khôi Việt, Khoa
Long Phượng gặp Xương Khúc, Khôi Việt, Tả Hữu
Long, Phượng Phi Liêm
Long, Phượng, Riêu, Hỉ
Long, Phượng Sửu Mùi gặp Quang, Quí, Khôi Hồng
Long, Phượng, Lương
Long củng Thân, Mệnh ngộ Phượng và Xương, Khúc hay Khôi, Việt

Các bộ sao kết hợp phá cách
Long gặp Không, Kiếp, Kỵ
Phượng, Kỵ
Long Trì, Quan Phù, Thiên Hình gặp Không hay Kiếp
Long Trì Quan Phù gặp Thất Sát hãm địa


Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái khó gặp Cô hay Quả (nếu có thì chỉ có một sao xung chiếu, riêng Thái Tuế thì không bao giờ gặp Cô Quả). Chỉ có Quan Phù ở Thìn Tuất Sửu Mùi thì bị Quả Tú xung chiếu và Bạch Hổ ỏ Dần Thân Tỵ Hợi bị Cô Thần xung chiếu, còn các vị trí khác thì bộ Tuế Phù Hổ không bao giờ bị Cô Quả chiếu thủ. Hai sao Cô Quả này ảnh hưởng đến tinh thần là chủ yếu khi đóng ở Mệnh, Thân, Bào, Phụ Mẫu, Tử Tức, Thiên Di, Phối, Nô, Phúc Đức. Vì có ý nghĩa cô độc, trơ trọi, lẻ loi, đơn chiếc, lạnh lẽo, hiếm hoi nên nếu không gặp cát tinh (chú ý điều này) thì có hại cho việc cầu hôn nhân, cưới hỏi, đoàn tụ, gây bất lợi cho cá nhân trong quan hệ ngoài xã hội, trong gia đình như trong tương quan giữa cá nhân với bạn bè, người giúp việc, người hôn phối, cha mẹ, con cái, anh em, họ hàng. Vì tránh được bộ Cô Quả thành ra người có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thường đỡ gặp lận đận hơn về các mặt đã nêu. Chú ý trường hợp Quan Phù hay Bạch Hổ gặp Cô hay Quả xung chiếu, đây là trường hợp rơi vào cung Thiên Di có Cô hay Quả thủ thì ra ngoài thông thường có nhiều bạn, có quan hệ rộng rãi, nhưng ít kết bạn thân, chọn lọc kỹ lưỡng. Nếu Di xấu thì ít được người giúp đỡ, thường phải tự lực là chủ yếu. Nếu Di tốt thì cũng được người giúp. Cô Thần gặp Quí Tinh đồng cung thì được nhiều người giúp đỡ. Quả Tú gặp Phá Toái đồng cung thì đi đường hay bị nguy hiểm, gặp Phục Binh đồng cung thì hay bị nói xấu, gặp Hóa Kỵ đồng cung thì thường bị người ghét bỏ

Các bộ sao hợp cách Cô Quả
Cô Quả cát tinh hội họp
Cô Quả gặp Tử Phủ và cát tinh hội họp
Cô Quả Điền Tài
Thiên Di Cô Thần gặp Quí Tinh
Cô Thần, Thiếu Dương đồng cung tại Dần Thân Tỵ Hợi
Cô Thần gặp Thiên Không Hồng Loan đồng cung tại Dần Thân Tỵ Hợi

Các bộ sao phá cách Cô Quả
Cô hay Quả gặp Vũ Khúc, nữ Mệnh
Quả Tú, Phục Binh
Quả Tú, Hóa Kỵ
Quả Tú, Hóa Kỵ, Tuế
Quả Tú Đào Hoa gặp Thiên Mã (???)
Tử Tức Cô Quả
Tử Tức Quả Tú gặp Thiên Hình
Tử Tức Cô, Quả gặp Thiên Hình
Tử Tức Cô Kỵ
Tử Tức Quả Tú, Lộc Tồn
Phúc đức Quả Tang
Phúc đức Quả Tú, Lộc Tồn
Thiên Di Quả Tú, Phá Toái
Huynh Đệ Cô, Kiếp
Phu Thê Quả Tú, Phá Toái, Không

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái không có Đào Hồng (ngoại trừ Thái Tuế Dần Thân thì giáp Đào Hồng). Điểm này cho thấy người có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thông thường không phải là người lăng nhăng bay bướm, không có sức thu hút đối với người khác phái, thông thường là người hành xử theo lý trí hơn là con tim

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái không có sao nào của bộ Tứ Đức. Đây là đặc điểm chính đưa tới người có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái khi không có Tứ Linh thì hành xử hoàn toàn theo lý trí, không nhân nhượng, không khoan dung độ lượng. Đối với một lá số tốt thì là người đứng ở vị trí trên mà phán xử kẻ dưới (như là luật sư, quan tòa, nhà cầm quyền ), còn đối với một lá số xấu thì là người hành xử quá khích để rồi lãnh hậu quả (như bị kiện thưa, tranh chấp, tù tội..) tùy theo sự hội họp của sao

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái không gặp đủ bộ Khốc Hư trừ Thái Tuế mới dễ có (Thái Tuế ở Dần Thân Thìn Tuất mới không có bộ Khốc Hư. Quan Phù và Bạch Hổ hiếm khi gặp bộ Khốc Hư vì không có Thiên Hư, nhưng dễ gặp Thiên Khốc chiếu). Đây cũng là điểm làm cho Thái Tuế hoặc Bạch Hổ khác với Quan Phù. Thái Tuế tại Âm cung thì luôn luôn có Khốc Hư đủ bộ (nhưng lại có Tứ Linh) trong khi tại Dương cung thì ở Tí Ngọ mới có bộ này, các vị trí khác thì chỉ có Thiên Hư. Tại Tí Ngọ thì Thái Tuế có Khốc Hư miếu địa đồng cung tại Di. Tại Mão Dậu thì Thái Tuế đồng cung với Thiên Khốc đắc địa, có Thiên Hư đắc địa xung chiếu. Bộ Tuế Phá Thiên Hư tại Di là bộ phá tán nếu Thiên Hư hãm địa, do đó người có Thái Tuế thủ Mệnh thì khi ra ngoài thường hay ưu tư, có nhiều điều phải lo lắng, phải đối phó, phải bận tâm, phiền não, thông thường thì khi tuổi trẻ hoặc trung niên thì thành bại bất nhất, phải muộn phát thì mới bền vững và bớt các thị phi sầu muộn. Nếu có đủ bộ thủ hoặc Mệnh thì trường hợp này càng rõ.
Khốc Hư Tí Ngọ tại Di thì ra ngoài có danh tiếng, nếu hội cùng cát tinh hoặc gặp Lộc Tồn, Hóa Lộc đồng cung hay xung chiếu thì càng nổi danh và giàu có nhưng phải muộn phát mới tốt.
Khốc Hư Mão Dậu tại Mệnh Di thì là người có chí lớn, có văn tài lỗi lạc, nói năng đanh thép, hùng hồn, thích hoạt động về chính trị nhưng cũng phải tiên trở hậu thành thì mới tốt. Nếu gặp Lộc Tồn hay Hóa Lộc đồng cung hoặc xung chiếu thì càng đa tài, càng nổi danh. Nếu gặp Hóa Quyền thì là cách Khốc Quyền, là người có công nghiệp lớn lao được ghi vào sử sách, minh danh vu thế
Bạch Hổ thì luôn luôn có đủ bộ Tang Hổ và dễ bị Thiên Khốc chiếu nhưng không bao giờ gặp Thiên Hư tam hợp xung chiếu. Bạch Hổ tại Âm cung hoặc tại Thìn Tuất thì có Tứ Linh. Tại Tí Ngọ Dần Thân thì không có Tứ Linh. Tại Tí Ngọ thì Bạch Hổ hãm địa, không gặp Khốc Hư Cô Quả hay Thiên Mã. Tại Dần Thân thì Bạch Hổ đắc địa, gặp Cô Thần và Thiên Mã

Các bộ sao hợp cách Khốc Hư
Mệnh, Quan tại Tí Ngọ gặp Khốc Hư đồng cung
Khốc Hư Tí Ngọ Mão Dậu
Mã Hình Khốc
Khốc Hư gặp Mã Hình
Mệnh Khốc Hư Tí Ngọ gặp Mã Hình
Khốc Hư Mão Dậu gặp Quyền (cách Khốc Quyền)
Khốc Quyền đồng cung
Khốc Hư Tí Ngọ gặp cát tinh hoặc Lộc Tồn, Hóa Lộc
Khốc Hư Tí Ngọ gặp Sát hay Phá đồng cung
Khốc Hư Dần Thân gặp Đà La đồng cung
Hư đắc địa gặp Lộc đồng cung hoặc xung chiếu
Mã Khốc Khách
Hạn gặp Nhật tại cung Ngọ có Hình, Tang, Hổ Khốc
Tuổi Ất Tân Mệnh Cơ Nguyệt Đồng Lương gặp hạn có Hữu Bật, Kình, Tuế Phá, Điếu Khách, Thiên Hư

Các bộ sao phá cách Khốc Hư
Mệnh Thiên Hư thủ, có Tuế Phá Điếu Khách Kình hội họp
Khốc Hư Thìn Tuất
Thiên Khốc, Địa Võng (Thiên Khốc tại Tuất)

Phượng Các gặp Khốc Hư
Khốc Hư gặp Cô Thần đồng cung hay xung chiếu
Đồng Âm tại Tí gặp Hổ Khốc Riêu Tang
Cự Kỵ Khốc Hình Thìn Tuất
Khốc Hư gặp Thiên Cơ

Tử Tức có Thất Sát gặp Hình Hổ Khốc
Tử Tức có Khốc Hư gặp Dưỡng (QXT, VT)
Tử Tức có Khốc Hư gặp Cô Thần (TVT)
Tử Tức có Khốc Hư gặp Kình
Tử Tức có Thiên Hư gặp Kình
Thiên Hư cung Phu Thê
Phu Quân Khốc Hư gặp Tang Hỏa
Hạn gặp Khốc Hư
Hạn gặp Khốc Hư Tang Mã
Hạn gặp Khốc Hư gặpTang (QXT)
Hạn gặp Khốc Hư Tang Quả (VT)
Hạn có Nhật gặp Kiếp, Hồng, Phục, Khốc
Tuổi Tân và Quí, hạn gặp Khốc Kình Hình Hổ

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái khi đóng tại Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi) gặp Thiên Mã xung chiếu, tại các vi trí khác không có Mã hội họp (Thái Tuế có Mã Phượng Các Thái Tuế tại Dần Thân thì Mã Phượng Các đồng cung nhau. Quan Phù có Mã Khốc Khách. Quan Phù tại Dần Thân thì Mã Khốc Khách đồng cung nhau . Bạch Hổ có Mã Tang Môn Cô Thần. Chú ý bộ Tuế Phù Hổ Long Cái tại Tỵ Hợi thì có Tứ Linh, tại Dần Thân chỉ có Thái Tuế mới có). Đây là trường hợp Mã tại Thiên Di. Tại vị trí này thì lợi hại tùy theo gặp cát tinh hay hung tinh hội họp, nếu Mệnh hoặc Di có cát tinh thủ (như Lộc Tồn, Hóa Lộc, Tử Phủ Dần Thân) hoặc hung tinh đắc địa (như Hỏa Linh) thì Mã sẽ kết hợp với các sao này làm tốt hơn bội phần. Nếu Mệnh Di gặp hung tinh hãm địa tọa thủ (như Đà, Hỏa Linh.Chú ý Đà La hãm địa tại Dần Thân Tỵ Hợi) thì càng xấu hơn vì Mã sẽ kết hợp với các sao này gây tác hại mạnh mẽ hơn

Các bộ sao hợp cách với Thiên Mã
Mã Lộc Tồn (đồng cung hoặc xung chiếu) tại Dần Thân
Mã Tràng Sinh đồng cung (Thanh Vân đắc lộ cách)
Mã Hỏa hoặc Linh đắc địa
Mã Khoa Quyền Lộc
Mã Tử Phủ đồng cung tại Dần Thân
Mã Lộc Tử Phủ
Mã Nhật, Nguyệt sáng sủa
Mã Khốc Khách

Các bộ sao kết hợp phá cách
Mã Hao (đồng cung hoặc xung chiếu) tại Dần Thân
Mã Đà (đồng cung hoặc xung chiếu) tại Tỵ Hợi
Mã gặp hung tinh hãm địa (như Hỏa Linh, Kình Đà, Không Kiếp hãm) thủ chiếu.
Mã Triệt, Mã Tuần (Mã Triệt thì xấu hơn Mã Tuần)
Mã Hình đồng cung (cho dù Hình đắc hay hãm, Hình hãm địa tại Tỵ Hợi thì càng bất lợi)
Mã Tuyệt đồng cung
Mã Hao đồng cung
Mã Lương Tỵ Hợi
Mã Tràng Sinh đồng cung tại Hợi
Mã Hỏa Linh hãm địa Mệnh hay Thiên Di
Kình hay Đà hãm thủ gặp Mã xung chiếu

Bộ Tuế Phù Hổ thì kỵ gặp Kình Đà hãm (kỵ Đà hơn Kình, Đà khi hóa khí là Kỵ), Hóa Kỵ hãm, Hình Riêu hãm hội họp, Không Kiếp hãm. Hỏa Linh hãm

Các bộ sao hợp cách Thái Tuế
Thái Tuế Văn Xương
Thái Tuế, Xương Khúc
Quan Phù Xương Khúc
Thái Tuế Xương Khúc Khôi Việt
Thất Sát Thái Tuế đồng cung
Thái Tuế Xương Khúc Kình
Thái Tuế Văn Xương tại cung Thìn Tuất gặp Thất Sát, Phá Quân, Tả Hữu, Mộ Khoa hội họp
Cự Môn Tuế Hình
Cự Môn gặp Tuế Phù Hổ

Các bộ sao hợp cách Bạch Hổ:
Nam nhân có Tang Hổ đắc địa tại Dần Thân Mão Dậu
Mệnh tại Dậu có Bạch Hổ tọa thủ
Hổ Tấu Thư đồng cung
Hổ Phi Liêm đồng cung
Bạch Hổ Thiên Hình đắc
Bạch Hổ đắc gặp Phi Liêm
Bạch Hổ Tấu Thư Đường Phù (?)

Hạn Thái Dương tại Ngọ có Tang Hổ, Khốc Hình

Các bộ sao phá cách Thái Tuế
Thất Sát gặp Quan Phù Bạch Hổ
Tham Lang Bạch Hổ tại Thìn Tuất
Tham Lang Thái Tuế
Thiên Phủ Tuế Đà cung Tỵ
Thất Sát Kình, Linh, Lưu Bạch Hổ

Thái Tuế gặp sát tinh hãm
Thái Tuế gặp Kình Đà hãm
Thái Tuế Kiếp Không
Thái Tuế Thiên Hình tại Dậu (Chú ý Thiên Hình cư Dậu thì đắc địa)

Thái Tuế Kỵ Phục
Thái Tuế Kỵ Phục, Kiếp, Không hãm

Tuế, Đà
Mệnh có Tuế Đà Dần Thân tọa thủ đồng cung
Tuế Đà Riêu Cái (Hoa Cái)
Tuế Đà Kỵ
Thân có Tuế Đà Kỵ
Tuế Đà Cự Kỵ
Tuế Đà Sát Kỵ
Thái Âm hãm, Tuế Đà, Hổ
Cự, Tuế Đà, Tấu
Tuế Phục Kỵ

Lộc Tồn Mã giao trì gặp Kiếp Không Tuế hội họp
Quan Phù Đà Kỵ

Mệnh tại Tuất có Quan Phù tọa thủ
Quan Phù Kình hãm
Quan Phù Đà hãm
Quan Phù, Hình, Không Kiếp
Sát Phù Hổ
Quan Phù cư Thiên Di giáp Thiên Hình và ThiênThương

Mệnh Thái Tuế, gặp hạn có Thái Tuế
Mệnh, Thân Thái Tuế Quan Phù, hạn phùng hung sát tinh
Mệnh hay Thân Cự Kỵ, hạn gặp Cự Kỵ lại thêm Thái Tuế, Quan Phù
Mệnh Đào, Thân Hồng, hạn Thái Tuế, Địa Kiếp
Mệnh Đào, Thân Hồng, hạn Thái Tuế
Mệnh Thái Tuế thủ đến tiểu hạn có Thái Tuế thủ
Hạn gặp Thái Tuế Quan Phù
Hạn Thái Tuế, Tang Môn
Hạn Cơ Lương hãm gặp Thái Tuế hoặc Tang Môn

Các bộ sao phá cách Bạch Hổ
Riêu gặp Hổ
Nữ Mệnh có Hổ Riêu tọa thủ đồng cung
Bạch Hổ Tướng Quân đồng cung
Liêm Trinh Bạch Hổ đồng cung
Tham Lang Bạch Hổ đồng cung
Tham Lang Bạch Hổ đồng cung tại Mệnh, tuổi Thìn Tuất
Tham Lang Bạch Hổ đồng cung tại Dần, Tuất (QXT)
Tham Lang Bạch Hổ tại Thìn Tuất
Tham tại Ngọ và Dần gặp Tang Hổ và sát tinh
Thái Âm hãm gặp Tuế, Hổ, Đà
Tang Hổ Khốc Riêu
Đồng Âm tại Tí gặp Tang Hổ Khốc Riêu (Nữ Mệnh)
Cơ Lương hãm gặp Thái Tuế hay Tang Môn
Mệnh Cơ Âm tại Thân mà hạn gặp Liêm Hổ Riêu Linh

Cung Tật Ách có Cự Đồng gặp Tang Hổ Riêu Ðà
Cung Tử Tức có Thất Sát gặp Hình Hổ hãm địa
Nô có Phá Tang Kỵ thì làm ơn mắc oán
Hạn gặp Thất Sát Kình Linh và Lưu Bạch Hổ

Thai Hổ (Nữ Mệnh Tật Ách)
Tật cung Thai Hổ
Phúc có Tang Đào Hồng
Điền có Tang Hổ
Tử Tức có Tang Hổ Kiếp Kình gặp Thái Âm hãm địa, Kỵ hội chiếu
Tử Tức Hổ Tang gặp Thất Sát, Dục (Mộc Dục)
Tử Tức Hình Sát Hổ
Tử Tức Khốc Hình Sát Hổ

Hạn Riêu Hổ
Hạn gặp Hổ Kình Đà Kỵ
Mệnh có Kình Linh hạn gặp Lưu Bạch Hổ
Hạn gặp Khốc Kình, Hình Hổ tuổi Tân và Quí
Hạn Kình, Đà, Hình, Hổ
Hạn có Nguyệt gặp Tang Hổ Đà Kỵ
Hạn Tang Hổ Lưu Hà, Nữ Mệnh, khi sinh đẻ

Kình Linh thủ Mệnh gặp Bạch Hổ
Bạch Hổ Thiên Hình hãm
Bạch Hổ hãm gặp Phi Liêm (???)

Đặc tính bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát
Thiếu Dương Thiên Không có Long Đức xung chiếu, có Tứ Đức chiếu
Tử Phù Nguyệt Đức có Trực Phù xung chiếu
Phúc Đức Thiên Đức có Thiếu Âm xung chiếu

Bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát thì không có Tứ Linh, Long Phượng tam hơp xung chiếu (Tử Phù tại Sửu Mùi có cách giáp Long Phượng), không có Thiên Mã, có sự xuất hiện của ít nhất hai trong ba sao Đào Hồng Hỉ đồng cung tam hợp xung chiếu, không có Khốc Hư tam hợp xung chiếu (chỉ có Tử Phù Sửu Mùi mới giáp bộ Khôc Hư). Cần chú ý xem có Cô Quả, Phá Toái hay không

Chỉ có Thiếu Dương ở Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi) , Tử Phù ở Tứ Mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi), Phúc Đức (và Thiếu Âm) ở Tứ Chính (Tí Ngọ Mão Dậu) mới có đủ bộ Tam Minh Đào Hồng Hỉ. Tại vị trí này chỉ có Phúc Đức lại không gặp bộ Cô Quả
Thiếu Dương tại Tứ Sinh, Tử Phù tại Tứ Chính, Phúc Đức tại Tứ Mộ (luôn đồng cung với Quả Tú) thì mới có đủ bộ Cô Quả thủ chiếu. Tại các vị trí khác thì Thiếu Dương không có bị Cô hay Quả chiếu

Người Thiếu Dương (Thiên Không) là người trí tuệ, khôn ngoan, nhạy bén, có trực giác cao, có khả năng xét đoán, hành xử rất thận trong, toan tính kỹ lưỡng trước khi ra tay hành động, và khi hành động thường quyết liệt nếu có Đào Hoa đồng cung, Mệnh có Thiên Không Hồng Loan đồng cung thì là người thông minh, vui vẻ, hòa nhã, nhân hậu, từ thiện, có tâm hồn hướng thiện, không hay ganh đua tranh giành đấu đá, ưa nơi yên tĩnh, thích chổ thanh vắng, ở ẩn hay đi tu . Mệnh có Thiên Không Đào Hoa đồng cung thì là người lanh lẹ hơn người, ưa lấn lướt người, đa mưu, thủ đoạn, về tình duyên thì hay bị ách gió trăng, lụy vì tình, về sự nghiệp thì chung cuộc cũng không có gì, tiêu tan tài lộc chức vụ, tu thân may ra có được tiếng tốt lúc về già

Người Phúc Đức (Thiên Đức) và người Tử Phù (Nguyệt Đức) đều là người có đức độ, hòa nhã, đoan chính, nhân hậu từ thiện, biết nhân nhượng người, không làm hại ai, trái lại hay giúp đở làm phúc, hay tha thứ. Nếu đồng cung với ĐàoHoa, Hồng Loan thì là người có duyên, có phẩm hạnh, thu hút người khác bằng tính nết đoan trang, không xảo trá gian manh vì không bao giờ có bộ Thiên Không Đào Hoa đồng cung thủ Mệnh. Phúc Đức tại Tứ Sinh (đồng cung với Kiếp Sát) và Tử Phù tại Tứ Mộ (đồng cung với Thiên Hỉ hoặc Hồng Loan) mới có Thiên Không Đào Hoa đồng cung tam hợp chiếu

Bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát có Tam Đức trong đó Thiên Đức (đồng cung với Phúc Đức) và Nguyệt Đức có tác dụng giải họa. Phú có câu:
Thiên Nguyệt Đức, Giải Thần tàng,
Cùng là Quan Phúc một làng trừ hung (NMB, AB)
Tác dụng giải họa này thiết tưởng không mạnh, thành ra ảnh hưởng nên xét khi thủ đồng cung, còn tam hợp xung chiếu không đáng kể. Điều này có thể thấy rõ tại vị trí Thiên Không mặc dù luôn luôn có Tứ Đức chiếu là vị trí hiểm họa trong Tử Vi. Chú ý Long Đức không có tác dụng giải họa vì luôn luôn có Thiên Không xung chiếu

Bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát luôn luôn có Thiên Không và Kiếp Sát trong tam hợp nên là bộ sao ẩn tàng tai họa. Cần chú ý ảnh hưởng của Kiếp Sát (luôn luôn tam hợp với Đào Hoa và luôn luôn đồng cung với một sao của bộ Dương Tử Phúc) chỉ có khi xuất hiện với các bộ sao xấu khác mà thôi. Tùy theo vị trí Thiên Không Kiếp Sát và sự kết hợp với các sao hung cát tinh khác mà biến chuyển sẽ khác nhau rất lớn. Bộ này tối kỵ gặp Không Kiếp hãm địa. Trong bộ này vị trí Thiên Không là vị trí cần chú ý nhất vì không có sao Đức nào tọa thủ đồng cung thành ra hiểm họa cao hơn. Cần chú ý đến bộ Thiên Không Đào Hoa đồng cung và Thiên Không Hồng Loan đồng cung

Các bộ sao hợp cách Đào Hồng Hỉ
Hồng Đào tại Hợi Tí
Hồng Loan miếu vượng tại Dần Mão, Hợi Tí
Tam Minh Đào Hồng Hỉ
Thiên Không Hồng Loan đồng cung
Đào Hoa chiếu Mệnh
Đào, Hồng tại Quan Lộc
Đào Hoa tại Quan hoặc Tài
Hồng Loan gặp Hóa Lộc Kình Đà
Thiên Hỉ, Hỉ Thần (bộ Song Hỉ)
Mệnh giáp Đào Hồng
Mệnh có Hồng Loan tại Tí
Mệnh có Xương Tấu Hồng Khôi
Mệnh Đào Hình đồng cung
Mệnh Hồng Hình đồng cung
Mệnh có Thiên Đức hay Nguyệt Đức đồng cung Đào Hoa hay Hồng Loan
Hồng Loan Thai Tọa
Mệnh Quan có Hồng Loan, Bát Tọa
Thân có Đào Hồng Thai Tọa
Nữ nhân tuổi Giáp Mệnh Sửu Mùi có Xương Khúc Sửu Mùi gặp Hồng Lộc
Mệnh Kiếp Thân Không gặp Hồng Loan và Kình Dương, được Nhật Nguyệt hay Tử Phủ hội họp
Tử Vi Thất Sát tại Tỵ gặp Bật Khoa Mã Ấn Tràng Sinh, Hồng Loan
Đào Hồng Hỉ, Tấu Thư gặp Vũ Khúc
Đào Hồng Hỉ, Tấu Thư gặp Thiên Cơ
Mệnh Đào Hồng gặp Thiên Cơ
Vũ Khúc, Hồng, Đào, Hỉ
Đào Hồng Tấu Vũ
Cơ, Tang, Hồng, Phúc (QXT, VVT)
Nữ mệnh có Hồng Loan đồng cung với Tử Vi hay Thiên Phủ
Mệnh có Đào Hỉ gặp Tử Vi hay Thái Dương hội họp
Mệnh và Thân đều có Tử Phủ Khoa Quyền Hồng Khôi Hình Ấn
Hạn Tử Phủ Vũ Tướng gặp Hồng Quyền
Phu cung có Tử Phủ Vũ Tướng gặp Đào Riêu người tuổi Giáp, Mậu
Nữ Mệnh có Thiên Tướng Hồng Loan
Thái Dương cư Hợi được Khoa Quyền Lộc chiếu, Tả Hữu Hồng Khôi
Hạn gặp Cơ Nguyệt Đồng Hồng Hỉ Khôi Xương Khúc Tấu Thư, Phúc Đức
Sát, Phá, Liêm, Tham gặp Khoa, Quyền, Lộc có Hồng Loan, Thiên Hình, Tả Hữu
Mệnh có Liêm Trinh sáng sủa tọa thủ gặp Hồng Khôi, Xương hội họp
Hồng Khôi, Xương, Tấu
Hồng Khôi Xương Liêm sáng sủa
Nữ Mệnh có Tham Đào Hoa gặp Triệt Tuần
Cung Tử Tức có Nhật Nguyệt sáng sủa chiếu gặp Thiên Hỉ tọa thủ

Nhật Nguyệt Sửu Mùi gặp Xương Khúc, Ân Quang, Thiên Quí, Thai Tọa, Hồng Khôi
Điền có Ân Quang hay Thiên Quí gặp Đào Hồng
Phu có Hồng Loan Địa Kiếp, Mệnh tốt
Hạn có Thai gặp Hỉ, Thanh Long
Hạn có Thai gặp Hỉ, Phi Liêm
Hạn có Thai gặp Hỉ Đào Hoa
Hạn Vũ, Cơ, Lộc, Mã, Hỉ, Hồng
Vũ, Cơ, Lộc, Mã, Quả (Quả Tú), Loan (Hồng Loan),

Các bộ sao phá cách Đào Hồng Hỉ
Đào Hồng Thân Mệnh Nữ Mệnh
Đào Hoa cư tại Nô
Đào Hoa nhập hạn trên 50 tuổi
Hồng Loan hãm địa
Hồng Loan gặp Địa Kiếp Cô Quả
Thiên Không Đào Hoa đồng cung
Thiên Không Đào Hoa đồng cung tại Tí Mão (VVT)
Đào Hoa gặp Không Kiếp
Đào Hoa gặp Hỏa Linh

Mệnh Đào Hoa
Đào Hoa cư Dậu
Hồng Loan thủ Nữ Mệnh :
Mệnh Đào Hoa thủ gặp Kình Đà, Hình Kỵ
Xương Tấu Hồng Khôi Hóa Kỵ
Mệnh có Đào Hoa tọa thủ gặp Địa Kiếp
Mệnh Hồng Loan gặp Không Kiếp
Mệnh hay Thân có Phá Quân gặp Hồng Loan Không Kiếp
Mệnh có Đào Hồng Không Kiếp Đà Linh thủ chiếu

Đào Riêu đồng cung
Riêu Hỉ đồng cung hay xung chiếu
Phu Thê có Thai thủ gặp Đào
Đào Hồng Riêu Hỉ
Đào Hồng Riêu Hỉ gặp Binh Tướng
Hồng Loan gặp Phục Binh hay Tướng Quân thủ đồng cung
Phục Binh hay Tướng Quân thủ gặp Đào, Hồng, Hỉ, Thai
Đào Hồng Thai Phục Tướng

Mệnh có Đào Hoa gặp Phi Liêm
Mệnh Tử Vi gặp Đào Hồng Không Kiếp
Nữ Mệnh Thiên Tướng gặp Ðào Khúc, Mộc Dục
Nữ Mệnh Thiên Tướng gặp Hoa Cái, Khúc, Mộc Dục
Nữ Mệnh có Đào Hồng Sát Phá Liêm Tham
Nữ Mệnh cung Tử Tức có Thai Đào gặp Kiếp
Đàn bà Mệnh Thân có Đào hay Hồng tọa thủ gặp tam ám Riêu, Đà, Kỵ hội họp
Đàn bà Mệnh Thân có Đào hay Hồng tọa thủ gặp Thai Phục Tướng hội họp
Nữ Mệnh có Đào Thai Phục Tướng
Nữ Mệnh Đào Thai Tướng Quân
Nữ Mệnh có Tham Đào Hoa

Sát, Phá, Liêm, Tham gặp Khoa, Quyền, Lộc lại có Hồng, Hình, Tả Hữu bị Hóa Kỵ, Không hay Triệt xâm phạm
Thiên Di có sao Phục Tướng, Phá Quân, có Thai thủ, Đào Hồng hội họp

Nam Mệnh Nô Bộc có Đào Hoa
Cung Thê có Hồng Loan
Cung Phu ở Tứ Mộ gặp Hồng Loan thủ
Phu có Hồng Loan (có người ghi là Đào Hồng) đồng cung vói Hóa Kỵ
Phu có Hồng Loan Địa Kiếp, Mệnh xấu
Phu có Hồng Loan Tứ Sát (Kình Đà Hỏa Linh, nên thêm Không Kiếp)

Đào Tang (Tang Môn) ở Mệnh
Tang, Đào ở Mệnh
Phúc cung ngộ Tang Đào Hồng
Phúc (cung phúc) Thai, Tang ngộ Đào Hồng,
(Đào Hồng không tam hợp xung chiếu nhị hợp với Tang Môn ngoại trừ tuổi Tỵ Đào cư Ngọ và tuổi Hợi Đào tại Tí thì nhị hợp Tang Môn)
Thiên Tướng tại Mão gặp Sinh Vượng Ðào Hồng Tả Hữu Quyền Xương hạn gặp Phá Ðà Kình Kiếp
Hạn có Nhật gặp Kiếp, Hồng, Binh, Khốc
Hạn gặp Riêu Hỉ Đào Hồng
Mệnh Đào Thân Hồng hạn có Thái Tuế

Nhìn chung thì bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát thích hợp cho cách Nhật Nguyêt nhất vì bộ Tam Minh là bộ hỗ trợ cho Nhật Nguyệt, hơn nữa Thiếu Dương đồng cung với Thái Dương thì lại rất thích hợp. Tùy theo vị trí của Đào Hồng (Đào Hồng thủ Mệnh khác với Đào Hồng tại Tài Quan Di) và các bộ sao kết hợp mà biến chuyển khác nhau, hoặc là rất tốt (khi kết hợp với các bộ sao hợp cách), hoặc là rất xấu (khi kết hợp với bộ sao phá cách). Cần nắm vững ý nghĩa của Đào Hồng, Cô Quả, Thiên Không Đào Hoa đồng cung và Thiên Không Hồng Loan đồng cung cùng Kiếp Sát để giải đoán. Bộ sao này không bao giờ kết hợp với Tang Hổ Khốc Hư là một ưu thế nhưng bù lại có rất nhiều phá cách lớn ví dụ như tối kỵ Không Kiếp xâm nhập, kỵ Hỏa Linh Kình Đà...

Riêng Tử Phù tại Sửu Mùi có cách giáp Long Phượng. Cách giáp Long giáp Phượng mà có mệnh Tử Phù nếu không có ác sát tinh xâm phạm thì là người vui tính, miệng cười tươi (Thiên Hỉ), hay gặp may mắn và rất có duyên được nhiều người theo, tính tình thông thường là nghiêm chỉnh (có Nguyệt Đức Hỉ Hồng Đào). Mệnh Quan giáp Phượng Long thì có tiếng tăm và được nhiều người mến chuộng

Bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát rất cần các phúc thiện tinh như Thiên Quan, Thiên Phúc, Ân Quang, Thiên Quí hoặc các sao chủ về đoan chính hoặc khắc chế được tính hoa nguyệt như Thái Dương, Lộc Tồn hội họp, nhất là tại vị trí Thiếu Dương thì sự nghiệp mới được bền vững. Bộ này không hợp với cách Sát Phá Tham nhất là hãm địa sẽ gia tăng sự thất bại đổ vỡ vì những hành động sát phạt không nương tay gây ra

Chú ý
Thiên Không Thiếu Dương tại Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi) thì có đủ bộ Đào Hồng Hỉ Kiếp Sát Cô Quả trong đó Thiếu Dương Thiên Không Kiếp Sát Cô Thần đồng cung. Tại Dần Thân thì đồng cung với Hông Loan, với Thiên Hỉ Long Đức xung chiếu. Tại Tỵ Hợi thì đồng cung với Thiên Hỉ với Hông Loan Long Đức xung chiếu. Tại Tỵ còn có Phá Toái tam chiếu. Chú ý bộ Cô Quả chỉ có khi Thiên Không Thiếu Dương tại Tứ Sinh mà thôi, tại các vị trí khác thì Thiên Không không có

Thiên Không Thiếu Dương tại Tứ Chính (Tí Ngọ Mão Dậu) thì có Thiên Không Đào Hoa đồng cung, tam hợp với Kiếp Sát và Hồng Loan hoặc Thiên Hỉ (tại Mão Dậu thì có Thiên Hỉ tam hợp với Phá Toái xung chiếu hoặc đồng cung, tại Tí Ngọ thì có Hồng Loan tam hợp, không có Phá Toái). Như vậy Thiên Không tại Tí Ngọ tốt hơn Mão Dậu (vì tại Tí Ngọ có Đào Hồng không có Phá Toái, tại Mão Dậu thì chỉ có Đào Hỉ lại gặp Phá Toái). Thiên Không Đào Hoa đồng cung tại Dậu xấu nhất (vì Phá Toái đồng cung, tại Mão thì Phá Toái xung chiếu)

Thiên Không Thiếu Dương tại Tứ Mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi) thì không đồng cung với Đào Hồng Hỉ, luôn tam hợp với Đào Hoa Kiếp Sát. Tại Thìn Tuất thì tam hợp với Đào Hồng đồng cung, tại Sửu Mùi thì tam hợp với Đào Hỉ (ở Sửu còn gặp Phá Toái đồng cung nên xấu nhất)

Đặc tính bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã
Tang Môn có Bạch Hổ xung chiếu (bộ Tang Hổ) (không có bộ Long Phượng tam hợp xung chiếu vì thiếu Long Trì)
Tuế Phá Thiên Hư có Thái Tuế xung chiếu (chú ý xem có bộ Khốc Hư không vì luôn có Thiên Hư) (không có bộ Long Phượng tam hợp xung chiếu vì thiếu Long Trì)
Điếu Khách có Quan Phù Long Trì xung chiếu (chú ý coi xem có bộ Long Phượng hay không)

Bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã không bao giờ gặp Đào Hồng Hỉ tam hợp xung chiếu (chỉ có Tuế Phá Thìn Tuất thì giáp bộ Đào Hồng, Điếu Khách Sửu Mùi có cách nhị hợp với Đào Hồng Tí Ngọ nhưng lại gặp Quả thủ Cô chiếu), khó gặp bộ Long Phượng (chỉ có Điếu Khách mới dễ gặp Long Phượng thủ đồng cung, tam hơp chiếu hoặc đồng cung xung chiếu, chỉ khi Điếu Khách tại Mão Dậu Tỵ Hợi mới không gặp), dễ gặp bộ Khốc Hư (vì luôn có Thiên Hư. Tại Dương cung luôn luôn có bộ Khốc Hư. Chú ý chỉ có Tang Môn mới có khả năng có đủ bộ Tang Hổ Khốc Hư), không có Đào Hồng (chỉ có cách giáp Đào Hồng nhưng thỉnh thoảng mới có), không có Tứ Linh, Kiếp Sát

Khi có Khốc Hư đủ bộ thì có bộ Mã Khốc Khách
Khi Tang Môn ở Thìn Tuất Sừu Mùi, Tuế Phá ở Dần Thân Tỵ Hợi, Thìn Tuất, Điếu Khách ở Tí Ngọ Mão Dậu Dần Thân Tỵ Hợi thì có bộ Mã Khốc Khách

Bộ này luôn luôn có Thiên Mã xuất hiện trong tam hợp. Đây là điểm nổi bật nhất. Thiên Mã là bộ sao có liên quan, ảnh hưởng đến công danh, tài lộc, phúc thọ, chủ sự thay đổi, di chuyển, có liên quan đến xe cộ hoặc chân tay. Thủ Mệnh và đắc cách thì là người đa tài, thao lược, nhiều tài năng, đặc biệt là tài tổ chức, nghị lực, hiếu động, nhanh nhẹn, thao vát, mau mắn, khéo léo, ăn nói giỏi, có tài ngoại giao. Cần xét kỹ sao này với các sao phối hơp để biết ảnh hưởng của nó (coi phần Thiên Mã)

Bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã khó gặp bộ Long Phượng (chỉ có Điếu Khách mới dễ gặp Long Phượng thủ đồng cung, tam hợp chiếu hoặc đồng cung xung chiếu, Điếu Khách tại Âm cung là Mão Dậu Tỵ Hợi mới không gặp bộ Long Phượng tại Mệnh). Đây là đặc điểm khiến cho Mệnh Điếu Khách khác với Mệnh Tang Môn, Tuế Phá. Ngoài ra Mệnh Điếu Khách luôn luôn có Quan Phù Long Trì đồng cung tại Di nên dễ có Tứ Linh tại Di (tại tam hợp Phúc Di Phối) hơn Mệnh Tang Môn hoặc Tuế Phá. Mệnh Điếu Khách có đặc điểm là sẽ có bộ Long Phượng tại Mệnh hoặc Di hoặc cả tại Mệnh và Di (Điếu Khách tại Thìn Tuất Sửu Mùi thì có Long Phượng tại Mệnh và Tứ Linh tại Di. Điếu Khách tại Tí Ngọ Dần Thân thì có Long Phượng tại Mệnh, Di không có Tứ Linh, Điếu Khách tại Tỵ Hợi Mão Dậu thì Mệnh không có Long Phượng nhưng Di có Tứ Linh). Nhìn chung thì Mệnh Tang Tuế Điếu là Mệnh dễ có Tứ Linh tại Di (Di tại Âm cung luôn có Tứ Linh) nên khi xem xét Mệnh Tang Tuế Điếu Hư Mã thì cần chú ý. Thiên Di có Tứ Linh hay không. Di có Tứ Linh thì ra ngoài hanh thông may mắn, gặp cát tinh thì càng tốt hơn, gặp hung tinh lạc hãm thì cũng đỡ lo lắng vì Tứ Linh giải họa rất mạnh

Tang Môn luôn có bộ Tang Hổ Hư. Ngoài vị trí Mão Dậu Tỵ Hợi, tại tất cả các vị trí khác thì Tang Môn luôn có đủ bộ Tang Hổ Khốc Hư. Đây là bộ hao bại tinh chủ sự hao hụt, suy bại, tang thương nên vị trí Tang Môn thường đem lại buồn thương cho cuộc sống hơn là vị trí Tuế Phá hoặc Điếu Khách. Cần chú ý vị trí đắc địa của Tang Môn (Dần Thân Mão Dậu). Tang Môn tại Dần Thân Mão Dậu thì tốt hơn các vị trí khác vì Tang Môn tại Dần Thân thì có bộ Tang Hổ Khốc Hư đắc địa, Tang Môn tại Mão Dậu thì đắc, có thêm Phượng Cát Giải Thần, lại không gặp Khốc Hư Cô Quả. Tang Môn tại các vị trí khác thì gặp bộ Tang Hổ Khốc Hư hoặc bộ Tang Hổ Cô Quả hội họp. Mệnh Tang Môn tại Âm cung thì luôn luôn có Tứ Linh (khi tại Mão Dậu có thêm Phượng Cát Giải Thần) thành ra đỡ bất lợi hơn Mệnh Tang Môn tại tại Dương cung (ngoại trừ tại Dần Thân) mặc dù tại Dương cung thì luôn luôn có Phượng Các Giải Thần trong tam hợp nhưng Di không bao giờ có Tứ Linh, chỉ có Tuế Phù Hổ

Bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã là bộ sao suy bại (luôn có Tang Môn, Thiên Hư lại dễ gặp Thiên Khốc là các bại tinh chủ suy bại) báo hiệu sự khó khăn trắc trở trong việc lập sự nghiệp nên lúc nào cũng có Thiên Mã trong tam hợp để đương sự có nghị lực ý chí đứng lên đấu tranh với đời, sự thành bại thì tùy theo sự đắc vị của Thiên Mã, Tang Môn, Thiên Hư cùng các sao phối hợp, nhưng dù gì thì sự thành công cũng dựa vào sự phấn đấu của bản thân là chính, ít khi gặp may mắn khi ra tay hành động (vì thiếu Tứ Linh, Tam Minh). Tại vị trí Điếu Khách thì tương đối đỡ xấu hơn các vị trí khác (vì dễ có bộ Long Phượng và Mã Khốc Khách), còn Tang Môn thì luôn có Bạch Hổ xung (bộ Tang Hổ Hư) và Tuế Phá thì luôn đồng cung với Thiên Hư với Thái Tuế xung là hai vị trí dễ gặp nghịch cảch. Chú ý bộ Mã Khốc Khách phải đồng cung thì mới đúng và cần phối hợp với các sao khác, tốt nhất là Lộc Tồn thì mới phát huy tính chất tốt đẹp được. Thông thường người có bộ sao Tang Tuế Điếu Hư Mã này là người nổi loạn, hay chống đối, thường có tư tưởng và hành động đi nghịch với xã hội đương thời nên bộ này thích hợp cho cách Sát Phá Tham sáng sủa tốt đẹp hoặc các hung tinh đắc địa. Đây là bộ sao canh cải, thay cũ đổi mới, sẵng sàng bất kể dư luận, mạnh dạn ra tay thực hiện mục tiêu của mình. Người Tang Tuế Điếu Hư Mã là người dễ có Tứ Linh tại Thiên Di (tại Âm cung luôn có Tứ Linh) , khi có Tứ Linh thì tuy dễ gặp may mắn thuận lợi khi bước ra ngoài xã hội nhưng bù lại khi bắt tay hành động thì thường dễ thất bại, trong khi người Tuế Phù Hổ Long Cái mặc dù dễ gặp khó khăn khi bước ra ngoài xã hội (Tang Tuế Điếu Hư Mã tại Thiên Di) nhưng lại được hanh thông khi bắt tay thực hiện (ít nhất Mệnh Tài Quan phải có Tứ Linh)

Người Tang Môn thì nặng lo và tính toán, khi bất mãn thì khóc lóc bi thương. Nếu đắc địa tại Dần Thân Mão Dậu thì có tài xét đoán và lý luận sắc bén, thao lược, thích hoạt động về chính trị, tính tình cương dũng, văn võ song toàn, lập nên sự nghiệp lớn. Đàn ông có Tang đắc địa thủ Mệnh thì học rộng biết nhiều, hiển đạt về võ nghiệp, quán xuyến cả về quân sự lẫn chính trị

Người Tuế Phá là người ngang ngược, phá tán, tinh nghịch, phá phách, có tính quật khởi, ưa chống đối, tranh luận, bàn cãi, thích thay cũ đổi mới, khi bất mãn thì hận lòng, đả phá quật ngược. Khi bị hoàn cảnh làm cho vụng suy thất ý, nếu không có phúc thiện tinh tại Mệnh thì rất dễ làm những điều bạo nghịch

Người Ðiếu Khách là người hay nói, hay tranh luận, hay làm chuyện mạo hiểm, chống đối, đi ngược lại với người, khi bất mãn thường hay lấy lời lẽ phân trần. Nếu hội với Mã Khốc Khách cư Mệnh thì là người có học vấn, có tài hùng biện, mẫn tiệp, rất khéo léo về ngoại giao. Hội với sao xấu thì là người nói năng không cẩn thận, ham mê chơi bời, nhất là bài bạc, khắc tổ ly tông

Bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã rất cần các phúc thiện tinh tọa thủ đồng cung, đặc biệt là Thiên Quan, Thiên Phúc, Ân Quang, Thiên Quí hoặc Tuần Triệt án ngữ hóa giải các điểm bất lợi, trở thành con người rất có từ tâm, ngay thẳng, thấy chuyện bất bình sẵng sàng ra tay tương trợ . Bộ này cũng rất cần có Tam Thai, Bát Tọa hội họp làm giảm sự lo lắng, phiền muộn, đối kháng, bất mãn trong cuộc sống


Các bộ sao hợp cách
Tang Môn tại Mão
Nam nhân có Tang Hổ đắc địa tại Dần Thân Mão Dậu
Cơ, Tang, Hồng, Phúc
Hạn gặp Thái Dương tại Ngọ có Hình, Tang, Hổ Khốc

Các bộ sao phá cách
Điếu Khách Tang Hình
Tang Môn, Kình
Tang Hổ Khốc Riêu
Mệnh Đào Hoa, Tang Môn nhị hợp
Tang Môn gặp Hỏa Tinh

Tham tại Dần, Ngọ gặp Tang Hổ và sát tinh
Đồng Âm tại Tí gặp Tang Hổ Khốc Riêu (Nữ Mệnh)
Đồng Âm tại Tí gặp Tang, Khốc Riêu (Nữ Mệnh)
Mệnh Tang Môn ở Thìn Tuất
Cơ Lương hãm gặp Thái Tuế hay Tang Môn
Tham Vũ Thìn Tuất gặp Tang Điếu

Cung Tật Ách có Cự Đồng gặp Tang Hổ Ðà Riêu
Nô có Phá Hóa Kỵ Tang Môn
Cung Phúc có Tang Đào Hồng
Điền có Tang Hổ
Tử Tức có Tang Hổ Kiếp Kình gặp Thái Âm hãm địa, Kỵ hội chiếu
Tử Tức Tang Hổ gặp Thất Sát, Dục (Mộc Dục)
Tử Tức Khốc Hổ Hình Sát
Phúc Thai, Tang ngộ Đào Hồng,
Phúc Tang Đào Hồng
Phúc Tang, Đào, Hồng, Hỉ,
Tử, Tang, Tả, Hữu

Hạn Tang Môn, Mã Kình Dương
Hạn Lưu Tang lưu Mã gặp
Lưu Dương Lưu Tang (VT)
Hạn Tang Môn Hỏa Tinh
Hạn Tang Môn Thái Tuế
Hạn gặp Khốc Kình Hình Hổ tuổi Tân và Quí
Hạn có Nguyệt gặp Đà Kỵ Hổ Tang
Hạn gặp Tang Môn Mã Kình Dương tại Hợi
Hạn gặp Khốc Hư Tang Mã
Hạn Tang Tú (Quả Tú) Khốc Hư
Hạn Khốc Hư Tang Mã
Hạn Tang Môn, Điếu Khách thủ
Hạn Vũ Tham Linh,Tang, Khốc, Thái Tuế tại Thìn, Tuất

Tham Thái Tuế đồng cung
Cơ Lương hãm gặp Tang Tuế

Tham Vũ đóng tại Võng La, Gặp phải Tang Điếu một nhà càng hung
Tuế (Tuế Phá) Khách (Điếu Khách), Hư (Thiên Hư), Kình hãm địa
Mệnh Thiên Hư thủ, Tuế Phá, Điếu Khách, Kình hãm

Đặc tính bộ Âm Long Trực
Thiếu Âm có Phúc Đức Thiên Đức xung chiếu
Long Đức có Thiếu Dương Thiên Không xung chiếu
Trực Phù có Tử Phù Nguyệt Đức xung chiếu

Bộ Âm Long Trực thì không có Khốc Hư thủ chiếu (chỉ có cách giáp hoặc nhị hợp. Long Đức luôn nhị hợp với Thiên Khốc. Long Đức ở Sửu Mùi thì nhị hợp với bộ Khốc Hư Tí Ngọ. Long Đức tại Tí Ngọ thì giáp bộ Khốc Hư), không có Tang Hổ, Long Phượng (Thiếu Âm Sửu Mùi thì giáp bộ Long Phượng. Thiếu Âm tại Tí Ngọ thì nhị hợp với Long Phượng đồng cung tại Sửu Mùi), không có Thiên Mã thủ chiếu, không có Thiên Không ngoại trừ Long Đức luôn luôn có Thiên Không xung chiếu, luôn luôn có ít nhất một sao của bộ Đào Hồng Hỉ, có từ một đến ba sao của bộ Tứ Đức. Cần chú ý xem có Cô Quả, Kiếp Sát, Phá Toái hay không
Thái Âm có Tam Đức, Trực Phù có Nhị Đức, Long Đức chỉ có một mình
Chỉ có Thiếu Âm hoặc Phúc Đức tại Tí Ngọ Mão Dậu (tuổi Tí Ngọ Mão Dậu) thì mới có đủ bộ Tam Minh

Trong bộ này thì vị trí Long Đức là vị trí xấu hơn các vị trí khác (vì luôn có Thiên Không xung chiếu, nhị hợp với Thiên Khốc). Sự không xuất hiện của Thiên Không (trừ Long Đức), Tang Hổ Khốc Hư, Thiên Mã trong tam hợp xung chiếu khiến cho người có bộ này nhìn chung hiền lành, có cuộc sống êm đềm, an phận thủ thường, ít âu lo, không hay bon chen phấn đấu. Tùy theo vị trí của Đào Hồng Hỉ, có Cô Quả hoặc Kiếp Sát cùng các bộ sao khác mà có sự khác biệt. Chú ý rằng Thiếu Âm khi đồng cung với Thái Âm thì rất tốt đẹp. Bộ Âm Long Trực tốt đẹp cho người có Thiếu Âm tại Tí Ngọ Mão Dậu (tuổi Tí Ngọ Mão Dậu) có đủ bộ Tam Minh lại không bị Cô Quả Kiếp Sát Thiên Không xâm nhập. Riêng Thiếu Âm tại Tí Ngọ đồng cung với Thiên Hỉ thì được thêm bộ Long Phượng tại Sửu Mùi nhị hợp

Người Thiếu Âm thì suy tính âm thầm, thông minh, hòa nhã, vui vẻ, nhân hậu, từ thiện, cả tin, dễ lầm lẫn, đôi khi quá tin tưởng người nên hay bị lợi dụng, dễ bị thiệt thòi vì chủ quan

Người Long Ðức thì đoan chính, ưa làm điều lành, từ bi, hay giúp đở người làm phúc, không hay bon chen, an phận, ít mạo hiểm, biết nhân nhượng, chấp nhận thua thiệt người
Nếu gặp Đào-Hoa, Hồng-Loan thì là người có duyên, có phẩm hạnh

Người Trực Phù thì trực tính, ăn ngay nói thẳng, trong cuộc sống chịu nhiều thiệt thòi, công lao không được hưởng xứng đáng
Nguồn trích dẫn (0)

Friday, March 2, 2012

KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG VỀ TUẦN, TRIỆT ĐỂ GIẢI ĐOÁN ĐẠI HẠN TỐT, XẤU

KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG VỀ TUẦN, TRIỆT ĐỂ GIẢI ĐOÁN ĐẠI HẠN TỐT, XẤU

Người mà Mệnh, Thân có Tuần (hay Triệt) đến đại hạn gặp Triệt (hay Tuần) thì được mở ra, trở nên khấm khá
Nhiều trường hợp đáng kể trong chi tiết

Trần Việt Sơn

Trước đây, chúng tôi có ghi một kinh nghiệm về Tuần Triệt. Không phân biệt nam nữ, cứ người tuổi Dương thì chuyển theo chiều ngược, hễ thấy Tuần hay Triệt chận đầu cung nào thì cung đó bị giảm, bị chận nhiều; còn như Tuần hay Triệt ở cung nào, mà ở sau, tức là ở thế vuốt đuôi, thì chỉ giảm ít thôi. Ảnh hưởng của Tuần thì nhẹ nhưng lai rai lâu dài, còn ảnh hưởng của Triệt thì mạnh và chỉ trong một giai đoạn ngắn.

Chắc rằng ảnh hưởng của Tuần và Triệt không phải chỉ có thế. Chúng tôi đã đem vấn đề đến hỏi cụ Thiên Lương, và ụ đã chỉ về các kinh nghiệm của cụ về một trường hợp rất quan trọng: trường hợp Tuần (hay Triệt) đóng tại Mệnh (hay Thân) và đại hạn đi đến một cung có gặp Triệt (hay Tuần). Tức là Mệnh Thân có Tuần, đi đến một cung đại hạn có Triệt; hay là Mệnh hay Thân có Triệt đi đến một cung đại hạn có Tuần.

Nguyên tắc quan trọng để xác định đại hạn tốt xấu.
-Một đại hạn tốt hay xấu, là tùy theo Hành của cung đại hạn có sinh cho Hành của Mệnh hay không. Đó là kinh nghiệm thông thường , sách nào cũng có nói tới.
-Cụ Thiên Lương đã nêu lên kinh nghiệm khác mà chúng tôi đã trình bầy trong một số giai phẩm trước, đó là khi nào đại hạn đến một cung thuộc vào một trong 3 cung tam hợp tuổi của mình, thì đó là đại hạn tốt; vận mình khá trong đại hạn này.
1)Người tuổi Thân Tý Thìn, đại hạn đến cung Thân Tý Thìn là tốt
2)Người tuổi Tị Dậu Sửu, đại hạn đến cung Tị Dậu Sửu là tốt
3)Người tuổi Dần Ngọ Tuất, đại hạn đến cung Dần Ngọ Tuất là tốt
2)Người tuổi Hợi Mão Mùi, đại hạn đến cung Hợi Mão Mùi là tốt.
Chúng tôi gọi tắt là đại hạn đến cung tam hợp tuổi là tốt.

-Bây giờ lại đến kinh nghiệm khác của cụ Thiên Lương: là Mệnh (hay Thân) mà có Tuần thì đến đại hạn gặp Triệt, cuộc đời sẽ mở ra, đó là đại hạn tốt. Hoặc là Mệnh (hay Thân) mà có Triệt thì đến đại hạn có Tuần là được mở ra. Kinh nghiệm chỉ mới trong nguyên tắc đại cương như vậy, đem áp dụng vào một số người tháy đúng. Qua mấy lá số đó không phải là đại hạn tốt theo những cách giải đoán thông thường, thế nhưng cuộc đời thật của đương sự có thăng tiến trong giai đoạn ấy. Chúng tôi đã tìm hỏi cụ Thiên Lương, được cụ chỉ đúng đại hạn đó là tốt; hỏi lý do tại sao, cụ cho biết đó là Triệt gỡ Tuần, hay Tuần gỡ Triệt.

Lý do
Nhiều nhà Tử vi biết cái nguyên tắc Triệt phá Tuần, và Tuần phá Triệt, nhưng ít áp dụng vào việc giải đoán hạn.
Ta có thể hiểu lý do như sau: Mệnh có Tuần cản trở, nên cuộc đời lận đận; nhưng đến đại hạn có Triệt, thì Triệt đụng độ với Tuần, hai sao đụng độ với nhau, thành thử Tuần nhãng quân việc cản trở Mệnh, cuộc đời trở nên khá.
Có người giải thích: Tuần cản Mệnh, đến khi gặp đại hạn có Triệt, thì Triệt cản lại Tuần, cho nên cuộc đời được ra khỏi thế kẹt.

Vài lá số dẫn chứng
Lá số ông Giáp Tý, sanh mùng 5 tháng 7, giờ Tí, Kim mệnh, Kim cục. Lá số với mấy điểm chính liên quan đến việc dẫn giải Tuần Triệt như sau:
LINK LÁ SỐ
Khá, thành đạt. Theo kinh nghiệm về đại hạn tam hợp tuổi, thì tuổi Tý, đại hạn đến cung Thân Tý hay Thìn là ăn. Số này khá đặc biệt ở đại hạn cung Tý, ở cung Quan lộc có Tử vi, Thái tuế, đó là đại hạn 44-53. Sang đại hạn 54, sẽ giảm kém. Nhưng đương số Mệnh có Triệt, khi đại vận đến cung Phúc, tại Tuất, gặp Tuần lần đầu tiên, tức là đại vận 24-33, là cũng được tốt. Đó là đại hạn tốt đẹp, thi đậu, đi làm, thành đạt.

Kinh nghiệm để ghi thêm
Mệnh có Tuần, đến đại hạn đầu tiên gặp Triệt là ăn, đại hạn sau cũng có Triệt nhưng không ăn nữa. Vậy chỉ kể đại hạn đầu mà thôi. Mệnh có Triệt, cũng đến đại hạn đầu gặp Tuần là ăn.

Lá số cụ Nguyễn Công Trứ
Tuổi Mậu – Tuất, sanh ngày 1 tháng 11, giờ Thìn.LINK LÁ SỐ
Những đại hạn tại cung tam hợp tuổi tại Tuất và Dần, đều là đại hạn tốt.
Thân có Tuần, cho nên hôn ám cả nửa sau cuộc đời, không cho Thân được hài lòng. Nhưng Thân có Tuần, thì đến đại hạn đầu tiên gặp Triệt tất phải ăn. Đó là đại hạn 43, tại Tí. Đại hạn này tốt dù không phải là tam hợp tuổi, nhưng được Triệt chế ngự Tuần. Đó là đại hạn trong đó cụ Trứ được thăng chức nhiều lần, lên 7, 8 bậc.

Kinh nghiệm ghi thêm: Thân gặp Tuần hay Triệt
Thân bị Tuần hay Triệt, là Thân bị ám. Vậy cứ giả sử đến một đại hạn có Triệt để gỡ Tuần, hay Tuần để gỡ Triệt thì cuộc đời được mở ra hay chăng? Thưa không hẳn còn phải tùy thời gian. Vì là Thân bị ám cho nên cuộc đời sẽ chỉ mở ra khi đại hạn ấy là sau 30 tuổi (ứng vào Thân). Chứ nếu đại hạn ấy, dù có Tuần hay Triệt để mở ra, nhưng lại là đại hạn trước 30 tuổi, thì cũng không có ảnh hưởng gì (vì chưa đến giai đoạn của Thân).

Nếu đại hạn vừa được Tuần Triệt gỡ ra, vừa là tam hợp tuổi
Mệnh có Tuần, đến đại hạn Triệt là gỡ ra. Hay Mệnh có Triệt, đến đại hạn Tuần là gỡ ra. Nếu đại hạn này lại đúng là đại hạn trong thế tam hợp tuổi, thì ảnh hưởng tốt lại tăng thêm gấp đôi (vì có hai cái tốt cộng lại).

Một lá số dẫn giải: tuổi Canh ngọ, ngày 16 tháng 7, giờ Sửu.LINK LÁ SỐ Mệnh tại Mùi, có Triệt. Đến đại hạn 33 tại Tuất, có đồng thời hai yếu tố tốt: thứ nhất, đó là cung tam hợp tuổi; thứ hai, đó là cung gặp Tuần để gỡ ảnh hưởng của Triệt. Trong đại hạn này, nhân vật bốc lên thật mạnh, lên cao chót vót, nhất hô bách nạp. Nhưng hết đại hạn đó là hết ăn luôn. Lại phải chờ đến đại hạn 73, tại Dần, là đại hạn tam hợp tuổi, mới lại khá.

Mệnh bị cả Tuần và Triệt
Mệnh bị cả Tuần và Triệt, thì không còn đại hạn nào gặp một trong hai sao đó nữa, và không có gì để gỡ thế kẹt nữa, nhất là cả hai Tuần và Triệt cùng áp đảo Mệnh.

Nhưng đại hạn đến cung tam hợp tuổi, thì có khá không? Thưa rằng cũng khá hơn, nhưng cái khá phải giảm đi 50%, là vì cả Tuần và Triệt đè nén Mệnh. Sau đây là lá số Quý Hợi:
Mệnh có Phủ, Vũ, Lộc tồn, Thiên không. Lộc trái khoáy nên không bền. 3 lần phá sản. Đến đại hạn tam hợp tuổi (cung Hợi, Mão, Mùi) làm ăn phấn chấn hơn, nhưng cũng phải chăng, bị giảm chế, hoặc phát nhiều lại tán hết. Tuần Triệt cùng ở tại Thân, cũng có ảnh hưởng như Tuần Triệt cùng tại Mệnh

Tùy theo tuổi Âm Dương đóng cung nào
Biết rằng có trường hợp đến đại hạn bộc phát, nhưng sẽ khá vào khoảng nào trong đại hạn? Có những trường hợp như sau:
-Người tuổi Âm, mệnh đóng cung Dương, hoặc người tuổi Dương, Mệnh đóng cung Âm: Mệnh có Triệt hay Tuần, gặp cung đầu tiên có Tuần hay Triệt, thì đại hạn đó ăn, nhưng ăn về 5 năm chót của đại hạn (xin so sánh với kinh nghiệm chính tinh là Bắc đẩu tinh hay Nam đẩu tinh).
-Người tuổi Âm, Mệnh đóng cung Âm; hay người tuổi Dương, Mệnh đóng cung Dương: Mệnh (hay Thân) có Tuần (hay Triệt), đến khi gặp đại hạn đầu tiên có Triệt (hay Tuần), thì đó là đại hạn tốt, và tốt ngay khi mở vào đại hạn, tức là tốt trong khoảng 5 năm đầu của đại hạn.

Lá số Ất Sửu vào đại hạn ăn ngay
Lá số tuổi Ất Sửu, ngày 28 tháng 6, giờ Thân, LINK LÁ SỐđại cương như sau:
Vị này gặp những cách khó làm chức lớn, cứ lên đến Chánh sự vụ là lại xuống. Xin lưu ý đại hạn tấn phát thuộc tam hợp tuổi tại Dậu (25-34). Mệnh gặp Tuần, đến đại hạn 45 ở Mùi, gặp Triệt là đại hạn bộc phát (dù không được tam hợp tuổi, mà được Triệt cởi gỡ những cái đè nặng của Tuần là được tốt) và vừa bước vào đại hạn là bộc phát ngay, vị này được cử ngay làm Tổng thư ký Bộ.

Một vài lá số khác
Tuổi Tân Dậu, 27 tháng 9 giờ Tị.Link cần chèn
Vị này dù thành đạt, luôn luôn ở chức phụ tá (là vì Triệt đóng tại mạng) lên nữa không được. Cứ thế mà kéo dài cuộc đời, cho đến đại hạn 42 ở Tài bạch tại Sửu. Tại đây cái tốt tăng lên gấp đôi, là vì cung Sửu vừa là cung tam hợp tuổi, vừa gặp Tuần cởi gỡ khỏi Triệt, thế là bốc mạnh một bước nhảy vọt lên làm Tổng giám đốc…nhưng vừa hết đại hạn này, sang đại hạn 52 xuống ngay.

Kính mời quý vị xét nghiệm lại kinh nghiệm trên qua các lá số của quý vị, có trong tay
KHHB số 74C2

Tìm hiểu tính tình phụ nữ qua tử vi

Tìm hiểu tính tình phụ nữ qua tử vi
Phong Nguyên (KHHB 45)

Những cách xấu

1/ Tham lang địa kiếp
Đa số các nhà tử vi ko khen phụ nữ nào có 2 sao này hay 1 trong 2 sao tọa thủ tại mệnh thân (nhất là mệnh).

Câu phú “Trai bất nhân Phá quân thìn tuất, gái bạc tình Tham Sát dần thân” chỉ chê phụ nữ có Tham, Sát dần thân là bạc tình, nhưng tôi nghiệm thấy còn tệ hơn nữa vì người đó ngoài tính bạc tình còn có tâm địa ích kỉ, tham vọng vô bờ bến về mọi phương diện nhất là về tình và tiền (gặp ai mà ưa là say mê liền hoặc đang yêu mà thấy người đó hết tiền là bỏ luôn).

Về câu phú trên tôi thấy ứng nhiều với sao Tham Lang chứ ít đúng với sao Thất Sát nếu không có sao tăng cường. Thực tế khi mạng cư dần thân có Sát thì cung xung chiếu bao giờ cũng là Tử Phủ là 2 sao trung hậu, gây ảnh hưởng ko ít cho Thất sát, nhất là khi mạng ko có ngũ hành hợp sao này, hơn nữa chính sao Thất sát là sao chủ về khắc khổ, khắc khe, u buồn, ít tình cảm, thì khó thể quyết đoán là đương số bạc tình. Phải chăng là có những tính này nên không yêu đương đằm thắm được, chứ làm gì có lòng dâm tà.

Nhưng khi có Tham Lang thủ mạng, nhất là ở tí ngọ, dần thân, thìn tuất thì khó thể níu kéo cung xung chiếu để chế hóa mạnh mẽ sao này.
Có nhà tử vi đã ko lầm khi cho rằng Tham Lang còn tệ hơn Đào, Hồng, Riêu, Mộc vì Tham Lang vừa dâm vừa gian tà ích kỉ trong khi Đào, Hồng, Riêu, Mộc chỉ có đam mê về nhục dục chứ chưa hẳn thiếu tâm hồn cao thượng, vị tha. Nếu chẳng may có Tham Lang thủ mạng lại gặp đủ bộ sao lả lướt trên đây thì thực là quá sức dâm dật hoặc vô luân; những người phụ nữ đó không thể chấp nhận làm người bạn đời được. Riêng Tham Vũ và Liêm Tham thì ít bị ảnh hưởng của Tham Lang vì thuộc về cách khác

Còn sao Địa Kiếp tuy ko chủ về tình ái nhục dục nhưng có đặc tính mạnh mẽ về gian tà, thủ đoạn, tàn nhẫn, bần tiện, ác độc. Chỉ 1 sao này cũng đủ làm cho tâm hồn người phụ nữ xấu xa và cũng đủ làm hỏng gần hết các cách hay khác. Nếu xui có thêm Tham Lang thì người đó hết làm bạn được với ai. Nếu có Đào Hồng Binh Tướng hội chiếu thường hay bị hãm hiếp; hoặc làm gái điếm khi có thêm Riêu, Mộc, Cái, Hỏa, Linh và 1 vài cách bổ túc khác.

Tôi cho rằng thà có Địa Không lâm mệnh thân còn hơn có Địa Kiếp, vì Địa Không thường chủ về vất vả, thất bại, hôn nhân trắc trở chứ ít khi chủ về gian trá, ích kỉ mạnh mẽ như địa kiếp. Mặc dù có câu phú “Không kiếp lâm Tài Phúc chỉ hương sinh lai bần tiện” tôi cho rằng chỉ ứng với Kiếp. Riêng về Không Kiếp đắc địa Tị Hợi thì ko liên quan gì đến cách đoán trên vì cách này cũng là 1 cách tốt cho nam lẫn nữ, nhất là Âm Nam, Dương Nữ (tôi đã bàn kĩ về điểm này trong bài đầu tiên của tôi trên KHHB)

2/ Đào, Hồng, Riêu, Mộc, Cái
Sau sao Tham Lang tôi chê người phụ nữ nào có các sao này, dù họ có cả Tử Phủ, Khôi Việt, Quan Phúc chiếu mệnh chăng nữa. Thực tế các sao đó có năng lực rất mạnh về tình ái, nhục dục cho nên bộ sao đứng đắn khó làm mất hiệu lực của chúng, nhất là khi có cả Không Kiếp, Hỏa Linh, Phục, Tả Hữu thì thuộc về hạng gái làm tiền.

Chỉ có 2 sao Đào Riêu vẫn là loại gái lăng loàn, trắc nết, dễ cắm sừng vào đầu chồng, chẳng thế mà có câu “Đào Riêu số gái ai hay, chồng ra khỏi cửa dắt trai vào”.

Hơn nữa, nguyên sao Đào Hoa hoặc Hồng Loan thủ mệnh cũng bát lợi cho người chồng vì 2 sao này chủ về 2 đời chồng hoặc ít khi sống gần chồng. Tôi ko cho 2 sao này nói về tình ái liên tục mà thực ra là “trăm mối tối nằm không”, như vậy có hay gì cho hạnh phúc vợ chồng. Đấy là chưa kể về vấn đề yểu tướng khi có Không Kiếp giao hội, vì có câu “Đào, Hồng hội Kiếp Không lâm thủ, sá bàn chi những lũ yểu vong”

3/ Vũ khúc, Cô quả, lộc tồn
Những sao này khi thủ mạng nữ chẳng bao giờ có nghĩa xấu xa, nhưng tôi vẫn ko cho là tốt vì các sao đó chủ về cô đơn, góa bụa, hoặc lạnh lùng, khắc khe, là những yếu tố ko lợi cho hạnh phúc lứa đôi. Nhưng bù lại, người đó có tay làm ra tiền và càng nhiều tiền càng dễ bị sống xa cách chồng. Cách này hay dở tùy thuộc cảm nghĩ hoặc í thích của người chọn vợ, vì có ông chỉ nghĩ đến tiền nên khi vợ làm ra nhiều tiền thì đương nhiên được coi là hay, nhưng có ông chỉ ưa sống gần vợ mà cứ phải nay đây mai đó hoặc phải chia ly xa cách vì hoàn cảnh sự nghiệp thì đương nhiên cách này thành xấu

4/ Phá quân, Đại Tiểu hao
1 phụ nữ không dâm tà độc địa ích kỉ, không lạnh lùng khắc khe cũng chưa đủ làm người vợ tốt: người đó còn cần có tính cẩn thận, tằn tiện, ngăn nắp nữa mới có thể thành người nội trợ giỏi, đảm đang. Như vậy phải tránh Phá quân hội Đại Tiểu hao (trừ khi Đại Tiểu hao cư Mão, Dậu) dù cho Phá quân đắc cách ở tí, ngọ vì các sao này chủ về bừa bãi, ngông cuồng, hoang phí, phóng khoáng ăn chơi, cờ bạc, nghiện ngập. Dù mình là tỉ phú cũng chẳng nên lựa người phụ nữ kiểu này, vì chẳng mấy chốc mà sự nghiệp tan tành vì bị phá của rất mạnh mẽ.

Trên đây là những điều tôi cho rằng tối kị với phụ nữ, vì thực ra còn nhiều cách xấu khác không tai hại lắm và cũng khó thể tránh được. Nhân vô thập toàn mà

Những cách tốt

1/ Tử Phủ dần thân
Cách này ít nhà tử vi dám chê và riêng tôi, tôi coi cách này hay nhất đối với phụ nữ. Mỗi khi coi lá số 1 người phụ nữ có cách này là tôi có thiện cảm và kính trọng liền, vì gần như chắc chắn người đó đoan trang, tiết hạnh và thông minh.

Nhất là khi có thêm Hóa Khoa đồng cung hoặc Khôi Việt giao hội thì thực hết chỗ chê. Riêng Hóa Khoa có điềm hay đặc biệt là vừa thông minh lại vừa nhân hậu từ trong lòng đến bề ngoài (như thế là nhân hậu thật sự chứ không phải đạo đức giả). Phải chăng vì thế mà theo cách bố cục các sao, Đào Hoa không bao giờ đồng cung Tử Phủ dần thân, vì đào hoa chủ về đa tình, lãng mạn lẳng lơ. Còn Hồng Loan tuy cũng có khi đồng cung (khi tuổi Sửu Mùi) nhưng không đáng ngại vì Hồng Loan thường chủ về 2 đời chồng hoặc trắc trở hôn nhân chứ ít khi có nghĩa đa tình như Đào Hoa, nhất là khi có Tử Phủ chế hóa nhiều

Có người thắc mắc sao không coi Tử vi cư ngọ là tốt nhất đối với người phụ nữ. Thật ra cách đó chỉ tốt về công danh uy quyền chứ không hẳn tiêu biểu cho nết hạnh phụ nữ. Chẳng thế mà cung Ngọ cũng là 1 trong 4 vị trí của đào hoa, và khi sao này cư Ngọ thì đương nhiên người phụ nữ đó coi tình ái như “pha” nghĩa là họ có thể trở thành bạc tình, dù có Tử Vi đóng ở đó nữa. và có khi chính vì có Tử Vi mà thành ngang tang trong vấn đề tình ái vì Tử vi cư ngọ được coi là “vua” trong các sao thì coi ai ra gì. Tuy nhiên khi có Tử vi mà không có đào hoa thì vẫn cho là tốt về tính tình nhưng nhất định có tính kiêu kì quá đáng, là 1 điều làm phái nam bực mình và thiệt thòi

2/ Tử Sát tị hợi
Cách “Tử Sát đồng lâm tị hợi nhất triều phú quí song toàn” là cách tốt thứ 2 đối với phụ nữ, theo ý kiến của riêng tôi. Tuy nhiên, cách này cũng có khía cạnh đáng chê là người phụ nữ đó thường nghiêm nghị quá, thành ra mất vẻ nữ tính, nhất là gặp ông nào nhiều tình cảm thì thực là giảm nhiều khắng khít. Nhưng bù lại người phụ nữ đó rất vượng phu ích tử hoặc có tay làm ra tiền như thế cũng là hay lắm rồi.

Còn những cách liên hệ với tử vi như Tử Tham,Tử Tướng, Tử Phá … tôi không dám cho là tốt được, vì như Tử tham thì cũng tệ như những cách xấu nêu trên, nhất là có thêm đào hoa (mão hoặc dậu), Tử Tướng lại phạm vào câu “Đế tọa La Võng, hoàn vi phi nghĩa chi nhân”, còn Tử Phá tuy khá hơn nhưng hay có tính ngang bướng, bất cần đời mặc dù cũng đứng đắn

3/ Đồng Lương dần thân
Cách “Đồng Lương tối hỉ dần thân hội” cũng đáng gọi là hay vì người phụ nữ nào có cách này tính tình nhẹ nhàng, dịu dàng và nhất là có sắc đẹp mĩ miều (nhưng ở đây tôi không bàn về nhan sắc mà chỉ nói về tính tình). Tuy nhiên, cách này vẫn thua kém 2 cách trên về sự đứng đắn, đoan trang và quí phái, vì khi đã dính tới Thiên Đồng là chủ về thay đổi, canh cải, không giữ vững lập trường tức là không thể chung tình tuyệt đối được, nhất là khi Hồng Loan đồng cung.

4/ Vũ Tướng dần thân
Cách này hay ở chỗ là người đảm đang, đứng đắn, biết xoay xở quán xuyến, nhưng vì liên hệ tới Vũ Khúc nên tính thích cô đơn, lạnh lùng và quả quyết như đàn ông (do đó cần tránh Cô quả, lộc tồn), còn Thiên Tướng chủ về chỉ huy nên dễ bắt nạt chồng. Nếu ai chịu được những điều trên thì rất nên lựa người bạn đời có Vũ Tướng để khỏi bị gánh nặng gia đình trút hết vào mình, nhất là trong giai đonạ mưu sinh khó khăn hiện nay

5/ Vũ Sát mão dậu
Cách này chỉ hay ở phương diện đứng đắn, đoan trang vì 2 sao này cũng ghét tình ái bậy bạ, nhưng về tình vợ chồng thì vẫn xem trọng mặc dù không lả lướt lắm. vậy ai thích có vợ chỉ lo toan nội trợ hoặc tần tảo bán buôn thì hãy chọn cách này, nhưng cần phải tránh được Lộc tồn đồng cung và cô quả tại “thân” (vì không bao giờ cô quả tại Mão dậu) cư hợi hoặc mùi, để khỏi gặp người khắc chồng trở thành góa bụa

6/ Nhật Nguyệt đắc địa
Cách này có thêm Tả Hữu hoặc Song Lộc là người phụ nữ đảm đam nhất về phương diện kinh doanh lớn, nhưng có điểm kẹt khi gặp đào hồng hay riêu, mộc, cái thường hay thích ăn chơi ngoài xã hội dù vẫn lo chuyện làm ăn, vì Nhật Nguyệt bao giờ cũng chủ về mơ mộng vẩn vơ, có tâm hồn, “là thi sĩ nghĩa là du với gió”

7/ Cơ Lương thìn tuất
Cách này thường hay cho phái nam nhiều hơn nữ, vì rất hợp về mưu trí, kế hoạch, cho nên phụ nữ có cách này thì khôn quá có thể lừa dối, qua mặt chồng dễ dàng. Lẽ tất nhiên nếu không có các sao xấu hội hợp thì chẳng đáng ngại, nhưng lỡ có 1 vài điểm “mờ ám” nào là phải nên dè dặt đối với người bạn đời của mình

8/ Phủ Tướng triều viên
Đây là cách trung bình, nghĩa là chỉ chăm chỉ làm ăn, không có gì xuất sắc mà cũng không có gi đáng chê trách. Thường những người phụ nữ có cách này hay làm công chức, sống cuộc đời nề nếp

Các trung tinh tốt
Cũng cần nhìn vào Các trung tinh như thai tọa, khôi việt, quan phúc, tràng sinh đế vượng quang quí, long phượng, khoa, lộc (tôi không đề cập Hóa Quyền vì sao này không chủ về tính tình tốt của phụ nữ, có sao đó chỉ người kiêu căng, hách dịch, hay bắt nạt chồng) để cho điểm cao thêm vì những sao phụ trên đóng góp khá nhiều vào tính đọa đức, đứng đắn, đảm đang.

10 kinh nghiệm sát thủ của Tử vi

10 kinh nghiệm sát thủ của Tử vi
Giáo sư Lê Trung Hưng

Sách Tử vi mỗi ngày càng nhiều nhưng ý nghĩa các Sao vẫn thấy không thấy thêm ra, chỉ quanh quẩn trên nhưng câu Phú với ý nghĩa mơ hồ, nhiều khi đặt để ở một trạng thái gán ghép thành ra làm nản chí những người ham học hỏi Tử-vi không ít. Trong chiều hướng phải làm sao sáng tỏ cho ngành học lý đoán cổ truyền này, những công trình nào dù bé nhỏ tới đâu, nếu đem phổ biến một cách trung thực và nhiệt thành, thiết tưởng cũng là một nỗ lực khách quan nhất của người tri thiên mệnh để xây dựng xã hội. Học phái Thiên Lương xin lại mạn phép chư vị quân tử trình làng Tử vi “Mười Kinh nghiệm” được coi là những đòn sát thủ trên mỗi bản số Tử-vi để cùng nhau chiêm nghiệm :
1.Sinh bất phùng thời: Hạn Thái tuế vô chính diệu
2.Đồng bệnh tương lân: Hình, Riêu, Không Kiếp
3.Đời là bể khổ: cung ách
4.Công ơn tổ phụ: cung Phúc đức vô chính diệu
5.Đen như mõm chó: Cung quan lộc vô chính diệu
6.Làm thân trâu ngựa: Thế tương quan giữa cung Thân Mệnh và cung Nô bộc
7.Trắng tay sự nghiệp: Hạn Thiên không ở tứ mộ
8.Sớm đầu tối đánh: Nhận diện nhóm hung tinh chiến lược Kình, Đà, Linh, Hỏa, Không, Kiếp.
9.Được làm vua thua làm giặc: Người Tỵ, Dậu, Sửu với sao Phá toái.
10.Anh hùng tạo thời thế: Luận bốn mẫu người Tử sát, Tử tướng, Tử phủ và Tử Phá.
Bây giờ xin vào chi tiết

1- Sinh bất phùng thời :

Mỗi bản số đều được hưởng 10 năm thuận lợi, đắc ý nhất ở cung Tam hạp với Sao Thái Tuế (được gọi là vòng Thái Tuế).

Thí dụ : Người tuổi Tỵ, vậy khi đến hạn 10 năm ở một trong ba cung Tỵ, Dậu, Sửu là được hưởng vòng Thái Tuế. Nhưng có 01 điều cân nhắc cận thận về cường độ của sự thoải mãi, nghĩa là xem, đắc ý tới mực nào, thì phải xem xét cung Mệnh (và cả cung an Thân) có chính diệu tọa thủ hay không, đồng thời cung nhập hạn của vòng Thái Tuế có chính diệu hay không ?. Sự đắc thắng vẻ vang hay chiến thắng trong gian lao là tùy thuộc vào các điều kiện sau đây :
•Cung Mệnh (và cung an Thân) có Chính diệu hãm địa, hạn gặp vòng Thái Tuế ở cung Vô Chính diệu thì chỉ đắc lợi một cách tương đối.
•Cung Mệnh (và cung an Thân) có Chính diệu đắc địa, hạn gặp vòng Thái Tuế ở cung Vô Chính diệu thì chỉ đắc lợi trung bình.
•Cung Mệnh (và cung an Thân) Vô Chính diệu, hạn gặp vòng Thái Tuế ở cung Vô Chính diệu thì vẻ vang trong gian khổ, sinh bất phùng thời.
•Cung Mệnh (và cung an Thân) Vô Chính diệu, hạn gặp vòng Thái Tuế ở cung có Chính diệu tọa thủ (nhất là bộ Sát, Phá , Tham) thì chiến thắng rạng rỡ huy hoàng đắc lợi như ý muốn.
•Trường hợp Cung Mệnh trùng hợp với ngay cung của vòng Thái Tuế không tốt bằng cung an Thân trùng hợp với cung của vòng Thái Tuế (vì Thân chủ về hành động, còn Mệnh là lý thuyết và tư tưởng, nên chỉ có làm mới có hưởng, tay có làm thì hàm mới có nhai ! )

2- Đồng bệnh tương lân :
Trong những tai nạn cộng đồng, nghĩa là nhiều người vướng vào vòng hoạn nạn cùng một lúc và bởi một nguyên do (Thí dụ : tai nạn rớt máy bay làm nhiều người chết ... ) Tử vi đã trở lên nghi vấn trong cách giải thích trường hợp khó khăn và tế nhị này ? Tuy nhiên, nếu đem đối chiếu với những lá số thiệt mạng (hay chỉ mang thương tích) trong tai nạn cộng đồng, thì khi dùng phép quy nạp đã cho thấy nét tương đồng kể sau :

- Tam hợp với cung Mệnh có Thiên Hình, Thiên Riêu, Địa Không và Địa Kiếp (hay tam hợp của cung Ách )

- Cung Ách có Thất Sát, Phá Quân hay Tham Lang (Hay cung Mệnh có cách này)

- Tiểu Vận (một năm) hay Đại Hạn (10 năm) vào vòng tam hạp của Thiên Không (Thiếu Dương - Tử Phù và Phúc Đức)

Hầu hết những người có cách trên đều phải nếm qua mùi vị của " Đồng Mệnh tương lân " : Việc xảy ra nếu có người chết, kẻ chỉ bị thương, là còn do cung Phúc Đức chi phối, dù thế nào đi chăng nữa thì cũng phải cộng đồng tai ách. Chắc chắn không ai dám kiểm chứng trường hợp này, bằng cách tập hợp tất cả các cá nhân có Hình-Riêu-Không- Kiếp ở Mệnh (và Ách cung là thế Sát Phá Tham), nhưng nếu quý vị nào chịu khó sưu tập những lá số có có tiêu chuẩn vừa nói, thì sẽ thấy ngay cá nhân của bản số đều vướng phải chuyện xui xẻo này một lần trong đời của họ.

3- Đời là bể khổ : Cung Ách

Thế nhị hợp của cung Ách với hai cung Mệnh, Thân đã nói lên rõ ràng cái nghiệp mà nhà Phật chủ trương .

- Mệnh, Thân sinh phò Ách cung , là ta phải lãnh đủ mọi chuyện do ta đã làm. Cá nhân phải trực tiếp chịu ảnh hưởng cái hậu quả của việc ta đã tạo ra trong đời sống hằng ngày (gieo nhân nào, gặt quả ấy). Đây là giai đoạn tạo nghiệp mà Nguyễn Du tiền bối đã nói : "Thiện căn ở tại lòng ta"

- Ách cung sinh phò Mệnh, Thân là bản thân ta ở kiếp này phải hứng chịu nhiều những hậu quả truyền kiếp (do dòng họ tiền nhân để lại, cũng có thể là do đời sống ta kiếp trước để lại) Cho nên, trong chuyện Kiều có câu ứng :
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng có trách lẫn trời gần trời xa.

- Mệnh,Thân sinh phò Ách cung là khi nào hành Tam hợp của cung Mệnh, Thân sinh ra hành của Tam hợp cung Ách (Ví dụ: Mệnh ở cung Dậu, vậy hành của Tam hợp Tỵ Dậu Sửu là Kim. Ách ở cung Thìn, vậy hành của Tam hợp Thân Tý Thìn là Thủy. Tam hợp Mệnh là Kim đã sinh phò tam hợp Ách là Thủy). Còn Ách cung sinh phò Mệnh, Thân cũng tính như cách vừa nói (Ví dụ : Ách ở cung Tỵ thuộc Tam hợp là hành Kim. Cung an Thân ở ngay cung Thân thuộc Tam hợp Thủy, do đó Ách (Kim) sinh xuất ra Thân (Thủy)

Mặt khác, đã gọi cung Tật Ách, thì chỉ được hiểu là những nghiệp xấu tích lũy tích tụ lại (còn nghiệp tốt tích tụ ở cung Phúc-Đức mới đúng nghĩa của nó) thành ra không bao giờ Đại Tiểu hạn đến cung Tật Ách mà người ta thấy thoải mái đắc ý được (sách xưa ghi đơn sơ : hạn Thiên Sứ xấu, chính là ẩn ý vậy). Đã biết cung Tật Ách xấu, và hiểu là những tai nạn cho mỗi bản số trong kiếp đang sống, thiết tưởng phải lưu ý hai bộ mặt của cung Ách :

- Ách cung thuộc cách Sát Phá Tham là hay bị ngoại thương, chủ về sự sát phạt tích cự mau lẹ.

- Ách cung thuộc cách Cơ Nguyệt Đồng Lương, Tử Phủ Vũ Tướng chủ về nội thương, các tai họa có tính cách gậm nhấm, tiêu hao dần mòn ...

4- Công ơn Tổ-Phụ :
Nếu cung Ách tiêu biểu cho nghiệp xấu, thì cung Phúc Đức tượng trưng cho nghiệp tốt. Có điều cần phải nhấn mạnh là : nghiệp tốt với những cường độ khác nhau (phước mỏng hay phước dày là thế). Đa số sách Tử-vi đều hời hợt ghi chú :”Sao Mộ ở cung Phúc Đức là cách tốt đẹp”. Tôi thấy điều này trái hẳn với ý nghĩa Tăng–Trưởng–Hủy–Diệt của vòng Tràng Sinh (phải hiểu là 12 giai đoạn của một kiếp sống , chứ không phải là 12 sao: Tràng Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai và Dưỡng, được đa số nhìn như những tinh đẩu riêng biệt là một điều lầm lẫn lớn).

Cung Phúc Đức bản chất là một kho tích tụ những may mắn cho một đời người, nếu nó có sao Mộ đóng, tức là có nghĩa : giai đọan may mắn đã chìm sâu trong bóng tối một cách dễ hiểu hơn hơn là không còn hên nữa. Phúc Đức ở giai đoạn của Thai, của Dưỡng của Trường Sinh … là cách tốt đẹp khả quan nó biểu hiện cho những tiềm lực dồi dào, tài nguyên “may mắn” còn phong phú, còn tiềm tàng …

Ngoài ra, một kinh nghiệm khác về cung Phúc Đức, là khi nào cung này Vô Chính Diệu , được Thái Dương, Thái Âm (đắc địa) ở thế Tam Hợp hội nhập chiếu sáng rõ ràng một đời “Họa bất trùng lai, phước vô đơn chí”

Ví dụ : Cung Phúc Đức Vô Chính Diệu ở cung Mùi, có Thái Dương ở cung Mão, có Thái Âm ở cung Hợi chiếu sáng. Sách xưa có ghi “Nhật Nguyệt chiếu hư không chi địa” là một đời có nghĩa “ Bao nhiêu hạnh phúc ở trần gian, trời đã dành riêng để tặng … lá số “. Thiên địa hòa mình thì nhân sự thanh bình vậy.

5- Đen như mõm chó
Sống là phải tranh đấu, nhất là đối với những ai còn chủ trương : Có trung hiếu nên đứng trong trời đất, không công danh thà nát với cỏ cây (Nguyễn Công Trứ), thì cung Quan Lộc phải kể là quan trọng đối với đấng ”mày râu” (Riêng đối với phái đẹp, thì tác giả Vân Đằng Thái Thứ Lang đã bàn rõ cách Thân cư Quan Lộc có Tuần-Triệt án ngữ, xin miễn bàn nhiều !) Các cách tốt xấu của chính tinh ở Quan Lộc đã có nhiều sách giải rất chi tiết, nhưng khi cung này Vô Chính Diệu thì sao ? Xin thưa ngay rằng : Đen như mõm chó. Cổ nhân nói câu thành ngữ này là có ý diễn tả cái cảnh bấp bênh, cái tráo trở, cái bất hạnh, cái long đong … của con người. Cung Quan Lộc Vô Chính Diệu là một trạng thái bi đát, mà cụ Uy Viễn Tướng Công đã cay cú :

– Người trần thế muốn nhàn sao được ?
Nói dễ hiểu hơn : Công danh sự nghiệp, thăng trầm vật vờ như phù vân. Kể cả trường hợp được Nhật Nguyệt chiếu sáng thì cũng chỉ là cái thế của Quân Sư quạt mo, phò người để còn có mình, khí cái gốc nương nhờ sụp đổ thì ta còn gì, ngoài ý nghĩa “ký sinh nhân” ?

6- Làm thân trâu ngựa
Người biết coi số Tử-Vi đều ngán ngẫm nhóm sao tráo trở và thủ đọan là : Tả, Hữu, Không, Kiếp, Phục Binh, Kình, Đà …(được coi là nhóm hung tinh chiến lược) đóng ở cung Nô.
Trong bản số Tử-Vi thế nhị hợp của cung Thân, Mệnh và cung Nô cũng phải lưu ý nhóm sao dữ kể trên đóng ở vị trí nào :

– Nếu Tam hợp cung Thân – Mệnh có hành sinh xuất tam hợp cung Nô, mà cung Nô chứa bộ hung tinh chiến lược thì có nghĩa là làm ơn mắc óan, hữu công vô lao, bạn bè chỉ là hạng bất nhân luôn luôn tìm cách trục lợi mình, sang thì tìm đến, khó thì tìm lui. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tả óan :
Còn bạc còn tiền còn để tử
Hết cơm hết gạo hết ông tôi
Ví dụ : Cung Thân ở cung Hợi (thuộc Hợi Mão Mùi là Mộc), Cung Nô ở cung Dần (thuộc Dần Ngọ Tuất là Hỏa). Vậy là cái ta Mộc sinh xuất cho cái Nô Hỏa.

– Nếu tam hợp cung Thân- Mệnh được hành sinh nhập bởi tam hợp của cung Nô, mà cung Nô cũng chứa bộ hung tinh chiến lược, lại có nghĩa thâm thúy như sau : Bạn Bè, thuộc hạ của ta tuy là hạng đầu trâu mặt ngựa, đối với người khác là sự phản bội nhưng đối với ta vẫn trung thành phục vụ , đem hết sức khuyển mã để phụng sự ta.
Ví dụ : Nô Bộc ở cung Hợi (thuộc tam hợp Mộc) sinh nhập cho Thân ở cung Dần (thuộc tam hợp Hỏa). Những thầy phù thủy, thầy pháp cao tay ấn đều có cách này.

7- Trắng tay sự nghiệp
Đại, Tiểu Hạn trùng phùng, đáng sợ nhất của lá số Tử-Vi là Đại hạn 10 năm đóng tại một trong ba cung có sao : Thiếu Dương, Tử Phù, Phúc Đức (đỡ vất vả nhất) và Tiểu vận một năm cũng nằm trên một trong ba cung có sao vừa nói, (gọi là hạn Thiên Không, sẽ gặp số không ở cuối đường hầm). Cụ Thiên Lương chủ trương học Tử-Vi phải có lòng thành khẩn và can đảm mà gồng mình chịu đựng :

– Khi sao Thiên Không đóng ở Tứ Mộ (bốn cung Thìn Tuất Sửi Mùi ) nghĩa là không có trường hợp Đào Hoa, Thiên Không (xảo trá, mưu mô) và cũng không có trường hợp Hồng Loan Thiên Không (xuất tăng tầm đạo ) chỉ có một GRANĐ-ZEZÔ. Vậy khi nào hạn Thiên Không (vòng của Thiếu Dương, Tử Phù, Phúc Đức) nhập Mộ cung, thì kể như trắng tay sự nghiệp (nhất là khi Mệnh, Thân thuộc cách Cơ Nguyệt Đồng Lương, mà Đại Tiểu hạn trùng phùng là Sát Phá Tham cách) may mắn lắm bản thân mới còn, đa số đều ôm hận ngút trời, mà về cõi ta bà Âm Phủ

8- Sớm đầu tối đánh:
Sáu sao Kình Dương, Đà La, Địa Kiếp, Địa Không, Hỏa Tinh và Linh Tinh. Tuy bản chất hung dữ nhưng có nhiều nét dị biệt cần phải bám sát vào ba đặc tính kể sau để nhận diện :

– Kình Dương và Đà La thuộc loại Sát tinh hữu dõng vô mưu, tuy tác hại nhưng còn chiêu hồi được. Nói cách khác, khi nó hãm địa là những bộ mặt quỷ dạ xoa, chủ trương tiêu diệt phá phách, nhưng khi chúng đắc địa nhất là cung Sửu, Mùi thì lại là mẫu hình Chung Vô Diệm tuy xấu mặt nhưng tốt bụng, luôn luôn trung thành, cứu giải phò nguy cho cung mang ý nghĩa mà đôi sao này trấn đóng.

– Địa Kiếp và Địa Không là cặp bài trùng phản trắc chung thân (bất kể chúng đóng ở cung hãm địa hay đắc địa) cung nào mà có bộ mặt của hai sao Không, Kiếp (dù một hay cả hai) thì cục diện cung đó đã có chiều hướng lệch lạc (Thiên Tả) lình xình. Không, Kiếp đắc địa ở cung Tỵ, Hợi, chỉ làm lợi buổi đầu, nó đưa người thụ hưởng lên thật cao rồi cuối cùng vật té xuống hồ sâu (bản chất phản trắc là như thế !). Ngoài ra, một vài tiểu xảo lý thú về sự lệch lạc của Địa Không, Địa Kiếp như sau : Cung Tử Tức có Không Kiếp là thêm con hoang, dị bào, khó nuôi con … Cung Huynh Đệ có Không Kiếp là có thêm anh chị em không cùng một giòng chính thống, hay anh chị em gái có người tình duyên dang dỡ... Cung Phối có Không Kiếp là nhiều lần chắp nối, vợ này, chồng khác (nhất là gặp phải góa phụ, góa vợ..).

– Hỏa Tinh và Linh Tinh là nhóm sao chuyên chú về những thủ đoạn vụng trộm, tính toán, tiểu lợi, chỉ rình mò khi nào đương số gặp vận xấu là vùng lên đánh lén để ăn có. Cung nào chứa Hỏa Tinh, Linh Tinh (chỉ cần một cung là đủ) là hay gặp phải ý nghĩa của câu “họa vô đơn chí”, nghĩa là đường kia nỗi nọ ngổn ngang tơi bời , bởi lo chuyện này chưa xong thì tai ách khác đã tới (nhưng không đến nỗi gay cấn lắm) quan trọng và tai hại nhất là những ai tuổi Canh, Tân (và mạng Kim) gặp hạn Linh, Hỏa ở thế Sát Phá Tham là tiêu tùng sự nghiệp, bổn mạng lâm nguy (Linh Hỏa đóng ở hai cung Thủy là Hợi và Tý thì hạn nhẹ nhất).

9- Được làm vua thua làm giặc
Sao Phá Toái hoạt động riêng trong giang sơn của nó là vòng Kim (thuộc ba cung Tỵ Dậu Sửu). Ai cũng biết Phá Toái chỉ chịu quy phục sao Phá Quân (gọi là Toái Quân- Lưỡng Phá). Do đó người Mạng Kim mà Thân, Mệnh đóng ở một trong ba cung Tỵ Dậu Sửu thuộc cách Sát Phá Tham thì hay nhất, anh hùng nhất (số làm tướng, bách chiến, bách thắng). Thói thường cỡi cọp thì sẽ có ngày cọp cỡi (sinh nghề tử nghiệp) thành ra những người tuổi Tỵ Dậu Sửu thuộc cách Cơ Nguyệt Đồng Lương ở cung Thân, Mệnh, hạn gặp Phá Toái kể như lọt vào vòng kiềm tỏa và ảnh hưởng trực tiếp của hung tinh này, đau khổ là lý đương nhiên, chưa vui họp mặt đã sầu chia ly.

10.Anh hùng tạo thời thế
Tử vi là chúa tinh, đóng ở cung nào đem bóng dáng của hạnh phúc vào cung đó, đây chỉ là lý thuyết tổng quát. Còn khi đem áp dụng vào bản số Tử vi thì đã biến thiên rất nhiều ý nghĩa, lẽ dễ hiểu: Vua hiền mà không gặp được bầy tôi tài giỏi, thì làm sao mà không gặp được bầy tôi tài giỏi, thì làm sao mà nước lã quấy nên bột nên hồ? Lưu Bị không gặp được Khổng Minh, Lê Lợi không có Nguyễn Trãi, chưa chắc đã có tình trạng lịch sử đáng được ghi chép. Có bốn mẫu cung Thân Mệnh (nhất là cung an Thân, vì có hoạt động mới tạo được thành quả) cần phân tích:

-Mệnh Thân có Tử Vi và Thất sát: Vua có thực lực nhưng bề tôi là đám chủ về bạo động, nên ở tình trạng chật vật, thật vất vả mới bình trị được thiên hạn, thất bại nhiều hơn chiến thắng.

-Mệnh thân có Tử vi và Phá quân: Vua gặp phải bầy tôi gian xảo và tham vọng, thành ra yếm thế, bi quan, nhiều khi cũng phải gian tham độc ác theo để tương kế, tựu kế mà sống.

-Mệnh Thân có Tử vi và Thiên Tướng: Vua gặp được tướng giỏi (nhưng hữu dũng vô mưu) cách này là phải luôn chiến đấu (làm sao bắt Thiên Tướng làm việc liên miên, để không còn cơ hội tạo phản) do đó tình trạng phải đa đoạn công việc việc suy gẫm nhiều mưu cơ

-Mệnh Thân có Tử vi và Thiên Phủ: Vua gặp thời thạnh trị, văn thần trung nghĩa, trên dưới hòa thuận nên được hưởng nhiều thanh thản trong đời sống, vừa có tiếng, vừa có miếng.

Nói cách chung, tất cả các yếu tố gọi là sao trên bản số Tử vi, đã sinh hoạt như một cộng đồng nhân loại, có đầy đủ các yêu tính thế tục và thánh thiện vậy.

10 ĐIỀU TÂM NIỆM KHI GIẢI ĐOÁN SỐ TỬ VI

10 ĐIỀU TÂM NIỆM KHI GIẢI ĐOÁN SỐ TỬ VI


LÊ TRUNG HƯNG

Đọc bài của giáo sư Lê Trung Hưng viết về các bí quyết để đóan về cung Mạng của lá số tử vi, quý bạn từng theo dõi KHHB chắc thấy rằng giáo sư Hưng thuộc lò Thiên Lương. Giáo sư Hưng có thể được kể là môn đồ sang giá nhất của cụ Thiên Lương.
Chúng tôi đương sọan bài tóm tắt lại các kinh nghiệm tử vi đã được nêu lên trong năm ngóai trên giai phẩm KHHB thì vừa được bài này, xin đem cống hiến quý bạn đọc. Bài này đã nói trước một số kinh nghiệm mà chúng tôi sẽ khai triển.

I-Tử Vi dưới nhãn quan Huyền Cơ đạo thuật

Khoa học Tử Vi theo truyền thuyết thì phát sinh từ đời nhà Tống (Trung Hoa) và do Trần Đoàn hiền triết phát huy thành hệ thống lý học, để rồi sau đó được các thế hệ nối tiếp vừa đóng góp nghiên cứu, vừa quảng bá nhân gian như một khuynh hướng tiên tri các hoạt động của mỗi con người. Xã hội Á Đông xưa trọng kẻ sĩ hơn hết thảy :

- Dân hữu tử, sĩ vi chi tiên

Mẫu người đại nhân phải hội đủ các yếu tố hơn đời và hơn người qua sự tinh thông nho, y, lý số. Trong khi đại đa số quần chúng lo sinh nhai bằng cách sinh hoạt trên căn bản nông nghiệp, thì giới sĩ phu miệt mài bằng các suy tư nhân linh của đạo học Đông Phương, lấy tĩnh trạng làm căn bản biện chứng cho các động trạng. Hai chiều hướng trái ngược :

- Đa số : Động trạng - Tĩnh trạng
- Thiểu số : Tĩnh trạng - Động trạng

Làm cho khoa lý học Tử Vi trở thành huyền học và tệ hơn nữa là thành đạo thuật mưu sinh của của những " bậc đại nhân nửa chừng xuân " vì tham vọng cho cá nhân. Nhãn quan chung của nhân gian, xưa đến nay một phần bị mê hoặc bởi các thuật sĩ, một phần chịu ảnh hưởng triết lý nhị nguyên của Tây Phương (qua cố gắng nhiệt thành của các quan Tây Phương cai trị thời pháp thuộc), nhìn môn Tử Vi như một kiến thức của óc mê tín, chỉ một vài năm gần đây, giới trí thức mới đang kiếm các phục hồi cho khoa Tử Vi bằng những nổ lực của luận lý, là đem kỹ thuật của Tây Phương giải thích sáng tỏ một phần góc cạnh " áo bí " của khoa học nhân văn này. Trong tinh thần mới ấy, khoa Tử Vi không thể chỉ nghiên cứu bằng những mẫu chuyện truyền khẩu, bằng những câu phú thực nghiệm trải qua thời gian đã bị tam sao thất bổn : mà phải vận dụng tinh thần tinh tế của lý học hiện đại đồng thời vẫn lấy căn bản " dịch lý " của Đông Phương làm nền tảng phán đoán. Nếu ai cũng biết cái tinh hoa của quan niệm " ý tại ngôn ngoại " " của " lời vô ngôn " đẻ ra cung cách của Thuật Zen (Thiền) thì cái tinh túy mềm dẻo và thích nghi của Yoga càng phải nên áp dụng vào khoa Tử Vi để linh động biện chứng những tương quan của các dữ kiện (tạm gọi là sao trên lá số Tử Vi) chi phối đời người.

II-Kỹ thuật tiêu chuẩn để nhận biết lá số Tử-Vi

Trong phạm vi bài tham luận này, bỏ ra ngoài những giai đoạn lập lá số Tử -Vi mà tạm coi như việc hoàn thành lá số có đầy đủ. Người có bản số hãy theo theo dõi các dữ kiện " sao " sau đây :

1- Dữ kiện nghị lực : Sao Thiên Mã.
2- Dữ kiện sinh tồn :các sao vòng Tràng Sinh.
3- Dữ kiện hưng thịnh : các sao vòng Lộc-Tồn.
4- Dữ kiện tính khí : các sao vòng Thái Tuế.
5- Dữ kiện thời vận : các sao Tuần và Triệt.
6- Dữ kiện bẩm chất : các sao Thiên Không, Đào Hoa, Hồng Loan.
7- Dữ kiện hoạt động : các sao Vòng Mệnh và vòng Thân.
8- Dữ kiện thú tính : các sao Địa Không, Địa Kiếp, Đà La, Kình Dương, Hỏa-Tinh, Linh-Tinh.
9- Dữ kiện phù trợ : các sao Tả-Phù, Hữu-Bật, Lực Sĩ, Bác-Sĩ, Hóa Quyền, Hóa Khoa.
10- Dữ kiện ma thuật : Mệnh vô chính diệu.

Ngoài các dữ kiện sao vừa nói, ta hãy nói sơ lược lại nền tảng phối hợp ngũ hành, để thích nghi luận lý :

a- Tương sinh : Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy-Mộc.
b- Tương khắc: Mộc-Thổ-Thủy-Hỏa-Kim-Mộc.
c- Bình Hòa : Thổ gặp Thổ (dù là loại Thổ gì cũng vậy)
d- Bất cập : Hỏa gặp Hỏa (dù là loại Hỏa gì cũng vậy)
e- Thái quá : Thủy gặp Thủy (dù là loại Thủy gì cũng vậy)
f- Phát triển :Kim gặp Kim và Mộc gặp Mộc.

Có nhiều sách ghi thêm tính chất của nhiều loại Thổ, nhiều loại Hỏa để cố gắng phân tích sự tiết giảm xung đột hay tăng thêm hòa hợp; điều này có phần biện bác để an ủi cho những người gặp cảnh ngộ xấu hoặc là tâng bốc những người ưa nghe điều tốt mà thôi. Vì đã ở thế cùng hành tất phải ở tình trạng ngưng đọng hơn là ảnh hưởng với nhau (lý thuyết nhất nguyên tính trạng) Do đó, chủ ý của bài viết này là nhằm cái biến dịch của ngũ hành trên 12 cung số của bản số Tử Vi mà luận giải.

III- Sao Thiên Mã

Người Đông Phương ưa cảm thông sự vật hơn phát biểu sự vật nên việc dùng từ ngữ chỉ có ý nghĩa tượng trưng (chứ không có tính cách mô tả chủ quan như Tây Phương) cho nên dữ kiện được gọi là " sao Thiên Mã " chỉ nên hiểu là cái nghị lực của con người trong bản số Tử Vi. Tùy theo vị trí của 4 cung : Dần, Tỵ, Thân, Hợi mà sao Thiên Mã đóng, ta hiểu như sau :

a- Thiên Mã ở cung Dần : đứng ở cung Mộc rất hợp với người mạng Mộc bạc nhược với người mạng Kim, vất vả với người mạng Thủy, làm hại người mạng Thổ, làm lợi người mạng Hỏa.

b- Thiên Mã ở cung Tỵ : đứng ở cung Hỏa rất hợp với người mạng Hỏa, làm lợi người mạng Thổ, vất vả người mạng Mộc, làm hại người mạng Kim, bạc nhược với người mạng Thủy.

c- Thiên Mã ở cung Thân : đứng ở cung Kim rất hợp với người mạng Kim, làm lợi người mạng Thủy, vất vả người mạng Thổ, làm hại người mạng Mộc, bạc nhược với người mạng Hỏa.

d- Thiên Mã ở cung Hợi : đứng ở cung Thủy rất hợp với người mạng Thủy, làm lợi cho người mạng Mộc, vất vả với người mạng Kim, làm hại người mạng Thổ.

IV- Vòng Tràng Sinh

Vòng Tràng sinh có 12 sao đóng đủ trên 12 cung Tử Vi, ý nghĩa của vòng sao này ta nên coi là dữ kiện sinh tồn của đương số, do đó, khi cung an Mệnh, cung Phước đức (tiền kiếp) và cung Tật Ách (hậu kiếp) có những sao cùng hành với bản mệnh thì luận ra tính cách thọ, yểu, mạnh, khỏe, hay đau yếu :

a- Đối với saoTràng Sinh (là Thủy) Cung Mệnh sinh sao, sao sinh bản Mệnh là đắc cách. Thí dụ : Người hành Mộc, mệnh an tại Dậu (Tuổi Âm Nam, Dương Nữ) thuộc Kim có các Sao Trường Sinh là Thủy (Kim-Thủy) sao Trường sinh sinh ra hành Mộc. Cung Mệnh sinh sao, sao khắc bản mệnh là sống không khỏe mạnh. Cung Mệnh khắc sao, sao sinh bản Mệnh bất đắc kỳ tử. Cung Mệnh khắc sao, sao khắc bản mệnh : chết non.

b- Đối với sao Thai (Thổ) thì cần phải đóng ở cung Phúc Đức để chứng tỏ tiền kiếp đã kết tụ tinh anh, phát kết ra kiếp hiện tại, thì lý tự nhiên cuộc sống phải bền, để ý nghĩa của " Thai " hiện hữu như một căn bản không phản hồi được. Trường hợp này, cung Mệnh có sao Mộ, cung Quan có Trường Sinh, Cung Tài có Đế Vượng, (ngu si hưởng thái bình!?)

c- Đối với sao Đế Vượng (là Kim) cần phải tụ hội ở cung Tật ách (hậu kiếp) để minh chứng ngày ra đi sang kiếp sau được tiếp đón như một thành tích vẻ vang tuyệt đỉnh (vì trong chu kỳ sinh thái của Vòng Tràng-Sinh, thì giai đoạn Đế Vượng coi như điểm cực đại của hàm số Parabole, biểu diễn vòng luân hồi của con người). Trường hợp này là người có sao Tuyệt ở cung Mệnh (khôn ngoan ở đời)

V- Vòng Lộc Tồn

Sống ở đời, người ta ai cũng cần có phương tiện thuận lợi tối đa để hưởng hạnh phúc (dù là hạnh phúc tạm), nên trong khoa Tử-Vi có vòng sao Lộc Tồn được coi là những dữ kiện của sự hưng thịnh. Vòng Lộc Tồn cũng có 12 sao an đủ 12 cung trên bản số. Tuy nhiên ta lưu ý 4 cung : Dần, Mão, Thân, Dậu nhiều nhất :

a- Tuổi Giáp : Lộc tồn ở Dần.
b- Tuổi Ất : Lộc tồn ở Mão
c- Tuổi Canh : Lộc tồn ở Thân.
d- Tuổi Tân : Lộc tồn ở Dậu.

Cho nên, những người sanh năm Dần-Ngọ-Tuất mà tuổi Giáp (Giáp Dần, Giáp Ngọ, Giáp Tuất) thì hưởng cái lộc này lâu dài (đúng nghĩa Lộc tồn) những người tuổi Ất Mão, Ất Hợi và Ất Mùi; Canh Thân, Canh Tý và Canh Thìn; Tân Tỵ, Tân Dậu, và Tân Sửu cũng được hưởng may mắn nói trên. Kỳ dư các tuổi khác nếu, cung Mệnh, cung Quan hoặc cung Tài mà có Lộc tồn, thì Lộc tuy có nhưng không tồn được (hưởng trong giai đoạn ngắn mà thôi !? )

VI- Vòng Thái Tuế

Có lẽ đây vòng sao hệ trọng nhất đối với người nghiên cứu khoa tử vi lý học . Bởi vòng này diễn tả cái tính khí, phẩm hạnh của đương số cũng như nó cho biết cái chu kỳ thăng trầm của cuộc đời . Cho nên ta phân 12 sao của ngũ hành là :

- Dần Ngọ Tuất : Hành Hỏa
- Tỵ Dậu Sửu : Hành Kim
- Hợi Mão Mùi : Hành Mộc
- Thân Tý Thìn : Hành Thủy

Thành ra 4 nhóm mệnh danh như sau :
a-Nhóm chánh phái : Thái tuế, Quan Phù, Bạch Hổ.
b-Nhóm tả phái : Tuế Phá, Điếu Khách, Tang Môn.
c-Nhóm thiên hữu : Long Đức, Thiếu Âm, Trực Phù.
d-Nhóm thiên tả : Thiếu dương, Tử Phù, Phúc Đức.

Cung An Mệnh thuộc nhóm nào, thì giúp ta nhìn thấy cái cá tính chung của đương số ngay, Ví dụ như :

- Những người tuổi Dần, Ngọ, Tuất, cung Mệnh, cung Quan Lộc và Tài Bạch cũng đóng ở 3 cung Dần, Ngọ, Tuất (có nhóm chánh phái đóng) thì là những người đảm lược, lương hảo, anh hùng.

- Những người tuổi Tỵ, Dậu, Sửu có 3 cung Mệnh, Quan và Tài đóng ở 3 cung Tỵ, Dậu, Sửu (có nhóm chánh phái đóng) thì hiển hách hơn người, được kính nể;

- Ta tiếp tục lý luận như trên cho các người tuổi Thân, Tý, Thìn. Mệnh, Quan và Tài cũng đóng Thân, Tý, Thìn. Những người tuổi Hợi, Mão Mùi mà 3 cung Hợi, Mão, Mùi đều là chánh phái cả. Cộng thêm các dữ liệu sao có trong bản số của đương số thì kết luận thêm cho chính xác.

Giai đoạn tuổi ở 1 trong 3 cung của nhóm: Thái Tuế-Quan Phù-Bạch Hổ, đều là thời vận tốt nhất cho người có lá số tử vi. Khi cung Mệnh của của bản số tử-vi thuộc nhóm tả phái đó là người bất mãn, lang bạt và đau khổ. Cung Mệnh thuộc nhóm thiên hữu là người bẩm chất hiền lành nhưng nhu nhược, cung Mệnh thuộc nhóm thiên tả, là người khôn vặt, lanh lợi những chuyện tầm thường.

VII- Luật của sao TUẦN & TRIỆT

Kiếp nhân sinh ví như cái xe lăn trên đường đời, Sao Triệt được coi như cái Thắng đầu của xe, còn sao Tuần coi như bộ thắng sau của xe. Thắng đầu cần mới nguyên, rất hữu hiệu trong việc cản bánh xe lăn (đôi khi còn tạo ra nguy hiểm ! làm cho xe lật) nên dưới 30 tuổi ảnh hưởng của sao Triệt thật đậm đà. Sao Tuần ít bộc phát ảnh hưởng rõ rệt, nhưng lại bền vững suốt đời người (thắng của bánh xe sau tác dụng điều hòa tốc độ của xe chạy). Luật hóa giải TUẦN-TRIỆT được đặc biệt cho những ai có bản số Tử vi mà cung Mệnh bị một trong hai sao Triệt và Tuần trấn đóng, thì đi đến giai đoạn cung có sao còn lại đóng, là vận hên đã tới.

Thí dụ : Mệnh đóng tại Tỵ có sao Triệt, cung Phúc đức có sao Tuần , vậy đi đến giai đoạn cung Phúc đức thì phát huy được danh phận (dù không thuộc vòng Thái Tuế-Quan Phù-Bạch Hổ). Lý giải điều này cũng tự nhiên. Vi khi xe chạy mà người tài xế điều hành được hai bộ thắng thì tất nhiên phải an toàn bảo đảm như ý muốn.

VIII- Bộ ba Thiên Không, Đào Hoa và Hồng Loan

Người biết coi Tử vi, ai cũng biết :Thiên Không (Hành Hỏa), Đào Hoa (Hành Mộc) và Hồng Loan (thuộc hành Thủy). Bản chất của Hỏa Tinh là tàn phá, là gieo rắc tai ương (Thần chiến tranh) : cho nên khi ba cung Mệnh, Quan và Tài của bản số tử vi có :

a- Thiên Không, Đào Hoa nghĩa là Mộc dưỡng hỏa, để Hỏa tàn phá thêm mạnh dạn, thêm khốc liệt, ý tượng trưng cho sự khôn ngoan quá quắt của đương số. Người có cách này là mẫu người muốn chiếm đọat, muốn lấn tới để ăn người.

b- Thiên Không Hồng Loan : Nghĩa là lửa đã bị Thủy trấn áp, bó tay qui hàng, nên cung Mệnh có cách này là mẫu người thoát tục, thích cảnh tịnh hơn cảnh động.

c- Thiên Không độc thủ (ở Thìn-Tuất-Sửu-Mùi có Hồng Đào chiếu) bụng dạ thất thường người Âm Nam, Âm Nữ là lửa ngầm, người Dương Nam, Dương Nữ là lửa bùng : tất cả đều thủ đoạn vặt hoặc không bộc lộ hoặc phát tiết ra ngòai.

IX- Vòng Mệnh và Vòng Thân

Căn cứ của Luật Tam hạp :
- Dần Ngọ Tuất là Hỏa.
- Thân Tý Thìn là Thủy.
- Hợi Mão Mùi là Mộc.
- Tỵ Dậu Sửu là Kim.

Thì khi cung an Mệnh đứng ở vị trí nào so với vòng Thái Tuế, ta phải nhìn thế tam hợp của cung an Mệnh như Vòng tha nhân đối với Vòng bẩm tính đương số là vòng Thái Tuế tam hợp của cung an Thân là Vòng hành động của đương số. Biện chứng qua Luật ngũ hành tiêu-trưởng, ta vạch trần được tác phong đường số một các dễ dàng.

Ví dụ : Người tuổi Tỵ (Vòng Thái Tuế là Tỵ-Dậu-Sửu : Kim), cung an Mệnh đóng ở Tuất (Vòng tha nhân là Dần-Ngọ-Tuất : Hỏa), cung an Thân ở Tý (Vòng hành động là Thân-Tý-Thìn : Thủy). Ta lý giải ngay : số người này là mẫu người ra đời bị người ta chèn ép (do Hỏa khắc Kim), chịu nhiều thua thiệt, vất vả (vì Kim sinh Thủy)


X- Nhóm hung tinh chiến lược

Ta gọi là hung tinh chiến lược, vì các sao Địa không, Địa Kiếp, Đà La, Kình Dương, Hỏa Tinh, Linh Tinh, có những bộ mặt thú tính man dã nhưng hóa giải được khi điều hướng đúng chỗ.

a- Hai sao Địa Kiếp, Địa Không khi đứng trong nhóm tam hợp của vòng Thái Tuế, Quan Phù, Bạch Hổ, thì dù đắc địa (Tỵ, Hợi) hay hãm địa, cũng vẫn mất hiệu lực phá hại của nó, để trở nên ý nghĩa của người có tài mà không có thời. Mặt khác, nếu đương số thuộc hành Thổ thì đã làm cho tính chất Hỏa của Không Kiếp bị tiết khí : nên vẫy vùng yếu kém hẳn.

b- Hai sao Đà La đóng ở Dần Thân Tỵ Hợi và Kình Dương đóng ở tứ mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi ) lại có Vòng Thái Tuế ở đây thì không còn là sao tác họa mà trở thành bộ " hồi chánh tinh " đới công chuộc tội, phát võ hiển vinh, vượng phu ích tử.

c- Hai sao Hỏa tinh, Linh Tinh cũng là bộ Hỏa-Linh. Nếu đứng trong vòng Thái Tuế thì tạo thành những cái thất bại anh dũng của đương số. Người có cách này, dù " khí thiêng đã về thần" cũng được người đời kính nể khâm phục. Nói cách khác: Đấy là cách của người " Sinh thọ tử bất ninh thọ nhục "

XI- Bộ sao phò trợ

Quan niệm " phù thịnh không phù suy " là ý nghĩa của các nhóm sao phù trợ : Tả Phù, Hữu Bật, Lực Sĩ, Bác Sĩ, Hóa Quyền ... Nếu các vòng sao này
lọt vào trong vòng Thái Tuế, thì đúng là những " lương đống công thần " giúp cho đương số thăng tiến thành đạt ở đường đời, bằng trái lại, chúng nhảy sang vòng Tuế Phá, Điếu Khách, Tang Môn (nhóm tả phái), thì chẳng khác nào thả cọp về rừng, sức tán hại càng phát triển, làm cho đương số trăm chiều vất vả (Đặc biệt nếu cung Mệnh có cách này, mà vòng Thái Tuế không tam hợp với cung Mệnh, thì rõ ràng là loại Hoàng Sào thảo khấu, ác bá côn đồ). Nhớ đây chỉ là cái chung nhất cần phải kết hợp thêm các dữ liệu sao trong bản số Tử-vi để mà diễn giải thì mới có kết luận thêm chính xác tới mức độ nào.

XII- Mệnh vô chính diệu : cách số của ma thuật

Nói chung những người có cung Mệnh vô chính diệu, thường là mẫu người sắc sảo, quyền biến có nhiều cảm ứng bén nhạy hơn người có chính diệu thủ cung Mệnh. Xem số Tử-vi những người Mệnh vô chính diệu rất khó, vỉ độ chuyển biến của các dữ kiện "sao" rất "Sensible" nghĩa là có cách số ma thuật huyền hoặc nhất. Càng nhiều hung tinh, bại tinh đắc địa tọa thủ Mệnh, càng có lợi cho đương số. Tuy nhiên vẫn cần vòng Thái Tuế tam hợp với cung an Mệnh hoặc cung an Thân để có thể hướng cái chánh nghĩa về cho nhóm ác tinh này, bằng không thì đương số sẽ trở thành những hồ ly tinh tu luyện thành người, bản tính dã thú ... khó phân biệt (!?) sẽ tạo ra những nghiệp ác để rồi đền tội một cách mau chóng (chết yểu).

XIII- TỔNG LUẬN

Nếu nắm vững mười dữ kiện căn bản nêu trên, lẽ tất nhiên khoa Tử-Vi không còn là bí truyền ân sủng cho một riêng ai; tất cả chỉ còn là toàn những tương quan ngũ hành sinh khắc hoặc chế hóa, chỉ còn là những lý giải minh bạch cho các dữ kiện được gọi là "sao" của bản số Tử-vi mà nhãn quan của con người nghiên cứu luôn luôn phải khách quan một cách thành khẩn.

Khoa lý học này sẽ có một ngày cởi bỏ cái " áo bí " của nó, để trở thành một khoa nhân văn chứa đựng tính thiện ác và thái độ vô cầu của người thâm cứu./.