Search This Blog

Friday, March 2, 2012

BẢNG PHÂN LOẠI ĐẶC TÍNH SAO TỬ VI(106)


Bảng phân loại đặc tính sao tử vi (106)

Xin lưu ý đây là đại cương của các sao. Cần xem kỹ các vị trí sao (miếu hay bại, vượng hay đắc), các hành của sao, các bộ sao, học thuộc lòng các câu phú.vv. Xem bài viết phía dước (vài bài).

1/ Quý tinh (12): Tử vi- Thái dương – Thiên mã – Long trì - Phượng các – Thiên khôi – Thiên việt – Ân Quang – Thiên quý - Tấu thư – Tam thai – Bát toạ.

2/ Quyền tinh (7) : Thiên tướng - Thất sát – Hoá quyền - Tướng quân - Quốc ấn – Phong cáo – Quan đớị

3/ Tài tinh (6): Vũ khúc – Thiên phủ - Thái âm - Lộc tồn – Hoá lộc – Lưu niên văn tinh.

4/ Văn tinh (7) : Hoá khoa – Văn xương – Văn khúc – Thiên khôi – Thiên việt – Thai phụ - Phong cáọ

5/ Hỷ tinh (3): Thiên hỷ - Hỷ thần – Thanh long.

6/ Thọ tinh (6): Thiên cơ – Thiên lương – Thiên đồng – Thiên thọ - Tràng sinh - Đế vượng.

7/ Phúc, Giải tinh (22): Thiên cơ – Thiên lương – Thiên đồng – Hoá khoa – Thiên khôi – Thiên việt – Ân quang – Thiên quý – Thiên quan – Thiên phúc – Thiên giải - Địa giải - Giải thần – Thiên đức – Phúc đức – Long đức - Nguyệt đức – Tràng sinh - Đẩu quân – Thiên thọ - Thiếu âm - Thiếu dương.

8/ Hung tinh (11): Phá quân – Thiên không - Địa không - Địa kiếp – Kình dương – Đà la - Hoả tinh – Linh tinh - Kiếp sát – Lưu hà – Phá toáị
Hung sát tinh chủ về tai hoạ, cường độ ảnh hưởng nặng nhẹ tuỳ đắc hãm đại và hội tụ nhiều ít.

9/ Bại tinh (13): Tang môn - Bạch hổ - Thiên khốc – Thiên hư - Đại hao - Tiểu hao – Cô thần - Quả tú – Suy - Bệnh - Tử - Mộ - Tuyệt.
Hai bại tinh chủ về phá tán, gây hình thương, bệnh tật, lo buồn, tang tóc, mất mát...nếu đi với các sát tinh khác ảnh hưởng xấu càng tăng.

10/ Ám tinh (3): Cự môn – Hoá kỵ - Thiên riêu
Ám tinh hay Kỵ tinh chủ về che lấp, ngăn trở, bế tắc, làm giảm sự quang minh của các sao tốt.

11/ Hình tinh (5): Liêm trinh – Thái tuế - Thiên hình – Quan phù - Tuế phá.
Hình tinh chủ về hình ngục, kiện tụng.

12/ Dâm tinh:(6): Tham lang – Đào hoa - Hồng loan – Thiên riêu - Mộc dục – Thaị

13/ Trợ tinh (5): Tả phù - Hữu bật - Tuần - Triệt – Thiên tàị
Sao trung lập, trợ tốt cũng như xấu .

(Theo Tử vi)

===Đọc thêm:
Vận Dụng Ngũ Hành Sinh Khắc khi giải Tử Vi

A'p dụng ngũ hành trong luận giải.
Hảm hay đắc của sao thì không có liên quan đến hành khí của sao mà chỉ liên quan đến tính chất xấu hay tốt mà sao đem lạị Sao đắc hảm tại các vị trí khắc nhau, và tuỳ theo tính chất đắc vượng miếu hay hảm mà mang ý nghiã khắc nhau.

Ý nghiã xấu tốt của sao không thể thay đổi, trừ khi gặp Tuần hay Triệt. Một sao đã hảm địa không thể trở nên đắc địa cho dù hành khí của sao có thay đổi do tương quan sinh khắc giữa sao với các sao khác hay với Mệnh và cung.

Còn hành khí của sao có thịnh lên hay giảm xuống thì căn cứ vào tương quan giữa hành sao với các sao khác, hành sao với và hành cung, hành sao và hành Mệnh. Khi hành khí của sao thịnh lên thì ảnh hưỡng tốt xấu của sao được phát huy mạnh mẽ hơn, nhưng bản chất xấu tốt của sao vẫn giữ nguyên vẹn. Khi hành khí của sao bị suy giảm thì ảnh hưỡng xấu tốt của sao sẻ bị suy yếu đi, nhưng tính chất xấu tốt của sao vẫn không thể thay đổ.
Tóm lại đắc hảm của sao nói về tính chất của sao, còn hành khí của sao thịnh hay suy nói về cường độ ảnh hưỡng mạnh hay yếu.

Cát tinh sáng sủa thì thường mang tính chất tốt. Càng sáng thì thông thường càng có nhiều tính chất tốt. Cát tinh hảm địa thì mang tính chất xấu. Xấu nhưng không quá xấu vì là cát tinh, là sao chủ yếu mang đến điều tốt lành.

Hung tinh thường mang ý nghiã xấu hung hãn, gây tai họạ Hung tinh đắc địa thì tuy có mang tính chất tốt nhưng không trọn vẹn như cát tinh vì cũng còn có tính chất xấu đi kèm. Hung tinh hảm địa thì ý nghiã xấu càng trở nên mãnh liệt.

Sao an theo năm (theo Can, Chi) thì có tác dụng lâu dài bền bỉ. Sao an theo tháng thì tác dụng cũng ngắn hơn, còn sao an theo giờ thì phát huy nhanh chóng tạm thờị

Khi luận giải, phải lấy hành bản Mệnh làm gốc để luận đoán.

Có bốn nguyên tắc được sắp xếp theo thứ tự quan trọng cần để ý.

NGUYÊN TẮC THỨ NHẤT: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, xét tương quan giữa hành sao và hành Mệnh. Hành Mệnh là hành của năm, nghiã là lấy hành khí đang cực thịnh của năm làm chủ. Năm Mộc thì khi ấy Mộc phải vượng không thể yếu được. Xét sự sinh khắc giữa hai hành thì căn cứ vào câu phú sau:

Đồng sinh thì Vượng (cùng một hành khi gặp nhau thì Vượng, cả hai hành đều mạnh lên, hưng thịnh lên).

Sinh ngã thì Tướng (gặp hành khắc sinh ra ta (ngã) thì ta Tướng, ta tốt lên nhiều phần).

Ngã sinh thì Hưu (ta sinh cho hành khắc thì không thành, không tăng, không hưng thịnh lên mà lại giảm, bị suy yếu, hao tổn, ta không được lợi gì, vô dụng).

Ngã khắc thì Tù (ta khắc hành khác thì ta tù, nghiã là bị giam cầm, bó tay không hoạt động).

Khắc ngã thì Tử (ta gặp hành khắc ta thì ta chết).

Vận dụng qui luật sinh khắc này vào sự sinh khắc giữa hành sao và hành Mệnh ta có:

1)Hành sao sinh hành Mệnh: hành sao bị hao tổn, bị giảm (Hưu) nên ảnh hưỡng xấu tốt của sao bị yếu đị Mệnh được hưng vượng lên (Tướng) chứng tỏ Mệnh được sao phu sinh, nghiã là sao làm lợi cho Mệnh cho dù là cát tinh hay hưng tinh.

Nếu là cát tinh sáng sủa thì đưa đến lợi ích trọn vẹn cho Mệnh. Nếu là cát tinh lạc hảm thì do sao có tính chất xấu nên Mệnh tuy cũng hưỡng lợi ích nhưng không toàn vẹn. Nếu là hung tinh sáng sủa thì các tính chất tốt xấu của nó cũng khiến bản Mệnh hưng thịnh. Nếu là hung tinh lạc hảm thì cũng ít bị nguy hại hơn vì hành sao bị hao tổn nên phát huy yếu ảnh hưỡng xấu của nó, trong khi bản Mệnh lại được hưng thịnh. Cho dù gặp sao xấu hay tốt, bản Mệnh vẫn vững vàng hưng thịnh lên vì bản Mệnh được sinh nhập (Tướng). Do đó người ta thường nói hành sao sinh hành Mệnh thì tốt. Người có hành sao sinh hành Mệnh là người được sao trợ giúp, sao không thể tác họa mạnh đến bản Mệnh.

2)Hành sao đồng hành với hành Mệnh: cả hai đều được hưng vượng lên (Vượng). Mọi ảnh hưỡng tốt xấu của sao lên Mệnh đều hưỡng trọn vẹn. Cát tinh hay hung tinh vẫn phát huy mạnh mẽ hơn ảnh hưỡng của chúng. Tuy nhiên bản Mệnh vẫn được on có vì hành khí của bản Mệnh được hưng thịnh lên, nghiã là sao đó thuộc về mình, mình hoàn toàn chủ động, Mệnh mang những đặc tính của saọ Do đó hành sao đồng hành với bản Mệnh thì tốt nhất, Mệnh chỉ huy được sao một cách trọn vẹn.

3)Hành Mệnh sinh hành sao: hành khí của sao hưng thịnh lên (Tướng), trong khi đó bản Mệnh bị hao tổn (Hưu). Hành khí của sao hưng thịnh lên nhưng không có lợi ích gì cho bản Mệnh vì bản Mệnh bị suy tổn. Cho dù cát tinh sáng sủa đi chăng nữa cũng không đem lại lợi ích cho Mệnh mà còn làm cho Mệnh bị hao tổn khi sao phát huy tính chất của nó. Hung tinh lạc hảm khi phát huy tính chất của nó thì còn gây bất lợi cho Mệnh nhiều hơn do các tính chất xấu của nó. Do đó Mệnh không chỉ huy được sao, bị hao tổn do các ảnh hưỡng xấu tốt của sao gây rạ

4)Hành sao khắc hành Mệnh
: hành khí của sao vẫn giữ nguyên, nhưng bị giam cầm bó tay không hoạt động được (Tù). Bản Mệnh bị hao tổn, thiệt hại rất nhiều (Tủ), bị chết, có nghiã là gây nhiều điều bất lợi đến cho bản Mệnh. Cho dù cát tinh miếu vượng thì mọi tính chất tốt đẹp của sao cũng làm cho Mệnh bị mệt mõi, tuy là cát nhưng lại không đem điều gì tốt lành đến Mệnh. Tuy nhiên vì là cát tinh nên điều tai hại mang đến cũng đở lọ Còn nếu là hung tinh thì thật là bất lợi cho Mệnh. Nếu là hung tinh đắc địa thì các tính chất tốt xấu lẫn lộn của nó cũng làm bản Mệnh bị nguy hạị Nếu là hung tinh hảm địa thì tính chất xấu của nó càng làm bản Mệnh càng thêm bị nguy hạị Hung tinh lạc hảm khắc hành bản Mệnh dễ mang lại tai họa cho Mệnh nhất. Do đó hành sao khắc hành Mệnh thì xấu nhất vì sao hoàn toàn chủ động gây bất lợi cho bản Mệnh, cho dù là cát tinh.

5)Hành Mệnh khắc hành sao: hành sao bị tổn hại suy yếu, bị chết (Tủ) nên cường độ ảnh hưỡng xấu tốt của sao bị giảm rất nhiều trong khi Bản Mệnh bị giam cầm bó tay không hoạt động được (Tù), nghiã là Mệnh không chỉ huy sao, không coi sao đó là thuộc về mình. Nếu là cát tinh sáng sủa thì cũng không mang đến điều lợi cho Mệnh là baọ Nếu là cát tinh hảm địa thì Mệnh cũng ít chịu ảnh hưỡng tính chất xấu của saọ Nếu là hung tinh đắc địa thì tính chất đắc của hung tinh bị suy giảm nhiều nên phát huy tác dụng rất yếu, thành ra Mệnh cũng hưỡng ít tính chất xấu tốt lẫn lộn của saọ Còn nếu là hung tinh lạc hảm thì tính chất xấu của hung tinh bị yếu đi nhiều do đó Mệnh rất ít bị ảnh hưỡng hơn. Do đó hành Mệnh khắc thắng hành sao (khắc xuất) thì ảnh hưỡng xấu tốt của sao lên Mệnh không còn là bao do hành sao bị suy yếu rất nhiều trong khi hành Mệnh bị giam cầm không hoạt động được.

Vi dụ:

Vũ Khúc là tài tinh, hành Kim.

Vũ Khúc sáng sủạ Mệnh Kim và Thuỷ thì tiền bạc tốt
, mệnh Hỏa thì không hưỡng là bao, Mệnh Mộc thì tuy có hưỡng tiền bạc nhưng lại khiến cho Mệnh bị mệt mõi vì tiền bạc, Mệnh Thổ thì tiền bạc chỉ đem tai hại đến bản Mệnh.

Không Kiếp hành Hỏạ

Không Kiếp đắc địa, chủ bạo phát bạo tàn. Mệnh Hỏa bạo phát bạo tàn. Mệnh Thổ phát ít đi nhưng cũng ít suy hơn vì bản Mệnh được hưng thịnh lên. Mệnh Mộc thì phát mạnh nhưng không ích gì cho Mệnh, bạo tàn. Mệnh Kim thì việc phát đem tai họa đến cho Mệnh. Mệnh Thuỷ thì phát ít hơn so với các Mệnh khắc nhưng tai hại đem đến cho Mệnh cũng không có là baọ

Không Kiếp hảm địa, chủ hung họạ Mệnh Hỏa ít bị nguy hạị Mệnh Thổ ít bị nguy hại nhất. Mệnh Mộc thì bị nguy hạị Mệnh Kim bị hung họa nhiều nhất. Mệnh Thuỷ thì ít bị nguy hại nhất.

NGUYÊN TẮC THỨ HAI: xét tương quan giữa hành Mệnh và hành cung để xét đoán Mệnh thịnh hay suỵ Mệnh thịnh thì tốt, điều xấu có xãy ra cũng dễ thoát khỏị Mệnh suy thì xấu, điều xấu xãy ra khó thoát khỏi tai ương họa hạị

Hành cung sinh hành Mệnh: hành bản Mệnh hưng thịnh nên tốt nhất (Tướng).

Hành cung hòa hành Mệnh: hành bản Mệnh hưng thịnh lên nên tốt (Vượng).

Hành cung khắc hành Mệnh: hành bản Mệnh bị suy tổn nên xấu nhất (Tử).

Mệnh khắc hành cung: hành bản Mệnh tuy khắc tháng nhưng bản Mệnh không được lợi ích gì cả, bị giam cầm không hoạt động được (Tù).

Mệnh sinh hành cung: hành bản Mệnh bị tiết khí hao tán nên xấu (Hưu).


Cần chú ý hành Mệnh ta nên đi sau phân biệt là Âm hay Dương. Ví dụ Dương Mộc là hành Mộc đang thịnh, nếu sinh xuất cho cung thì cũng đở xấu hơn Âm Mộc. Hơn nữa, hành cung cũng có Âm Dương. Nếu Mộc Mệnh sinh xuất cho cung Ngọ Dương Hỏa thì Mệnh bị tổn hại nhiều hơn là sinh xuất cho Âm Hỏạ

NGUYÊN TẮC THỨ BA: xét tương quan giữa hành của tam hợp cục của cung an Mệnh (THCM) với hành bản Mệnh. Phải lấy hành bản Mệnh làm gốc.

THCM sinh hành Mệnh: hành bản Mệnh hưng thịnh (Tướng) nên tốt nhất.

THCM hòa hành Mệnh: hành bản Mệnh hưng thịnh lên (Vượng) nên tốt.

THCM khắc hành Mệnh: hành bản Mệnh bị suy tổn nhiều, bị chết (Tủ) nên xấu nhất.

Mệnh khắc hành THCM: hành bản Mệnh tuy khắc thắng nhưng chẳng được lợi ích gì cả vì Mệnh bị bó tay, không hoạt động được (Tù).

Mệnh sinh hành THCM: hành bản Mệnh bị tiết khí hao tán (Hưu) nên xấụ

Ví dụ:

Mạng Thuỷ, Mệnh cư Tí có Phá Quân Thuỷ thì hay hơn Mệnh cư Ngọ vì tam hợp Thân Tí Thìn thuộc Thuỷ, còn tam hợp Dần Ngọ Tuất thuộc Hỏạ

Thất Sát Kim miếu tại Dần Thân, Mạng Kim tốt hơn mạng Mộc vì nguyên tắc thứ nhất quan trọng hơn nguyên tắc thứ bạ Mạng Kim thì hành sao đồng hành với Mệnh, nhưng THCM khắc bản Mệnh. Mạnh Mộc thì hành sao khắc Mệnh nhưng được THCM sinh bản Mệnh cũng đở phần nàọ

Không Kiếp miếu địa tại Tỵ Hợị Tại Tỵ thì tốt hơn tại Hợi tuy cung miếu địa nhu nhau vì hành cung đồng hành với hành saọ Nếu Mệnh là Thổ hay Hỏa thì hưỡng mạnh nhất nghiã là phát rất nhanh và mạnh, lên nhanh xuống nhanh. Mệnh Kim thì sự phát trợ nên vô dụng vì Hỏa khắc Kim nên bản mệnh bị hao tổn. Hành Mộc thì cũng phát mạnh mẽ nhưng khó tránh sự thăng trầm tai họa vì Mệnh bị tiết khí. Hành Thuỷ thì hưỡng sự phát ít nhưng phá ít đi vì Thuỷ khắc Hỏạ

Thất Sát miếu địa tại Dần bị Tuần, Kim Mệnh, người Dương Nam. Do bị Tuần áp đảo mạnh mẽ đến 80% sau 30 tuổi, sao Kim lại kỵ Tuần nên các ý nghiã tốt của Thất Sát bị đão ý nghiã. Do Mạng Kim đồng hành với hành sao nên người mạng Kim sẻ hưỡng trọn vẹn tính chất xấu của Thất Sát bị Tuần. Nếu là Hỏa Mệnh thì Hỏa Khắc Kim, thì ý nghiã xấu của Thất Sát bị Tuần trợ nên ít đị

NGUYÊN TẮC THỨ TƯ: xét tương quan giữa hành cung với hành saọ Nguyên tắc này tương đối không quan trọng, chỉ mạng ý nghiã gia giảm chút đỉnh.

Các sao đắc hảm không phụ thuộc vào ngũ hành của cung mà phụ thuộc vào vị trí của nó trên thiên bàn và sự phối chiếu hay đồng cung với sao khác. Do đó cần xem xét sự tương quan sinh khắc giữa hành sao và hành cung để coi sức phát huy ảnh hưỡng của sao như thể nàọ Hành của sao phải thịnh thì ảnh hưỡng tốt hay xấu mới phát huy trọn vẹn. Luôn luôn lấy hành cung làm gốc để luận đoán vì hành cung là dat hay địa thể mà sao lâm vàọ Cho dù hành sao có như thế nào cũng không thể làm suy yếu hành cung hay nói khắc đi hành cung là nói hành khí nơi nó vượng nhất, như Dần Mão thuộc Mộc thì cung Dần và Mão là nơi Mộc vượng. Sao Mộc ở đó thì hành khí không bị thay đổị Khi Mộc Vượng thì Hỏa Tướng, như vậy hành khí sao Hỏa được hưng thịnh. Mộc vượng thì Thuỷ Hưu, sao Thuỷ bị suy yếu ở sinh xuất cho cung. Mộc vượng thì Kim Tử, sao Kim trợ nên vô dụng vì thế Mộc quá thịnh nên Kim không thể khắc nổi, chứng tỏ hành Kim không được mạnh. Mộc vượng thì Thổ Tủ. Sao Thổ không thể hưng thịnh vì bị hành Mộc đang thịnh khắc mạnh. Như vậy:

Hành cung sinh hành sao: hành sao được hưng thịnh (Tướng).

Hành cung đồng hành với sao: hành sao không thay đổi (Vượng).

Hành sao sinh hành cung: hành sao bị hao tổn, tiết khí nên yếu đi (Hưu).

Hành sao khắc hành cung: hành sao tuy khắc thắng nhưng không có lợi gì vì bị giam cầm không hoạt động được (Tử).

Hành cung khắc hành sao: hành sao bị thiệt hại nhiều nhất (Tủ).

Cần chú ý là Dần Mão tuy thuộc Mộc nhưng có khác biệt. Dần là Dương Mộc, Mão là Âm Mộc. Dương chủ thịnh, Âm chủ suỵ Dương Mộc là Mộc đang phát triển cực thịnh, còn Âm Mộc là Mộc đã bước vào giai đoạn suy yếụ Như vậy sao Thổ cư cung Dần bị khắc mạnh hơn sao Thổ cư Mãọ

Ví dụ:

Phá Quân là hao tinh, hảm tại Dần Thân. Tại Dần thì Phá Quân Thuỷ sinh hành cung là Mộc, tại Thân thì Phá Quân Thuỷ được hành cung sinh. Như vậy tại Thân Phá Quân giữ nguyên vẹn ảnh hưỡng hảm địa của nó, còn tại Dần thì bản chất hao tán có bị yếu đi vì sao đó sinh xuất cho cung nên hành khí bị hao tổn.

Tử Phủ miếu tại Dần Thân. Tại Dần thì hành cung khắc hành sao đưa đến hành khí của sao bị hao tổn. Tại Thân thì hành sao sinh hành cung nên hành sao bị tiết khí. Như vậy tại Dần, tính chất miếu địa của Tử Phủ phát huy yếu đi, sao bị không chế khả năng hoạt động, còn tại Thân thì hành sao bị suy tổn làm suy yếu khả năng hoạt động.

Phá Quân miếu địa tại Tí Ngọ. Tại Tí thì hành cung đồng hành với hành sao, tính chất miếu địa của sao hoàn toàn không thay đổi do hành khí của sao vẫn nguyên vẹn. Tại Ngọ thì hành sao sinh hành cung, tính chất miếu địa không phát huy trọn vẹn ảnh hưỡng vì hành sao bị hao tổn.

Phá Quân đắc tại Thìn Tuất, hành cung khắc hành sao, tính chất của sao bị suy giảm do hành sao bị suy yếụ

Vũ Phá đồng cung tại Tỵ Hợi và hảm địạ Tại Tỵ thì Vũ Khúc bị hành cung khắc, Phá Quân thì khắc hành cung, do đó hành của Vũ bị suy đi, còn tại Hợi thì Vũ sinh xuất cho cung, Phá Quân đồng hành. Do Vũ Khúc Kim sinh cho Phá Quân Thuỷ nên hành khí của Phá Quân tại Hợi mạnh hơn Phá Quân tại Tỵ. Ví dụ người Kim mệnh thì hưỡng mạnh sao Kim là Vũ Khúc. Nếu Mệnh cư Hợi thì sẻ bị hao tán tiền bạc bởi vì Vũ khuc là tài tinh, Phá Quân là hao tinh. Kim sanh Thuỷ đưa đến bản chất hao tán của Phá Quân càng tăng thêm. Phá Quân có hành khí mạnh thì sẻ hao nhiều hơn.

Thất Sát miếu tại Dần Thân. Tại Dần và Thân thì hành khí của Thất Sát đều nguyên vẹn. Mệnh Thổ cư Dần thì bị hành cung khắc, đồng thời hành Mệnh lại sinh xuất hành sao, Mệnh bị tiết khí. Như vậy thì Mệnh Thổ tuy vẫn hưỡng tính chất của Thất Sát nhưng không có lợi cho bản Mệnh, và Thất Sát ở đây lại càng thịnh vượng. Tại Thân thì Mệnh Thổ lại càng hao tán do sinh xuất hành cung và hành saọ Do hành khí của Thất Sát được hưng thịnh lên nên tính chất của Thất Sát ở đây phát huy mạnh mẽ hơn nhưng không đem lại ích lợi cho bản Mệnh, làm bản Mệnh tổn hại dễ bị lâm nguy khi vào hạn xấụ Trường hợp Mạng Mộc thì do Kim khắc Mộc, nếu Mệnh cư cung Dần thì ảnh hưỡng của Thất Sát vẫn nguyên vẹn nhưng đưa đến bất lợi cho Mệnh.

Trong tử vi còn có một sự hòa hợp hay đối kháng giữa các sao về tính chất, khác hẳn với sự sinh khắc về ngũ hành. Ví dụ:


Văn tinh thì nên gặp Văn tinh, gặp Võ tinh thì không có lợị Điều này cũng đúng vì con người nếu thuận một tính, hoặc thuần hậu ôn nhu, hoặc mạnh bạo cương quyết thìdễ thành công hơn người tính tình nữa nạc nữa mỡ. Bởi thể nên các bộ sao Văn tinh như Cơ Nguyệt Đồng Lương thì cần có các sao Văn tinh hổ trợ cho nó như Xương Khúc, Khoạ Bộ Sát Phá Liêm Tham thì cần các sao cứng cỏi mạnh bạo hổ trợ như Lục Sát Tinh đắc địạ Bộ Tử Phủ Vũ Tướng rất kỵ gặp Không Kiếp vì Không Kiếp là sao hung tinh đứng đầu phụ tinh, chủ nóng nãy làm liều, đi với Tử Phủ Vũ Tướng thì chỉ gây ra điều bất lành vì tính của Tử Phủ là thuần hậu ôn nhụ Điểm cần chú ý là sự đối kháng về tính chất thì quan trọng hơn sự sinh khắc về ngũ hành. Không Kiếp hành Hỏa đương nhiên sẻ tương sinh với Tử Phủ hành Thổ, nhưng khi đứng cùng với Tử Phủ lại làm xấu bộ Tử Phủ. Phá Quân sáng sủa nắm được Không Kiếp là do tính chất của nó là hung, đi với sao hung thì có lợị Phá Quân hành Thuỷ khắc được hành Hỏa của Không Kiếp khiến Không Kiếp bị thu phục. Thất Sát võ tinh mà đi với Xương Khúc văn tinh, hay đi với Đào Hồng thì chẳng ra gì. Ngược lại Nhật Nguyệt gặp Đào Hồng Hỉ Xương Khúc thì lại thêm tốt. Hơn nữa Hóa Khoa là đệ nhất giải thần vì chế hóa được các sao hành Hỏa như Không Kiếp Hỏa Linh, Kình Đà(hành Kim đới Hỏa). Tính tình của con người cũng thay đổi theo đại hạn. Mệnh Sát Phá Liêm Tham mà đại hạn gặp Cơ Nguyệt Đồng Lương thì tính tình trở nên mềm yếu, hay thay đổi, thiếu cương quyết thì làm sao mà phát mạnh được. Nếu đại hạn gặp sao Lục Sát Tinh đắc địa thì vì gặp sao cùng phe nên phát mạnh bạo là điều đương nhiên.

CHÚ Ý XEM XÉT NGŨ HÀNH BẢN MỆNH THEO MÙA

Xem hạn thì cần xem trước nhất. Tuy nhiên khi xem xong, điều xấu tốt nên cân nhắc gia giảm một chút trong bối cảnh của Mùạ

Mùa Xuân hành Mộc, Hạ hành Hỏa, Thu hành Kim, Đông hành Thuỷ, Tứ Quí hành Thổ. Khi xét thì cũng sử dụng nguyên tác xét sinh khắc ngũ hành giữa Mùa với hành bản Mệnh. Lấy ngũ hành bản Mệnh làm chủ để xét đoán.

Ví dụ mùa Xuân hành Mộc. Nếu thấy tai họa xãy ra vào mùa Xuân thì nếu là Mệnh Kim thì tai họa sẻ xãy ra chắc chắn, nhưng nếu thấy hành Mộc thì bản Mệnh cũng có phần được cứu giải một chút.

NHẬN ĐỊNH VỀ HÀNH CỦA MỆNH VÀ CỤC VÀ TƯƠNG QUAN XUNG KHẮC

Hành bản Mệnh là hành của năm sinh. Mọi năm tháng ngày giờ đều có hành của nó, và Tử Vi chọn hành của năm sinh làm hành bản Mệnh.

Hành của Cục là hành của tháng mà cung Mệnh được an trên là số. Ví dụ Mệnh an vào cung Dậu thì tháng Dậu là tháng 8. Tùy theo Can của năm, ta có thể tính toán được hành của tháng căn cứ vào nguyên tắc Ngũ Dần, và từ đó tính ra hành của Cục.

Trong tử vi người ta thường tính sinh khắc giữa hành của Bản Mệnh với hành của Cục, mà thực chất là tính sự sinh khắc giữa hành của năm và hành của tháng. Khi tính sinh khắc giữa hành của Năm và hành của Tháng, thì đương nhiên hành của năm phải được chọn làm gốc vì năm ấy hành khí đang thịnh nhất đứng vai trợ chủ đạo, hành tháng là phụ thuộc. Như vậy thì phải lấy hành Bản Mệnh làm gốc để tính toán.

Hành Mệnh và hành Cục đồng hành: cả hai hành đều được hưng vượng lên (Vượng) nên tốt.

Hành Cục sinh hành Mệnh: hành Mệnh được hưng thịnh lên (Tướng) nên tốt.

Hành Mệnh sinh hành Cục: hành Mệnh bị suy yếu (Hưu) trong đó hành Cục được hưng thịnh (Tướng) nên không tốt cho bản Mệnh, xấụ

Hành Mệnh khắc hành Cục: hành Mệnh bị giam cầm bó tay không hoạt động được (Tù) nhưng không có hại, trung bình.

Sự sinh khắc trên đây là sự sinh khắc của ngũ hành chính.

 

NHỮNG BÍ QUYẾT GIẢI ĐOÁN ĐẠI VẬN


Kinh nghiệm Tử vi của cụ Thiên Lương
Tôi học Tử vi: NHỮNG BÍ QUYẾT GIẢI ĐOÁN ĐẠI VẬN

* Đại vận rất quan trọng, lấn áp cả Tiểu vận
* Ba bí quyết xác định sự tốt xấu của cung Đại vận, về ba phương diện: Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa .

Trần Việt Sơn trình bầy

Trong việc giải đoán lá số Tử vi, đối với sở thích của những người đã lớn tuổi, có thể kể rằng việc giải đoán đại vận là quan trọng nhất. Về phương diện tâm lý, với người đã lớn tuổi, người ta rất mong được biết những dịp tốt hay những vận hạn sẽ đến, nếu biết dịp tốt đến, sẽ cố gắng khai thác; nếu biết thất bại đến sẽ không dại bỏ tiền ra để rồi mất hết. Vả lại khi đã lớn tuổi, với nhiều người, gần như số mạng đã an bài, chỉ còn trông vào những thay đổi phần nào ở vận hạn. Trong thật tế có nhiều người chỉ ăn về vận. Đương là một người như mọi người, bỗng cơ may đưa đến, vọt ngay lên ngôi cao chức cả, thế rồi hết vận, lại tụt đi đâu mất không ai hay.

Người ta có thể kể không biết bao nhiêu người như thế, như ông Diệm, ông Nhu, Ông Cẩn, tướng Nguyễn Khánh, ông Trần Trọng Kim, cụ Phan Khắc Sửu, và gần đây hơn, có biết bao nhiêu người đương là giáo sư công chức, kỹ sư, dược sĩ, nhẩy ngay lên chức lớn, và có một số đã bỗng nhiên bỏ chức chức lớn mà trở về với cuộc sống bình thường; có những người đương làm ăn bình thường, bỗng lời đổ đến tay như thác nước trong cả một thời kỳ, nhưng rồi quen ăn làm tới, tiền lại ào ào đội nón ra đi. Những cuộc thay đổi lớn lao và bất thường đó là do Đại Vận, hơn là do Tiểu vận.

-Đại vận 10 năm, chủ vào 10 năm của cuộc đời. Đại vận mà khá thì cũng như có cái gốc khá. Tiểu vận có kém cũng được khá theo, và nếu Tiểu vận được khá thì lại càng khá nhiều.

Ngược lại, Đại vận mà kém thì tiểu vận có những sao tốt, cũng không thể tốt như ý muốn. Càng bởi thế, tính vận hạn, ta không nên ngạc nhiên rằng năm Thân lần trước sao ta khá thế, mà năm Thân lần này, sao ta lại quá dở, đó là vì Tiểu vận phải tùy theo Đại vận.

-Trong việc đoán số mạng đoán Đại vận là nắm được cái tốt xấu trong cả một cuộc đời, cho nên đoán đại vận là một sự rất hứng khởi. Có một lần, một vị độc giả, hận vì đã bị đoán số lầm, nhất định xin hỏi cụ Thiên Lương giải đoán cho vận hạn mấy năm. Vị độc giả đó không nói trước điều nào. Cụ Thiên Lương tính toán rồi nói: “Mấy năm nầy, ông làm ăn thất bại, thiệt tiền của”. Vị nọ thở phào, tự coi như an ủi vì số mạng đúng. Ông mới tâm sự: “Đó là mấy năm tôi phải bỏ một số vốn lớn công ty vào một việc. Tôi đã hỏi kỹ mấy ông thầy. Mấy ông bảo tốt, cứ xúc tiến công việc đi. Tôi yên trí bỏ tiền ra không ngờ mất tất cả. Nhưng tại sao lại hỏng việc được? Rõ ràng hành của cung đại vận sinh cho hành mệnh của tôi như thế bước vào đại vận này là phải tốt chứ? Cụ Thiên Lương trả lời rằng ông mới được địa lợi, nhưng Thiên thời lại hỏng.
Và bây giờ chúng tôi xin trình bày những kinh nghiệm của cụ Thiên Lương.

Ba yếu tố chính

Để xác định một cung Đại vận là tốt hay xấu, có ba yếu tố chính:
1.Hành của bộ Tam hợp cung Đại vận sinh cho hành của bộ Tam hợp cung tuổi, hay đồng hành, là tốt. Khắc là xấu. Đó là yếu tố Thiên thời. Được Thiên thời là được thế thắng, được vận tốt do số mạng dành cho mình là được khá hơn đại vận khác.

2.Hành của cung Đại vận sinh hay khắc cho Mệnh của mình. Sinh là tốt, khắc là xấu. Đây là yếu tố chủ về thế thắng và vận tốt. Chắc các bạn thích Tử vi đã nhận ra rằng đây là yếu tố chủ chốt mà các nhà giải đoán Tử vi thường dùng để xét đoán vận tốt xấu, (nhưng các ông lại không để ý đến yếu tố là yếu tố Thiên thời).

3.Sự thích hợp hay không thích hợp của bộ sao tại Đại vận đối với bộ sao tại cung Mệnh. Có những bộ sao mà quý bạn đều biết: Sát Phá Liêm Tham, Tử Phủ Vũ Tướng, Cự, Nhật, Cơ Nguyệt Đồng Lương: Yếu tố này cũng được các sách cổ nói đến và các thầy Tử vi sử dụng, nhưng không có sự hệ thống hóa đầy đủ, chỉ nói sơ trong vài trường hợp (tỷ dụ: Mệnh có bộ sao này, đến cung đại vận gặp bộ sao này, thì tốt hay xấu). Yếu tố thứ 3 này là yếu tố Nhân hòa.

Yếu tố về Tuần Triệt đã được chúng tôi trình bầy, chúng tôi sẽ nhắc lại. Còn các trung tinh, hung tinh là những yếu tố thêm vào cho các yếu tố chính, và chỉ rõ thêm về các trường hợp cá biệt, như vận mạng về gì, hạn về phương diện nào. Thí dụ:

-Được cả ba yếu tố Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa là được đại vận rực rỡ. Nếu lại được các trung tinh tốt và thoát được các hung tinh hãm, thì càng rực rỡ hơn.

-Bị cả 3 yếu tố Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa, cùng xấu, là bị đại vận xấu. Nếu lại bị những sao hung xâm nhiễu, thì đó là đại vận rất nặng, gặp nhiều thất bại, và có thể đi đến cái chết.

Trong số giai phẩm này, chúng tôi xin trình bầy hai yếu tố Thiên Thời và Địa lợi. Các yếu tố khác, sẽ xin trình bầy trong giai phẩm sau.

A-YẾU TỐ THIÊN THỜI

Trong Tử vi, đừng bao giờ quên yếu tố các bộ Tam hợp. Xin nhắc lại hành bộ Tam hợp trên lá số:

1-Thân Tý Thìn: THỦY
2-Hợi Mão Mùi: MỘC
3-Dần Ngọ Tuất: HỎA
4-Tị Dậu Sửu: KIM

Nguyên tắc: Trước hết, ghi nhận hành của tam hợp cung tuổi. Như người tuổi Tý thuộc tam hợp Thân Tý Thìn, hành Thủy.

Rồi muốn đoán cho mỗi đại vận cứ xét hành của tam hợp của cung Đại vận đó. So sánh hai hành (Hành của tam hợp cung tuổi và hành của tam hợp cung Đại vận) thấy sự sinh khắc chế hóa thế nào thì biết Thiên thời của Đại vận là xấu hay tốt.

-Hành tam hợp Đại vận sinh cho hành tam hợp tuổi: tốt, được Thiên thời.

-Hành tam hợp Đại vận đồng hàng với tam hợp tuổi (đây là trường hợp đại vận vào cung có Thái tuế Quan phù, Bạch hổ): tốt. Thiên thời đến cho mình.

-Hành tam hợp Đại vận khắc tam hợp tuổi (trường hợp mình bị khắc nhập) xấu nhất, thời gian và hoàn cảnh chung đánh vào mình và thắng mình, mình bị nhiều thất bại và thua thiệt.

-Hành tam hợp Đại vận bị hành tam hợp tuổi khắc (trường hợp khắc xuất): mình khắc thời vận, gặp nhiều khó khăn, nhưng mình cố gắng và chịu chật vật nhiều, có thể thắng được.

-Hành tam hợp Đại vận được hành tam hợp tuổi sinh (trường hợp sinh xuất): tuy sinh, nhưng sinh xuất, cho nên lao đao, như người mất máu huyết, mất sức lực tiền bạc.

Ghi các trường hợp

Quý bạn cứ theo các giải đoán trên mà xác định về Thiên thời: sau đây, nên ghi các trường hợp.

1)Tuổi Thân, Tý, Thìn Tam hợp Thủy
Đại vận đến cung Thân, Tý, Thìn: được Thiên thời, tốt nhất của mình
Đại vận đến cung Hợi Mão Mùi (Mộc) Thủy sinh Mộc, vậy bị sinh xuất.
Đại vận đến cung Dần Ngọ Tuất (Hỏa) Thủy khắc Hỏa khắc xuất. Mình khắc thời, phải chật vật mới thắng
Đại vận đến Tị Dậu Sửu (Kim). Sinh nhập, Thiên thời.

2)Tuổi Hợi Mão Mùi Tam hợp Mộc
Đại vận đến cung Hợi Mão Mùi, tức đến tam hợp Thái tuế, tốt nhất.
Đại vận đến cung Thân, Tý, Thìn (Thủy): Mình được sinh nhập. Tốt, mình có Thiên thời.
Đại vận đến cung Dần Ngọ Tuất (Hỏa) Mình bị sinh xuất, lao đao.
Đại vận đến Tị Dậu Sửu (Kim). Mình bị khắc nhập xấu.

3)Tuổi Dần Ngọ Tuất (Hỏa)
Đại vận đến cung Dần Ngọ Tuất (tam hợp Thái tuế): tốt.
Đại vận đến cung Thân, Tý, Thìn (Thủy): Mình bị khắc xấu
Đại vận đến cung Hợi Mão Mùi (Mộc) Mình được sinh nhập. Tốt.
Đại vận đến Tị Dậu Sửu (Kim) khắc xuất, phải chật vật mới thắng

4)Tuổi Tị Dậu Sửu (Kim)
Đại vận đến cung Tị Dậu Sửu (tam hợp Thái tuế): tốt.
Đại vận đến cung Thân, Tý, Thìn (Thủy): Mình bị sinh xuất.
Đại vận đến cung Hợi Mão Mùi (Mộc) Khắc xuất
Đại vận đến Dần Ngọ Tuất (Hỏa) Mình bị khắc nhập

Dàn bài cho đủ các trường hợp, chớ thật ra bạn nắm vững nguyên tắc các bộ tam hợp và hành sinh khắc, là bạn giải đoán được ngay.

B-YẾU TỐ ĐỊA LỢI

Hành của cung Đại vận sinh cho mệnh của mình, là sinh nhập, tốt nhất.
Hành của cung Đại Vận đồng hành với Mệnh là tốt.
Hành của Mệnh mình sinh cho hành cung Đại Vận, là sinh xuất, lao đao.
Hành của Mệnh mình khắc hành cung Đại vận: Khắc xuất, bị chật vật nhưng có thể thắng.
Hành của cung Đại vận khắc hành của mệnh: Khắc nhập, xấu, thất bại.
Kinh nghiệm Tử vi của cụ Thiên Lương
Tôi học Tử vi: NHỮNG BÍ QUYẾT GIẢI ĐOÁN ĐẠI VẬN

* Yếu tố thứ ba: bộ sao gặp Đại vận có hợp với bộ sao tại Mạng không?

Trần Việt Sơn

Trong giai phẩm trước, chúng tôi đã trình giải kinh nghiệm của cụ Thiên Lương về việc giải đoán Đại vận. Chúng tôi đã nói đến hai yếu tố đầu, bây giờ xin nói đến yếu tố thứ ba, sau đó sẽ xin nói đến những yếu tố phụ thuộc (nhưng cũng quan trọng).

Nhắc lại: Yếu tố Thiên Thời: được thời vận thì dù các yếu tố khác có kém, mình cũng khá. Xét yếu tố này, phải cân nhắc tam hợp cung tuổi của mình và tam hợp cung đại vận: nếu đến tam hợp Đại vận đồng hành với tam hợp tuổi, mình được khá nhất; tam hợp Đại vận sinh cho tam hợp tuổi, là có Thiên Thời tốt; tam hợp Đại vận khắc tam hợp cung tuổi: khó khăn nhất và hoàn cảnh thắng mình. Tam hợp tuổi sinh cho tam hợp Đại vận là bị sinh xuất: mình bị lao đao, có khá được cũng mệt mỏi tiêu hao nhiều.

-Yếu tố hai là yếu tố Địa lợi: phải ghi hành của Mệnh mình (tức là Mệnh của mình là người Kim, Mộc, Thủy, Hỏa hay Thổ) rồi xét xem Đại vận đến cung nào, hành của cung này sinh khắc cho Mệnh thế nào. Tùy theo các thế sinh khắc mà ta đã biết: Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, ta biết được cung Đại vận sinh khắc chế hóa như thế nào với Mệnh của ta. Cung Đại vận sinh cho Mệnh của ta là tốt nhất. Cung Đại vận hòa với Mệnh của ta là trung bình. Mệnh của ta sinh cho cung Đại vận, là ta bị sinh xuất, có đạt được cũng lao đao, cuối cùng cung Đại vận khắc Mệnh của ta, là ta gặp khó khăn, hoàn cảnh chế ngự ta, ta không thể thắng nổi. Nếu Mệnh bị cung khắc, còn có thể xét xem được yếu tố Âm Dương của cung giống Âm Dương của Mệnh thì cũng dở.

Yếu tố thứ ba: bộ sao ta gặp ở Đại vận

Yếu tố thứ ba là bộ sao ta gặp ở Đại vận hợp hay không hợp với bộ sao ta có tại cung Mệnh. Đây là yếu tố mà ta thường thấy ghi ở các sách cổ kim, nhưng các trường hợp này không được giải thích và hệ thống hóa. Cụ Thiên Lương đã hệ thống hóa như sau:

Như trong sách “Tử vi nghiệm lý” cụ đã ghi, cụ phân các bộ chính tinh ra Âm và Dương, Dương là thực hành mà Âm là lý thuyết. Các bộ Tử, Phủ, Vũ, Tướng và Sát, Phá, Liêm, Tham thuộc về Dương và có tánh chất thực hành, các bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương và Cự Nhật thuộc về Âm và có tánh chất lý thuyết. Hai bên Âm Dương phân ra như vậy là hình ảnh của Lưỡng nghi.

Phân biệt ra Tứ tượng, ta có 4 bộ với tánh chất như sau:
Sát Phá Liêm Tham: 100% thực hành.
Tử Phủ Vũ Tướng: 60% thực hành, 40% lý thuyết
Cự Nhật: 60% lý thuyết, 40% thực hành.
Cơ Nguyệt Đồng Lương: 100% lý thuyết.

Luận ra các thế của Đại vận

Sự khác biệt hay giống nhau là do chỗ thế Âm và thế Dương mà gặp nhau thì nghịch, thường kém tốt; hoặc thế lý thuyết mà gặp thế thực hành thì có phát thêm, nhưng gặp họa lệch lạc, kém tốt. Tuy nhiên, nếu lý thuyết 100% mà gặp thực hành 100% thì phát mạnh hoạt động nhiều nhưng gặp họa nhiều hơn là những thế tuy khác biệt Âm Dương mà thế lý thuyết, thực hành không khác nhau xa mấy (như có thế 60% lý thuyết, 40% thực hành mà gặp thế 40% thực hành 60% lý thuyết thì không khác nhau xa mấy). Cũng vậy, thế 100% thực hành mà gặp thế 60% thực hành, 40% lý thuyết, cũng không khác xa nhau mấy.

Từ căn bản đó, luận ra các thế như sau:
-Mệnh Cơ Nguyệt Đồng Lương (yếu, Âm, 100% lý thuyết) gặp Đại vận Sát Phá Liêm Tham (mạnh, Dương, 100% thực hành): phát mạnh thì lại bị nặng, nhiều khó khăn, có thể có những cái rủi lớn.

-Mệnh Sát Phá Liêm Tham gặp Đại vận Sát Phá Tham – giống nhau hợp, tốt.

-Mệnh Cơ Nguyệt Đồng Lương đến đại vận Cơ Nguyệt Đồng Lương giống nhau, hợp, tốt.

-Mệnh Sát Phá Tham gặp đại vận Cơ Nguyệt Đồng Lương: kém, nhưng không hiểm nguy, mặc sống kém hơn so với các đại vận Sát Phá Tham (tóm lại là kém đi).

-Mệnh Sát Phá Tham gặp đại vận Tử Phủ Vũ Tướng, cùng Dương, vậy là không có gì khó khăn nặng, nhưng cũng giảm kém xuống một chút vì sự khác biệt về thế thực hành, lý thuyết ( Sát Phá Tham đương hoạt động 100/100, gặp Tử Phủ Vũ Tướng hoạt động giảm đi, nhưng thêm lý thuyết thế vào).

-Mệnh Tử Phủ Vũ Tướng gặp Tử Phủ Vũ Tướng: tốt.

-Mệnh Tử Phủ Vũ Tướng gặp đại vận Sát Phá Tham, phải hoạt động thâm lên như cũng giảm kém chút đỉnh.

-Tử Phủ Vũ Tướng với Cơ Nguyệt Đồng Lương: cũng luận như giữa Sát Phá Tham và Cơ Nguyệt Đồng Lương, nhưng sự khắc biệt, sự giảm kém không quá mạnh, là vì Tử Phủ Vũ Tướng còn có 40% lý thuyết so với Cơ Nguyệt Đồng Lương 100% lý thuyết.

-Mệnh Tử Phủ Vũ Tướng gặp Cự Nhật: khác về Âm Dương, nhưng sự chênh lệch trong tỷ lệ lý thuyết và thực hành rất ít, nên sự giảm kém cũng rất ít. Mệnh Cự Nhật gặp Tử Phủ Vũ Tướng cũng luận theo như thế.

Vài yếu tố khác

Luận ba yếu tố trên, đủ thấy được đại cương Đại vận tốt xấu, một cách rất chính xác.

Còn những yếu tố phụ khác, nhưng cũng quan trọng, là các trung tinh lớn và các hung tinh lớn.

Ngoài ra có yếu tố lớn và chúng tôi đã nêu lên trong một kinh nghiệm trước cũng của cụ Thiên Lương, đó là kinh nghiệm về Tuần Triệt như một yếu tố để giải đoán Đại vận, Tuần hay Triệt nói chung làm giảm kém các sao tốt, nhưng lại làm tốt những sao hãm.

Nếu ở cung Mệnh có Tuần giải chế Mệnh thì đến Đại Vận có Triệt, mệnh được cởi gỡ ra và khá lên. Cũng vậy, nếu ở Mệnh có Triệt thì đến Đại vận có Tuần, vận mệnh được gỡ ra và khá lên.

Một lá số để thử nghiệm

Xin lấy một lá số để cụ thể hóa các nguyên tắc trên bằng một cuộc áp dụng thật tế, để dễ nhận định hơn.

Lá số trên, Mệnh tại Sửu, cách Sát Phá Liêm Tham; Hỏa mệnh; Âm nam; tam hợp tuổi là Hợi Mão Mùi thuộc Mộc.

Đại vận 12-21 tại Tý – Tam hợp Đại vận là Thân Tý Thìn, thuộc Thủy, Thủy sinh Mộc, vậy là được Thiên thời, yếu tố chính. Cung Đại vận tại Tý là cung Thủy, khắc mệnh Hỏa: mất Địa lợi. Bộ chính tinh là Cơ Nguyệt Đồng Lương, lệch với bộ Sát Phá Liêm Tham, nhưng không nặng bằng khi Mệnh là Cơ Nguyệt Đồng Lương mà gặp đại vận Sát Phá Liêm Tham. Trong giai đoạn này, đương số sống dưới bóng cha mẹ, được đầy đủ điều kiện ăn học, nhưng cũng gặp khá nhiều vấp váp trong việc học thi trượt mấy lần, và lúc cuối đại hạn cũng lên được đại học. Bị một đau tưởng chết.

Đại vận 22-31 tại Hợi – Được Thiên thời vì Đại vận tại Hợi thuộc tam hợp Hợi Mão Mùi đồng hành với tam hợp tuổi. Cung Đại vận thuộc Thủy, khắc mệnh Hỏa, mất Địa lợi, nhưng cũng kéo lại phần nào là vì cung Âm đồng mệnh Âm. Bộ sao nặng về Tử Phủ Vũ Tướng, thuộc Dương cùng với bộ Sát Phá Liêm Tham được lợi lạc. Tuy hành cung Đại vận khắc hành Mệnh, nhưng cũng được khá. Trong đại hạn này, đương số sống cuộc đời nhiều biến cô, chen lẫn tốt với xấu. Đường công danh thi trượt nhiều lần, nhưng đi làm, thi đậu đi làm chức cao, nhưng rồi lại bỏ việc, sống khổ một thời gian ngắn, rồi lại khá lên. Đường vợ con: lấy vợ, sanh con. Sức khỏe: mang những bệnh nặng trong người tưởng khó thể qua khỏi, nhưng rồi vẫn sống được. Tóm lại: nhiều bước thăng trầm, nhưng vẫn khá.

Đại vận 32-41 – Tại Tuất, tam hợp Dần Ngọ Tuất thuộc Hỏa, vậy là tam hợp tuổi bị sinh xuất (Mộc sinh Hỏa).
Đại vận ở cung Thổ, mạng Hỏa, vậy là Mạng bị sinh xuất. Hai yếu tố Thiên thời, Địa lợi bị kém, chủ về sự lao đao. Về bộ sao thấy có Cơ Lương chiếu, Cự Nhật chiếu, chủ về sự giảm kém. Đương số quả gặp những bước lao đao, gây được một ít tài sản lại phải bỏ đi cư gặp mấy lần hạn nặng (vì chánh trị, cụ Ngô Đình Diệm cho đi nằm ấp), một lần đau nặng cả năm trời tưởng chết, nhiều lần thay đổi chỗ ở. Mặc dầu làm việc nhiều nhưng chỉ đủ ăn.

Đại vận 42-51 – Tại Dậu, thuộc Tị Dậu Sửu hành Kim, khắc tam hợp tuổi thuộc Mộc, là mất Thiên thời. Cung Đại vận thuộc hành Kim, hành Hỏa của Mạng khắc Kim, tuy là khắc xuất không nặng bằng khắc nhập, nhưng cũng là xấu, tuy chế ngự được hoàn cảnh và có những thành công, nhưng phải khổ công hoạt động rất nhiều. Được Nhân hòa đúng bộ Sát Phá Liêm Tham như tại Mệnh. Lại được thêm một yếu tố quan trọng: sao Triệt tại đây cởi gỡ cái Tuần của Mệnh nên vận mạng sáng ra, được ổn định hơn.
Đương số trải qua những phen hứng khởi, hoạt động nhiều, đường làm ăn đều hòa hơn, tuy có vài trận đau ốm. Nhưng gọi là thành công như ý muốn thì không có. Tuy nhiên, việc làm ăn, hoạt động và hứng khởi, đều hơn trước, khá hơn trước, cho phép sắm sửa trong nhà, sống sung túc hơn.

Đại vận 52-61 – Đại vận tại Thân, thuộc Thân Tí Thìn, Thủy sinh cho Mộc của tam hợp tuổi. Được Thiên thời, cung Đại vận thuộc Kim, so với mệnh Hỏa là khắc nhập: vẫn phải tranh đấu nhiều để khắc phục hoàn cảnh. Chính tinh gặp thế Cơ Nguyệt Đồng Lương và Cự Nhật Đại vận phải giảm kém. Mất yếu tố Triệt cởi gỡ Tuần trong Đại vận trước. Tuy nhiên, yếu tố Thiên thời là quan trọng.
Trong đại vận này, đương số đã bị một vài tật bệnh tưởng nguy nhưng thoát cả. Việc làm ăn được đều hòa và có phần sung túc nhờ được người tốt giúp đỡ. Nhưng đại vận này mới được phân nửa, chưa cho biết rõ hơn.
Muốn rõ chi tiết, phải coi nhưng trung tinh và hung tinh khác trong các cung.

Sự quan trọng của yếu tố Đại vận

-Yếu tố Đại vận rất quan trọng vì nó đứng chủ cho các tiểu vận. Các tiểu vận khá hay xấu là do Đại vận mà ra.

-Phần nào, Đại vận cho phép bốc lên một cách khốc liệt theo Mạng, hoặc có thể vùi dập xuống đến đất đen.
Như một người Mệnh thường nhưng mấy chục năm, chỉ làm những công việc thông thường. Nhưng gặp Đại vận được cả ba yếu tố Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa, bổng bộc phát dữ dội. Nhưng qua khỏi Đại vận đó, lại tụt thang, trở về nếp sống cũ.

-Một sinh viên có một cung mệnh rất tốt, tương lai huy hoàng. Gặp phải đại vận mà cả ba yếu tố Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa cùng hỏng, thế là đương nhẹ bước thang mây và có tương lai hứa hẹn huy hoàng, anh ta bị nạn lớn và từ trần. Xem lá số, không thấy Mệnh và Phúc chỉ sự yểu vong – nhưng xem đến Đại vận, thấy hỏng cả mấy yếu tố, nên chết. Đại vận thật là ghê gớm vậy (lá số của anh sinh viên này sẽ được cụ Thiên Lương dẫn giải trong số giai phẩm tới)

Đó chỉ là một yếu tố để ấn định tai họa nặng. Cũng có những lá số được Thiên thời hay Địa Lợi hay Nhân Hòa, nhưng bị chết, là vì còn những yếu tố khác.

KHHB số 74G2

THỬ BÀN TƯỚNG MẠO QUA TỬ VI



Theo dõi giai phẩm KHHB từ số đầu tiền đến nay tôi cảm thấy hứng thú vô cùng, vì không những tôi đã được học hỏi được nhiều điều mới lạ, nhất là về khoa Tử vi mà lại còn tìm ra được phương thức cho riêng mình để trau dồi tích cực về Tử vi. Vì vây, để gián tiếp bày tỏ cảm tình của tôi đối với giai phẩm KHHB, tôi mạo muộn đem hết khả năng giới hạn của mình để trình bày với quý bạn một ít điều tôi đã học hỏi và ghi nhớ được, với hy vọng những bài của tôi được đăng và giúp ích được phần nào cho các bạn chưa có vốn liếng gì về Tử vi. Tôi cũng xin các bậc đàn anh trong KHHB khoan dung cho sự liều lĩnh của tôi khi xin đăng bài này.[/blockquote]
[blockquote]Sở dĩ bài đầu tiên của tôi bàn về tướng mạo vì một lý do giản dị : Hồi tôi mới lập gia đình tôi có đi coi một thầy Tử vi ở Sài gòn. Khi đoán đến cung Thê của tôi, thầy đó tả hình dáng của vợ tôi đúng y như thầy ta thấy vợ tôi trước mặt (lẽ dĩ nhiên hôm đó tôi đi một mình). Vì vậy tôi lấy làm thích thú quá và từ đó hết sức lưu tâm vấn đề tướng mạo qua Tử vi. Bây giờ xin quý vị đọc qua những điều tôi ghi chú và chiêm nghiệm được. Đương nhiên những điều này rất sơ đẳng và không chính xác hoàn toàn được vì ai đã học Tử vi đều hiểu rằng khoa học này rất linh động và uyển chuyển.[/blockquote]

Tử Vi cư Tý

Tôi cần nói một điểm chung với các bạn mới học Tử vi (vì những bạn đã khá đương nhiên phải biết) là theo cách bố cục của các chính tinh thì khi Tử Vi cư Tý bao giờ cũng độc thủ, nghĩa là không có chính tinh khác nào đồng cung, cho nên khi thấy Phá Quân, Tử Vi cư Tý chẳng hạn là hiểu ngay an sao sai, vì Tử Vi, Phá Quân chỉ đồng cung ở Sửu hoặc Mùi. Đối với các cung khác dưới đây cũng phải theo định lệ tương tự, bây giờ tôi xin nói đến tướng mạo.[/blockquote]
Người nào có Tử Vi cư Tý người tầm thước, không mập, nước da không trắng và cũng không hồng hào mặc dù có câu : « Tử Vi mặt đỏ lưng dầy ».
Trừ phi có Thiên Khôi, Hồng, Đào, Xương, Khúc thì người đó mới cao lên hơn một chút và nước da khá trắng trẻo, nhưng vẫn khó hồng hào chứ chưa nói là đỏ được. Tử Vi ở cung Tý tuy không hãm địa (vì theo các sách thì không có trường hợp hãm địa với Tử Vi mà chỉ có bình hoà) nhưng Thổ cư Thuỷ thì không thể nào phát triển đúng khả năng, đặc tính. Còn như trường hợp mạng mình khắc Tử Vi (ví dụ mạng Thuỷ) thì tướng mạo khách hẳn vì lúc đó mình sẽ chịu ảnh hưởng của sao xung chiếu (là Tham Lang thuộc Thuỷ - Tôi không cho là Mộc như một vài sách có nêu ra) và sẽ hơi cao dù không có Khôi và trắng trẻo dù không có Hồng, Đào…
Tử Vi cư Sửu

[blockquote]Nói đến đây tôi chợt nhớ chưa nói với quý bạn là tôi không nêu miếu, vượng vì tôi nêu ra cả 12 cung để các bạn khỏi phải cân nhắc ngũ hành của sao với cung, tuy vậy khi nào thấy cần tôi cũng bàn sơ qua.[/blockquote]
[blockquote]Tử Vi cư Sửu bao giờ cũng đồng cung với Phá Quân, nếu hợp với mạng (Thổ, Kim hoặc Hoả) thì tạm cho là ứng với lưng dầy nhưng mặt vẫn chưa thể hồng hào và vẫn thấp. Tuy vậy chưa thể mập nhiều vì Phá Quân thuộc Thuỷ đã làm hao mòn chất Thổ của Tử Vi mặc dù Tử Vi ở Sửu là Thổ cũng đã gặp môi trường thuận lợi để phát triển khả năng, đặc tính. Trường hợp gặp mạng Thuỷ hoặc Mộc thì Phá Quân sẽ ảnh hưởng mạnh tới mạng, nhất là có thêm Thiên Tướng xung chiếu (theo cách bố cục đương nhiên) cũng thuộc Thuỷ lại càng làm cho người đó có tầm vóc cao hơn nhiều, nhưng cũng không thể gọi là cao lắm được vì dù sao Phá Quân cũng vẫn phải « kiêng nể » Tử Vi một tí. Tuy nhiên nếu có thêm Thiên Khôi, Tướng, Ấn, Hoá Quyền thì Tử Vi hết có uy nữa và người đó có thể cao được.[/blockquote]

Tử Vi cư Dần

[blockquote]Khi Tử Vi cư Dần bao giờ cũng có Thiên Phủ đồng cung. Đối với người mạng Thổ hay Hoả thì 2 sao Tử Phủ hoàn toàn ảnh hưởng tới tướng mạo, tức là người đó hơi thấp, người thanh tú vì tuy Tử Phủ đắc cách ở Dần, Thân nhưng vì cũng Dần thuộc Mộc nên vẫn có sự trở ngại cho Thổ, do đó không thể mập được, nhất là lại có Thất Sát ở cung Thân xung chiếu làm cho gầy ốm bớt đi. Nhưng dù sao cũng được dáng bộ chững chạc, quý phái, vẻ mặt phúc hậu, đầy đặn dù cho người không mập, nước da không trắng mấy trừ phi có Đào, Hồng, Quang, Phúc thì đỡ hơn. Đối với người mệnh Kim, tuy cũng chịu ảnh hưởng mạnh của Tử Phủ (vì Thổ sinh Kim) nhưng đồng thời hợp với Thất Sát khá nhiều cho nên lại càng không thể mập và trắng được. Riêng đối với người mạng Mộc thì lại phải tìm các trung tinh tại mạng xem sao nào hợp để giải đoán tướng mạo vì Tử Phủ thuộc Thổ không hợp với Mộc và chính sao Thất Sát cũng khắc với mạng Mộc (còn Liêm Tướng ở Ngọ và Vũ Khúc ở Tuất tam hợp chiếu không gây ảnh hướng gì về phương diện tướng mạo theo kinh nghiệm của riêng tôi). Trường hợp này thí dụ mạng có Địa Kiếp, Kiếp Sát, Đà la, Hoả Linh thì thực gầy đét như con cá mắm và mất hết phúc hậu, quý phái. Bởi vậy thấy Tử Phủ Dần, Thân đừng mừng vội.[/blockquote]

Tử Vi cư Mão

[blockquote]Tử Vi cư Mão bao giờ cũng có Tham Lang đồng cung, riêng trong trường hợp này tôi nghiệm thấy có thể hoàn toàn dùng câu : « Tử Vi mặt đỏ lưng dầy » được miễn là hợp mạng và đừng có nhiều trung tinh và bàng tinh khác chế hoá đi nhiều. Tôi đã được xem lá số nhiều người có Tử Tham thì thấy hầu hết là lùn và mập, mặt lại đỏ như người uống rượu nhưng nếu khắc mệnh thì không đúng, vì người mạng Thuỷ hoặc Mộc chẳng hạn thì Tham Lang sẽ ảnh hưởng nhiều và bớt lùn đi và mặt lại không đỏ mấy. Sở dĩ không cao được nhiều mặc dù có Tham Lang vì cung Mão thuộc Mộc được Tham Lang nuôi dưỡng nên sao này yếu đi rồi không còn gây ảnh hưởng mạnh cho mạng Mộc hoặc Thuỷ nữa. Trong trường hợp Tử Vi cư Mão quý bạn không cần chú ý tới ảnh hưởng của cung xung chiếu vì cung này Vô chính diệu làm gì có chính tinh để gây ảnh hưởng. Và lại có mạng nào mà không hợp với cả 2 sao Tử Tham, thí dụ mạng Hoả tuy không hợp với Tham Lang nhưng lại hợp với Tử Vi …
Ngoài ra, tôi còn nghiệm thấy dù có Khôi, Việt chăng nữa Tử Tham vẫn có ảnh hưởng mạnh mẽ vấn đề lùn, mập và dù có Đào, Hồng, Xương, Khúc vẫn bị mặt đỏ như thường, trừ phi sinh ban đêm có khi không ứng nghiệm.
Tử Vi cư Thìn.
[blockquote]Bao giờ cũng có Thiên Tướng đồng cung, nói chung gặp Tử Tướng ở Thìn bao giờ cũng có chiều cao một chút dù gặp mạng nào, vì Tử Vi ở La Võng (Thìn, Tuất) bị câu thúc không phát huy được đặc tính của mình mặc dù Thiên Tướng cũng bị vướng víu vì lưới nhưng không đến nỗi « khổ sở » quá, cho nên Thiên Tướng chủ về cao gầy được ảnh hưởng nhiều hơn, nhất là được Phá Quân xung chiếu hỗ trợ thêm vì Phá Quân thuộc Thuỷ. Tuy vậy cũng nên lưu ý một điểm là nếu Tuần, Triệt án ngữ tại mạng thì Tử vi lẫn Thiên Tướng đều bị mất ảnh hưởng và lúc đó Phá Quân « làm chủ tình hình » và mình sẽ đoán tướng mạo theo Phá Quân cư Tuất, nghĩa là người cao và to con. Còn trường hợp gặp Thiên Hình (tượng trưng cho con dao) thì lưới trời được cắt đứt, lúc đó Tử vi có thể vùng vẫy được và người sẽ lùn bớt đi nếu mạng Thổ hoặc Kim. Còn vẻ mặt nói chung thì có vẻ kiêu kì, còn đẹp hay xấu tuỳ vào sao phụ.[/blockquote]

[blockquote]Tử Vi cư Tị.[/blockquote]

[blockquote]Ở cung này có cách Tử Sát đồng cung, đối cung có Thiên Phủ. Trong trường hợp này, chưa bao giờ tôi thấy có người nào mập lùn và nước da trắng, dù cho ngũ hành hợp (như Thổ hoặc Kim), mặc dầu có người nói rằng Thất Sát là Kim cư cung Tị là Hoả bị khắc nên không có ảnh hưởng, nhưng Tử Vi là Thổ ở cung Hoả bị nung cháy rồi thì khối lượng đâu còn nở nang mà phải rút bớt đi, còn sao Thiên Phủ xung chiếu là Thổ bị cung Hợi là Thuỷ làm tan rã đất rồi còn gì mà ảnh hưởng mạnh. Vì vậy người nào Tử Sát ở cung Tị thường thường gầy (trừ phi có thêm trung tinh Quan, Phúc hoặc Hoá quyền thì còn đầy đặn một chút) và da ngăm ngăm, vẻ mặt nghiêm trang như quan toà. Phụ nữ không nên có cách này vì như thế bớt vẻ nữ nhi đi nhiều, nhưng nếu kén vợ thì quý, bận nên lựa chọn người Tử Sát (vì người đó vừa đoan trang, vừa khá giỏi vì « Tử Sát đông lâm Tị Hợi nhất triều phú quý song toàn » mặc dầu phải chịu vợ kém nhan sắc kiều diễm. Tuy vậy nếu có Long, Phượng, Tả, Hữu, Thai, Toạ, Quang, Quý hội chiếu thì trông cũng được lắm.
Tử Vi cư Ngọ

[blockquote]Cũng như ở Tý, Tử Vi không có chính tinh nào đồng cung ở Ngọ, nhưng về tướng mạo lại khác nhau vì Tử Vi cư Ngọ là đắc vị nhất, chưa bàn tới công danh tính tình. Người mạng Thổ, Kim thì trông bệ vệ, bảnh bảo nhất và cũng cao lớn để để cho xứng với Tử Phủ Vũ Tướng với Tử Vi cư Ngọ. Vẻ mặt nhất định là vừa uy nghi, vừa đẹp một cách quý phái nước da cũng không đen hoặc hồng mà lại trắng. Nếu là phụ nữ thì đúng là mệnh phụ rồi.[/blockquote]
Nếu không may gặp người mạng Thuỷ hoặc Mộc, thì mất biết bao cách hay (đây tôi chỉ đề cập tới tướng mạo) vì lúc đó Tử Vi chẳng có tí gì ảnh hưởng tới mạng mà chính sao Tham Lang cư Tý xung chiếu chi phối hoàn toàn, mà Tham Lang cư Tý tuy đẹp đẽ, duyên dáng nhưng tham vọng, dâm đãng nên vẻ mặt, hình dáng kém quý phái, đoan trang đi nhiều. Tuy vậy, nếu may cung mạng có nhiều sao Kim thì đỡ lắm vì lúc đó Tử Vi sinh các sao Kim rồi các sao sinh mạng Thuỷ (mạng Mộc thì coi như hỏng) do đó lại ăn được sao Tử vi mặc dù vẫn không hoàn toàn. Ngoài ra, tuổi Giáp, Đinh, Kỷ cũng dễ được hình dánh như vậy vì khi đã được hưởng về công danh, sự nghiệp, không lẽ lại bị mất tướng mạo tốt đẹp hay sao.
Tử Vi cư Mùi

[blockquote]Bao giờ cũng có Phá Quân đồng cung và Thiên Tướng xung chiếu giống như cư Sửu. Vì cũng Mùi và Sửu đều thuộc Thổ cho nên quý bạn có thể tạm đoán trường hợp này như trường hợp Tử Vi cư Sửu. Tôi chưa nghiệm thấy được điều khác biệt, nếu quý bạn thấy khác, chẳng qua vì các sao phụ chi phối mà thôi.
[Tử Vi cư Thân

[blockquote]Cũng như cư Dần, nghĩa là Tử Vi đồng cung với Thiên Phủ và có Thất Sát cư Dần xung chiếu. Tử Phủ cư Thân kém hơn Tử Phủ cư Dần vì hai sao thuộc Thổ sinh cung Kim (sinh xuất) nên kém ảnh hưởng trong khi cư Dần thuộc Mộc không hợp nhưng không mất khả năng vì Thổ khắc Mộc chỉ bị cản trở chút đỉnh (nhưng đó là nói về công danh). Do đó người mạng Thổ, Kim trong trường hợp cư Thân không có dáng quý phái và phúc hậu như cư Dần tuy hình dáng cao thấp vẫn giống nhau và nước da vẫn không trắng lắm, thường thường được hàm răng đều (kể cả hai trường hợp).
Tử Vi cư Dậu

Bao giờ cũng có Tham Lang đồng cung, cũng như trường hợp Tử Vi cư Mão. Nhưng có điều khác biệt là Tử Vi ở Dậu bị sinh xuất, trong khi Tham Lang thuộc Thuỷ được cung sinh nên Tham Lang có uy thế mạnh hơn. Do đó gặp người hợp với mạng Tử Vi cũng không được mập lắm và cũng không lùn lắm, mặt cũng bớt hồng hào mà trái lại phải cao hơn Tử Tham ở Mão vì Tham Lang có bản chất khá cao (trừ khi Tham Lang cư Tí Ngọ). Còn mạng Thuỷ hoặc Mộc thì đương nhiên hết ảnh hưởng của Tử vì và lúc đó người phải dong dỏng cao, thon, nước da trắng nhưng vẻ mặt đa tình, nhất là nếu có thêm Đào Hoa, Thiên Hỉ. Tôi không bao giờ ưa phụ nữ có Tử Tham (dù cư Mão hay Dậu) có Đào Hoa, Thiên Hỉ vì đương nhiên lẳng lơ, bất chính, lộ ra vẻ mặt.
Tử Vi cư Tuất

Đoán giống như cư Thìn vì hai cung đều thuộc thổ và vướng vào lưới trời (một bên là Thiên la, một bên là Địa võng). Rất có thể có sự khác biệt phần nào về tướng dạng, nhưng tôi chưa tìm ra được.
Tử Vi cư Hợi
Không thể nào đoán giống như cư Tỵ, vì cư Tỵ là được sinh nhập trong khi cư Hợi (Thuỷ) bị khắc chế, còn Thất Sát Kim lại sinh cung Hợi làm Thuỷ vượng thêm và khắc Tử Vi mạnh hơn. Do đó người nào có mạng Tử Sát cư Hợi cũng gầy và mặt hơi đen, u buồn hơn Tử Sát cư Tị, nhất là người mạng Thuỷ và Kim. Mạng Thổ và Hoả còn đỡ hơn. Và chính vợ tôi có Tử Sát (theo cung Thê của tôi) nên ông thầy nói trên đã đoán như vậy khiến tôi phục quá và nhớ mãi, nhất là vợ tôi mạng thuộc Thuỷ lại càng đúng nữa [blockquote]Tôi xin tạm ngưng bài tướng mạo tại đây và nếu được KHHB chiếu cố, tôi sẽ tiếp tục bàn tới các chính tinh khác theo phương thức trên đây. Đáng lẽ tôi phải bàn thêm trung tinh nữa, nhưng thế bài sẽ quá dài mà khuôn khổ giai phẩm không cho phép, mong quý bạn thông cảm. Do đó mỗi khi quý bạn muốn quyết đoán tướng mạo của ai, xin quý bạn hãy phối hợp thêm các sao phụ cho chính xác.
KHHB 73 D1 (Ngày 18/4/1973)

Friday, February 24, 2012

CÁCH NGHÈO - NHỮNG SAO NGHÈO

CÁCH NGHÈO - NHỮNG SAO NGHÈO


Có nhiều chỉ dấu để phỏng đoán cái nghèo nói chung:

– chính tinh ở những cung tài sản bị hãm địa. Nếu đó là tài tinh thì mức độ nghèo không mấy nặng vì dù sao, tài tinh hãm địa thì cũng còn ít nhiều ý nghĩa tài lộc, nhất là hợp vị ở Tài, Điền. Có thể có hai trường hợp hãm địa gần như tương đương nhau: hoặc chính tinh miếu, vượng và đắc địa bị Tuần hay Triệt án ngữ, hoặc chính tinh hãm địa thiếu Tuần, Triệt án ngữ. Lẽ dĩ nhiên, chính tinh hãm địa thiếu Tuần, Triệt đồng cung thì xấu hơn là miếu, vượng hay đắc địa gặp Tuần Triệt vì Tuần hay Triệt chỉ có hiệu lực cản trở cái tốt của chính tinh một thời gian nào đó, đến một mức độ nào đó mà thôi.

– những cung tài sản thiếu phụ tinh tốt hội chiếu, nhất là thiếu tài tinh. Những cung này có tài tinh hãm địa thì vẫn còn đỡ khổ hơn là thiếu cả tài tinh lẫn cát tinh khác.

– những cung tài sản thiếu sao giữ của. Nếu bị thêm sao hao (Đại, Tiểu Hao hãm địa) thì càng kém, nhất là khi hao tinh nằm ở Tài và Điền mà không gặp sao nào chế ngự.

– những cung tài sản thiếu sao trợ tài, sao may mắn, sao hưởng của.

– những cung tài sản bị sát tinh, hung tinh, bại tinh, hao tinh, hình tinh cùng hãm địa. Đây là trường hợp xấu nhất, đặc biệt là khi gặp sát tinh nặng lại không hợp cách của Mệnh và cũng không bị sao nào khác chế ngự.

Có đủ 5 trường hợp trên thì mức nghèo sát ván: đó là hoàn cảnh của những người cùng khổ, không có gì để giữ, không có gì để mất. Họ dễ trở thành đạo tặc, trộm cướp.

1. Cách nghèo về điền trạch: do cung Điền mô tả qua những sao dưới đây:

- Phá Quân ở Dần, Thân
- Thất Sát ở Thìn, Tuất
- Thiên Đồng, Cự Môn đồng cung
- Cự Môn ở Tỵ, Thìn, Tuất
- Vũ Khúc, Thất Sát đồng cung
- Thái Dương hãm địa
- Thái Âm hãm địa

Bảy bộ sao trên đều có nghĩa là không có tài sản.

- Tử Vi, Thất Sát đồng cung
- Tử Vi, Phá Quân đồng cung
- Tử Vi, Tham Lang đồng cung
- Liêm Trinh ở Dần, Thân
- Vũ Khúc, Phá Quân đồng cung
- Cự Môn, Thái Dương ở Thân
- Tham Lang ở Dần, Thân, Tý, Ngọ
- Cự Môn ở Hợi, Tý, Ngọ
- Thất Sát ở Tý, Ngọ
- Phá Quân ở Thìn, Tuất
- Liêm Trinh, Tham Lang đồng cung

Đó là những trường hợp có ít nhiều di sản, nhưng không giữ được, không hưởng được, bị phá sản, phải lìa bỏ tổ nghiệp, chỉ có thể tự lập mới có chút ít điền sản nhưng phải hết sức chật vật và chậm lụt, nhiều khi phải tha phương lập nghiệp.

- Liêm Trinh, Thiên Phủ đồng cung
- Liêm Trinh, Thất Sát đồng cung
- Liêm Trinh, Phá Quân đồng cung
- Thái Dương, Thiên Lương ở Dậu

Những cách trên tương đối khá hơn, cụ thể như có di sản nhưng bị sa sút về sau (Liêm, Phủ), chậm của (Liêm, Sát), lập nghiệp thất bại buổi đầu (Liêm, Phá), về già mới có nhà đất (Dương, Lương).

- Địa Không, Địa Kiếp hãm địa: đóng hay chiếu cung Điền, Kiếp Không có nghĩa: không có của cải, nhà đất; bị chiếm hữu nhà đất; bị phá hủy nhà đất; bị tai họa lớn vì điền sản. Kiếp Không hãm địa báo hiệu một đại họa bất khả kháng, có hậu quả lớn lao và lâu dài cho sở hữu chủ. Họa đến một cách hung hãn và bất ngờ, không lường trước được, không thể tránh khỏi. Hai sao này là một nghiệp chướng thật sự về mặt điền sản.

- Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh hãm: nếu hãm địa và hội tụ ở Điền, bốn sao này hung hiểm không kém: chỉ sự phá sản, tai họa về điền sản (họa về lửa nếu gặp Hỏa Linh), sự cực nhọc lúc mua sắm, lúc gìn giữ, số lượng tài sản ít oi, phẩm chất nhà đất tầm thường, việc mất nhiều mối lợi về điền sản.

- Tuần, Triệt ở Điền: chẳng những phải tự lực mua sắm mà nhà đất còn khó tạo hay chậm có hoặc có rồi bị phá, hao, sa sút. Nếu cả hai đồng cung, triển vọng vô sản hoặc phá sản càng rõ rệt. Ai có di sản mà cung Điền có Triệt thì dễ bị hao tán sớm và mạnh, nếu có Tuần thì di sản ít mới khỏi hao, còn nhiều thì hao dần. Ai tự lập mà cung điền có Triệt thì chậm của, có thể từ 45 tuổi trở đi. Gặp Triệt, thời gian thủ đắc chậm thêm một thập niên nữa. Nếu gặp Tuần, điền sản tự lập hoặc ít, nếu có nhiều thì hao tán tuần tự, mặc dù của cải có thể được thủ đắc sớm, vào tuổi lập thân.

Có hai biệt lệ đối với cung Điền vô chính diệu:

– Điền vô chính diệu gặp Tuần hay Triệt đồng cung: việc mua sắm chỉ khó lúc đầu của buổi lập thân, có sự mua vào bán ra điền sản và thay đổi nhà cửa luôn. Càng về già thì mới có sản nghiệp, nhưng tầm thường.

– Điền vô chính diệu có Tuần hay Triệt án ngữ và có Nhật Nguyệt sáng sủa hội chiếu: sự nghiệp tuy có khó khăn lúc đầu nhưng về sau rất phong túc, trở thành đại phú nông, đại trạch chủ, đại tư bản.


2. Cách nghèo về tiền bạc: biểu lộ ở cung Tài và ba cung hội chiếu Tài, cùng với cung nhị hợp với Tài nhưng cung Tài có ý nghĩa trực tiếp.
- Liêm Trinh, Tham Lang đồng cung
- Phá Quân ở Dần, Thân
- Thất Sát ở Thìn, Tuất
- Tham Lang ở Dần, Thân, Tý, Ngọ

Bốn trường hợp này là tệ nhất: nghèo túng, nợ nần, hoang phí, bị hình ngục vì tiền (Liêm, Tham).

- Tử Vi, Thất Sát: kiếm tiền mau lẹ
- Tử Vi, Phá Quân: chật vật buổi đầu, càng về sau càng sung túc
- Tử Vi, Tham Lang: tiền bạc bình thường, có của hương hỏa nhưng về sau bị sa sút
- Liêm Trinh ở Dần, Thân: việc kiếm tiền phải cạnh tranh và chậm nhưng làm giàu chắc chắn
- Liêm Trinh, Thiên Phủ: giàu có lớn, giữ của
- Liêm Trinh, Thất Sát: tiền bạc thất thường, hết lại có
- Liêm Trinh, Phá Quân: dễ kiếm tiền lúc tao loạn, nhưng hay bị họa vì tiền
- Thiên Đồng, Cự Môn: tiền bạc vào ra thất thường
- Vũ Khúc, Phá Quân: tiền bạc có vào nhưng lại ra hết
- Vũ Khúc, Thất Sát: tự lập, vất vả lúc đầu
- Thái Dương hãm, Thái Âm hãm: phải cực nhọc mới tạo ra tiền, chậm có tiền
- Cự Môn ở Hợi, Tý, Ngọ: tự lập, phát tài mau lẹ lúc tao loạn
- Cự Môn ở Tỵ, Thìn, Tuất: tiền bạc thất thường, hay bị kiện tụng, thị phi vì tiền
- Phá Quân ở Thìn, Tuất: tiền bạc thất thường, hết lại có


3. Những sao hao tiền bạc:
Đại, Tiểu Hao hãm địa: rất hoang phí, ham vui, tiêu pha không tiếc tiền, dù không tiền cũng không biết lo kiếm tiền, do đó thường túng thiếu, nợ nần. Tâm lý của nhị Hao rất phù du, lãng tử, chỉ biết có hiện tại, không có chí làm giàu, không có khả năng kiếm tiền, chỉ có tài ném tiền qua cửa sổ cho thỏa thích, cho dù không muốn tiêu cũng thường gặp dịp phải chi. Cung Tài đại kỵ hai sao này, dù có được tài tinh đồng cung thì mức chi vẫn nhiều hơn mức thu.

Văn Xương, Văn Khúc: đôi khi có nghĩa mê cờ bạc, một trong những nguyên nhân hao tán tài lộc. Đôi khi, người có Xương Khúc ở Tài sống bằng nghề cờ bạc.

Điếu Khách: cờ bạc đều đều, có thể là người sống về nghề đổ bác hoặc chủ sòng bạc.

Đại, Tiểu Hao, Hỏa hay Linh Tinh: Hỏa hay Linh là bệnh nghiện. Nếu Hỏa, Linh không đi với nhị Hao, có lẽ bệnh nghiện không nặng và không tốn hao lắm.

Đại, Tiểu Hao, Đào, Hồng: đây là bệnh nghiện gái/kép, hảo ngọt mà dại gái/trai, bị tốn tiền vì tình nhân bòn của. Đào, Hồng, Song Hao không cần đóng ở Tài, có thể đóng ở Mệnh, Quan, Phúc cũng vẫn có ý nghĩa nói trên. Duy Đào Hồng đi với Hóa Lộc hay Lộc Tồn thì nhờ phái đẹp hoặc nhờ sắc đẹp mà trở nên giàu có.

Phục Binh: đóng hay chiếu cung Tài, Phục Binh dễ bị mất trộm, thường bị ăn chặn, ăn gian, lường gạt, hoặc mất bất cứ của cải gì. Trong lá số gian phi, Phục Binh là chính mình đi trộm, đi giựt, chính mình là thủ phạm hay tòng phạm. Đóng ở cung Nô thì tôi tớ trong nhà lấy đồ đạc của chủ, bạn bè quỵt tiền mình.

Thiên Hình: ở một cung Tài đẹp không có lợi vì chỉ tụng ngục, hình tù vì nguyên do tiền bạc, cũng có thể bị bắt rồi phải hao tiền chạy chữa. Nếu cung Tài xấu, Thiên Hình có thể chỉ sự trộm cắp, lường gạt, cướp giật mà bị tù tội. Nếu có Song Hao hãm địa thì có tái phạm ít ra hai lần. Thiên Hình đồng cung với Thiên Tướng (cho dù có đắc địa đi nữa) ở Tài cũng xác nhận tai họa vì tiền khó tránh. Nếu Hình đi chung với Không Kiếp thì bị cướp đánh đập khảo của, bắt giữ để tống tiền. Nếu cung Tài xấu, thì chính đương sự là kẻ phạm pháp. Nếu đồng cung với Liêm Tham ở Tỵ Hợi, tù tội khó tránh và phải vướng mắc nhiều lần.

Thiên Hình, Lực Sỹ: ở cung Tài xấu, Hình Lực có nghĩa bần cùng sinh đạo tặc. Lực Sỹ chỉ sức mạnh cho nên thường phạm pháp bằng bạo lực và bằng dụng cụ nhà nghề như cạy cửa, đào tường, khoét vách để lấy trộm. Vì có Hình, ắt có lần bị bắt quả tang, phải vướng lao tù. Cũng vì có Lực, phạm nhân có thói quen thoát ngục bằng bạo lực. ở cung Tài xấu, hai sao này xác nhận thêm sự nghèo khó.

Hóa Kỵ: chỉ: hao tài, tán của nhưng không mạnh bằng Song Hao; bị dị nghị, đàm tiếu, tai tiếng trong việc kiếm tiền; bị cạnh tranh, đố kỵ, ghen ghét vì tiền bạc. Ngoài ra, nếu Mệnh xấu có Kỵ mà giáp Kình Đà thì cũng nghèo, lang thang tìm miếng ăn rất khổ cực.

Quan Phù, Quan Phủ, Thái Tuế: trừ phi đương số hành nghề luật sư, thẩm phán, bằng không, ba sao này chỉ sự kiện tụng vì tiền bạc, sự hao tài vì thưa kiện, sự tranh chấp tài sản giữa anh em hay với người ngoài, kéo nhau đến tòa án. Mặt khác, Quan Phù và Quan Phủ trong cung cách gian phi còn chỉ sự phản bội, sự lường gạt cụ thể như mượn tiền không trả, giật hụi, chia "chiến lợi phẩm" không sòng phẳng thường đi đến cãi vã, kiện thưa, thanh toán, trả thù. Ba sao này nếu đi chung với Đà La, Hóa Kỵ: càng nhấn mạnh cường độ của sự tranh tụng.

Liêm, Tham đồng cung: báo hiệu sự kiện thua vì tiền, có thể đi đến ngục tù.

Địa Không, Địa Kiếp hãm địa: nghèo túng, nợ nần cực khổ, thậm chí có thể ăn mày, nếu có chút của cũng tán tài, sự mất của xảy ra bất ngờ, mau chóng, liên quan đến số tiền lớn và thường đi liền với bạo hành như đánh đập, cướp giật, phá nhà, hoặc dùng thủ đoạn phi pháp như lường gạt, sang đoạt, thậm chí có khi giết người. Tóm lại, Kiếp Không có hai nghĩa chính: hoặc là vô sản, hoặc là bị họa vì tiền bạc. Đi chung với Tướng Quân, Phục Binh hay Tả, Hữu thì có thêm tòng phạm. Kiếp Không hãm địa ở cung Tài của một lá số gian hùng có nghĩa là chính mình đi cướp của, dùng thủ đoạn ám muội và táo bạo để tạo ra tiền. Cách này thường đi liền với cách ăn mày trong bối cảnh các cung Phúc, Mệnh, Thân cùng xấu.

Kình, Đà, Hỏa, Linh hãm địa: càng hội nhiều vào cung Tài thì càng nghèo khó. Các sao này thường chỉ con người rất bủn xỉn, đê tiện, chỉ biết có đồng tiền và hành động tráo trở để xoay tiền. Nếu Mệnh xấu mà giáp Kình, Đà thì cũng rất nghèo, có khi phải ăn xin.

Tuần, Triệt ở cung Tài: như Tuần Triệt ở cung Điền.

Thiên Không: phá tán, không cầm của được nhiều, không giữ của được lâu dài. Những nguyên nhân hao tán thường là bất khả kháng hoặc là hậu quả của một thủ đoạn thủ đắc tiền bạc về trước.

Thiên Giải: ở Tài Điền thì không cầm giữ của cải được nếu ở cung Tài xấu. Nếu đi với tài tinh thì sẽ có nhiều dịp may kiếm lợi.






CÁCH THỌ, CÁCH YỂU - NHỮNG SAO YỂU, THỌ

1. Cách yểu của trẻ con:

a. Giờ kim sà: Phạm giờ kim sà, triển vọng của đứa trẻ rất bấp bênh. Cho dù có sống cũng hết sức khó nuôi vì đau yếu luôn luôn. Nếu Bản Mệnh đứa trẻ bị cha (hay mẹ) khắc hành, thì càng khó sống.

Cách tính giờ kim sà rất phức tap:

- dùng cung Tuất, kể là năm Tý, đếm theo chiều thuận đến năm sinh;

- đến cung nào, kể cung đó là tháng giêng, đếm theo chiều nghịch đến tháng sinh;

- đến cung nào, kể cung đó là mùng một, đếm theo chiều thuận đến ngày sinh;

- đến cung nào, kể cung đó là giờ Tý, đếm theo chiều nghịch đến giờ sinh thì dừng lại ở cung này.

Nếu là trai, mà cung này là cung Thìn hoặc cung Tuất thì phạm giờ kim sà.

Còn nếu cung này là cung Sửu hay Mùi thì phạm vào bàng giờ.

Nếu là gái, mà cung này là cung Sửu hoặc Mùi thì phạm giờ kim sà, còn nếu rơi vào cung Thìn hay Tuất thì chỉ phạm bàng giờ.

Trong các trường hợp phạm giờ kim sà, trai hay gái, dễ yểu trước 13 tuổi. Còn nếu chỉ phạm bàng giờ thì có cơ may tồn tại, nhưng sẽ hết sức khó nuôi. Tuy nhiên, nếu Bản Mệnh đứa trẻ bị Bản Mệnh người mẹ hoặc người cha khắc thì ít hy vọng, đứa nhỏ sẽ có thể yểu, sau nhiều lần đau yếu. Tuy nhiên, trong trường hợp có hy vọng tồn tại, còn phải xem thêm các sát tinh thủ Mệnh đứa trẻ để quyết đoán cho chắc chắn.

b. Giờ quan sát:

Phạm giờ quan sát, trẻ con hoặc hay đau yếu, hoặc bị tai nạn bất ngờ đe dọa sinh mệnh. Cách tính chỉ dựa theo giờ, tháng sinh theo bảng dưới đây:

tháng sinh + giờ quan sát
1 Tỵ + 7 Hợi
2 Ngọ + 8 Tý
3 Mùi + 9 Sửu
4 Thân + 10 Dần
5 Dậu + 11 Mão
6 Tuất + 12 Thìn

Cần lưu ý rằng tai nạn sơ sinh có ảnh hưởng sâu rộng đến tính nết đứa trẻ. Thông thường, tai nạn đó khiến đứa trẻ sau này rất ngỗ ngược, liều lĩnh, ngang tàng.


c. Giờ tướng quân: Phạm giờ này, trẻ hay bị bệnh, đặc biệt là ghẻ lở và thần kinh không quân bình, thẻ hiện bằng tính khóc hoài không nín, khóc rất dai. Tuy nhiên, tính mạng đỡ lo, có hy vọng tồn tại nhiều hơn hai giờ kim sà và quan sát. Cách tính giờ tướng quân theo mùa và giờ sinh theo bảng dưới đây:

Giờ tướng quân theo mùa sinh:
Xuân
1-1 đến 30-3 Thìn - Tuất - Dậu
Hạ
1-4 đến 30-6 Tý - Mão - Mùi
Thu
1-7 đến 30-9 Dần - Ngọ - Sửu
Đông
1-10 đến 30-12 Thân - Tỵ - Hợi

d. Giờ Diêm vương:

Phạm giờ này, trẻ con thường có nhiều chứng dị kỳ, như hay giật mình, hốt hoảng, trợn mắt, lè lưỡi, hầu như bị một ám ảnh nào lớn lao trong tâm trí mà đứa trẻ cơ hồ như ý thức được. Cách tính giờ Diêm vương theo tháng và giờ sinh như sau:

mùa sinh giờ diêm vương
Xuân Sửu - Mùi
Hạ Thìn - Tuất
Thu Tý - Ngọ
Đông Mão - Dậu


e. Giờ dạ đề: Phạm giờ này, trẻ chỉ hay khóc về đêm. Cách tính cũng dựa theo tháng và giờ sinh âm lịch:

mùa sinh giờ tướng quân
Xuân Ngọ
Hạ Dậu
Thu Tý
Đông Mão


f. Trường hợp Mệnh Không, Thân Kiếp: cho dù cả hai sao đắc địa cũng nguy kịch đến tính mạng, nhất là cung Mệnh hoặc cung Thân có Thiên Đồng, Thiên Lương hoặc Phá Quân tọa thủ, cho dù có cát tinh nào tốt đi cùng cũng vậy. Càng có thêm hung tinh, hao tinh, bại tinh, hình tinh, càng chắc yểu. Cung Phúc ở đây không quan trọng vì đối với trẻ mới sinh, 1 tuổi thì xem cung Mệnh. Dù Phúc có tốt cũng không đỡ nổi vì cung Phúc chỉ ứng vào 5 tuổi.

g. Trường hợp Mệnh Kiếp, Thân Không:
Gặp Thiên Đồng hoặc Thiên Lương hoặc Phá Quân ở Mệnh hay Thân hội với Kiếp, Không thì yểu. Ngoài ra, nếu Mệnh vô chính diệu mà có Đào, Hồng và sát tinh khác hội tụ thì cũng chết non hoặc yểu sinh.

h. Trường hợp xung khắc Bản Mệnh với người mẹ:
Nếu Bản Mệnh của Mẹ khắc Bản Mệnh con sơ sinh thì càng nguy kịch cho đứa trẻ. Nếu gặp thêm hai trường hợp trên thì chắc chắn không thọ. Nếu bị Bản Mệnh người cha khắc, không nguy kịch bằng.

i. Những xung kỵ khác:
– Sinh năm Dần, Ngọ, Tỵ, Dậu vào bốn giờ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì tối độc.
– Sinh năm Dần, Hợi, Tỵ vào giờ Ngọ, Thân, Dậu, Hợi thì khắc cha, cha chết trước lúc con còn nhỏ tuổi nhưng nếu qua 16 tuổi mà chưa mồ côi cha thì sự hình khắc đó coi như tiêu tán và cha con có thể chung sống lâu dài được.
– Sinh năm Thìn, Tỵ, Sửu, Mùi vào giờ Tý, Ngọ, Mão, Tỵ, Hợi, Thân, Dậu thì khắc mẹ trước.
Ba loại xung khắc này phải được tính chung với ba cung Mệnh, Phúc và Phu để có thêm yếu tố xét đoán.


2. Cách yểu của người lớn:

a. Sự nghịch lý của Âm Dương: gây trục trặc căn bản và đa diện, tạo một yếu tố bất lợi cho cuộc đời nói chung và sự yểu nói riêng.

b. Sự đối khắc giữa Bản Mệnh và Cục: rất quan trọng, tuy không hẳn là quyết định.

c. Sự đối khắc giữa cung Mệnh và Bản Mệnh: trong trường hợp Mệnh vô chính diệu thì xấu.

d. Sự đối khắc giữa cung Mệnh, chính tinh của Mệnh và Bản Mệnh: nếu cung Mệnh có chính tinh, cung an Mệnh khắc chính tinh đó rồi chính tinh đó khắc lại Bản Mệnh một lần nữa thì trực tiếp hại cho Bản Mệnh.

e. Trường hợp bại địa và tuyệt địa của cung an Mệnh: rất bất lợi.

f. Cung Phúc xấu: làm dễ yểu hơn nữa. Cung Phúc xấu trong những trường hợp sau:
– có chính tinh tốt, đắc địa mà bị Tuần hay Triệt hoặc cả Tuần lẫn Triệt. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất là Âm, Dương đắc địa ở Sửu, Mùi cần gặp Kỵ, Tuần, Triệt mới sáng lại;
– có chính tinh (tốt hoặc xấu, nhất là xấu) mà bị sát tinh nghịch cách xâm phạm. Số lượng sát tinh càng nhiều thì càng bất lợi. Nếu gặp hung, hao, hình, bại tinh thì đỡ hơn.
– không có chính tinh mà thiếu Tuần, Triệt trấn đóng;
– không có chính tinh mà thiếu Tuần, Triệt, Địa Không, Thiên Không hội chiếu;
– không có chính tinh mà bị xung chiếu bởi chính tinh hãm địa;
– cung Phúc ở bại địa và tuyệt địa;
– chính tinh của Phúc bị hành của cung khắc, chính tinh này lại khắc hành của Bản Mệnh;
Cần lưu ý rằng những bất lợi trên bổ túc thêm các bất lợi ở các mục trước. Nếu chỉ gặp riêng những trường hợp xấu của cung Phúc thì trước hết là yểu, hoặc là thọ mà nghèo hèn, hoặc là bị bệnh tật và họa nặng, hết sức bất lợi cho sự sống, hoặc có thể vì bệnh, họa, tật và nghèo đói mà tự tử.

g. Cung Mệnh, cung Thân, cung Hạn cùng xấu: Gặp thêm ba cung này xấu, càng dễ yểu hơn. Cái xấu của ba cung này tương tự như cái xấu của Phúc. Hạn nào xấu nhất thì dễ yểu trong thời gian đó. Nếu Mệnh tốt, Thân xấu gặp Hạn xấu sẽ yểu trong thời gian của Thân và của Hạn. Nếu Mệnh xấu, Thân tốt gặp Hạn xấu có thể đỡ khổ hơn: nếu không yểu trong thời hạn của Mệnh thì có thể qua khỏi và sẽ hanh thông sau 30 tuổi, chỉ hiềm phải hết sức vất vả trong vòng 30 tuổi đầu, đặc biệt là trong vòng hạn xấu (cụ thể như nghèo, thất nghiệp, bệnh, họa, tang khó, mồ côi, tự lập ...)

h. Cung Tật xấu: cá nhân bất hạnh về sức khỏe, về yểu dù có phú, có quý. Trong trường hợp này, ba cung Phúc, Mệnh, Thân phải đặc biệt tốt mới quân bình ít nhiều cái xấu của Tật.


3. Các sao yểu:

a. Yểu cách của chính tinh:
Tử Vi: đi chung với Tham Lang thì giảm thọ, với Phá Quân thì phải ly hương mới sống lâu, với Tuần hoặc Triệt thì yểu, với Kình Đà Không Kiếp thì bị hãm hại. Yểu cách càng rõ nếu Tử Vi ở những vị trí bình hòa như Hợi, Tý, Mão, Dậu.

Liêm Trinh: đi với Thất Sát hoặc Tham Lang, Liêm Trinh chẳng những yểu mà họ hàng cũng có người chết sớm, bằng không cũng bị ác bệnh, tù tội, nghèo hèn, tha phương cầu thực. Đi với Phá Quân thì phải xa quê và vất vả mới thọ.

Thiên Đồng: đóng ở Dậu, Thìn, Tuất có nghĩa giảm thọ và xa cách họ hàng. Đồng cung với Cự Môn cũng yểu, hay bị quan tụng và tranh chấp nhau trong gia đình. Đồng cung với Thái Âm ở Ngọ cũng kém thọ và cô độc.

Vũ Khúc: giảm thọ nếu đồng cung với Thất Sát hay Phá Quân. Ngoài ra còn cô độc, rời tổ. Họ hàng cũng nghèo và yểu.

Thái Dương: đóng ở những cung ban đêm thì xấu: yểu và chết bi thảm, nhất là đối với người sinh về đêm. Ngoài ra, Âm Dương cùng hãm địa phối chiếu với nhau hoặc xung chiếu nhau cũng là yếu tố đối khắc vận mệnh quan trọng.

Thiên Cơ: xấu nếu đồng cung với Thái Âm ở Dần, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Thiên Phủ: ở Sửu, Mùi, Mão, Dậu thì không hay. Đồng cung với Tuần, Triệt, Không, Kiếp, Thiên Không càng bất lợi hơn vì những sao này giảm thọ.

Thái Âm: đóng ở những cung ban ngày với người sinh ban ngày, Thái Âm hãm địa kém thọ, nhất là đối với nữ. Nếu Âm đồng cung với Thiên Đồng ở Ngọ hay Thiên Cơ ở Dần thì cũng có nghĩa tương tự.

Tham Lang: bất lợi ở Tý, Ngọ hoặc khi nào đồng cung với Tử Vi, với Liêm Trinh (ở Tỵ, Hợi).

Cự Môn: không tốt ở Thìn, Tuất vì giảm thọ, hay bị quan tụng. Đi với Thiên Đồng cũng có ý nghĩa tương tự.

Thiên Tướng: xấu ở Mão, Dậu lúc thiếu thời, chỉ khi về già mới có may mắn.

Thiên Lương: giảm thọ ở Tỵ Hợi hoặc đồng cung với Thái Dương ở Dậu.

Thất Sát: đóng ở Thìn, Tuất hoặc đồng cung với Liêm Trinh, Vũ Khúc thì yểu và chết vì binh đao, hình ngục. Riêng ở Tý Ngọ, tuy kém Phúc, ly hương nhưng cũng còn có ít nhiều cơ may thọ.

Tất cả các sao ở những vị trí kể trên mà gặp thêm sáu sát tinh Kình, Đà, Không, Kiếp, Hỏa, Linh thì tuổi thọ nhất định giảm. Nếu cung Mệnh, Thân cùng xấu, yểu cách càng dễ đoán.

b. Yểu cách của phụ tinh:

Địa Không, Địa Kiếp: hết sức tai hại lúc hãm địa, có hiệu lực quân bình hay lấn át cả Tử, Phủ. Lúc hãm địa, hai sao này có ý nghĩa xấu toàn diện có liên quan đến cái chết, cái nghèo, cái họa, cái bệnh, cái tật, tóm lại nó tượng trưng cho sự đổ gãy nặng nề, mau chóng và bất khả kháng (nếu thiếu cát và giải tinh). Đóng ở những cung Phúc, Mệnh, Thân, tác họa toàn diện đó sẽ kéo dài suốt đời, dưới nhiều hình thái hoặc một trong các hình thái kể trên. Con người càng lớn tuổi, hai sao này mạnh thêm với thời gian để gây họa, bệnh, tật hoặc đồng loạt trên nhiều phương diện, có thể xem như là họa vô đơn chí. Nếu đóng ở cung cường khác như Quan, Tài, Di, Phu Thê, hai sao này tác họa trên những lãnh vực này một cách không chối cãi. Đi với sát tinh hãm địa khác, Kiếp Không càng sát hại mạnh mẽ hơn. Đi với Đào hay Hồng cũng yểu.

Hỏa Tinh, Linh Tinh: là "đoản thọ sát tinh", có hiệu lực làm giảm thọ, nhất là ở hãm địa. Nếu đắc địa thì mức thọ cao hơn. Đi chung với Kình, Đà hãm địa thì phải chết thảm, với Kiếp Không thì càng nguy kịch hơn.

Kình Dương, Đà La: giảm thọ nếu hãm địa và ly hương lập nghiệp vất vả. Đặc biệt ở Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Kình Dương ở Mệnh thì chết non. Đi với sát tinh kể trên, tai họa càng khủng khiếp. Riêng ở Ngọ, Kình thủ Mệnh ví như gươm kề cổ ngựa, rất dễ nguy kịch. Nếu gặp thêm Thất Sát, Thiên Hình, chắc chắn phải yểu tử và chết tang thương. Được cát tinh đi chung thì may rủi đi liền với nhau.

Kiếp Sát: chỉ khi nào thủ Mệnh, Kiếp Sát mới nguy kịch, có ý nghĩa giống như sao Địa Kiếp, chỉ giảm thọ, đặc biệt là vì một bệnh hiểm nghèo, sau một cuộc giải phẫu.

Ngoài những sát tinh kể trên, yểu cách còn do bại tinh góp phần tăng hiệu lực. Đó là các sao: Tang Môn, Bạch Hổ - Đại Hao, Tiểu Hao - Thiên Khốc, Thiên Hư - Bệnh, Bệnh Phù - Suy, Tử, Tuyệt - Thiên Thương, Thiên Sứ nhập hạn.

Hóa Kỵ, Đà La, Thiên Riêu: giảm thọ nếu đồng cung hoặc hội chiếu hoặc ở vị trí tam ám liên hoàn (Mệnh có một sao, hai bên giáp hai sao) hoặc đi cùng với Thái Âm, Thái Dương (sáng hay mờ). Hóa Kỵ chỉ tốt khi đồng cung với cả Âm Dương ở hai cung Sửu và Mùi.

Cô Thần, Quả Tú: đi với sao xấu, Cô Quả chỉ giảm thọ hoặc là cô độc.

Giải Thần nhập hạn: nếu cả đại tiểu hạn cùng gặp Giải Thần cùng với các sao xấu khác thì chắc chắn phải chết một cách nhanh chóng. Sao này chỉ hóa giải được nạn nhỏ. Gặp đại nạn, đại bệnh, Giải Thần là tử thần, làm chết một cách nhanh chóng. Sao xấu dù đắc địa hội với Giải Thần ở đại tiểu hạn cũng không cứu gỡ được nguy cơ này.

Xương, Khúc: báo hiệu chết non nếu ở Nô hoặc đồng cung với Liêm ở Tỵ, Hợi, Sửu, Mùi, Mão, Dậu; với Phá ở Dần. Yểu cách lệ thuộc vào hai lý do: tại họa nặng nề và bất kỳ xảy ra; bệnh hoạn nặng nề mà có.


4. Cách thọ: Một cách tổng quát, cát tinh đắc địa nói chung đều có nghĩa thọ. Những cát tinh đó đóng ở Phúc và Thân thì càng hay.

a. Thọ cách của chính tinh:
Tử Vi: thọ nhất là Tử Vi ở Ngọ và khi Tử Vi đồng cung với Thiên Phủ hoặc Thiên Tướng. Tử Vi với Thất Sát thì kém hơn, nghĩa là cũng thọ nhưng phải ở xa quê cha đất tổ.

Liêm Trinh: thọ ở Dần, Thân, hoặc khi nào đồng cung với Thiên Phủ hoặc Thiên Tướng.

Thiên Đồng: thọ ở Mão hoặc khi nào đồng cung với Thiên Lương hoặc Thái Âm (ở Tý) hay Tràng Sinh.

Thái Dương: chỉ thọ khi tọa thủ ở các cung ban ngày như Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, nhất là đối với những người sinh ban ngày và tuổi dương. Tại Sửu, Mùi, đồng cung với Thái Âm, cần phải có Tuần, Triệt, Hóa Kỵ đồng cung mới thọ.

Thiên Cơ: thọ ở Tỵ, Ngọ, Mùi và khi đồng cung với Thiên Lương hoặc Thái Âm (ở Thân) hoặc Cự Môn.

Thiên Phủ: thọ ở Tỵ, Hợi hoặc đồng cung với Tử Vi, Liêm Trinh, Vũ Khúc.

Thái Âm: chỉ thọ khi đóng ở các cung ban đêm như Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý nhất là đối với người sinh ban đêm, đặc biệt vào giờ có trăng lên và người tuổi Âm. Tại Sửu, Mùi cần có Tuần, Triệt hay Hóa Kỵ đồng cung.

Tham Lang: thọ ở Thìn, Tuất hoặc khi đồng cung với Vũ Khúc hay Tràng Sinh, ở Dần Thân thì kém hơn.
Cự Môn: thọ ở Hợi, Tý, Ngọ hoặc đồng cung với Thái Dương ở Dần, với Thiên Cơ ở Mão Dậu.

Thiên Tướng: thọ ở Tỵ, Hợi, Sửu, Mùi hoặc đồng cung với Tử Vi, Liêm Trinh, Vũ Khúc.

Thiên Lương: thọ ở Tý, Ngọ, Sửu, Mùi hoặc đồng cung với Thiên Đồng, Thái Dương (ở Mão) và Thiên Cơ.

Thất Sát: chỉ thọ ở Dần, Thân, nhưng với điều kiện phải ly hương; hoặc khi đồng cung với Tử Vi.

Phá Quân: thọ ở Tý, Ngọ nhưng phải xa quê.

b. Thọ cách của phụ tinh:

Những phụ tinh có thọ cách độc lập gồm: Lộc Tồn, Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Thiên Mã, Long Trì, Phượng Các, Ân Quang, Thiên Quý, Thiên Quan, Thiên Phúc, Tràng Sinh, Đế Vượng, Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần, Long Đức, Nguyệt Đức, Phúc Đức, Thiên Đức, Thiên Thọ.

Những sao thọ liên đới tức là cần có sao tốt khác đi kèm, gồm có: Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Khôi, Thiên Việt, Tả Phù, Hữu Bật, Cô Thần, Quả Tú, Đào Hoa, Hồng Loan và Đà La ở Dần Thân vô chính diệu, không có Tuần Triệt đồng cung.

Tất cả sao, chính hay phụ tinh, kể trên muốn toàn nghĩa phải có thêm điều kiện: không bị Tuần, Triệt trấn thủ, không bị sát tinh đồng cung. Nếu phạm những cấm kỵ này, tuổi thọ bị giảm. Đặc biệt tại cung hạn của tuổi già - hoặc là cung Thân, hoặc là cung đại hạn, tiểu hạn - cách thọ phải vẹn toàn, đông đảo thì mới mong sống lâu được.

CÁCH HỌA, NHỮNG SAO GÂY HỌA

CÁCH HỌA, NHỮNG SAO GÂY HỌA

1. Cách họa qua các sao:

a. Sát tinh: gây họa nặng nhất. Sát tinh làm cho mất mạng, chấm dứt luôn sự nghiệp, tài sản, gia đạo, ảnh hưởng sâu rộng đến rất nhiều lĩnh vực. Đối với công danh, sát tinh tiêu diệt quý cách, chấm dứt cơ nghiệp. Đối với tài sản, sát tinh tiêu diệt phú cách. Sự hiện diện của sát tinh ở những cung chỉ phú quý có nghĩa là đương số vừa nghèo, vừa hèn tức là không có tài sản, không có chức phận. Đối với gia đạo, sự hiện diện của sát tinh ở Phu Thê báo hiệu cho sự sát phu, sát thê, sự gián đoạn vợ chồng dưới hình thức ly hôn, ly thân hoặc vợ chồng phải sống xa cách nhau lâu năm, chưa kể các trường hợp bị ruồng bỏ vì ngoại tình hoặc đâm chém nhau vì xung đột hay khảo của. Đối với con cái, sát tinh là dấu hiệu sự sát con, con cái không vẹn toàn, sinh nhiều nuôi ít, hoặc bị tàn tật hoặc thuộc thành phần côn đồ, du đãng, gây phiền nhiễu cho cha mẹ, phá tán tài sản, ăn hết di sản lại còn mắc nợ, tạo nợ cho cha mẹ. Được xem là sát tinh có 8 sao: Địa Kiếp, Địa Không, Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Thiên Không, Kiếp Sát. Càng hội tụ nhiều, càng bị hãm địa nhiều, những tai biến và thiệt hại kể trên càng dễ xảy ra sớm, mau, nặng nề. Sát tinh tụ hội ở cung nào thì cung đó bị ảnh hưởng nhiều nhất.

b. Hình tinh: tạo ra hình ngục, ảnh hưởng đến tự do cá nhân, kiện cáo di lụy đến uy tín cá nhân. Gặp hình tinh, trong trường hợp là nạn nhân, đương số sẽ bị giam cầm, tra tấn, đói khát, hành hạ thể xác và tinh thần, có thể bị đau ốm hay tật nguyền trong thời gian bị bắt giữ, có thể bị đầy ải ở chỗ rừng thiêng nước độc hoặc bị cầm cố ở xà lim chật hẹp, dơ dáy. Mức độ nhẹ hơn, hình tinh là dấu hiệu của sự kiện tụng, sự điều tra. Trong trường hợp này, uy tín, tài sản có thể bị hao hụt, chưa kể những lo lắng cạnh tranh, thù hằn phải gánh chịu. Hình tinh là các sao: Thiên Hình, Quan Phù, Thiên La, Địa Võng, Thái Tuế, Quan Phủ, Liêm Trinh (chỉ hình ngục, quan tụng một cách trực tiếp).

c. Bại, hao tinh: làm cho lụn bại, hao tán chẳng hạn như bị bệnh nan y, bị giáng chức, mất của, hao tài, tang khó, thân nhân đau ốm, tai nạn, vợ chồng nghi kỵ, anh em bất hòa, nhân tình ruồng bỏ. Hao bại tinh gồm có: Tang Môn, Bạch Hổ, Đại Hao, Tiểu Hao, Thiên Khốc, Thiên Hư. Sát tinh và hình tinh nhất định góp phần tăng cường hiệu lực cho hao, bại tinh hoặc là nguyên nhân, hoặc là hậu quả của hao bại tinh.

d. ám tinh: là những sao gây trở ngại, trục trặc. ứng dụng cho cá nhân, ám tinh có thể là vài tính nết đặc biệt kìm hãm sự tiến thủ của con người về mặt công danh tài lộc. Trường hợp đương số là nạn nhân, ám tinh tượng trưng cho tiểu nhân, đố kỵ, phá hoại, ganh ghét làm cản trở bước tiến của mình. ứng dụng cho công danh, ám tinh chỉ sự cạnh tranh trong quan trường, sự trục trặc về thủ tục, hoàn cảnh bất lợi cho thăng tiến. Các hình thái này cũng ứng dụng cho tài lộc. ứng dụng cho gia đạo, ám tinh là sự cản trở hôn nhân, sự phá hoại hôn nhân hoặc là sự xâm nhập của một người thứ ba vào đời sống vợ chồng, sự bắt ghen, sự gièm pha, chim vợ/chồng người khác ... ám tinh gồm các sao: Hóa Kỵ, Cự Môn, Phục Binh, Thiên Riêu, Thiên Không Phá Quân, Thái Tuế, Tử Phù, Suy, Tử, Trực Phù, Tuần, Triệt, Cô Thần, Quả Tú, Tuế Phá, Thiên Thương, Thiên Sứ.

e. Sao trợ họa: Hầu hết sát tinh, hình tinh, hao bại tinh, ám tinh đều hỗ trợ cho nhau để gây tác hại dây chuyền. Những sao trực tiếp trợ họa bao gồm: Tả Phù, Hữu Bật, Hóa Quyền, Quan Đới làm xấu thêm, nặng hơn. Riêng sao Thiên Tài thì làm xấu ảnh hưởng của Thái Dương và Thái Âm miếu, vượng địa.



2. Họa cho cá nhân

a. Họa của phái nam:

+ Họa đến tính mạng hoặc cơ thể:
Không, Kiếp, Binh, Hỏa, Linh: tai nạn binh lửa. Có khi không cần phải hội đủ cả 5, chỉ cần 3 cũng đủ (tối thiểu phải có Địa Không hoặc Địa Kiếp và Hỏa Tinh hoặc Linh Tinh). Kiếp Không chỉ các tai nạn bất khả kháng, dữ dằn, nặng nề, thủ phạm rất lợi hại và hung bạo, hành động bất ngờ và nhanh chóng. Phục Binh chỉ sự ám hại, phục kích, thường có tòng phạm giúp đỡ. Hỏa hay Linh chỉ họa lửa như phỏng lửa, chết cháy, bị bom, bị đạn, bị chất nổ ... Nếu có thêm sát tinh, hình tinh, hao bại tinh khác thì càng dễ chết. Nếu gặp trợ họa như Tả Phù, Hữu Bật, Hóa Quyền thì họa hại càng khó tránh. May ra gặp được nhiều sao giải mạnh mẽ hội tụ trong bối cảnh Phúc, Mệnh, Thân tốt mới khỏi, có thể chỉ bị thương.
Phi, Việt: hội với sát tinh, đặc biệt là Không Kiếp Hỏa, hai sao này chỉ lằn tên mũi đạn, đặc biệt là sao Phi Liêm. Bộ sao này thường ứng cho các tai nạn trên phi cơ hoặc họa về điện hay bị sét đánh.

Lưu Hà hoặc Cự, Kỵ: đi với sát tinh, đặc biệt là Không Kiếp, Lưu Hà chỉ họa ở dưới nước.

Kình, Đà: ám chỉ thương phế nhưng đi với Không, Kiếp vẫn có thể chết. Thương phế thường xảy ra cho tay chân. Đi với Hỏa, Linh thì phỏng ở tay chân.

Hình, Kiếp Sát: chỉ tai nạn nói chung, cụ thể là thương tích có thể đi đến mổ, cưa. Đi với sát tinh, đặc biệt là Không Kiếp, có thể chết vì binh đao hay vì bị mổ xẻ.

Quan Đới: đi với sát tinh chỉ cái chết bất đắc, chết mau chóng.

Tử, Tuyệt: chỉ cái chết nếu đi chung với sát tinh.

La, Võng: gặp sao tốt thì thành hung, từ đó góp phần gây họa vào các hạn xấu.

Thương, Sứ: chỉ dùng để xem hạn. Đi với sát tinh, Thương Sứ tác họa, không hẳn là họa binh đao.

Tướng, Hình - Tướng, Tuần hay Triệt: tác họa rất thảm khốc, cụ thể như chết trận, rớt máy bay, bị phục kích, thông thường chết nát thây có khi không tìm ra xác. Bộ sao này đóng ở Phúc, Mệnh, Thân, Tật hoặc Hạn đều nguy hại như nahu, không kém gì Không Kiếp Binh Hỏa Linh kể trên.

Mã, Hình: báo hiệu điềm bất tường, tai họa thảm thương.

Tướng, Binh, Tử, Tuyệt: chỉ họa binh đao hay họa chiến tranh.

Mã, Tuần hay Triệt hay Kình, Đà: chỉ thương tích tay chân do binh đao hay tai nạn.

Kình, Đà, Tuần hay Triệt hoặc Không, Kiếp: như trên.

Kiếp, Hình, Quan Đới: chết bất đắc, do mổ xẻ hoặc binh đao.

Sát, Hình hay sát tinh: bị ám sát, bị ám hại, tử trận.

Hỏa hay Linh, Kiếp, Không: tai họa rất dễ xảy ra, nhất là khi nhập hạn gặp phải.

Sát, Liêm ở Sửu Mùi - Sát, Hỏa, Hao - Phá, Hỏa, Hao - Sát (hay Phá), Việt, Hình: báo hiệu tai nạn binh đao.

+ Họa ngục hình, quan tụng hại đến tự do và uy tín cá nhân:

Thiên Hình: trừ phi đắc địa, trừ phi đương số hành nghề cảnh sát, thẩm phán, tình báo, trạng sư, Thiên Hình bao giờ cũng có nghĩa hình tù. Số tốt lắm thì Hình ứng về sự điều tra của cảnh sát, của tòa án, của giám sát viện hay của cơ quan an ninh tình báo. Trong trường hợp hành nghề thẩm phán, luật sư, cảnh sát, tình báo, tố tụng, Hình chỉ nghề nghiệp, chức vụ, quyền hành bắt giam hay xét xử người khác hoặc kiện thưa kẻ khác. Đi với cát tinh, hao bại tinh, ám tinh, hình tinh khác, Hình càng có nghĩa kiện và tù và bao giờ đương số cũng là nạn nhân. Có thêm sát tinh, tù tội nặng thêm, hình ngục khó thoát, làm cho tán mạng hay tán tài vì hình ngục. Đi với hao bại tinh, đương số khốn quẫn về tinh thần lẫn vật chất như lo sợ hoang mang, chán nản, tuyệt vọng, trốn tránh, mai danh ẩn tích mà lúc nào cũng sợ bị bắt, hoặc phải nuôi chí trả thù mà khổ sở. Cũng có thể hao bại tinh có nghĩa là trong thời gian thọ hình, đương số phải chịu nhiều cực hình như tra tấn, bỏ đói, hành hạ, đầy ải, mắc bệnh nan y.

Liêm Trinh hãm địa: chỉ sự bắt bớ, giam cầm, ở tù. Dù hành nghề gì mà Mệnh, Thân, Quan có Liêm hãm thì vẫn có thể bị hình tù như thường. Do đó, Liêm Trinh hãm địa ác hiểm hơn Thiên Hình nên đi với sát tinh rất dễ bị tù, bị kiện: Liêm, Kình, Đà, Linh, Hỏa - Liêm Hổ - Liêm, Kiếp, Hình ở Mão, Dậu - Liêm, Tham ở Tỵ và Hợi - Liêm, Kình - Liêm, Cự, Kỵ. Tuy nhiên, trường hợp Liêm Tham ở Tỵ và Hợi có Hóa Kỵ hay Tuần, Triệt đồng cung sẽ hóa giải hình tù của Liêm.

Quan Phù, Thái Tuế, Quan Phủ: chỉ bị kiện, bị điều tra, bị chỉ trích, bị vu cáo, bị nói xấu. Đi với sát tinh, khó tránh tù hay thanh toán vì tư thù, thưa kiện rất lôi thôi. Quan tụng liên hệ đến ba sao này thường là tội lường gạt, bội tín, quỵt nợ, sang đoạt. Quan Phù, Quan Phủ chỉ sự phản bội, sự lợi dụng lòng tin, sự xé lẻ, rã đám. Thái Tuế chỉ khẩu thiệt, cãi vã, chửi bới, chỉ trích, bút chiến, công kích.

Thiên La, Địa Võng: chỉ sự bắt bớ, giam cầm hoặc tối thiểu cũng gây trở ngại cho công việc, kìm hãm sự thăng tiến. Hình tụng, kiện tụng chỉ có khi La Võng đi kèm với sát hay hình tinh trong cục diện Mệnh, Thân xấu.

Hóa Kỵ: có nghĩa kiện tụng. Chất của Hóa Kỵ là ganh ghét, ích kỷ, đố kỵ, nói cấu, vu khống để hãm hại người khác một cách tiểu nhân, nhỏ mọn. Quan tụng của Hóa Kỵ tương tự như Thái Tuế. Đi với Thái Tuế, Hóa Kỵ luôn nói xấu thiên hạ, ngồi lê đôi mách, đưa đến đôi co, đối chất, kiện thưa vì ngôn ngữ bất cẩn.

Đà La: chỉ sự ngoan cố, ngỗ ngược, bướng bỉnh, hẹp hòi, câu chấp và có ý nghĩa kiện tụng. Đặc biệt đi với Kỵ, Tuế thì quan tụng rất rõ. Có Đà La, thua kiện cũng không đầu hàng, còn tìm cách chống án, chạy chọt, vận động cho được phần hơn.

Cự Môn hãm địa (ở Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Tỵ): có ý nghĩa kiện cáo, nhất là đi chung với Hóa Kỵ, Thiên Hình hoặc sát tinh, ý nghĩa giống như Hóa Kỵ.

Cách kiện tụng và ngục hình còn do một số bộ sao dưới đây quảng diễn: Xương, Khúc ở Tỵ và Hợi - Xương, Khúc, Phá ở Dần - Nhật, Nguyệt, Riêu, Đà, Kỵ - Binh, Kỵ, Hình - Binh, Phù, Hình.

+ Họa sắc dục:

Nếu cung Phúc có Tang Môn, Đào Hoa, Hồng Loan và Thai thì dòng họ có người chết vì thượng mã phong. Nếu 4 sao đó đóng ở Mệnh, Thân hoặc Tật thì họa đó xảy ra cho mình.

Họa bị đánh đập vì đam mê tửu sắc có ba bộ sao: Tham, Đà ở Tý - Tham, Đà ở Dần - Tham, Vũ đồng cung gặp Phá.

Đau khổ vì tình: Tang Môn, Bạch Hổ, Thiên Khốc, Thiên Hư, Lưu Tang, Lưu Hổ, Lưu Khốc, Lưu Hư.

Ngăn trở ái tình: Phục Binh, Hóa Kỵ, Cự Môn, Thiên Không, Kình Dương, Đà La hãm địa, Tuần, Triệt.

Sao chỉ sự phản bội: Quan Phù, Quan Phủ, Thái Tuế.

Sao chỉ sự xui xẻo: Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình

Sao thay cũ đổi mới: Thiên Mã, Thiên Đồng, Đại Hao, Tiểu Hao, Thai.

b. Họa của phái nữ:


+ Họa trinh tiết:

Thai, Phục, Kiếp hay Không: chỉ sự hiếp dâm, có thể là hiếp tập thể.

Thai, Phục - Thai, Kiếp hay Không - Riêu, Phục - Riêu, Không, Kiếp - Tham, Phục - Tham, Không, Kiếp - Đào, Phục - Đào, Không, Kiếp - Đào Riêu, Không, Kiếp - Đào, Thai, Không, Kiếp: thất trinh thất tiết.

Đào, Riêu: lăng loàn, đàn bà ngoại tình, có khi không phải với một người. Hồng Loan, Riêu cũng có nghĩa tương tự.

Đào, Thai: tiền dâm hậu thú.

Đào, Thai, Riêu: gái giang hồ.

Cự, Kỵ hay Tham, Kỵ: ám chỉ sự mất trinh, sự bất hạnh trong tình ái.

Thai, Hình, Hỏa, Tang, Hổ, Kiếp: chỉ sự hiếp dâm đi liền với án mạng, tượng trưng cho sự thanh toán vì tình, sự trả thù của tình nhân ác độc.

3. Họa cho nghề nghiệp:

a. Cách chức, thôi việc:

Tuần, Triệt ở cung Quan: trắc trở cho quan trường bằng nhiều hình thái: chậm công danh, công danh vất vả, thấp kém, không bền vững, thăng giáng thất thường. Sao Triệt báo hiệu sự gãy đổ ít nhất một lần trong sự nghiệp. Sao Tuần tác họa nhẹ hơn nhưng lâu dài hơn. Gặp cả Tuần, Triệt đồng cung thì tai họa nghề nghiệp vừa nặng, vừa nhiều. Tuy nhiên:
– Tuần, Triệt gặp Âm, Dương ở Sửu, Mùi thi không phá mà làm vượng quan.
– Tuần, Triệt gặp Sát, Phá, Liêm, Tham hãm tối hay bại tinh mờ ám cũng làm vượng quan.
– Tuần, Triệt gặp Tử, Phủ, Cự, Nhật, Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương sáng sủa thì bất lợi cho chức vụ rất nhiều như chậm quan, chóng tàn, gặp hung họa, thăng giáng thất thường. Nếu tám sao trên mà hãm địa thì khá hơn, tức là gặp khó khăn, thất thường trong việc thăng tiến nhưng tựu chung có chức vị khá lớn, nhất là về sau.
– Tuần, Triệt gặp Sát, Phá, Liêm, Tham đắc địa cũng còn đỡ khổ, không đáng lo ngại về sự thăng giáng hay gãy đổ sự nghiệp. Nếu hãm địa thì lại đẹp: công danh bộc phát mạnh mẽ.

Cung Quan vô chính diệu cần có Tuần, Triệt trấn thủ tại đó mới hay. Bằng không thì dễ sa sút. Nếu chính tinh xung chiếu mà sáng sử thì còn khá, ngược lại nếu mờ tối thì bất lợi.

Thiên Tướng gặp Tuần, Triệt thì dù được đắc địa, quan chức không những bị truất giáng mà còn dễ chết thảm khốc. Tướng Quân gặp Tuần, Triệt cũng lâm vào họa hại như thế.

Không, Kiếp: chỉ sự thăng trầm, lên voi xuống chó. Hãm địa thì càng nguy, chắc chắn phải ít ra một lần mất chức nhục nhã, bị đổi đi xa vì kỷ luật, chưa kể những hung họa dẫy đầy, dễ chết vì binh lửa, chiến nạn. Như vậy, sự gián đoạn chức vụ có thể bắt nguồn từ hai nguyên nhân bị chết hoặc bị cách chức. Còn những họa nhỏ khác như vất vả, đè nén, đố kỵ thì khỏi kể. Tai họa công vụ của Không Kiếp cũng còn do tật xấu của chính mình. Người có Không Kiếp có lá số xấu thường xử xự bằng thủ đoạn, bá đạo, ám muội, phi pháp, kiểu như tham lận, cướp của, hối lộ, tham nhũng, buôn lậu, biển thủ đưa đến việc mất chức.

Thiên Hình, Thiên Tướng, Tuần, Triệt: Hình hãm địa ở Quan có nghĩa gián đoạn công vụ vì bị ngục tụng, những tai bay vạ gió làm cho viên chức phải bị liên lụy trong quan trường, chẳng hạn như bị khiển trách, bị điều tra, bị ngưng chức, bị truy tố, bị sa thải. Nếu đi với sát tinh, dễ bị hình tù vì Thiên Hình chỉ hình phạt, bằng kỷ luật hay bằng tòa án. Cho dù Hình gặp Tuần hay Triệt, ngục tụng cũng khó tránh. Cũng đồng nghĩa đó nếu Hình đi với Thiên Tướng ở cung Quan. Nếu có thêm Thiên Khôi, sẽ có thể bị mất đầu. Những họa nói trên sẽ tránh được nếu đương sự bị đau phải mổ hay bị chết nhưng dù sao, Tướng Hình Khôi ở Quan bao giờ cũng đập nặng vào chức vụ: Thiên Hình ở Quan là hình thương đến công vụ. ý nghĩa này vẫn tồn tại nếu Hình đi chung với Liêm Trinh; với Quan Phù, Thái Tuế, Quan Phủ; với Hóa Kỵ; với Cự Môn hãm địa ...

Hóa Quyền, Thiên Hình hay Tuần, Triệt: Hóa Quyền tượng trưng cho quan tước, gặp Hình hay Tuần, Triệt thì có gián đoạn công vụ, thông thường là bị bãi nhiệm, bị đổi chỗ hoặc phải thôi việc. Nếu có chức phận cũng không giữ được lâu bền, phải từ bỏ vì một nguyên nhân nào đó. Những sao đồng nghĩa với Hóa Quyền mà gặp một trong ba sao này cũng rơi vào tai họa tương tự. Đó là các bộ sao: Quốc ấn, Thiên Hình hay Tuần, Triệt; Phong Cáo, Thiên Hình hay Tuần, Triệt; Thái Dương hãm, Thiên Hình hay Tuần, Triệt. Thông thường, ý nghĩa mất việc chỉ rõ ràng nếu bộ sao này đóng đồng cung ở Quan, nếu chỉ hội chiếu thì việc mất chức không rõ ràng lắm, có thể là tự ý thôi việc. Một số quý tinh khác như Thai Phu, Đường Phù gặp Tuần, Triệt hay Hình không đến nỗi nặng lắm, có thể có nghĩa như hụt thăng trật, hụt huy chương ...

Tuế, Đà, Kỵ: hội ở cung Quan chỉ mọi sự xui xẻo liên tiếp do sự tố cáo, chỉ trích, vu khống, xuyên tạc, đố kỵ, cạnh tranh làm cản trở bước tiến quan lộc, từ đó có thể đưa đến sự thôi việc, sự thay đổi công việc. Vì có Đà La, bộ sao này cho thấy có sự tranh cãi, gây lộn, ăn thua, khiếu nại, có khi ẩu đả giữa đồng nghiệp, xô xát với cấp chỉ huy để rồi cuối cùng gián đoạn công vụ.

b. Đè nén, đố kỵ

Phục Binh: điển hình cho sự hãm hại bằng thủ đoạn ngầm, sự đố kỵ, ghen ghét giữa đồng nghiệp hay giữa mình với cấp chỉ huy. Phục Binh còn có nghĩa âm mưu, kết bè, kết phái để đào thải, loại trừ đối thủ, có khi tổ chức phục kích, ám sát, thanh toán hoặc gài đương sự vào chỗ chết, chỗ kẹt, chỗ bị án, bị tù, bị quy trách. Thông thường, Phục Binh hay sử dụng mánh lới, thủ đoạn bất chính và bí mật để phá hoại đồng nghiệp, có khi liên kết với tòng phạm, bè cánh, tổ chức. Nếu có Tả Phù, Hữu Bật đi kèm thì nạn nhân phải chạm trán với cả một hệ thống chằng chịt bao gồm nhiều tay sai ở nhiều ngõ ngách, muốn khiếu nại cũng không được như ý, nhiều khi chẳng đi đến đâu.

Hóa Kỵ: chỉ đó kỵ, ganh ghét, cạnh tranh bằng thủ đoạn gièm pha, thêm bớt, thọc gậy. Hóa Kỵ là người bị nghi ngờ, bị theo dõi, bị để ý. Đi chung với Phục Binh, sự đố kỵ có tính cách ám hại, tầm thù, chẳng những bằng lời nói mà còn bằng hành động. Đi với Thiên Hình, Hóa Kỵ dễ sinh quan tụng, thưa gửi, khiếu nại, điều trần, cảnh cáo, khiển trách, ẩu đả lẫn nhau. Chỉ trừ khi đi với Thanh Long mới đẹp.

Thiên Không: chỉ phần tử lưu manh trong công/tư sở, chuyên môn phá hết kẻ này đến người khác, thọc gậy bánh xe, cản trở bước tiến của đồng nghiệp với ác tâm, có tà ý, âm mưu phá hoại. Bị Thiên Không, viên chức khó lòng ngóc đầu lên nổi, bị khép trong kỷ luật, khống chế, mình làm mà thiên hạ hưởng, bị cấp trên hay cấp ngang cướp công.

Đà La, Kình Dương: chỉ sự ngăn trở quan trọng vì ganh đua, cạnh tranh gay gắt. Tại vị trí hãm địa, đương số là nạn nhân của chia rẽ, phân hóa trong nghề nghiệp, làm việc nặng nhọc, gánh trách nhiệm mà bị tội vạ, hiểu lầm, khiển phạt. Những bạc bẽo của nghề thường do hai sao này quảng diễn.

Cự Môn hãm địa: đồng nghĩa với Hóa Kỵ nhưng nặng nề hơn. Con người Cự Môn cũng như Hóa Kỵ lúc nào cũng bất mãn, mưu tìm sự canh cải theo ý mình, không bảo thủ mà đấu tranh thay đổi thành phần bảo thủ. Nếu đắc địa thì việc đấu tranh có cơ hội thành công, trái lại, Cự Kỵ sẽ là nạn nhân của thái độ cấp tiến của mình, gánh lấy hậu quả của sự kìm chế, đè nén, cô lập. Đi chung với các sao ám khác như Thiên Không, Kình Dương, Đà La, Phục Binh, là những người hay kết bè kết đảng để đấu tranh. Nếu có sát tinh đi kèm thường có đổ máu, hình ngục, thanh toán, trả thù qua lại.

Tuế, Đà, Kỵ: tượng trưng cho những xui xẻo liên tiếp trong quan trường, trong nghề nghiệp, trong đó có sự đè nén, thị phi, gièm pha, đố kỵ.

Đại Hao, Tiểu Hao: đi chung với quyền, quý, dũng tinh, Nhị Hao thường chỉ sự sa sút hậu thuẫn, sự sút kém tín nhiệm, sự mất mát thế lực. Viên chức có Song Hao ở Quan, ngoài ý nghĩa hư danh, hư quyền, bị tổn thương uy tín, thất sủng, từ đó làm việc gì cũng không lâu bền, ở với ai cũng khó hòa hợp, có thể ngồi xơi chơi nước hay được giao những công việc chạy vặt, liên lạc, kém quan trọng. Về mặt tâm lý, Đại Tiểu Hao ở Quan còn chỉ những người đứng núi này trông núi nọ, bất mãn không khí đang sống, lúc nào cũng chực hờ, tìm chỗ tốt, chỗ bở, hay thay đổi chức vụ mà chũng chẳng hiển vinh gì bao nhiêu. Tính tình của Nhị Hao thường bất nhất, không bền chí, không kiên tâm tiến thủ trên cái gì đã có mà chỉ lo đổi chỗ để tìm lợi lộc, tìm thăng tiến. Nếu được đắc địa thì Nhị Hao có lợi hơn về mặt tài lộc, kinh nghiệm.

Thiên Khốc, Thiên Hư hay Tang Môn, Bạch Hổ: Trừ phi đắc địa ở Tý Ngọ, Khốc Hư ở Quan biểu tượng cho những ưu tư, lo buồn, hoang mang, sợ sệt khi hành nhiệm. Ngoài ra, còn có đặc tính bị khinh ghét, chê bai vì bất lực, bất hòa. Người có Khốc Hư ở Quan không thoải mái trong công việc, phải quan tâm lo lắng nhiều mối, vì nhiều lý do, có khi phải gánh chịu nhục nhã, xấu hổ bởi tai tiếng, bởi thị phi. Nếu đắc địa, các sao này chỉ uy tín và hoạt động chính trị cũng như năng tài hùng biện, giáo khoa, tâm lý chiến.


c. Bất dụng, sai dụng, thiểu dụng:

Lực Sỹ, Kình Dương: tượng trưng cho sự bỏ quên, việc ngồi chơi xơi nước, việc nghỉ giả hạn. Lực Sỹ chỉ tài năng, sự tháo vát, linh hoạt, lanh lợi đồng thời cũng ám chỉ thành tích, công lao, chiến tích. Kình Dương chỉ sự ngăn cản, trở lực, trục trặc trong công danh. Cả hai hội ý chỉ sự thi thố không hết mức tài năng, sự đãi ngộ bất xứng với thành tích, sự thiểu dụng, từ đó nảy sinh sự bất mãn, bất đắc chí. Kình Lực không nhất thiết ngụ ý người có tài mà lắm khi ngụ ý người tự cho rằng mình có tài, vì bị bạc đãi nên bất mãn. Kình Lực đôi khi chỉ tham vọng, sự cậy tài, sự ỷ lại quá đáng làm cho quần chúng ghét bỏ, xa lánh.

Thiên Mã, Tràng Sinh ở Hợi: Thiên Mã thông thường chỉ tài năng. Gặp thêm Tràng Sinh là có cơ may tiến đạt. Nhưng hiềm vì ở cung Hợi cho nên năng tài này bị chìm trong bóng tối. Đây là hạn người kém may, không có cơ hội thi thố được, hoặc chỉ có danh mà không có quyền, chỉ có hư vị hơn là thế lực, hoặc bị đặt vào chỗ tượng trưng để lợi dụng uy tín chứ không phải để hành sử quyền binh. Công lao của Mã Sinh ở Hợi thường chỉ ở trong bóng mờ, hay bị người khác lấn át. Nếu gặp Phục Binh, ngụ ý người có tài mà bị ruồng bỏ, bị gièm xiểm, bị đào thải ...

Thiên Mã, Tuần, Triệt: không chỉ tai nạn xe cộ mà chỉ sự bất dụng, sự thiếu may mắn trong nghề nghiệp, làm cái gì cũng thất bại, tai ương, xui xẻo khiến cho thượng cấp mất dần tín nhiệm, không dám giao phó đại sự. Cho nên, công danh của Mã, Tuần, Triệt tương đối nhỏ.

Lộc Tồn, Tuần, Triệt: Lộc Tồn cũng chỉ tài năng như Thiên Mã, đặc biệt là tài tổ chức, quyền biến, khai sơn phá thạch, có nhiều sáng kiến giải quyết mọi việc. Gặp Tuần Triệt, tài năng, cơ may bị tiêu tán. Đó là trường hợp những người bị thiểu dụng, bị uổng dụng, bị sai dụng.

Thiên Tài: đi chung với Nhật, Nguyệt sáng sủa sẽ làm mất đi sự tốt đẹp, làm giảm ánh sáng của Nhật, Nguyệt. Đó là trường hợp tài năng thiếu cơ hội.

Tại cung Quan vắng bóng những sao trợ quyền, những sao may mắn thì tài năng thường cô độc, thiếu người công lực, nâng đỡ, thiếu may mắn của thời cuộc. Đó là những sao Ân Quang, Thiên Quý, Tả Phù, Hữu Bật, Thiên Quan, Thiên Phúc, Thanh Long-Lưu Hà, Thanh Long-Hóa Kỵ, Thiên Mã-Tràng Sinh (trừ ở Hợi), Bạch Hổ-Phi Liêm, Tràng Sinh-Đế Vượng, Thiên Hỷ-Hỷ Thần, Tứ Linh, Tam Hóa ...