ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH
Ngũ hành trong Tử Vi rất cao xa và rắc rối cho nên Tử Vi mà bỏ ngũ hành sẽ là sự thiếu sót vô cùng trầm trọng và cậy nệ quá cũng dễ lâm vào mê hồn trận. Nói tổng quát bao giờ các Sao sinh cho bản Mệnh cũng gia tăng được sự ứng nghiệm tốt hay xấu. Ví dụ hai người cùng có Tử Vi thiên phủ ở Cung dần hay Cung thân thì người nào mạng kim cũng được hưởng độ số tốt gia tăng hơn những người mạng khác (xấu nhất là người mạng thủy hay mạng mộc). Nếu không xét đến ngũ hành thì làm Sao so sánh được hai người với nhau, đây là một điểm sơ đẳng tổng quát. Còn có những trường hợp phức tạp hơn như người mạng thủy gặp các Sao kim tại Mệnh ai lại chẳng cho là tốt vì kim sinh thủy (ví dụ như có vũ khúc) vì kim là một khối kim khí bao giờ chảy ra thành nước để nói rằng thủy vượng, do đó cần có thêm các Sao hỏa làm chảy kim ra thì mới có lợi cho bổn mạng, nếu có thái dương hỏa tinh địa không chiếu cũng được. Nếu cứ thấy Sao thủ Mệnh sinh cho bổn mạng mà vội mừng thì đó là sự sai lầm, còn về phương diện Sao khắc bản Mệnh hoặc mạng khắc lại đương nhiên là bất lợi, nhưng cũng không vì thế mà coi như không có Sao để thủ mạng (như nhiều thầy thường nêu ra và cho là lúc đó Mệnh dù có chính tinh cũng coi như là vô chính diệu). Cũng có nhiều lý thuyết gia không đồng ý và đặt vấn đề là nếu chẳng may mạng mình gồm toàn Sao khắc với mạng thì không lẽ mạng trống rỗng và sẽ chỉ đoán theo Cung thiên di. Hoặc nói một cách khác thực tế chẳng hạn như mình có 2, 3 người con ngũ hành khắc với bản Mệnh mình thì có thể coi như không có con được không ? cùng lắm là cha con không hợp tính nhau hoặc khi trưởng thành thì các con ở xa cha mẹ chứ chắc gì dám quả quyết rằng chúng bỏ bê cha mẹ. Về Tử Vi cũng vậy, có nhiều lá số chính tinh thủ Mệnh khắc bản Mệnh từ hình dáng cho đến tính tình, khả năng. Ví dụ, người có cơ lương thủ mạng ở thìn hay tuất thì dù bản Mệnh thuộc ngũ hành nào cũng có thể đoán là người đó cao lớn mặt tròn xoe, tính tình tháo vát nhiều mưu trí, nếu khác chỉ ở mức độ thành công trên đường đời mà thôi.
Nếu quá câu nệ ngũ hành thì dễ dàng đoán sai lầm, vậy tốt hơn hết nên giới hạn ngũ hành theo phạm vi hiểu biết của mình chứ đừng nên xét tỉ mỉ từng chính tinh, từng trung tinh bàng tinh rồi tính toán đến sự sinh khắc của những Sao đó ra Sao, sau đó lại đem so với mạng xem sinh Sao nào và khắc Sao nào, sau đó lại xem đến khía cạnh âm dương, nam bắc đẩu tinh, nghĩa là đủ mọi khía cạnh một lúc. Vì vậy sự quyết đoán đâm ra lủng củng, lúng túng và lệch lạc.
Nói tóm lại ngũ hành là con dao hai lưỡi biết sử dụng thì có lợi, ngược lại rất tai hại, thà không áp dụng còn hơn là áp dụng bừa bãi.
Có 4 tam hợp là : thân tí thìn thuộc thủy, dần ngọ tuất thuộc hỏa, tỷ dậu sửu thuộc kim, hợi mão mùi thuộc mộc. Nhìn thế tam hợp tuổi để xem sinh khắc của ngũ hành từ chỗ an Mệnh thân đến các Cung đại vận để biết sự thuận lợi hay nghịch cảnh.
Người tuổi thân tí thìn Mệnh thân cần đóng ở các Cung thân tí thìn mới là trúng cách đồng hành (vòng thái tuế), nếu Mệnh thân đóng ở các Cung dần ngọ tuất là hành khắc (xuất hay nhập) là cuộc đời có sự bất mãn khó khăn, nếu ở tỵ dậu sửu hay hợi mão mùi là gặp hành sinh nhập hay sinh xuất là cuộc đời luôn có sự hạn chế như sinh nhập (lại gặp thiên không), còn sinh xuất thì hay bị nhầm lẫn thiệt thòi.
Luận về ngũ hành tương ngộ : khoa lý học đông phương coi lẽ âm dương như sinh lý biến dịch và lấy ngũ hành làm lý luân sinh khắc, chu trình ngũ hành sinh khắc đều là chu trình khép kín :
+ Kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim.
+ Kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim.
Luân lý đó ai cũng biết rõ ràng và không có thắc mắc, nhưng trường hợp đồng hành của ngũ hành thì rất phức tạp. Những ý kiến thì trái ngược nhau (tốt có, xấu có). Theo Dương Quân Tùng đời Minh thì trường hợp ngũ hành tương ngộ tạo ra 3 hình thái như :
Đồng hành mộc (mộc giáp mộc) thắng, tốt tuổi.
Đồng hành kim (kim gặp kim) thắng, phong phú.
Đồng hành thổ (thổ gặp thổ) hòa, vừa phải.
Đồng hành hỏa (hỏa gặp hỏa) bại, khẩu thiệt.
Đồng hành thủy (thủy gặp thủy) thái quá.
Lý thuyết trên đây đem ap dụng vào lý đoán các Sao các Cung trên tính cách bản hành nhất là vào đại vận của thái tuất sẽ thấy rõ mức độ thành bại của mỗi người.
Ví dụ : người mạng thổ nhập hạn thái tuế ở Cung mùi (thổ) thì không thể thoải mái bằng người mạng kim mà gặp thái tuế Cung thân hay Cung dậu (kim).
ÂM DƯƠNG : không nên xao lãng vấn đê âm dương vì luật âm dương là đầu dây mối nhợ của mọi sự giải thích Tử Vi như 12 Cung trên lá số bao giờ cũng có âm dương xen kẽ không bao giờ có 2 Cung âm hay 2 Cung dương liền nhau cả. Vấn đề 14 chính tinh cũng phải nhận định đâu là âm đâu là dương là thể lưỡng nghi.
+ Một bên là Tử Vi thiên phủ thiên tướng liêm trinh tham lang vũ khúc thất sát và phá quân.
+ Một bên là thiên cơ thái âm thiên lương cự môn thiên đồng thái dương.
Nhìn vào 12 Cung của mỗi lá số thì mỗi nhóm Sao dương hay âm bao giờ cũng xen kẽ mà đứng chứ không bao giờ có trường hợp chỗ của nhóm này lại có Sao của nhóm kia đứng lẫn vào nhau. Cung dần có Tử Vi thiên phủ thì 5 Cung tí thìn ngọ tuất thân có nhóm Sao tử phủ vũ tướng và sát phá liêm tham chia nhau mà đứng. Trái lại nếu Cung dần có thiên đồng thiên lương thì cũng ở 5 Cung tí thìn ngọ thân tuất nhóm Sao cơ nguyệt đồng lương và cự nhật cũng dàn ra ở 5 Cung đó mà an vị chứ chẳng bao giờ đóng ở Cung khác được. Không thể nào có trường hợp một Sao của nhóm này lại được an ở các Cung sửu mão tỵ mùi dậu và hợi được vì ở các Cung đó đã là cứ địa của hai nhóm Sao tử phủ vũ tướng và sát phá liêm tham rồi.
Đã có sự sắp xếp trật tự như vậy rồi Sao lại còn có Cung vô chính diệu ? vì trong 12 Cung chỉ có 14 chính tinh. Trường hợp nhiều Cung có 2 chính tinh đứng cặp với nhau trong 1 Cung như Tử Vi thất sát ở tỵ thì phải có liêm trinh phá quân ở dậu thiên đồng thái âm ở tí, cự môn thái dương ở dần, thiên cơ thiên lương ở thìn, vũ khúc tham lang ở sửu, tức là 6 cặp Sao đóng ở 6 Cung, chỉ còn Sao thiên phủ đóng một mình ở hợi và thiên tướng một mình ở mão thì còn lại 4 Cung không có nhóm Sao nào an vị, như vậy phải có đến 4 Cung vô chính diệu. Nhưng dù vô chính diệu mỗi Cung chịu ảnh hưởng của một nhóm Sao xem như địa phận thuộc quyền của nó, không thể coi như đứng trung lập không theo nhóm nào được. Tử Vi thất sát ở tỵ Cung ngọ vô chính diệu phải coi như là đất của nhóm Sao có nguyệt đồng lương, cự nhật ở dần. Cung mão vô chính diệu phải coi như là thuộc địa của nhóm Sao tử phủ vũ tướng, sát phá liêm tham. Cung thân vô chính diệu là căn cứ của nhóm cơ nguyệt đồng lương cư nhật, và Cung dậu có liêm trinh phá quân thì Cung tuất (cũng coi như cùng thân) được coi là đất của nhóm cơ nguyệt đồng lương cự nhật.
Vậy khi đã nhận định được rõ ràng thế âm dương rồi ta sẽ không còn hiểu mù mờ một số sách vô căn cứ áp dụng một cách máy móc không cần hiểu nguyên do tại sao lại thế, cứ thấy Cung vô chính diệu là lôi kéo chính tinh của xung chiếu lên lấp chỗ trống vô chính diệ. Biết rằng Cung tam hợp, Cung chiếu hay xung chiếu tam hợp đều là đất dụng võ của nhóm âm hay nhóm dương. Nếu cứ áp dụng một cách máy móc như thế không hẳn là đúng vì trong cách tử phủ vũ tướng, sát phát liêm tham, cơ nguyệt đồng lương và cự nhật mỗi bộ đó đã có sự khác biệt gần như phân nửa vì bộ sát phá liêm tham thì 100% thực hành, bộ tử phủ vũ tướng chỉ còn 60% thực hành, 40% lý thuyết ; bộ cơ nguyệt đồng lương thì 100% lý thuyết còn bộ cự nhật thì 60% lý thuyết và 40% thực hành (theo cự thiên lương).
Ví dụ : Cung thân vô chính diêu, Cung xung chiếu là dần có 2 sao thái dương và cự môn, trên nguyên tắc có thể mượn 2 sao cự nhật ở dần để tô điểm cho Cung thân vì tam hợp thân tỵ là thủy khắc xuất với tam hợp dần ngọ tuất là hỏa, cự nhật có thể xem như chiến lợi phẩm của kẻ thắng đem về bồi đắp cho mình. Trái lại nếu Cung dần vô chính diệu mà Cung thân có cự nhật mà cứ áp dụng một cách máy móc mang cự nhật ở thân về lấp chỗ trống ở Cung dần vô chính diệu thì không hợp lý vì dần đã bị thân khắc nhập, người bại trận không thể đoạt chiến lợi phẩm của kẻ thắng. Nếu cứ để cự nhật ở thân thay mặt cho dần vô chính diện, các sự đại diện đó là đại diện của một khuôn mặt cường quyền để lập lên trên đầu trên cổ kẻ bị trị. Cái chính xác luôn ở trong tam hợp, tức là phải lấy đồng âm ở ngọ và cơ lương ở tuất mới là anh em ruột thịt của vô chính diệu. Để ra khỏi bế tắc này thì ta chỉ áp dụng vô chính diệu đâu là tử phủ vũ tướng, sát phá liêm tham, đâu là cơ nguyệt đồng lương, đâu là cự nhật.
Ngoài ra khách quan mà nhìn vào lá số Tử Vi, người ta nhận thấy 14 chính tinh được chia làm 2 phái âm dương rõ rệt nhưng sau lại chia ra đến tứ tượng. Bên dương như trên đã trình bày gồm hai bộ tử phủ vũ tướng và sát phá liêm tham. Trái lại bên âm gồm 6 sao có tinh thần đoàn kết hơn nhiều, nhờ ở cặp thái dương thái âm mà thiên lương nêu cao đạo lý để cự môn theo dõi thiên cơ, thiên đồng lên tiếng để phê bình. Nói tóm lại nhóm sao âm gồm 2 nhóm cơ nguyệt đồng lương và nhóm cự nhật.
Nghịch lý âm dương : vậy khi gặp phải cảnh nghịch lý âm dương ắt phải có cảnh không hợp cách, vì thế lá số Tử Vi phải trình bày thêm nhị hợp để cảnh giác sự hơn thiệt giữa tư cách quân tử nên thêm tinh thần suy tính tùy lúc. Cũng như lục hại, trường hợp nào cũng phải e dè. Về nhị hợp và lục hại sẽ có một mục riêng để trình bày khúc triết hơn.
Ngũ hành trong Tử Vi rất cao xa và rắc rối cho nên Tử Vi mà bỏ ngũ hành sẽ là sự thiếu sót vô cùng trầm trọng và cậy nệ quá cũng dễ lâm vào mê hồn trận. Nói tổng quát bao giờ các Sao sinh cho bản Mệnh cũng gia tăng được sự ứng nghiệm tốt hay xấu. Ví dụ hai người cùng có Tử Vi thiên phủ ở Cung dần hay Cung thân thì người nào mạng kim cũng được hưởng độ số tốt gia tăng hơn những người mạng khác (xấu nhất là người mạng thủy hay mạng mộc). Nếu không xét đến ngũ hành thì làm Sao so sánh được hai người với nhau, đây là một điểm sơ đẳng tổng quát. Còn có những trường hợp phức tạp hơn như người mạng thủy gặp các Sao kim tại Mệnh ai lại chẳng cho là tốt vì kim sinh thủy (ví dụ như có vũ khúc) vì kim là một khối kim khí bao giờ chảy ra thành nước để nói rằng thủy vượng, do đó cần có thêm các Sao hỏa làm chảy kim ra thì mới có lợi cho bổn mạng, nếu có thái dương hỏa tinh địa không chiếu cũng được. Nếu cứ thấy Sao thủ Mệnh sinh cho bổn mạng mà vội mừng thì đó là sự sai lầm, còn về phương diện Sao khắc bản Mệnh hoặc mạng khắc lại đương nhiên là bất lợi, nhưng cũng không vì thế mà coi như không có Sao để thủ mạng (như nhiều thầy thường nêu ra và cho là lúc đó Mệnh dù có chính tinh cũng coi như là vô chính diệu). Cũng có nhiều lý thuyết gia không đồng ý và đặt vấn đề là nếu chẳng may mạng mình gồm toàn Sao khắc với mạng thì không lẽ mạng trống rỗng và sẽ chỉ đoán theo Cung thiên di. Hoặc nói một cách khác thực tế chẳng hạn như mình có 2, 3 người con ngũ hành khắc với bản Mệnh mình thì có thể coi như không có con được không ? cùng lắm là cha con không hợp tính nhau hoặc khi trưởng thành thì các con ở xa cha mẹ chứ chắc gì dám quả quyết rằng chúng bỏ bê cha mẹ. Về Tử Vi cũng vậy, có nhiều lá số chính tinh thủ Mệnh khắc bản Mệnh từ hình dáng cho đến tính tình, khả năng. Ví dụ, người có cơ lương thủ mạng ở thìn hay tuất thì dù bản Mệnh thuộc ngũ hành nào cũng có thể đoán là người đó cao lớn mặt tròn xoe, tính tình tháo vát nhiều mưu trí, nếu khác chỉ ở mức độ thành công trên đường đời mà thôi.
Nếu quá câu nệ ngũ hành thì dễ dàng đoán sai lầm, vậy tốt hơn hết nên giới hạn ngũ hành theo phạm vi hiểu biết của mình chứ đừng nên xét tỉ mỉ từng chính tinh, từng trung tinh bàng tinh rồi tính toán đến sự sinh khắc của những Sao đó ra Sao, sau đó lại đem so với mạng xem sinh Sao nào và khắc Sao nào, sau đó lại xem đến khía cạnh âm dương, nam bắc đẩu tinh, nghĩa là đủ mọi khía cạnh một lúc. Vì vậy sự quyết đoán đâm ra lủng củng, lúng túng và lệch lạc.
Nói tóm lại ngũ hành là con dao hai lưỡi biết sử dụng thì có lợi, ngược lại rất tai hại, thà không áp dụng còn hơn là áp dụng bừa bãi.
Có 4 tam hợp là : thân tí thìn thuộc thủy, dần ngọ tuất thuộc hỏa, tỷ dậu sửu thuộc kim, hợi mão mùi thuộc mộc. Nhìn thế tam hợp tuổi để xem sinh khắc của ngũ hành từ chỗ an Mệnh thân đến các Cung đại vận để biết sự thuận lợi hay nghịch cảnh.
Người tuổi thân tí thìn Mệnh thân cần đóng ở các Cung thân tí thìn mới là trúng cách đồng hành (vòng thái tuế), nếu Mệnh thân đóng ở các Cung dần ngọ tuất là hành khắc (xuất hay nhập) là cuộc đời có sự bất mãn khó khăn, nếu ở tỵ dậu sửu hay hợi mão mùi là gặp hành sinh nhập hay sinh xuất là cuộc đời luôn có sự hạn chế như sinh nhập (lại gặp thiên không), còn sinh xuất thì hay bị nhầm lẫn thiệt thòi.
Luận về ngũ hành tương ngộ : khoa lý học đông phương coi lẽ âm dương như sinh lý biến dịch và lấy ngũ hành làm lý luân sinh khắc, chu trình ngũ hành sinh khắc đều là chu trình khép kín :
+ Kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim.
+ Kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim.
Luân lý đó ai cũng biết rõ ràng và không có thắc mắc, nhưng trường hợp đồng hành của ngũ hành thì rất phức tạp. Những ý kiến thì trái ngược nhau (tốt có, xấu có). Theo Dương Quân Tùng đời Minh thì trường hợp ngũ hành tương ngộ tạo ra 3 hình thái như :
Đồng hành mộc (mộc giáp mộc) thắng, tốt tuổi.
Đồng hành kim (kim gặp kim) thắng, phong phú.
Đồng hành thổ (thổ gặp thổ) hòa, vừa phải.
Đồng hành hỏa (hỏa gặp hỏa) bại, khẩu thiệt.
Đồng hành thủy (thủy gặp thủy) thái quá.
Lý thuyết trên đây đem ap dụng vào lý đoán các Sao các Cung trên tính cách bản hành nhất là vào đại vận của thái tuất sẽ thấy rõ mức độ thành bại của mỗi người.
Ví dụ : người mạng thổ nhập hạn thái tuế ở Cung mùi (thổ) thì không thể thoải mái bằng người mạng kim mà gặp thái tuế Cung thân hay Cung dậu (kim).
ÂM DƯƠNG : không nên xao lãng vấn đê âm dương vì luật âm dương là đầu dây mối nhợ của mọi sự giải thích Tử Vi như 12 Cung trên lá số bao giờ cũng có âm dương xen kẽ không bao giờ có 2 Cung âm hay 2 Cung dương liền nhau cả. Vấn đề 14 chính tinh cũng phải nhận định đâu là âm đâu là dương là thể lưỡng nghi.
+ Một bên là Tử Vi thiên phủ thiên tướng liêm trinh tham lang vũ khúc thất sát và phá quân.
+ Một bên là thiên cơ thái âm thiên lương cự môn thiên đồng thái dương.
Nhìn vào 12 Cung của mỗi lá số thì mỗi nhóm Sao dương hay âm bao giờ cũng xen kẽ mà đứng chứ không bao giờ có trường hợp chỗ của nhóm này lại có Sao của nhóm kia đứng lẫn vào nhau. Cung dần có Tử Vi thiên phủ thì 5 Cung tí thìn ngọ tuất thân có nhóm Sao tử phủ vũ tướng và sát phá liêm tham chia nhau mà đứng. Trái lại nếu Cung dần có thiên đồng thiên lương thì cũng ở 5 Cung tí thìn ngọ thân tuất nhóm Sao cơ nguyệt đồng lương và cự nhật cũng dàn ra ở 5 Cung đó mà an vị chứ chẳng bao giờ đóng ở Cung khác được. Không thể nào có trường hợp một Sao của nhóm này lại được an ở các Cung sửu mão tỵ mùi dậu và hợi được vì ở các Cung đó đã là cứ địa của hai nhóm Sao tử phủ vũ tướng và sát phá liêm tham rồi.
Đã có sự sắp xếp trật tự như vậy rồi Sao lại còn có Cung vô chính diệu ? vì trong 12 Cung chỉ có 14 chính tinh. Trường hợp nhiều Cung có 2 chính tinh đứng cặp với nhau trong 1 Cung như Tử Vi thất sát ở tỵ thì phải có liêm trinh phá quân ở dậu thiên đồng thái âm ở tí, cự môn thái dương ở dần, thiên cơ thiên lương ở thìn, vũ khúc tham lang ở sửu, tức là 6 cặp Sao đóng ở 6 Cung, chỉ còn Sao thiên phủ đóng một mình ở hợi và thiên tướng một mình ở mão thì còn lại 4 Cung không có nhóm Sao nào an vị, như vậy phải có đến 4 Cung vô chính diệu. Nhưng dù vô chính diệu mỗi Cung chịu ảnh hưởng của một nhóm Sao xem như địa phận thuộc quyền của nó, không thể coi như đứng trung lập không theo nhóm nào được. Tử Vi thất sát ở tỵ Cung ngọ vô chính diệu phải coi như là đất của nhóm Sao có nguyệt đồng lương, cự nhật ở dần. Cung mão vô chính diệu phải coi như là thuộc địa của nhóm Sao tử phủ vũ tướng, sát phá liêm tham. Cung thân vô chính diệu là căn cứ của nhóm cơ nguyệt đồng lương cư nhật, và Cung dậu có liêm trinh phá quân thì Cung tuất (cũng coi như cùng thân) được coi là đất của nhóm cơ nguyệt đồng lương cự nhật.
Vậy khi đã nhận định được rõ ràng thế âm dương rồi ta sẽ không còn hiểu mù mờ một số sách vô căn cứ áp dụng một cách máy móc không cần hiểu nguyên do tại sao lại thế, cứ thấy Cung vô chính diệu là lôi kéo chính tinh của xung chiếu lên lấp chỗ trống vô chính diệ. Biết rằng Cung tam hợp, Cung chiếu hay xung chiếu tam hợp đều là đất dụng võ của nhóm âm hay nhóm dương. Nếu cứ áp dụng một cách máy móc như thế không hẳn là đúng vì trong cách tử phủ vũ tướng, sát phát liêm tham, cơ nguyệt đồng lương và cự nhật mỗi bộ đó đã có sự khác biệt gần như phân nửa vì bộ sát phá liêm tham thì 100% thực hành, bộ tử phủ vũ tướng chỉ còn 60% thực hành, 40% lý thuyết ; bộ cơ nguyệt đồng lương thì 100% lý thuyết còn bộ cự nhật thì 60% lý thuyết và 40% thực hành (theo cự thiên lương).
Ví dụ : Cung thân vô chính diêu, Cung xung chiếu là dần có 2 sao thái dương và cự môn, trên nguyên tắc có thể mượn 2 sao cự nhật ở dần để tô điểm cho Cung thân vì tam hợp thân tỵ là thủy khắc xuất với tam hợp dần ngọ tuất là hỏa, cự nhật có thể xem như chiến lợi phẩm của kẻ thắng đem về bồi đắp cho mình. Trái lại nếu Cung dần vô chính diệu mà Cung thân có cự nhật mà cứ áp dụng một cách máy móc mang cự nhật ở thân về lấp chỗ trống ở Cung dần vô chính diệu thì không hợp lý vì dần đã bị thân khắc nhập, người bại trận không thể đoạt chiến lợi phẩm của kẻ thắng. Nếu cứ để cự nhật ở thân thay mặt cho dần vô chính diện, các sự đại diện đó là đại diện của một khuôn mặt cường quyền để lập lên trên đầu trên cổ kẻ bị trị. Cái chính xác luôn ở trong tam hợp, tức là phải lấy đồng âm ở ngọ và cơ lương ở tuất mới là anh em ruột thịt của vô chính diệu. Để ra khỏi bế tắc này thì ta chỉ áp dụng vô chính diệu đâu là tử phủ vũ tướng, sát phá liêm tham, đâu là cơ nguyệt đồng lương, đâu là cự nhật.
Ngoài ra khách quan mà nhìn vào lá số Tử Vi, người ta nhận thấy 14 chính tinh được chia làm 2 phái âm dương rõ rệt nhưng sau lại chia ra đến tứ tượng. Bên dương như trên đã trình bày gồm hai bộ tử phủ vũ tướng và sát phá liêm tham. Trái lại bên âm gồm 6 sao có tinh thần đoàn kết hơn nhiều, nhờ ở cặp thái dương thái âm mà thiên lương nêu cao đạo lý để cự môn theo dõi thiên cơ, thiên đồng lên tiếng để phê bình. Nói tóm lại nhóm sao âm gồm 2 nhóm cơ nguyệt đồng lương và nhóm cự nhật.
Nghịch lý âm dương : vậy khi gặp phải cảnh nghịch lý âm dương ắt phải có cảnh không hợp cách, vì thế lá số Tử Vi phải trình bày thêm nhị hợp để cảnh giác sự hơn thiệt giữa tư cách quân tử nên thêm tinh thần suy tính tùy lúc. Cũng như lục hại, trường hợp nào cũng phải e dè. Về nhị hợp và lục hại sẽ có một mục riêng để trình bày khúc triết hơn.